Top 12 # Tác Dụng Của Biện Pháp Nghệ Thuật Ẩn Dụ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Biện Pháp Nghệ Thuật Ẩn Dụ

TỔ 5CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH HÔM NAY DANH SÁCH TỔ 5Nguyễn Ngọc Bảo ChiNguyễn Thị Thu HàTrương Lê Hoài NhiNguyễn Thị Kim PhụngNguyễn Thị Xuân PhươngNguyễn Thị Thanh ThảoĐinh Nguyên Hồng ThủyTạ Hoàng Thủy Tiên

Từ trồng vốn chỉ hoạt động trồng cây, nhưng ở câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó còn được dùng để chỉ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con người. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ,… đối với cây và đối vói con người có quan hệ tương đồng, do đó từ trồng (thứ hai) là một ẩn dụ. c) Nói ngọt lọt đến xương. (Tục ngữ)

Từ ngọt vốn chỉ cảm nhận của vị giác khi lưỡi tiếp xúc với thức ăn, đưa lại cảm giác dễ chịu, khác với cay, chua, mặn, chát,… Nhưng ở câu tục ngữ này, nó chỉ cảm giác về lời nói âm thanh (thính giác). Hai cảm giác này (vị giác và thính giác) đem lại ấn tượng giống nhau, nếu lời nói dễ chịu, khéo léo thì nó cũng ngọt.

2. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:

Em tưởng nước giếng sâuEm nối sợi gàu dàiAi ngờ nước giếng cạnEm tiếc hoài sợi dây (Ca dao)

a) Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chảy qua mặt. (Tô Hoài)– Mùi hồi chín, là cảm nhận bằng khứu giác (hương thơm của trái cây).– Chảy qua mặt, cảm nhận bằng thị giác (có thể nhìn thấy). Ấn dụ chuyển đổi cảm giác.– Tác dụng: Diễn tả mùi thơm lan toả nhiều đến mức có thể nhìn thấy được.b) Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai. (Hoàng Trung Thông)– Thường thì ánh nắng được cảm nhận bằng thị giác: Vàng óng, vàng tươi, vàng, vàng nhạt.– Ánh nắng trong câu thơ “chảy đầy vai”, ánh nắng chảy thành dòng có thể cảm nhận bằng xúc giác. Câu thơ vì vậy mà gợi hình, gợi cảm hơn.c) Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố. (Phan Thế Cải)– Trời sao trạng thái tĩnh, Xuyên qua từng kẽ lá trạng thái động, sự chuyển động trong cảm nhận của thị giác.– Thấy cơn mưa là cảm nhận bằng thị giác, tiếng cười cảm nhận bằng thính giác, Ướt tiếng cười vừa bằng thị giác, vừa thính giác và xúc giác.– Tác dụng: Thể hiện sự ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ thơ. Bài tập 4: a.Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ sau của Nguyễn Bính: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.*Gợi ý: – Hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông – ng­ười thôn Đoài, ngư­ời thôn Đông (ẩn)

– Ẩn dụ: cau, trầu – chỉ ng­ười đang yêu, đang nhớ nhau – cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình yêu đôi lứa(ẩn)b. Xác định hoán dụ trong ví dụ sau: Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối vẫn săn gân. (Tố Hữu)*Gợi ý : bắp chân đầu gối vẫn săn gân – tinh thần kháng chiến dẻo dai (ẩn)

Bài 5:Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ và nêu lên ý nghĩa:a. Tục ngữ có câu : “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “giọt máu đào, ao nước lã” chỉ cái gì?“giọt máu đào” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống – “ao nước lã” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống. Đó là những người dưng nước lã. à Cả câu tục ngữ khẳng định : những người có chung một huyết mạch dù xa bao nhiêu đời vẫn gần gũi hơn những người không có quan hệ huyết thống. b. Phân tích tác dụng ẩn dụ tu từ trong bài ca dao sau : “Bây giờ mận …. Chưa ai vài” Mận, đào, lối vào vườn hồng là những ẩn dụ tu từ. Nói xa xôi chuyện mận, đào, để nói chuyện về đôi ta. Cái lối vào vườn hồng vòng vèo và kín đáo thực chất là sự tỏ tình. Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này. Bài tập 6:Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu thơ sau: a) Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đ­ưa.*Gợi ý:Cây đa bến cũ – những kỷ niệm đẹpCon đò khác đ­ưa – cô gái đã đi lấy ngư­ời con trai khác làm chồng – đã thay đổi, xa nhau…(Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp,quen thuộc, gợi nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo).b) Thuyền ơi có nhớ bên chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền*Gợi ý: thuyền – ng­ười con trai (người đang xuôi ngược, đi lại – di động) bến – ngư­ời con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại – cố định)Đặt trong quan hệ song song: thuyền – bến, những vật cần có nhau, luôn luôn gắn bó – so sánh ngầm.(hình ảnh ẩn dụ gần gũi, đẹp dễ rung động diễn tả được nỗi nhớ, tấm lòng rất mực thủy chung, chờ đợi của người con gái).c) Dưới trăng quyên đã gọi hè,Đầu t­ường lửa lựu lập loè đơm bông.*Gợi ý: lửa lựu – mùa hè( hoa lựu màu đỏ, nở vào đầu hè – ý nói mùa hè đang đến)d) Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đ­ưa tay tôi hứng. *Gợi ý: con chim chiền chiện – cuộc sống mới hót – ca ngợi mùa xuân, đất nư­ớc, cuộc đời mới đầy sức sống đang trỗi dậy (tiếng reo vui của con người)

giọt (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống. hứng (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác ) – sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng e) Về thăm nhà Bác làng sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (- Nguyễn Đức Mậu) – Lửa hồng – màu đỏ – Thắp lên – nở hoaCẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Nghệ Thuật Ẩn Dụ Trong Ca Dao

Thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của nhân dân.Những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc ấy được chuyển tải thông qua những hình ảnh giàu giá trị tạo hình và qua một thế giới nghệ thuật lung linh sắc màu. Một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của ca dao là ẩn dụ. 

1. Khái niệm

– Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì được ẩn đi một cách kín đáo.

2. Ý nghĩa của ẩn dụ trong ca dao.

a. Ý nghĩa nhận thức

 - Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một lối tư duy mới về sự vật.

Tiếc thay hạt gạo tám xoan

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà

Ở đây trong nghĩa hiển ngôn ta tiếp nhận được đặc điểm và suy ra mối quan hệ giữa gạo tám xoan, nồi đồng(những thứ đáng giá) với nước cà(là thứ vô giá trị) là mối quan hệ khập khiễng không tương xứng, từ nhận thức về mối quan hệ giữa các sự vật ấy giúp người tiếp nhận liên tưởng về những sự khập khiễng trong cuộc đời, về những sự vô tâm, vô tình, hờ hững của những mối quan hệ giữa con người.

 Như vậy rõ ràng ẩn dụ đã tạo ra một lối tư duy mới cả về phương diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những khái niệm trừu tượng, không định hình, khó đong đếm.

 

b. Ý nghĩa thẩm mỹ.

Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ.

Quả đào tiên ruột mất vỏ còn

Buông lời hỏi bạn, lối mòn ai đi

Quả đào tiên là loại quả quý nhưng cái quý nhất là ruột thì lại mất rồi , chỉ còn lại cái vỏ mà thôi. Ngụ ý bài ca dao này nói về một cô gái không còn giữ được phẩm chất, nhân cách. Vậy thiết nghĩ ít có cách diễn đạt nào tế nhị, bóng bẩy và hay như thế.

 

c. Ý nghĩa biểu cảm

Trong đặc điểm của loại hình nghệ thuật sáng tác theo phương thức trữ tình, cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vật ấy được phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm, trạng thái tâm hồn của con người thể hiện như thế nào qua cách phản ánh ấy.

Trong thơ ca trữ tình dân gian, tính chất trữ tình đặc biệt được thể hiện qua các thán từ “trách ai”, “tiếc thay”…

Tiếc thay hạt gạo trắng ngần

Đã vo nước đục lại vần than rơm.

 

Trách người quân tử vô tình

Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao

 

    Em tưởng nước giếng sâu em nối sợi gầu dài

    Ai ngờ nước giếng cạn em tiếc hoài sợi dây

 

     Công anh bắt tép nuôi cò

    Cò ăn cò lớn cò dò lên cây.

Như vậy thông qua các thán từ, tác giả dân gian đã bộc lộ rất rõ cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với đối tượng được đề cập, ca dao có bao hàm và chứa đựng hầu hết các ý nghĩa: Thẩm mỹ, nhận thức và biểu cảm.

 

Ca dao là thể loại văn học dân gian được các nhà nghiên cứu để tâm đến nhiều bởi giá trị nhiều mặt của nó. Những thế giới nghệ thuật trong ca dao như một mảnh đất rộng rãi và hấp dẫn cho những ai quan tâm, yêu thích vẻ đẹp của ca dao.

Trung tâm gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC

                                                                (nguồn từ internet)

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Phân Tích Biện Pháp Nghệ Thuật Ẩn Dụ Trong Bài Thơ Viếng Lăng Bác

Phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương được sáng tác trong không khí xúc động của nhân dân cả nước trước sự kiện to lớn là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Là một thành viên trong đoàn đại biểu miền Nam ra thăm miền Bắc, nhà thơ được vào lăng viếng Bác. Tình cảm yêu thương, kính phục cùng nỗi tiếc thương vô hạn vị lãnh tụ anh minh – Người Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã trở thành nguồn thi hứng dạt dào, thôi thúc Viễn Phương viết nên bài thơ được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất về Bác Hồ.

Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Cảm hứng ấy chi phối giọng điệu và âm hưởng chung của toàn bài. Nhà thơ đã đem hết tâm huyết của mình để quan sát, chọn lọc và sáng tạo ra những hình ảnh có tính chất tượng trưng sâu sắc để thể hiện phẩm chất cao quý tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ hình ảnh quen thuộc là hàng tre xanh xanh san sát bên nhau dọc lối vào lăng – biểu tượng của sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam, đến những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí như “mặt trời, vầng trăng, trời xanh” trong và quanh lăng Bác.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

Trong khổ thơ thứ ba có một ẩn dụ nghệ thuật mang một vẻ đẹp khác một ý nghĩa khác:

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Câu thơ diễn tả tinh tế không khí yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong lăng Bác. Hình ảnh vầng trăng gợi người đọc liên tưởng đến tâm hồn thanh cao cùng đời sống giản dị, trong sáng, thuần khiết của Bác. Đồng thời, nó cũng gợi cho chúng ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng mà thi sĩ Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh tù đày hoặc trong kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược. Suốt đời, Bác coi trăng là bạn tri âm, tri kỉ. Giờ đây, Bác đã an giấc ngàn thu, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.

Để thể hiện tâm trạng xúc động của mình, nhà thơ Viễn Phương đã mượn hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa sâu xa:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Sinh tử là quy luật của Tạo hóa, không ai tránh khỏi. Bác Hồ của chúng ta cũng đã giã biệt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân để đi vào cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, trong lòng mỗi người dân Việt Nam, Bác Hồ đời đời sống mãi. Nhà thơ cũng như cả dân tộc nhận thức rõ điều đó nhưng vẫn không tránh khỏi niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác. Bác đã hóa thân thành trời xanh – bầu trời hòa bình, hạnh phúc – vẫn hằng ngày hiện diện trong cuộc sống của dân tộc và nhân loại.

Viếng lăng Bác là một bài thơ thành công cả về nội dung và nghệ thuật, được nhiều người yêu thích, trân trọng bởi tác giả đã nói lên tấm lòng thành kính và biết ơn của nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Cũng với cảm xúc và suy ngẫm giống như Viễn Phương, nhà thơ Tố Hữu đã viết: Bác sống như trời đất của ta. Sự nghiệp cách mạng cùng đời sống tinh thần cao cả của Người đã trở thành bất tử.

Dàn Ý Phân Tích Biện Pháp Nghệ Thuật Ẩn Dụ Trong Bài Thơ “Viếng Lăng Bác”

Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ “Viếng lăng Bác”

Bài làm

+ Mở bài:

+Giới thiệu về tác giả:

– Viễn Phương là một nhà thơ nổi tiếng trong nền thi ca hiện đại của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay, kiệt xuất cho công chúng yêu thơ thế hệ mai sau.

-Giới thiệu về tác phẩm “Viếng lăng Bác”

-Tác phẩm “Viếng lăng Bác” được nhà thơ sáng tác giả sáng tác trong dịp cả nước ta tổ chức sự kiện dâng hương viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi nước ta hoàn toàn thống nhất, đánh toàn quân xâm lược Pháp và Mỹ kết thúc 30 năm kháng chiến ròng rã nhiều gian khổ, hy sinh rất nhiều xương máu của các, chiến sĩ trên các chiến trường.

+ Thân bài:

-Phân tích hình ảnh mặt trời trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào? Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mặt trời hồng, một hình ảnh nhiều ẩn dụ nhiều ý nghĩa sâu sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

-Phân tích hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ này? Mặt trời trong câu thơ không chỉ là vầng thái thái dương sáng chói, chỉ mặt trời ấm áp cho muôn loài ngày ngày mang ánh sáng cho con người cũng như vạn vật tự nhiên trên trái đất.

-Mặt trời trong câu thơ này là mặt trời của Bác. Bác Hồ chính là người đã soi đường chỉ lối cho toàn dân tộc ta trong cuộc cách mạng tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ lầm than, thoát khỏi cảnh làm thuộc địa, mất nước.

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiền

– Trong câu thơ này ý nghĩa ẩn dụ lại mang một thông điệp hoàn toàn khác. Câu thơ thể hiện sự tinh thế, nghiêm túc, trang nghiêm và vầng trăng dịu hiền thể hiện ánh sáng thuần khiết, trong veo như tình cảm của Bác dành cho non sông, cho muôn dân.

-Nó như tình cảm của một vị cha già dân tộc dành cho con cháu của mình. Tình cảm ấy vừa tinh khôi, thuần khiết vừa ấm áp, dịu dàng.

-Mở rộng lấy thêm dẫn chứng các tác giả khác nói về Bác để làm nổi bật tình cảm của Bác dành cho mọi người, cho dân tộc như thế nào? Nhạc sĩ Thuận Yến đã từng viết rằng ” Bác Hồ người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc Bác đã hy sinh cho tự do, cho dân tộc Việt Nam. Bác thương các cụ già trung thu về cho quà. Bác thương đàn em nhỏ...” Tình yêu của Bác dành cho mọi người là vô bờ bến, không lời nào kể hết.

-Tình cảm của tác giả trong hai câu thơ này thể hiện như thế nào? Nhà thơ Viễn Phương đã mượn hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa sâu xa:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!

– Mong ước của tác giả trong hai câu thơ này như thế nào? Sinh – lão- bệnh- tử là quy luật của trời đất, của tạo hóa không ai có thể vượt qua quy luật này. Bác Hồ của chúng ta cũng vậy. Bác ra đi để lại sự tiếc thương cho muôn dân, triệu triệu người con đất Việt không khỏi bàng hoàng đau xót. Nhà thơ cũng như hàng triệu người dân khác đều muốn Bác có thể sống mãi như câu hát của các em thiếu nhi thường hát ” Ngày ngày chúng cháu ước mong, mong sao Bác sống muôn đời“.

-Hình ảnh bác trong lòng tác giả và nhân dân cả nước như thế nào? Bác Hồ tuy đã ra đi nhưng Bác như mặt trời một mặt trời không ngủ, Bác thức để canh giữ cho tổ quốc, cho muôn người con, người dân của Bác được ngủ ngon giống như lời thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

+ Kết

– Viếng lăng Bác là một bài thơ hay, xúc động lòng người, là một bài thơ tuyệt tác cả về nghệ thuật, hình tượng và nội dung.

– Qua bài thơ tác giả muốn nhắn gửi điều gì? Qua bài thơ tác giả Viễn Phương muốn thể hiện tình yêu, lòng thành kính của mình với người cha già dân tộc Bác Hồ Chí Minh. Tình cảm mà tác giả dành cho Bác là một tình cảm thiêng liêng, thể hiện tình cảm xót thương, tiếc nuối xem lẫn biết ơn, của một người con khi vào thăm dân hương và đứng trước mặt người cha đã khuất của mình. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết rằng: ” Bác sống như trời đất của ta. Sự nghiệp cách mạng cùng đời sống tinh thần cao cả của Người đã trở thành bất tử“.