Top 6 # Những Giải Pháp Phòng Chống Chiến Lược Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Chiến Lược Quốc Phòng, Chiến Lược Quân Sự Việt Nam

Từ đó đến nay, trong Cương lĩnh, các nghị quyết, chỉ thị, Đảng ta luôn thống nhất cao quan điểm xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam cùng với các chiến lược khác để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống đế quốc Mỹ, cứu nước, chúng ta mới chỉ thực hiện một số chiến lược về quân sự, chưa từng thực hiện một chiến lược nào về quốc phòng, nên khi đất nước hòa bình, chúng ta cần tiến hành sự nghiệp quốc phòng đích thực để bảo vệ đất nước thì chưa có đủ cơ sở khoa học để xây dựng Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Trước tinh thần trách nhiệm cao với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đã làm việc tận tụy, trách nhiệm và thống nhất đưa ra khái niệm về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (năm 1996), nhưng chưa trở thành nhận thức của mọi người, nhất là những người đã trải qua hai cuộc chiến tranh, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng, tác động đến quá trình nghiên cứu, dẫn đến Chiến lược Quốc phòng chậm hoàn thành. Chính vì thế, trong ba kỳ Đại hội X, XI, XII của Đảng đều chỉ rõ: “Khẩn trương chỉ đạo xây dựng và ban hành các chiến lược quốc gia, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược An ninh và các chiến lược chuyên ngành khác”(2), “Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới…”(3). Từ xưa đến nay, dân tộc ta đều mong ước được sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Thực hiện nghị quyết của Đảng và đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam.

Khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng luôn bám sát đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và các nghị quyết của Đảng về công tác quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX, XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, thống nhất một số quan điểm cơ bản, như: “Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc… Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội… Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế… Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng…”(4). Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự, quốc phòng, như: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”; sức mạnh nhân dân là vô địch, đoàn kết toàn dân, vũ trang toàn dân; xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; chính trị trọng hơn quân sự, “người trước, súng sau”… Quá trình xây dựng, chúng ta đã kế thừa truyền thống, tư tưởng quân sự, quốc phòng của dân tộc: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, “chúng chí thành thành”, “ngụ binh ư nông”; “đánh địch bằng quân sự, chính trị, ngoại giao và “mưu phạt nhi tâm công” làm cho kẻ thù lung lay ý chí, hạ vũ khí, đầu hàng, tắt lửa chiến tranh… Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự, quốc phòng của thế giới và chủ động, tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0); tập trung nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, với sự tham gia của nhiều tướng lĩnh, nhà khoa học và xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ; chuẩn bị nghiêm túc, công phu kết quả thể hiện trong 21 đề tài, công trình tổng kết… làm cơ sở để hoàn thiện hai chiến lược quan trọng này.

Để Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam đi vào cuộc sống, đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự thống nhất về nhận thức và sự đồng thuận trong xã hội về sự cần thiết phải xây dựng hai chiến lược này; từ đó đề cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. Trước hết, cần hiểu rằng, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là chiến lược phòng thủ quốc gia, bảo vệ đất nước; giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, mang tính chất hòa bình, tự vệ, bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại; dựa trên nền tảng đường lối chính trị đúng đắn của Đảng – nhân tố quyết định. Trong đó, sức mạnh quốc phòng là then chốt, sức mạnh quân sự là đặc trưng, trực tiếp là sức mạnh chiến đấu của LLVT nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân. Một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là nhằm xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược với các nước, nhất là các nước láng giềng, các nước lớn, bạn bè truyền thống, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược xác định rõ một số tình huống quốc phòng, đồng thời dự kiến các tình huống có thể xảy ra, phù hợp với thực tiễn, đủ cơ sở để xác định quyết tâm, chủ động phòng ngừa, không để bị động, bất ngờ về chiến lược và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống.

Theo quan điểm của Đảng, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam dự báo các đối tượng quốc phòng cả bên trong và bên ngoài, chỉ rõ tính chất, đặc thù của đối tượng, làm cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận biết và đấu tranh. Mục tiêu của chiến lược là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; bảo vệ nền hòa bình vững chắc của đất nước; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; ngăn chặn nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang; đẩy mạnh hợp tác và đấu tranh quốc phòng; xử lý thắng lợi các tình huống quốc phòng, sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược. Đồng thời, xác định phương hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Theo đó, đến năm 2030, trên cơ sở nền kinh tế đất nước, cần tập trung xây dựng quân đội hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài ra, chiến lược còn xác định rõ các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong tổ chức thực hiện chiến lược. Trong đó, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân” là nhân tố quyết định thắng lợi; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lợi ích cao nhất của quốc gia-dân tộc. Kiên trì đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân; kiên trì, kiên quyết đấu tranh giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế và cơ chế, quy tắc khu vực. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho các lực lượng chủ động đưa ra quyết định không thể nhân nhượng, sẵn sàng tự vệ khi chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia-dân tộc bị xâm phạm; đánh bại mọi hành động xâm lược, bảo vệ vững chắc của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Chiến lược Quốc phòng Việt Nam đề ra nguyên tắc về đối nội và đối ngoại; trong đó, tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, quốc tế; chính sách quốc phòng, xây dựng lòng tin chiến lược; chỉ đạo công tác chuẩn bị, hoạt động phòng thủ, tiến công, giành và giữ quyền chủ động trong mọi tình huống. Đồng thời, đề ra phương châm chỉ đạo “dĩ bất biến, ứng vạn biến” cả trong đối nội và đối ngoại, thời bình và thời chiến; độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia-dân tộc là “bất biến” và phải giữ “trong ấm, ngoài êm”; lấy con người làm trung tâm, “người trước, súng sau”. Quan điểm quốc phòng của ta là, thời bình thực hiện sự nghiệp quốc phòng là của dân, do dân và vì dân; thời chiến bám trụ, bám dân để chiến đấu, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc; vừa hợp tác, vừa đấu tranh; chủ động tích cực đấu tranh trên các lĩnh vực; kết hợp đấu tranh phi vũ trang và vũ trang. Trong mọi tình huống, kiên quyết giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; chủ động tự bảo vệ, theo phương châm: Làng giữ làng, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh, không trông chờ, ỷ lại. Trên cơ sở đó, đề ra phương thức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, hợp tác và đấu tranh quốc phòng theo từng tình huống. Để thực hiện mục tiêu đó, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, nhằm đảm bảo “Đảng vững, nước giàu, dân yên, quân mạnh, thêm bạn bớt thù”.

Xây dựng Chiến lược Quân sự Việt Nam nhằm cụ thể hóa nội dung cốt lõi của Chiến lược Quốc phòng, đó là: Nghệ thuật sử dụng sức mạnh quân sự Nhà nước, toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định trên nền tảng quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân. Nội dung cốt lõi của Chiến lược Quân sự là: Nghệ thuật tổ chức, chỉ đạo, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh; xác định đối tượng; nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; mục tiêu chiến lược, phương châm, phương thức tiến hành chiến tranh; xây dựng các kế hoạch tác chiến chiến lược; chuẩn bị các điều kiện chính trị, tinh thần, cơ sở vật chất; xây dựng thế trận; chuẩn bị lực lượng; vận dụng các hình thức tác chiến chiến lược. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, bảo vệ sự thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc.

Trên cơ sở dự báo đối tượng tác chiến, hình thái chiến tranh, chiến lược đề ra tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, phương thức tiến hành của từng hình thái chiến tranh; khẳng định chiến tranh nhân dân phát triển vẫn là phương thức chủ yếu của Việt Nam, nhằm đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng vũ khí, phương tiện công nghệ cao, các hình thái chiến tranh, trên các môi trường tác chiến mới (không gian mạng-không gian vũ trụ). Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân kết hợp giữa chiến tranh nhân dân địa phương với các cuộc chiến tranh của các binh đoàn chủ lực; coi trọng và phát huy mọi loại vũ khí, trang bị hiện có, khai thác, sử dụng vũ khí hiện đại theo cách đánh của Việt Nam. Xác định phương thức của các hình thức tác chiến chiến lược; chú trọng hình thức tác chiến mới, như: Không gian mạng và tiến công tổng hợp.

Chiến lược Quân sự Việt Nam xác định phương hướng tạo bước đột phá về tổ chức, biên chế, trang bị phù hợp với khả năng của nền kinh tế; xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng; tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, điều hành chiến tranh theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Theo đó, điều hành tác chiến chiến lược đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương; sự quản lý của Nhà nước, Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy, điều hành trực tiếp các hoạt động quân sự, đấu tranh vũ trang, tác chiến chiến lược và tổ chức phối hợp với các ban, bộ, ngành thực hiện các mặt bảo đảm cho chiến tranh. Coi trọng công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân; tiến hành đồng bộ các mặt công tác bảo đảm phù hợp với điều kiện mới. Ngoài ra, Chiến lược Quân sự Việt Nam còn xác định nội dung bảo đảm ngân sách xây dựng các khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng; xây dựng lực lượng, mua sắm, sản xuất vũ khí, phương tiện, trang bị; huấn luyện, đào tạo, sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ quân sự thời bình và thời chiến.

Phải khẳng định rằng, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam thực sự là kết tinh truyền thống dân tộc với ý Đảng, lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Được ban hành trong giai đoạn hiện nay, hai chiến lược này đã đánh dấu bước phát triển mới trong sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đất nước phát triển, hòa bình, ổn định. Trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là LLVT trước Tổ quốc phải tổ chức, triển khai thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, cần tổ chức quán triệt sâu sắc, nghiêm túc tinh thần cơ bản của hai chiến lược trong các tổ chức đảng, ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và toàn quân theo phạm vi, lĩnh vực, nhằm trang bị cho mọi tầng lớp nhân dân, cả hệ thống chính trị nhận thức đúng đắn về nội dung chiến lược, đổi mới tư duy, phương pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý chí, trách nhiệm, biến quyết tâm thành hành động cách mạng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị căn cứ nghị quyết của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam để xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Đặc biệt, trong quân đội cần nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh các chiến lược chuyên ngành: Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị, xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, giáo dục, huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật… Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, bổ sung vào chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh trong các nhà trường và toàn xã hội với nội dung, mức độ phù hợp từng đối tượng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ huy tổ chức triển khai thực hiện kiên quyết, nghiêm túc các chương trình, kế hoạch hành động của mình; thường xuyên kiểm tra, giám sát, báo cáo kịp thời, quyết tâm chính trị cao, tổ chức chặt chẽ và có phương pháp khoa học là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện tốt Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

(1) – ĐCSVN – Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, H. 1997, tr. 67.

(2) – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 111.

(3) – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 235.

(4)- BCHTW – Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đại tướng NGÔ XUÂN LỊCH

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Một Số Giải Pháp Thực Hiện Chiến Lược Quốc Phòng, Chiến Lược Quân Sự Việt Nam

Sáng 11-3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp quốc gia “Một số giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam” do Viện Chiến lược Quốc phòng chủ trì thực hiện. Đại tướng Ngô Xuân Lịch – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm chủ nhiệm đề tài.

Nghiên cứu giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam để tổ chức thực hiện có hiệu quả, đáp ứng toàn diện yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ nghiên cứu, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quan tâm chỉ đạo Viện Chiến lược Quốc phòng trong quá trình tổ chức nghiên cứu. Ban Chủ nhiệm đề tài là các vị lãnh đạo chủ chốt của Bộ Quốc phòng, chỉ huy, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, các vị tướng lĩnh, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm và năng lực thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đã tổ chức thực hiện đề tài đúng tiến độ, mục tiêu và nội dung đề ra.

Tại phiên họp, Hội đồng đánh giá cao giá trị lý luận và thực tiễn của đề tài; kết quả nghiên cứu đã cung cấp luận cứ khoa học, đề xuất kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nội dung, biện pháp tổ chức rõ ràng, cụ thể trong triển khai thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam. Hội đồng đã thống nhất đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.

T.K  

Chiến Lược Quốc Phòng Việt Nam

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: “khẩn trương chỉ đạo xây dựng và ban hành các Chiến lược quốc gia: Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược An ninh và các chiến lược chuyên ngành khác” 1, sau một thời gian khá dài nghiên cứu, chuẩn bị nghiêm túc, trách nhiệm, đầu năm 2018, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, hoàn thành việc xây dựng Chiến lược Quốc phòng trình Bộ Chính trị (khóa XII) thông qua. Cùng với đó, các chiến lược chuyên ngành: Chiến lược Quân sự Việt Nam thời kỳ mới, Chiến lược Tác chiến trên không gian mạng và Luật Quốc phòng (sửa đổi) năm 2018 lần lượt được ban hành đã tạo nên hệ thống chiến lược quốc gia về lĩnh vực quốc phòng khá hoàn chỉnh, đồng bộ.

Như vậy, đây là lần đầu tiên các quan điểm của Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc được thể chế hóa một cách đồng bộ bằng các văn bản, đảm bảo cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, có tính khả thi cao. Kết quả đó, một mặt phản ánh sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; mặt khác, nó đánh dấu bước phát triển về tư duy – lý luận của Đảng trong lĩnh vực quan trọng này, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường và trong nước chúng ta phải đương đầu với những thách thức không nhỏ, trọng điểm là sự chống phá quyết liệt bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang hết sức thâm độc, nguy hiểm của các thế lực thù địch.

Tin rằng, với việc ban hành các chiến lược quốc gia, chiến lược chuyên ngành cũng như Luật quốc phòng sẽ tạo những thuận lợi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới.

1. Mục tiêu của Chiến lược Quốc phòng

Chiến lược Quốc phòng là chiến lược quốc gia trọng yếu nhằm thể chế hóa các quan điểm cơ bản của Đảng ta về Quốc phòng; được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, mà tập trung nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Cùng với Sách trắng Quốc phòng Việt Nam (năm 2009), Luật Quốc phòng (sửa đổi) năm 2018, Chiến lược Quốc phòng còn khẳng định nhất quán chính sách quốc phòng minh bạch, hòa bình, tự vệ của nhà nước ta. Căn cứ vào bối cảnh tình hình thế giới và trong nước, nhất là những tác động, chi phối đối với sự nghiệp quốc phòng của nước ta, cũng như khả năng, thực lực quốc phòng của đất nước, Chiến lược Quốc phòng xác định mục tiêu, gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu tổng quát, nhằm tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, mà cốt lõi là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sức mạnh quốc phòng là sức mạnh tổng hợp của đất nước (nội lực) được tạo nên bởi các nguồn lực từ các lĩnh vực: kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa, an ninh, đối ngoại, khoa học – công nghệ,… kết hợp với nguồn lực được khai thác từ bên ngoài (ngoại lực) thông qua hợp tác quốc tế về quốc phòng.

Chiến lược quốc phòng được xây dựng nhằm phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định. Khi tình hình, nhiệm vụ có sự phát triển thì Chiến lược Quốc phòng cũng có sự thay đổi thích ứng (điều chỉnh, bổ sung, hoặc có chiến lược mới). Mặc dù vậy, trong điều kiện đó mục tiêu tổng quát của Chiến lược Quốc phòng không thay đổi, xuyên suốt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, ngày càng hiện đại. Đó là nền quốc phòng do nhân dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước trong suốt quá trình xây dựng, hoạt động. Nền quốc phòng đó mang đậm tính nhân dân “do dân, vì dân” và tính chất hòa bình, tự vệ, được xây dựng trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước kết hợp với nguồn lực từ nhân dân; đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, nhằm không ngừng tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc – lợi ích cao nhất của quốc gia – lợi ích đó thống nhất với lợi ích của nhân dân: được sống trong một quốc gia có chủ quyền, hòa bình, độc lập, thống nhất trong sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

2. Bối cảnh chiến lược

Việc ban hành Chiến lược Quốc phòng đầu năm 2018 là một điểm nhấn quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đặc biệt, nó ra đời trong bối cảnh tình hình thế giới tuy xu thế chung là hòa bình, hợp tác, phát triển, nhưng có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố và các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, môi trường ngày càng gia tăng. Các nước lớn có sự điều chỉnh chiến lược, vừa cạnh tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau và vì lợi ích quốc gia họ sẵn sàng thỏa hiệp sau lưng các nước khác; cục diện thế giới đa cực hình thành ngày càng rõ. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, nhưng cũng là khu vực cạnh tranh quyết liệt về chiến lược giữa các nước lớn. Cộng đồng ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò và hội nhập sâu rộng, nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Điều đáng quan ngại nữa là gần đây có dấu hiệu xuất hiện những loại hình chiến tranh mới cả vũ trang và phi vũ trang rất khó đoán định. Tất cả những vấn đề đó đang là những thách thức gay gắt với mọi quốc gia, mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc và xem thường.

Đối với nước ta, bên cạnh mặt tích cực, thuận lợi là chủ yếu: tình hình chính trị – xã hội ổn định; kinh tế tiếp tục tăng trưởng; quốc phòng – an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao,… cũng đồng thời đang phải đối mặt với nhiều thách thức, mà nếu không được ngăn chặn, loại bỏ kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Trong đó, đặc biệt là thách thức từ sự chống phá quyết liệt bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang ta của các thế lực thù địch. Cùng với đó, tình hình Biển Đông gần đây tuy mức độ căng thẳng về tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ giữa các bên tạm thời có lắng xuống, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định rất khó lường. Hơn nữa, đây là cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên biển của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta khó có thể có kết cục trong “một sớm một chiều”, mà sẽ còn lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp.

Trên cơ sở đánh giá đúng bối cảnh chiến lược đó, nhất là sự tác động nhiều chiều (tích cực và tiêu cực) đến cách mạng nước ta, trực tiếp là nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược Quốc phòng xác định các tình huống quốc phòng, đối tượng cách mạng, những giải pháp chiến lược, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo quốc phòng,… nhằm đảm bảo sự chủ động chiến lược, không để đất nước bị động, bất ngờ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Quán triệt và thấu suốt tư duy mới của Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới khi nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, Chiến lược nhấn mạnh quan điểm: vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; coi đó là lợi ích cao nhất của đất nước và là nguyên tắc chiến lược cần phải được giữ vững trong quan hệ quốc tế nói chung, trong hợp tác và đấu tranh quốc phòng nói riêng. Đề cập về mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong lĩnh vực quốc phòng, Chiến lược còn nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ và linh hoạt hợp tác với đấu tranh; tiếp tục thúc đẩy mở rộng quan hệ, hợp tác quốc phòng để góp phần không ngừng tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, đồng thời không coi nhẹ vấn đề đấu tranh quốc phòng. Chiến lược Quốc phòng cũng xác định rõ kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh quốc phòng, gồm: đấu tranh phi vũ trang và đấu tranh vũ trang; trong đó, coi trọng đấu tranh phi vũ trang, nhưng không coi nhẹ hình thức đấu tranh vũ trang và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết, nhằm đảm bảo sự ổn định từ “bên trong” và đối phó thắng lợi với chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức của các thế lực thù địch từ “bên ngoài”, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

1 – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 111.

Những Giải Pháp Mang Tính Chiến Lược Ứng Phó Hạn, Mặn Ở Đbscl

(TN&MT) – Trước những tác động nghiêm trọng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp trước mắt cũng như dài hạn phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại vùng này.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Tuy nhiên, nhờ dự báo sớm và chủ động triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó đã giảm thiểu được thiệt hại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và các địa phương tổ chức rà soát để xây dựng kế hoạch xuống giống các vụ canh tác tiếp theo (Hè Thu, Mùa) phù hợp với tình trạng nguồn nước, thích ứng với xâm nhập mặn kéo dài.

Duy trì sự chủ động ứng phó

Để hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong mùa khô năm 2019-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định một số giải pháp quan trọng cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Trước mắt, tiếp tục theo dõi sát tình hình, cập nhật hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công và Đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn ở các vùng cửa sông, cửa lấy nước vào công trình thủy lợi, trong công trình thủy lợi để kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn, thực hiện lấy nước phù hợp.

Đồng thời, tổ chức vận hành hợp lý công trình thủy lợi để tranh thủ lấy nước khi độ mặn ở mức cho phép để tăng cường tích trữ nước vào nội đồng, hệ thống kênh, khẩn trương đóng cống ngăn mặn xâm nhập khi độ mặn lên cao, đặc biệt tại các cống thuộc hệ thống thủy lợi Bảo Định (Tiền Giang), Nam Măng Thít (Trà Vinh, Vĩnh Long); hệ thống thủy lợi Quản Lộ – Phụng Hiệp, cần có sự phối hợp vận hành bảo đảm đáp ứng nhu cầu khác nhau về nước ngọt, mặn của các địa phương.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đang được bàn giao tạm thời để vận hành trong mùa khô 2019-2020, như: Cống Âu thuyền Ninh Quới, Trạm bơm Xuân Hòa, các cống Tân Dinh, Bông Bót, Tân Định, Vũng Liêm, kênh Mây Phốp-Ngã Hậu, hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre.

Bên cạnh đó, rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái trong toàn vùng, chi tiết đến từng loại cây trồng và từng huyện, hướng dẫn bằng tài liệu, truyền thông trên báo, truyền hình trung ương và địa phương các giải pháp chủ động ứng phó với hạn, mặn, thông qua tài liệu tuyên truyền khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn vùng ĐBSCL, sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …) hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước.

Đối với nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, cần tăng cường quan trắc môi trường vùng nuôi để có các giải pháp ứng phó kịp thời; có kế hoạch thả giống phù hợp, không thả giống vào thời điểm khô hạn và xâm nhập mặn, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước để hạn chế việc thay nước thường xuyên; hạn chế cho ăn khi độ mặn tăng; chủ động thu hoạch khi thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm trước khi xâm nhập mặn xảy ra.

Đặc biệt, chú trọng việc cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng nông thôn, triển khai khoan giếng bổ sung nguồn nước ngọt, kéo dài các đường ống từ các nhà máy nước tập trung ở vùng nước ngọt cấp cho các vùng dân cư bị ảnh hưởng, lắp thêm các vòi nước công cộng để cấp cho các hộ dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn sử dụng.

Chuẩn bị phương án huy động các xe bồn lưu động chở nước ngọt cho khoảng 40.000 hộ dân sống phân tán, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, hải đảo, tập trung tại các tỉnh: Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Trà Vinh. Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn, nước lợ (thiết bị RO) tại các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn thường xuyên bị ảnh hưởng xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre, Trà Vinh. Xây dựng hồ trữ nước ngọt tại kênh cụt và dẫn dòng cũ, đập tạm ngăn mặn để giữ nguồn nước ngọt cho các trạm cấp nước tập trung nông thôn, tập trung tại các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh.

Ngoài ra, rà soát, nâng cấp, mở rộng, kéo dài tuyến ống đối với các công trình lân cận còn dư công suất để cung cấp nước sạch cho người dân khu vực bị ảnh hưởng, tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Kiên Giang…

Những giải pháp dài hơi

Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xác định những giải pháp mang tính chiến lược. Trong đó, đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi đã có, nạo vét các kênh trục chuyển nước, xây dựng các trạm bơm cột nước thấp trên kênh, xây dựng hạ tầng thủy sản,…để chủ động kiểm soát triều, xâm nhập mặn; cải tạo các cửa cống lấy nước hiện có ở vùng ảnh hưởng triều, bảo đảm chủ động vận hành lấy nước ngọt, nước mặn và tiêu thoát nước. Các dự án đề nghị ưu tiên: Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 2, Hoàn thiện hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Nam Bến Tre, Nam Măng Thít, Bảo Định, Nhật Tảo – Tân Trụ,…

Cùng với đó, khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đặc biệt vùng không chủ động nguồn nước, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng (thủy sản – cây ăn quả – lúa), đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng.

Xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung (Cà Mau 30 công trình, Sóc Trăng 3 công trình, Kiên Giang 5 công trình); mở rộng, kéo dài tuyến ống cấp nước cho cho các hộ dân khu vực lân cận (Long An mở rộng cho 32.350 hộ dân, Bến Tre mở rộng 40 km đường ống, Kiên Giang mở rộng cho 7.880 hộ dân), Tiền Giang mở rộng 200 km đường ống. Xây dựng các hồ trữ nước ngọt từ hệ thống sông, kênh cụt (Trà Vinh, Long An, Bến Tre, Hậu Giang); khai thác nước ngầm tại các khu vực nguồn nước ngầm bảo đảm về chất lượng, trữ lượng.

“Bộ sẽ đề xuất Ngân hàng Thế giới hỗ trợ dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn cho các tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện dự án cấp nước cho các đô thị khu vực đồng bằng sông Cửu Long (có mở rộng cho khu vực nông thôn)”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.

Ngoài ra, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh tái cấu trúc các ngành kinh tế, cơ cấu lại, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp; lập, rà soát quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng theo quy định của Luật Quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn, dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có các các dự án tích, trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, cấp nước đô thị và nông thôn.

“Từ 2019, ngành Khí tượng thủy văn thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật từ các diễn đàn quốc tế, khu vực, kết hợp phân tích số liệu lịch sử, hiện trạng đã bắt đầu liên tục đưa ra các bản tin thời tiết ngắn hạn (2-3 ngày), trung hạn (đến 2 tuần), khí hậu tháng, khí hậu mùa, xu thế năm. Chính vì vậy đã giúp nhìn nhận được các vấn đề nhanh, sớm. Trong đó, cụ thể là hạn mặn Đồng Bằng Sông Cửu Long chúng tôi đã đã nhìn nhận từ 7/2019.

GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên & Môi trường

(TN&MT) – Trong những ngày qua, các tàu chuyên dụng chở nước của Quân chủng Hải quân vượt qua hàng trăm hải lý đường biển và đường sông, chở theo hàng triệu lít nước ngọt để kịp thời cung cấp đến nhân dân vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang.