1. Trong quá trình giải quyết vụ án (kể từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án ) chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây mới có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự:
b) Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
1. Chỉ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (đơn khởi kiện phải được làm theo đúng quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự) thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự:
b) Cần bảo vệ ngay trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
2. Trường hợp đơn khởi kiện đã có các nội dung để xác định việc thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhưng cần phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác thì Tòa án thụ lý giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay bổ sung đơn khởi kiện và thụ lý vụ án được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết này. Việc yêu cầu sửa đổi, theo quy định tại Điều 193 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các điều 35, 37, 39 và 40 Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Khi tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện đúng hướng dẫn tại Nghị quyết này.
thì Tòa án yêu cầu họ phải làm đơn yêu cầu theo đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Tòa án chỉ xem xét để quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được ghi trong đơn. Nếu xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là có căn cứ thì ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó; nếu không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Trong trường hợp họ có thay đổi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì Tòa án yêu cầu họ phải làm đơn yêu cầu mới theo đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Trong thời hạn 03 ngày , kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán phải xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Nếu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa làm đúng quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán yêu cầu họ phải sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Nếu chứng cứ chưa đủ thì đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ. Thẩm phán cũng có thể hỏi thêm ý kiến của họ. Trường hợp có thể hỏi được ý kiến của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và việc hỏi ý kiến đó không làm ảnh hưởng đến việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng lại bảo đảm cho việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đúng đắn, Thẩm phán hỏi ý kiến của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Sau khi xem xét và nghe ý kiến, nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 9, 12, 13, 14 và 17 Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài khoản, tài sản để bảo đảm nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản đó trở xuống. Tòa án phải xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để xem xét việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.