1. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ: phần I trang 104 SGK.
2. Các kiểu liệt kê:
a) Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
Ví dụ: mục 1, phần II trang 105 SGK.
– Câu a: liệt kê không theo từng cặp.
– Câu b: liệt kê theo từng cặp (với quan hệ từ “và”).
b) Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.
Ví dụ: mục 2, phần II trang 105 SGK.
– Câu a: có thể đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê.
– Câu b: không thể đảo thứ tự bởi các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI I. Thế nào là phép liệt kê?
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Liệt kê ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp thường thấy trong cách nói, cách viết của một số người. Cần phân biệt hai hiện tượng này để:
+ Một mặt, học tập cách diễn đạt có hiệu quả cao theo phép liệt kê.
+ Mặt khác, khắc phục lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong cách nói, cách viết.
Ví dụ:
– Thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng củng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ.
(Nguyễn Tuân)
Các cụm danh từ chè vối, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xươìig và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ cùng làm thành tố phụ cho cụm động từ có động từ trung tâm là chở nhằm gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận và sự đa dạng của các sản vật vùng biên.
– Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông, đất nước ta.
Các cụm danh từ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta cùng làm chủ ngữ của câu nhằm biểu hiện cảm xúc và suy nghĩ của ngưòi viết về lòng biết ơn vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta với vị cha già của dân tộc.
–
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!
(Tố Hữu)
Các cụm động từ khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm và các cụm danh từ cơm vắt được sắp xếp đặt cạnh nhau nhằm làm cho sự miêu tả thêm đậm nét về những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ Điện Biên phải trải qua, đồng thời việc sắp đặt này cũng gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhât để mở, trong ngăn bac đầy những’trầu vàng, cau đâu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bac, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.(…) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (…).
(Phạm Duy Tốn)
Các cụm danh từ trên cùng làm chủ ngữ của câu.
2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự với kết cấu như trên có tác dụng làm cho sự miêu tả thêm đậm nét nhằm giúp người tiếp nhận thấy được sự giàu sang vô lối của tên quan phụ mẫu.
II. Các kiểu liệt kê
– Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt:
+ Kiểu liệt kê theo từng cặp.
+ Kiểu liệt kê không theo từng cặp.
– Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt:
+ Kiểu liệt kê tăng tiến.
+ Kiểu liệt kê không tăng tiến.