Top 14 # Nêu Tác Dụng Của Biện Pháp So Sánh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Tác Dụng Của Biện Pháp So Sánh Trong Bài Tôi Đi Học

“Tôi đi học” là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ánh so sánh rất đẹp.

Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên những câu văn giàu hình tượng và biếu cảm: Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi dạ thu về, nó lại “nảy nở trong lòng” đem đến bao cảm xúc vui sướng, bổi hồi, tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như “mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bâu trời quang đãng”.

Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh:

“Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi”.

Buổi tựu trường, chú chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy nặng “bàn tay ghì chặt” mà một quyển sách vẫn xệch vì chú quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, trong lúc đó, mẹ chú lại cầm hộ bút thước cho chú. Cái ý nghĩ “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước” được so sánh với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên cùa nhân vật “tôi”.

Câu văn thứ ba: “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp”.

Nhân vật “tôi” đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường “là một nơi xa lạ” “cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy “xinh xắn”. Tâm trạng một học trò mới “lo sợ vẩn vơ” và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

Hình ảnh so sánh thứ tư là đặc sắc nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh “con chim con đứng bên bở” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ” nép bên người thân để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa “ngập ngừng e sợ” vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng.

Hơn 60 năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị sáo mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những so sánh ấy vẫn còn duyên dáng, nhã thú.

Hiểu Về Tác Dụng Của Biện Pháp So Sánh Trong Tiếng Việt

Biện pháp nghệ thuật so sánh là việc đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

2. Tác dụng của biện pháp so sánh trong tiếng Việt

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là giúp cho các miêu tả sự vật, sự việc trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn và có sức sống hơn;

Nhờ vào các biện pháp so sánh mà tác giả dễ dàng thể hiện được tâm tư tình cảm sâu sắc của mình thông qua các sự vật, sự việc;

Biện pháp so sánh giúp tác giả đã đối chiếu giữa 2 sự vật, sự việc A và B nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho người đọc, giúp câu văn, câu thơ mang tính biểu đạt nghệ thuật cao.

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh

3. Cấu tạo của biện pháp so sánh trong tiếng Việt

Trong biện pháp so sánh bao gồm 2 vế: về A và vế B. Trong đó:

Vế A là sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B là sự vật, sự việc dùng để so sánh.

Các từ được dùng để so sánh bao gồm: là, như, bao nhiêu, bấy nhiêu, chẳng khác gì, tựa như, gần như, kiểu như, bằng …

“Quê hương là chùm khế ngọt”.

“Người ta là hoa đất”.

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu em như sóng biển chiều hôm”.

“Mẹ như biển.

Mẹ là mưa nắng bềnh bồng gió mây.

Mẹ là ngọn lúa đặn đầy trong con”…

Ví dụ cụ thể Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

4. Các biện pháp so sánh trong tiếng Việt

4.1 Phân loại theo mức độ:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.

“Bà như quả đã chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng”.

So sánh không ngang bằng:

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”.

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”.

4.2 Phân loại theo đối tượng:

“Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.

“Cô giáo em hiền như cô Tấm”

“Trẻ em như búp trên cành.

Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”.

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”.

“Tình anh như nước dâng cao

Tình em như tấm lụa đào tâm hương”.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình”. Bài viết trên đã liệt kê tác dụng của biện pháp so sánh và những ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu cho bạn đọc.

Biện Pháp So Sánh, Nhân Hóa

– So sánh là sự đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm làm rõ đặc điểm của một trong hai đối tượng đó.

– Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn đê gọi và tả con người.

Bài tập 1. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau :

a) Trên cao nhìn xuống, dòng sông như một tấm gương sáng loá.

b) Trông xa, đồng cỏ giống như một tấm thảm nhung xanh ngắt.

c) Dòng suối uốn lượn như một dải lụa mềm mại.

d) Hoa phượng nở đỏ rực như một quầng lửa trên phố.

Bài tập 2. Trong các câu sau đây, những sự vật nào được so sánh với nhau ? Giữa chúng có điểm gì giống nhau ?

a) Cái trống to như một chiếc vại lớn, đặt sừng sững trên một cái giá cao.

b) Tiếng đàn tơ-rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.

c) Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm.

d) Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.

Bài tập 3. Trong mỗi câu sau đây, những sự vật nào được nhân hoá ? Chúng được nhân hoá bằng cách nào ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong các câu văn.

a) Con đê quê tôi đã phơi mình ra cần cù hàng ngàn năm mà không hề mệt mỏi.

b) Cỏ may sao lưu luyến bước chân người như vậy ? Hẳn là cỏ may đứng mãi ở chân đê nên muốn theo người về nhà sưởi ấm, ăn bắp ngô non nướng thơm lừng quanh bếp hay một nồi rang hạt dẻ bùi.

c) Xưa, dân tộc Mông vốn sống du cư và khèn chính là người bạn làm vui cho cảnh đời rong ruổi.

– Câu nào sử dụng biện pháp so sánh ?

– Câu nào sử dụng biện pháp nhân hoá ?

– Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá ?

a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.

b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.

c) Những quá nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

Phương Pháp So Sánh Trong Luật So Sánh

Nói cách khác, khi muốn tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của hai hộ thống pháp luật thuần túy, người nghiên cửu không thể không dựa vào những tương đồng và khác biệt giữa các chế định, các quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật đỏ và ngược lại, để tìm hiểu sự khác biệt trong nội dung của chế định nào đó ở các hệ thống pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cũng không thể không xác định sự khác biệt về cách thức giải thích các quy định của pháp luật ở các hệ thống pháp luật hoặc tầm quan trọng cũng như vị trí của chế định pháp luật đó ở các hệ thống pháp luật này.

Những nguyên lí của phương pháp so sánh trong luật so sánh hoàn toàn không vượt ra ngoài nguyên lí chung của phương pháp so sánh được sử dụng trong các lĩnh vực khoa học nói chung. Mặc dù các sự vật và hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau nhưng việc so sánh chi thực sự có ý nghĩa khi các đối tượng so sánh (yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh) có những điểm chung nhất định. Điểm chung này được các nhà nghiên cứu so sánh gọi là yếu tố thứ ba của việc so sánh bên cạnh yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh. Yếu tố thứ ba này được xem là mẫu số so sánh chung.

Việc tìm kiếm mẫu số so sánh chung này vẫn luôn là vấn đề được bàn luận khi sử dụng phương pháp so sánh trong các lĩnhvực khoa học khác nhau bao gồm cả lĩnh vực luật so sánh. Các nhả nghiên cứu luật so sánh cho rằng khả năng so sánh của các quy phạm pháp luật hay các chế định pháp luật tương đương vó nhân tô thứ ba của việc so sánh bởi vi khả năng so sánh của cá quy phạm hay các chế định pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau phụ thuộc vào sự tồn tại của mẫu số so sánh chung- nhân tố làm cho việc so sánh các hiện tượng pháp lí có ý nghĩa.

Vậy, nhân tố nào là mẫu số so sánh của các đối tượng so sánh trong luật so sánh? Nói cách khác, những hệ thống pháp luật nào; những chế định hay quy phạm pháp luật nào trong các hệ thống pháp luật khác nhau có thể được so sánh với nhau?