Top 13 # Tác Dụng Của Việc Sử Dụng Biện Pháp So Sánh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Nghị Luân Về Việc Ca Dao Thường Sử Dụng Biện Pháp So Sánh Ẩn Dụ

Đề: Ca dao thường dùng biện pháp so sánh, ẩn dụ. Hãy tìm hiểu từ 3 đến 5 bài ca dao dùng so sánh, ẩn dụ để thấy tác dụng của nó.

Nếu như chất liệu của âm nhạc là âm thanh, giai điệu; của hội họa là đường nét, màu sắc… thì văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. Ngôn ngữ văn học không giống với các bộ môn khoa học khác, cũng không phải là ngôn ngữ giao tiêp trong đời sống hàng ngày, mà đó là thứ ngôn ngữ đã được cảm XUC thăng hoa thông qua rất nhiều biện pháp nghệ thuật. Trong đó, so sánh và ẩn dụ là hai biện pháp rất hay đươc sử dụng trong các tác phẩm văn học. Đặc biệt, khi đến với ca dao, ta băt gặp mọt loạt các hình ảnh so sánh và ẩn dụ rất phong phú, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, trở thành dấu ấn riêng của ca dao.

“Ca cao là một trong những dòng chính của thơ ca trữ tình” (Hê-ghen). Qua ca dao xưa, quần chúng nhân dân rất hay dùng so sánh ví von để phô diễn ý tình. Chất liệu so sánh, ẩn dụ không lấy ở đâu xa, mà chính là cảnh vạt thiên nhiên làng quê quen thuộc, gần gũi với lao động, sinh hoạt. Từ sân đình, cây đa, giếng nước, con thuyền, bến đò cho đến những mieng cau khô, tấm lụa đào… đeu có thể trở thành vật chở bao nỗi niềm tâm tư tình cảm của người bình dân. Đôi khi “cái đẹp nằm ngay^ trong sự giản dị”. Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ rất giàu sức gợi cảm, gần gũi, ý tình trở nên bóng bẩy, ý nhị, kín đáo.

Người bình dân thường dùng hình ảnh những con vật bé nhỏ như con cò, cái kiến… khi nói về thân phận mình. Có khá nhiều những câu, bài ca dao Việt Nam nói đến con cò và mượn con cò để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, sắc nét, giàu sức gợi, giàu ý nghĩa nhân sinh như bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi! Ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo mãng

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Sự rủi ro, không may, tai nạn bất ngờ xảy ra trong đời sống của con người cũng như của loài vật là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sự rủi ro của con cò trong bài ca dao lại rất đặc biệt. Bởi “ăn đêm” trái với sinh hoạt bình thường, tự nhiên của loài cò. Phải chăng cuộc sống của loài cò khốn khó đến nôi ban ngày kiếm ăn không được mà phải mò cả ban đêm, điều này được ví như cuộc sống những người nông dân trong xã hội phong kiến? Và sự rủi ro ấy cũng chính là cái nền, cái cớ để tác giả thể hiện tinh tế những điều muốn nói bằng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật:

Ông ơi! Ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Tiếng kêu lạc lõng, đứt đoạn của con cò thật đáng thương. Con cò là ẩn dụ tượng trưng cho thân phận người nông dân xưa dù cuộc sống khó khăn, bế tắc nhưng họ chưa bao gíờ hết niềm tin vào cuộc sống, vẫn rất ham sống. Và đặc biệt, họ dám nhìn thẳng vào thực tế, dám đón nhận cái chết và bày tỏ thái độ dứt khoát của mình: “Có xảo thì xảo nước trong”. Đó là thái độ “chết trong còn hơn sống đục”, luôn giữ được phẩm chất thanh cao, trong sáng của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hình ảnh ẩn dụ “con cò” có giá trị khái quát hiện thực cao, đồng thời thể hiện được giá trị nhân sinh sâu sắc, để lại bài học quý giá về lẽ sống ở đời.

Người phụ nữ cũng vậy. Họ phải chịu những luật lệ hà khắc trói buộc quyền sống của họ. Đến với những bài ca dao về người phụ nữ, ta bắt gặp một loạt các. câu hát than thân mở đầu bằng “thân em” với rất nhiều hình ảnh so sánh khác nhau:

– Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

– Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

– Thân em như miếng cau khô

Kể thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Chỉ hai chữ “thân em” thôi nhưng cũng đủ khiến người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho cuộc đời họ, đồng thời thây được hiện thực xã hội bấy giờ. Sau này, “bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương’ đã vận dụng trong một bài thơ rất nổi tiếng của mình – Bánh trôi nước:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non

Chỉ có điều, nếu như Hồ Xuân Hương tả theo lối vịnh vật, tả chiếc bánh trôi từ màu sắc, hình dáng đến cách làm bánh cốt để chuyển nghĩa nói về người phụ nữ thì ca dao lại dùng những hình ảnh so sánh rất riêng, phong phú, sinh động:

– Thân em như tấm lụa đào

– Thân em như giếng giữa đàng

– Thân em như miếng cau khô

“Tấm lụa đào” rất quý giá, đẹp đẽ. Nhưng đây không phải tấm lụa đào được nâng niu cất giữ mà đang treo “phất phơ giữa chợ” cũng như người con gái bị đem ra bán giữa chợ đời, không được làm chủ cuộc đời mình. Và “giếng” nưóc mới trong trẻo, mát lành làm sao, mà lại ở ngay giữa đàng – nơi bao người lại qua, bị sử dụng tùy tiện: rửa mặt, rửa chân. Còn cả “miếng cau khô” kết với trầu làm thom miệng, hồng má mọi người, không thể thiếu được trong các cuộc vui “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cũng bị cắt xẻ tùy vào khẩu vị người ăn. Giá trị của tấm lụa, giếng nước, miếng cau kia không được đánh giá qua bản thân chúng mà bị phụ thuộc vào người dùng…

Đó là sự tự ý thức về chân giá trị của mình: một vẻ đẹp xinh xắn trẻ trung như tấm lụa đào, một vẻ đẹp dân dã, giản dị nhưng rất cần thiết và không thể thay thế được của mình với cuộc đời như giếng giữa đàng, như miếng cau khô kia.. Nhưng cuối cùng không phải tất cả đều có được cuộc sống hạnh phúc mà rất nhiều trong số những người phụ nữ xưa bị bạc đãi, thậm chí bị chà đạp phũ phàng. Những câu ca dao với những hình ảnh so sánh có giá trị nghệ thuật cao như vậy là tiếng hát thấm nhuần tư tưởng nhân đạo và cũng là một hình thức đấu tranh đòi khôi phục vị trí xứng đáng của người phụ nữ.

Có thể nói đây là những hình ảnh so sánh hay nhất, giàu ý nghĩa xã hội nhất và cũng giàu chất ca dao nhất. Đọc qua hoặc nghe qua thì thấy chúng có bề ngoài giống nhau: đều mở đầu bằng “thân em”, nhưng nếu ta tập trung lắng nghe và cảm nhận sẽ thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi bài. Thiếu đi cái riêng dù là rất ít rất nhỏ này thì mỗi bài ca dao sẽ không có và không thể có “cái duyên” và cũng không còn lí do để tồn tại. “Cái duyên” ấy chính bởi khả năng dùng hình ảnh so sánh, phong phú, linh hoạt của tác giả dân gian.

Yêu thương và căm giận, đó là hai trạng thái tình cảm luôn đi cùng nhau trong mỗi con người, “thơ sinh ra từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt đắng cay” (Gam-da-tốp). Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới những câu ca dao tràn đầy tình yêu thương. Chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao là những câu hát về tình yêu nam nữ. Và có lẽ những hình ảnh so sánh, ẩn dụ đẹp nhất đều được dành để viết tặng cảm xúc thi vị này. Ta bắt gặp trong ca dao rất nhiều cặp hình ảnh ẩn dụ: khách bộ hành – cây đa, còn đò – bến cũ… rất gần gũi với cuộc sống làng quê, trong đó thuyền – bến là cặp hình ảnh phổ biến, rộng rãi nhất:

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Thuyền – bến là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm đôi lứa. Thuyền là ẩn dụ chỉ người con trai nay đây mai đó để cho bến – ẩn dụ chỉ người con gái chờ đợi mỏi mòn. Câu ca dao cất lên đã thể hiện nỗi nhớ mong, hi vọng và cả sự chung thủy sâu sắc của người con gái. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân ta xưa, sống giàu tình mà cũng rất nặng nghĩa.

Thật khó có thể kể hết được vẻ đẹp của những hình ảnh so sánh và ẩn dụ trong ca dao. Song dẫu có phong phú đến đâu, tất cả những hình ảnh ấy đều xuất phát từ tâm hồn người bình dân – từ những gì rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống thôn quê và phản ánh tâm tư, tình cảm của họ. Nó không những góp phần lớn vào việc thể hiện nội dung tư tưởng mà còn chứng tỏ tài năng nghệ thuật của những người lao động chân lấm tay bùn. Không ít các nhà thơ sau này đã học được những so sánh, ẩn dụ ấy trong thơ mình. Ta bắt gặp “lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong thơ Tú Xương, lối mở đầu bằng “thân em” trong hồ Hồ Xuân Hương… Đúng như Hoài Thanh từng nhận định: “Lời thơ dân gian không những bước đầu cho ta quen với tâm tư, tình cảm đồng bào ta xưa mà còn giúp ta học được những cách nói tài tình chính xác”.

Tác Dụng Của Biện Pháp So Sánh Trong Bài Tôi Đi Học

“Tôi đi học” là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ánh so sánh rất đẹp.

Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên những câu văn giàu hình tượng và biếu cảm: Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi dạ thu về, nó lại “nảy nở trong lòng” đem đến bao cảm xúc vui sướng, bổi hồi, tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như “mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bâu trời quang đãng”.

Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh:

“Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi”.

Buổi tựu trường, chú chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy nặng “bàn tay ghì chặt” mà một quyển sách vẫn xệch vì chú quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, trong lúc đó, mẹ chú lại cầm hộ bút thước cho chú. Cái ý nghĩ “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước” được so sánh với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên cùa nhân vật “tôi”.

Câu văn thứ ba: “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp”.

Nhân vật “tôi” đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường “là một nơi xa lạ” “cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy “xinh xắn”. Tâm trạng một học trò mới “lo sợ vẩn vơ” và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

Hình ảnh so sánh thứ tư là đặc sắc nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh “con chim con đứng bên bở” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ” nép bên người thân để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa “ngập ngừng e sợ” vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng.

Hơn 60 năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị sáo mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những so sánh ấy vẫn còn duyên dáng, nhã thú.

Sử Dụng Tính Năng So Sánh Tài Liệu Trong Word 2010

So sánh các tài liệu với nhau là một tính năng ít được biết đến của Microsoft Word 2010 nhưng lại thực sự tiện dụng cho tất cả mọi người, nhất là với những người làm việc với nhiều tài liệu. Thỉnh thoảng bạn vô tình lưu tài liệu dưới nhiều tên gọi và biến thể khác nhau, lúc quay trở lại để mở tài liệu cũ bạn lại tìm thấy một số phiên bản của nó trong khi bạn chỉ cần một tài liệu đầy đủ nhất thể so sánh chúng để có được một tài liệu duy nhất. Hoặc đôi khi nhiều người cùng chỉnh sửa trên một tài liệu và muốn tổng hợp lại thành một tài liệu hoàn chỉnh nhất. Đó chính là lúc tính năng so sánh phát huy tác dụng.

Tính năng so sánh tài liệu khá dễ sử dụng, để bắt đầu, bạn nhấn vào thẻ Review trên thanh ribbon chính, sau đó nhấn vào biểu tượng Compare:

Bạn sẽ nhận được một menu xổ xuống như sau:

Chọn Compare… một cửa sổ sẽ bung ra:

Bấm vào mũi tên ở phần Original document để chọn tài liệu gốc, làm tương tự cho tài liệu sửa đổi ở phần Revised document. Khi chọn xong tên của hai tài liệu sẽ hiện ra trong hộp. Nút mũi tên hai chiều dùng để đổi vai trò của tài liệu gốc và tài liệu sửa đổi. Bạn có thể tick hoặc bỏ tick để thiết lập các tuỳ chọn so sánh nhưng tốt hơn nên để mặc định. Nhấn OK để được kết quả:

Kết quả được trình bày trong toàn màn hình Word ở 4 cửa sổ nhỏ, ta sẽ tìm hiểu chức năng của từng cửa sổ. Bên trái là cửa sổ Summary tóm tắt những thay đổi giữa hai tài liệu. Tiếp theo, cửa sổ ở chính giữa màn hình hiển thị tài liệu chứa cả những thông tin gốc lẫn chỉnh sửa. Cuối cùng, bên phải là 2 cửa sổ hiển thị bản sao của tài liệu gốc và tài liệu đã sửa đổi.

Bạn có thể nhìn rõ hơn các cửa sổ ở giữa và bên phải:

Trong đây bạn có thể thấy những chữ màu đỏ là những sửa đổi mới, trong khi những chữ gạch ngang biểu thị cho cho việc đã bị sửa chữa.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến tính năng Tracking trong thẻ Review đã được bật lên khi bạn sử dụng chế độ Compare:

Điều này có nghĩa rằng bạn có thể sử dụng tùy chọn này khi so sánh tài liệu. Ví dụ, nếu bạn nhấn chuột vào Track Changes, rồi Change Tracking Options, bạn sẽ có được cửa sổ pop-up sau:

Mục đích của các tùy chọn này là cho phép bạn định nghĩa thuộc tính của những thay đổi được Word ghi nhận lại khi so sánh hai tài liệu.

Bạn cũng có thể điều chỉnh cách Word hiển thị những thay đổi trong tài liệu, ví dụ bạn muốn chúng được hiển thị dưới dạng ” bong bóng“, nhấn Show Markup, trỏ đến Balloons và sau đó là Show Revisions in Balloons:

Đây là kết quả có được:

Ngoài ra, dưới mục Change:

Tác Dụng Của Việc Sử Dụng Filter Uv Cho Ống Kính Máy Ảnh

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn lựa chọn những giải pháp tốt nhất cho bức hình của mình. Trong đó, phải kể đến việc sử dụng các loại filter để có thể thiết lập các thông số máy ảnh theo ý đồ của mình. Trong số đó, cũng có khá nhiều lý do để các nhiếp ảnh gia sử dụng Filter UV, vậy chính xác thì Filter UV có thể làm được gì?

Đầu tiên, Filter UV có tác dụng phản xạ lại tia UV, không cho tia UV lọt vào cảm biến máy ảnh để hình ảnh được chất lượng cao nhất (chỉ thu nhận các ánh sáng nhìn thấy đúng như mắt người). Các tia cực có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp, hoặc là gây ra những hiệu ứng ngoài ý muốn, gây cảm giác khó chịu cho người xem. Bản thân mắt người thường cũng cảm thấy khó chịu khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, hay có ánh sáng mặt trời mạnh làm ảnh hưởng đến tầm nhìn ở xung quanh. Điều tương tự cũng xảy ra với ống kính, film hay là cảm biến máy ảnh, đơn giản như vậy thôi.

Tiếp đó, ngoài việc nâng cao chất lượng hình ảnh của bạn, Filter UV có các tác dụng khác như chống bụi hay chống xước cho ống kính. Filter UV có khả năng bảo vệ ống kính trước những tác nhân bên ngoài như bụi bẩn và nước bắn. Ngoài ra, những va đập, rơi vở ngoài ý muốn cũng sẽ được hạn chế phần nào khi xảy ra.

-Trước đây, đối với các ống kính sãn xuất từ rất lâu hay kể cả những ống kính được sãn xuất từ trước năm 2007 đều cần sử dụng Filter UV. Film là một phần vật chất hữu cơ, nó cần được bảo vệ ngay cả khi đã ở trong máy ảnh, dù chụp với tốc độ 1s hay 1/1000s đi chăng nữa.

-Những ống kính được sản xuất sau năm 2007 trở lại đây đều được các nhà sãn xuất trang bị những lớp tráng phủ (coating) có khả năng lọc các tia sáng mạnh, tia cực tím gây ảnh hưởng đến chất lượng ảnh, loại bỏ đi nhu cầu phải sử dụng các Filter UV như trước kia. Do đó, các nhà sản xuất đã bắt đầu làm ra những chiếc filter với vật liệu chất lượng cao, từ những loại kính và kim loại đắt tiền. Tác dụng của filter UV bây giờ chỉ gói gọn trong khả năng bảo vệ ống kính trước những tác nhân xấu như bụi bẩn, tia nước hay thậm chí là va đập, rơi rớt, nhất là những ống kính cao cấp đắt tiền.