Top 11 # Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Thực Trạng Và Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Nhà Hàng

Published on

Từ năm 2010 BA BA AO QUÊ đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hiện nay thương hiệu BABA AO QUÊ đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trên thương trường cũng như trong mỗi khách hàng đã từng ăn tại BABA AO QUÊ. Với chuỗi nhà hàng hiện có tại 129 Thái Thịnh và 31 Nguyễn Chí Thanh cùng với hệ thống trang trại nuôi BaBa theo phương pháp Ao Quê tự nhiên để có nguồn hàng ổn định phục vụ cho khách hàng.

1. KHOA DU L CHỊ THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG WRAP & ROLLKINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG WRAP & ROLL Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Ngọc Truyền Sinh viên thực hiện : Đồng Thị Phượng Lớp : KS 16-02 MSV : 11C01872N 1

2. 2 Tổng quan về kinh doanh nhà hàng và hiệu quả kinh doanh nhà hàng Wrap & Roll.I Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Wrap & Roll. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Wrap & Roll. II III KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3. I. Quá trình hình thành và phát triển của nhà hàng Wrap & Roll. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà hàng. * Nhà hàng Wrap & Roll được thành lập từ Tháng 2 năm 2006 * Địa chỉ: 24, tầng 5 Tràng Tiền Plaza, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 3 Chương II. Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Wrap & Roll

5. 1.3. Tổ chức bộ máy nhà hàng 5 GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN TRƯỞNG BỘ PHẬN PHỤC VỤ BỘ PHẬN PHỤC VỤ BỘ PHẬN BAR BỘ PHẬN CUNG ỨNG HÀNG HÓA

6. 1.4 Sự phát triển các nguồn lực của nhà hàng. 1.4.1 Tình hình phát triển nguồn nhân lực của nhà hàng Wrap & Roll ( Đơn vị: Người) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 % năm sau/% năm trước TS TT % TS TT % TS TT % 13/12 14/13 Tổng số lao động 36 100 40 100 43 100 111,1 107,5 1. Phân theo lao động Trực tiếp 24 66,7 26 65 29 67,4 108,3 111,5 Gián tiếp 12 33,3 14 35 14 32,6 116,6 100 2. Phân theo giới tính Nam 15 41,7 17 42,5 19 44,2 113,3 111,7 Nữ 21 58,3 23 57,5 24 55,8 109.5 104,3 3.Phân theo trình độ Đại học 7 19,7 8 20 8 18,6 114,2 100 Cao đẳng 12 33,3 13 32,5 15 34,9 108,3 115,3 Trung cấp 10 27,7 11 27,5 11 25,6 110 100 6

7. 1.4.2. Tình hình phát triển vốn kinh doanh của nhà hàng Wrap & Roll ( Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 %năm sau/%năm trước TS TT (%) TS TT (%) TS TT ( %) 13/12 14/13 Tổng số vốn 3100 100 3565 100 4135 100 115 116 Vốn lưu động 651 21 607,4 17 615,3 14,8 121,1 111,7 Vốn cố định 2449 79 2957,6 83 3519,7 85,2 92,1 102,7 Nguồn nhà hàng Wrap & Roll 7

8. II. Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Wrap & Roll. 2.1. Một số biện pháp phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàng đã và đang áp dụng 8

9. 2.2 Thực trạng phát triển kinh doanh của nhà hàng Wrap & Roll BẢNG THỰC TRẠNG THU HÚT SỐ LƯỢT KHÁCH (Đơn vị:Lượt khách) Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 % năm sau/% năm trước TS TT (%) TS TT (%) TS TT (%) 13/12 14/13 Tổng lượt khách. Lượt 50800 100 52200 100 56100 100 102.3 106,3 Khách quốc tế Lượt 2388 4,7 3184 6,1 3927 7 133,4 123,3 Khách nội địa Lượt 48412 95,3 49016 93,9 52173 93 101 106 (Nguồn Nhà hàng Wrap & Roll) 9

10. BẢNG PHÁT TRIỂN DOANH THU ( Đơn vị Triệu đồng) Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 % năm sau/% năm tr cướ TS TT (%) TS TT (%) TS TT (%) 13/12 14/13 Tổng doanh thu Triệu đồng 8123 100 8448 100 8786 100 104 104 Doanh thu hàng tự chế Triệu đồng 5467 67,3 5804 68,7 5685 64,7 106 98 Doanh thu hàng chuyển bán Triệu đồng 2656 32,7 2644 31,3 3101 35,3 100 117

11. 2.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Wrap & Roll Bảng tình hình phát triển lợi nhuận của nhà hàng Đơn vị Triệu Đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 % năm sau/% năm trước 13/12 14/13 1. Tổng doanh thu 8123 8448 8786 104 104 2. Tổng chi phí 6945 7181 7468 103,4 104 Tỷ suất chi phí KD 85,5% 85% 85% 99.4% 100% 3. Lợi nhuận trước thuế 1178 1267 1318 107,6 104 4. Thuế thu nhập 259,1 278,8 289,9 107,6 104 5. Lợi nhuận sau thuế 919 988 102,8 107,6 104 Tỷ suất lợi nhuận 14,5% 17% 16% 0,5 0 (Nguồn nhà hàng Wrap & Roll) 11

12. BẢNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA NHÀ HÀNG (Đơn vị: Triệu đồng, %) Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 % năm sau/% năm trước 13/12 14/13 1. Tổng doanh thu 8123 8448 8786 104 104 2. Tổng vốn kinh doanh 3100 3565 4135 115 116 3. Lợi nhuận sau thuế 919 988 1028 107,6 104 (Nguồn Nhà hàng Wrap & Roll)12

13. 13 Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 % năm sau/% năm tr cướ 13/12 14/13 4. Hiệu quả sử dụng vốn – DT/đồng vốn 2,62 2,37 2,12 90,4 89,7 – LN/đồng vốn (nghìn đồng) 0,296 0,277 0,25 93,5 111 5. Hiệu quả sử dụng LĐ – DT bình quân /người 225,6 201,1 219,7 89,1 109,2 LN bình quân/ ng iườ 25,5 23,5 25,7 92,1 109,3

14. Bảng Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng ( Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 % năm sau/% năm trước TS TT (%) TS TT (%) TS TT (%) 13/12 14/13 1.Tổng doanh thu Lượt 8123 100 8448 100 8786 100 104 104 2. Tổng lợi nhuận sau thuế 919 988 1028 107,6 104 3. Số chỗ ngồi 100 100 100 100 100 4. Hiệu quả sử dụng chỗ ngồi DT bình quân/một chỗ ngồi 81,2 174,9 191,5 103,5 109,5 LN bình quân/chỗ ngồi 9,2 42,8 49 114,7 114,5 (Nguồn nhà hàng Wrap & Roll)14

15. 2.4 Đánh giá tổng hợp về sự phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Wrap & Roll 15 – Có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong trung tâm mua sắm lớn nhất Hà Nội, diện tích lớn và quy mô tạo điều kiện phục vụ đoàn khách lớn. – Đội ngũ nhân viên đồng đều về trình độ, nhiệt tình và năng động. – Tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, chất lượng dịch vụ được nâng cao. -Áp dụng các biện pháp tăng doanh thu và cơ chế quản lý tài chính hiệu quả nên hiệu quả kinh doanh tăng cao. – Tinh thần đoàn kết của nhân viên chưa cao, chủ nghĩa cá nhân còn nhiều. – Đứng trước sự cạnh tranh của đối thủ kinh doanh cùng ngành vì thế đòi hỏi nhà hàng cần đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. – Sự biến động của thị trường và giá cả gây khó khăn cho việc phát triển kinh doanh của nhà hàng. Những điểm mạnh và thành tựu Những hạn chế của nhà hàng

16. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG WRAP & ROLL. . 16 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Tiết kiệm chi phí Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Tăng năng suất lao động Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà hàng Tạo nguồn cung ứng thực phẩm, nguyên liệu ổn định, chất lượng Nâng cao năng lực quản lý Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đầu Tư Công

Hệ thống quản lý đầu tư công của nước ta đã từng bước đổi mới và hoàn thiện, nhưng hiệu quả và hiệu suất hoạt động còn thấp và chứa đựng nhiều hạn chế, nên chưa mang lại những kết quả tích cực (bao gồm cả kết quả trực tiếp và tác động). Chúng ta đã nhận ra việc thiếu một bộ tiêu chí đánh giá khách quan, khoa học và cụ thể cho từng loại hình chương trình, dự án. Hệ thống luật pháp về quản lý, theo dõi và đánh giá hoạt động đầu tư công vẫn còn thiếu đồng bộ. Do đó, cần thiết phải xây dựng một quy trình theo dõi, đánh giá mạch lạc và toàn diện từ: (i) quan điểm về đầu tư: lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; (ii) lập, thẩm định, phê duyệt; (iii) triển khai thực hiện, cho đến (iv) vận hành chương trình, dự án đầu tư công. Tóm lại, xuyên suốt tất cả các khâu của quy trình quản lý hoạt động đầu tư công thì theo dõi, đánh giá là một trong những khâu trọng yếu, cần được thiết kế và hoàn thiện như một công cụ để Nhà nước quản lý chất lượng, hiệu quả đầu tư công. Hệ thống đánh giá này cần được xây dựng dựa trên các tiêu chí khách quan, khoa học, cho phép tính điểm, xếp hạng một cách hệ thống, nhằm giúp lựa chọn được chương trình, dự án đầu tư công có chất lượng cao, loại bỏ các chương trình, dự án đầu tư công kém chất lượng ngay từ đầu quy trình lập và thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Dựa trên các tiêu chí đánh giá phát triển được quốc tế công nhận, chúng tôi nghiên cứu và khuyến nghị sử dụng các tiêu chí để lựa chọn và đánh giá hoạt động đầu tư công, nhằm đảm bảo tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu suất và bền vững của đầu tư công tại Việt Nam.

Tiếp theo là phân tích các phương án/cách thức để đáp ứng yêu cầu hoặc giải quyết những vấn đề đã được xác định. Ngay sau đó là chuẩn bị hồ sơ sơ bộ các chương trình, dự án để tiếp tục xem xét và rà soát ban đầu nhằm kiểm tra tính nhất quán của chúng (tức là sự phù hợp với Chiến lược hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch/kế hoạch phát triển ngành/tiểu ngành). Chương trình dự án phải nhất quán với các chiến lược đầu tư của cấp ngành/tiểu ngành/Bộ.

Vì vậy, khung kết quả sẽ có tác dụng hỗ trợ công tác thiết kế và theo dõi chương trình, dự án. Phân tích khả thi chi tiết (tương tự như nghiên cứu tiền khả thi nhưng sâu hơn và chi tiết hơn) với một khung kết quả chi tiết để theo dõi: số liệu thống kê thu thập định kỳ, các kết quả trung gian, kết quả trực tiếp, tác động và các chỉ số của chúng). Phân tích khả thi chỉ được tiến hành sau khi chương trình, dự án đã vượt qua bước phân tích tiền khả thi, nhằm tiếp tục xem xét để ra quyết định đầu tư.

Để hỗ trợ quá trình đánh giá, cần phải xác định biên độ kết quả và thang điểm.

Đầu tiên, cần xây dựng một khung đánh giá kết quả đầu tư với 4 biên độ. Điều này có nghĩa là, dựa vào bằng chứng và các luận cứ cụ thể, mỗi tiêu chí chính sẽ được tính điểm và kết quả tính điểm sẽ được xếp vào một biên độ tương ứng. Có 4 biên độ đánh giá kết quả: “Rất tốt” nếu điểm đánh giá từ 80% trở lên (A); “Tốt” nếu điểm đánh giá nằm trong khoảng từ 60% đến dưới 80% (B); “Trung bình” nếu điểm đánh giá nằm trong khoảng từ 50% đến dưới 60% (C) và “Kém” nếu điểm đánh giá thấp hơn 50% (D).

Thứ hai, các dự án được đánh giá dựa trên các tiêu chí chính và tiêu chí thành phần. Bốn tiêu chí chính này nhất quán với các tiêu chí và tiêu chuẩn của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển – OECD và được lựa chọn cho công tác đánh giá đầu tư công tại Việt Nam ( xem bảng).

Bảng: Các tiêu chí và chỉ số đánh giá chính

– Lý do và luận chứng của chương trình, dự án

– Sự nhất quán với mục tiêu/chiến lược/kế hoạch/quy hoạch cấp quốc gia, ngành và tỷnh

– Sự cấp thiết và ưu tiên (như cứu trợ thiên tai, an ninh quốc gia…)

– Kế hoạch nguồn vốn

– Tính thực tiễn của phương án tổ chức thực hiện

– Sự phù hợp của thiết kế dự án, và tổng dự toán kinh phí như đã nêu trong quyết định phê duyệt dự án,

– Kế hoạch xây dựng năng lực cần thiết để quản lý và vận hành dự án

– Sử dụng khung kết quả, cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo để theo dõi tiến độ/thành quả.

– Hiệu quả theo quy trình: mức độ huy động nguồn vốn so với kế hoạch trong quyết định phê duyệt dự án, tỷ lệ đầu tư so với đầu ra, kế hoạch luồng tiền so với tổng dự toán kinh phí (so với dự toán được nêu trong quyết định phê duyệt), thời gian đã sử dụng/thời gian quá hạn, tỷ lệ giải ngân so với dự báo luồng tiền, tỷ lệ sử dụng vốn, mức độ vượt chi (chi phí thực tế so với dự toán).

– Hiệu quả đầu tư: điều chỉnh quy mô/phạm vi dự án so với thiết kế đã được phê duyệt (nếu lợi ích phù hợp với các quy hoạch/kế hoạch tổng thể; tỷ suất nội hoàn tài chính và kinh tế dự kiến hoặc có thể tính được trên tổng đầu tư (hoặc trên kết quả sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ); hoặc tỷ lệ hiệu suất chi phí (khi lợi ích dự án không lượng hóa được) so sánh chi phí đơn vị trong một ngành giữa các tỉnh/thành hoặc chi phí của các phương án thay thế

– Hiệu quả xã hội và môi trường: những ảnh hưởng dự kiến hoặc quan sát được về giới, môi trường, tái định cư, việc làm và thu nhập hộ gia đình.

– Mức độ đạt mục tiêu hoặc kết quả trực tiếp dự kiến của đầu tư (như giảm chi phí, kiểm soát dịch bệnh, cải thiện sức khỏe trẻ em…).

Tính bền vững – xác định rủi ro và các biện pháp giảm thiểu

– Bản chất và mức độ của rủi ro trong việc duy trì liên tục các đầu ra và kết quả của chương trình, dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro

– Kinh phí vận hành, bảo dưỡng (tự tạo được nguồn thu hay phải dựa vào NSNN?)

– Mức độ xây dựng năng lực (đào tạo cán bộ, trang thiết bị…)

– Khả năng duy trì tính liên tục đầu ra và kết quả trực tiếp.

Thứ ba, người đánh giá dựa trên mức độ đáp ứng các tiêu chí chính sẽ đưa ra điểm số, cùng với các bằng chứng và luận cứ thuyết minh. Sau đó, dự án đã được thẩm định hoặc đánh giá sẽ được xếp hạng tùy theo số điểm trung bình đạt được.

Việc đánh giá theo các tiêu chí chính được tính theo thang điểm trong từng phân kỳ: lựa chọn dự án đầu tư, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ và đánh giá tác động (đánh giá sau đầu tư). Theo đó, tổng số điểm đánh giá là tổng hợp các điểm đánh giá về tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu suất và tính bền vững. Điểm tối đa mà mỗi tiêu chí nhận được chính là trọng số của tiêu chí đó. Trọng số lớn nhất (40%) được gán cho tiêu chí về tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực và giữ nguyên đối với tất cả các hình thức đánh giá nhằm khẳng định tầm quan trọng của tiêu chí này trong việc ra quyết định đầu tư công và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổng thể của chương trình đầu tư công – đây vốn đang là điểm yếu trong hệ thống quản lý đầu tư công của Việt Nam. Tính phù hợp, tính hiệu suất và tính bền vững được gán cho các trọng số khác nhau tương ứng với tầm quan trọng tương đối của chúng trong các bước khác nhau của quy trình quản lý đầu tư công và các hình thức đánh giá.

Các nội dung và trọng tâm đánh giá chính trong từng hình thức đánh giá đầu tư công, trong đó đánh giá về tiến độ thực hiện, thời điểm hoàn thành, chất lượng dự án, mức độ sẵn sàng của dự án khi có thay đổi, khả năng tuân thủ các quy định pháp luật, khả năng duy trì tính khả thi về kinh tế, nhận diện các rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả và tác động bền vững về môi trường, nhân lực, nguồn vốn, khả năng duy trì kết quả dự án sau đầu tư. Dựa trên các tiêu chí theo dõi, đánh giá trên có thể chi tiết hóa quy trình tính điểm, gán trọng số và xếp hạng các dự án đầu tư. Kết quả đánh giá (điểm số) sẽ được nhập bảng dành cho từng dự án đầu tư, trước khi đưa vào bảng tổng hợp toàn tỉnh/thành.

Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư, hay còn gọi là thẩm định dự án, được tiến hành ở bước sàng lọc chương trình, dự án đầu tư công để kiểm tra chất lượng của chúng ngay từ đầu và cũng để thông báo cho việc ra quyết định (lựa chọn đầu tư) về tính đáng giá của đầu tư. Thẩm định sẽ đưa ra nhận định chung về tính phù hợp, tính khả thi và tính bền vững tiềm tàng của một sự can thiệp phát triển (tức là một dự án đầu tư công) trước khi ra quyết định cấp vốn.

Mục đích của thẩm định là cho phép các cơ quan ra quyết định có thể quyết định liệu hoạt động đang xét có phản ánh cách sử dụng hợp lý các nguồn lực của trung ương và địa phương hay không. Công tác thẩm định sẽ đánh giá luận chứng/biện minh của đầu tư, kinh phí thực hiện dự án và các yêu cầu về vốn, ước tính chi phí và lợi ích, các tác động vĩ mô và tác động khác có thể có, các kết quả trực tiếp/tác động phát triển, khung kết quả, kế hoạch thực hiện và theo dõi. Thẩm định kinh tế được tiến hành chặt chẽ sẽ giúp đánh giá hiệu quả phân bổ từ góc độ kinh tế quốc dân. Nó đòi hỏi phải sử dụng các tham số kinh tế vĩ mô (như giá trị kinh tế của vốn, lao động và tỷ giá hối đoái).

Sau khi có điểm tổng hợp kết quả đánh giá cấp dự án, các dự án sẽ được xếp hạng tương ứng với điểm số và biên độ đánh giá theo mẫu. Trong đó, xếp hạng dự án theo điểm trung bình tương ứng với các biên độ kết quả trong toàn tỉnh/thành, ở từng ngành, lĩnh vực: giao thông, giáo dục, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn…

Quy tắc ra quyết định lựa chọn đầu tư công để cấp vốn có thể dựa trên một số tiêu chính như: (1) phù hợp nhất với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở cấp ngành/tỉnh và quốc gia; (2) nếu dự án đầu tư công đề xuất không triển khai sẽ có tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế địa phương hoặc phúc lợi của cộng đồng hoặc môi trường địa phương; (3) dự án đầu tư công được đề xuất có tác động tiềm tàng lớn nhất đến giảm nghèo hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (4) dự án đầu tư công được đề xuất có tỷ suất hoàn vốn đầu tư cao (cao hơn đáng kể so với chi phí cơ hội của vốn); (5) vững chắc về mặt xã hội và môi trường; và (6) dự án đầu tư công được đề xuất chỉ rõ được cơ chế cấp vốn khả thi cũng như nêu được phương thức triển khai thực tiễn.

Nói cách khác, các dự án đề xuất dùng nguồn vốn NSNN nên được xếp hạng theo thang điểm đánh giá và biên độ kết quả; và các quyết định lựa chọn sẽ tùy thuộc vào khả năng huy động nguồn ngân sách. Điểm đánh giá càng cao, thì kết quả đầu tư dự kiến hoặc thực tế của dự án càng cao (tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu suất và tính bền vững).

Có 05 khía cạnh cần đặc biệt quan tâm trong đánh giá giữa kỳ các chương trình, dự án đầu tư công. Đó là:

(1) Đánh giá toàn diện tất cả các nội dung: rà soát việc thực hiện dự án từ khâu ra quyết định đầu tư, dự toán ngân sách, thu xếp nguồn vốn/nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu, tính phù hợp tiếp tục của các nội dung trong dự án.

(2) Đánh giá kết quả thực hiện khối lượng công việc và tiến độ giải ngân

(3) Đánh giá tiến trình hướng tới việc đạt được các đầu ra, kết quả trực tiếp và mục tiêu theo kế hoạch. Nhận định về Khung theo dõi theo kết quả, cơ sở dữ liệu/hệ thống báo cáo và việc sử dụng chúng

(4) Kết quả triển khai đánh giá sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá chính và thang điểm đánh giá

(5) Xác định các tồn tại để điều chỉnh và kiến nghị.

Đánh giá toàn diện tất cả các nội dung của chương trình, dự án sẽ bao gồm việc rà soát từ thiết kế đến quá trình triển khai thực hiện. Về cơ bản, lần đánh giá này sẽ xem xét về: (1) tính phù hợp trong thiết kế và cấu trúc chương trình, dự án (mức độ phù hợp tại thời điểm phê duyệt và tại thời điểm hiện hành), (2) đầu vào và đầu ra của dự án, (3) chi phí dự án; (4) các thỏa thuận thu xếp về tài chính và giải ngân; (5) lịch trình thực hiện dự án; (6) tổ chức triển khai thực hiện; (7) tuyển dụng và lựa chọn tư vấn; (8) kết quả công việc của tư vấn, nhà thầu và nhà cung ứng; (9) tiến bộ đạt được trong việc phát triển năng lực; và (10) các vấn đề khác (nếu cần thiết).

Khía cạnh quan trọng thứ hai trong đánh giá giữa kỳ là đánh giá về tiến bộ đạt được trong khối lượng công việc và tài chính, sử dụng dữ liệu và thông tin có được từ việc đánh giá toàn diện (như đã nêu trên).

Khía cạnh thứ ba là đánh giá kết quả công việc của chương trình, dự án sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá chính và hệ thống tính điểm kết quả thực hiện. Ngoài ra, việc cho điểm còn sử dụng dữ liệu thu thập được từ đánh giá giữa kỳ thực hiện chương trình, dự án như đề cập ở trên.Lúc này, chương trình, dự án mới đi được nửa chặng đường. Bộ tiêu chí đánh giá chính cũng vẫn được sử dụng, có tính đến bối cảnh “giữa kỳ” của chương trình, dự án. Thí dụ, trong đánh giá tính phù hợp, đánh giá giữa kỳ sẽ xem xét mức độ tiếp tục phù hợp của ý tưởng, thiết kế và cấu trúc chương trình, dự án (tại thời điểm hiện tại và khả năng vẫn còn phù hợp trong quãng thời gian còn lại của chương trình, dự án). Tiêu chí hiệu quả sẽ tập trung vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực đến thời điểm này, kể cả hiệu quả về thời gian và chi phí trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án. Trong trường hợp có những thay đổi lớn diễn ra khiến chi phí phát sinh thêm nhiều, có thể cần tiến hành phân tích tài chính và kinh tế để cập nhật lại tỷ suất hoàn vốn đầu tư theo giá tài chính và giá kinh tế. Đối với tiêu chí về tính hiệu suất, đánh giá giữa kỳ sẽ đánh giá những tiến triển trong việc đạt mục tiêu và kết quả trực tiếp của chương trình, dự án. Đánh giá tính bền vững thì tập trung vào những yếu tố rủi ro chính đối với tính bền vững của đầu ra và kết quả trực tiếp, cũng như những biện pháp đã triển khai nhằm khắc phục hoặc giảm thiểu rủi ro đó.

Đánh giá giữa kỳ cũng rà soát lại khung kết quả, cơ sở dữ liệu và thực tiễn thực hiện chế độ báo cáo, cập nhật chúng vì điều này rất cần thiết nhằm đảm bảo chúng vẫn tiếp tục phù hợp và được sử dụng sau này.

Cuối cùng, một mục tiêu chính của đánh giá giữa kỳ là nhận diện các yếu tố/vấn đề đang ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện chương trình, dự án và đưa ra giải pháp khắc phục chúng nhằm giúp quá trình thực hiện chương trình, dự án được hoàn tất một cách thành công và đạt được mục tiêu đề ra. Nói cách khác, đánh giá giữa kỳ tạo cơ hội để thực hiện những điều chỉnh cần thiết về phạm vi chương trình, dự án. Kết quả của đánh giá giữa kỳ cũng có ích trong việc ra quyết định về các phần tiếp theo của chương trình, dự án đầu tư công vì các chương trình, dự án này luôn được thực hiện theo phân kỳ.

Các nội dung được tính điểm đánh giá giữa kỳ: đánh giá xem thuyết minh, luận chứng của chương trình, dự án có còn tiếp tục phù hợp nữa không, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chương trình, dự án, đánh giá công tác quản lý tài chính theo kế hoạch được duyệt, đánh giá các tiêu chí thành phần, đánh giá tính hiệu quả theo quy trình, đánh giá tính hiệu quả về chi phí, đánh giá kế hoạch bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã hội (ví dụ vấn đề thu hồi đất, tái định cư), đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu chỉ số hiện thực về đầu ra và kết quả trực tiếp của dự án, đánh giá tiến triển nhằm đảm bảo sự bền vững của đầu ra và kết quả trực tiếp của dự án… Theo đó, các chương trình, dự án được đánh giá theo mức độ: Rất tốt (trên 80%), Tốt (61-80%), trung bình (50-60%) hoặc Kém (Dưới 50%). Việc xếp hạng dự án theo số điểm đánh giá và biên độ kết quả tương ứng tại cấp tỉnh/thành cũng có thể được đánh giá kết quả giữa kỳ về xếp hạng dự án theo điểm trung bình tương ứng với các biên độ kết quả trong toàn tỉnh/thành đối với từng ngành, lĩnh vực.

Khung đánh giá rất hữu ích để quyết định và sau đó là thông báo cho các nhà quản lý về những tiến triển chậm chạp hoặc đình trệ trong các chương trình, dự án để cân nhắc xem liệu nên chấm dứt hay tiếp tục cấp vốn cho chương trình, dự án. Ví dụ, nếu kết quả đánh giá được xếp ở biên độ “Kém” (đạt được dưới 50% kết quả dự kiến ở thời điểm giữa kỳ) mà nguyên nhân gây ra sự trì hoãn đó không dễ giải quyết thì chương trình, dự án không nên tiếp tục được Chính phủ hỗ trợ nữa.

Đánh giá kết thúc bắt đầu bằng việc rà soát mức độ hoàn thành tất cả các nội dung của chương trình, dự án. Thực chất, đánh giá kết thúc sẽ xem xét dựa trên các tiêu chí: (1) mức độ phù hợp của thiết kế và cấu trúc chương trình, dự án (so thời điểm phê duyệt với thời điểm hiện hành); (2) đầu vào và đầu ra dự án; (3) chi phí dự án; (4) quản lý tài chính và giải ngân; (5) lịch trình triển khai thực hiện dự án; (6) tổ chức triển khai thực hiện; (7) tuyển dụng và lựa chọn tư vấn; (8) kết quả công việc của tư vấn, nhà thầu và nhà cung ứng; (9) tiến bộ đạt được trong việc phát triển năng lực; và (10) các vấn đề khác, nếu cần. Đánh giá kết thúc sẽ đánh giá xem chương trình, dự án có thực hiện được tất cả các hoạt động của dự án để đạt mục tiêu và kết quả trực tiếp dự kiến hay không.

Sau đó, đánh giá kết thúc sẽ tiến hành đánh giá chương trình, dự án bằng Bộ tiêu chí đánh giá chính và cho điểm kết quả thực hiện. Vì chương trình, dự án mới vừa kết thúc xong nên các tiêu chí đánh giá chính sẽ được sử dụng, có tính đến bối cảnh vừa kết thúc chương trình, dự án. Thí dụ, đối với tính phù hợp, đánh giá kết thúc sẽ nhận định về sự tiếp tục phù hợp của ý tưởng, thiết kế và cấu trúc chương trình, dự án (tại thời điểm hiện tại và tính phù hợp tiềm tàng trong quãng thời gian vận hành của chương trình, dự án). Tiêu chí hiệu quả sẽ tập trung vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong suốt thời gian thực hiện, kể cả hiệu quả về thời gian và chi phí trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án. Phân tích tài chính và kinh tế cũng được tiến hành để cập nhật lại tỷ suất hoàn vốn đầu tư theo giá tài chính và giá kinh tế. Đối với tiêu chí về tính hiệu suất, đánh giá kết thúc sẽ đánh giá liệu có được quản lý để đạt mục tiêu và kết quả trực tiếp của chương trình, dự án hay không và nếu có thì ở mức độ nào. Đánh giá tính bền vững thì tập trung vào những yếu tố rủi ro chính đối với tính bền vững của đầu ra và kết quả trực tiếp cũng như những biện pháp đã triển khai để khắc phục hoặc giảm thiểu rủi ro đó, nhằm đảm bảo tính liên tục và bền vững của đầu ra, kết quả trực tiếp của chương trình, dự án.

Đánh giá kết thúc cũng rà soát lại khung kết quả, chương trình, dự án và thực tiễn thực hiện chế độ báo cáo, cập nhật chúng vì điều này rất cần thiết nhằm đảm bảo chúng vẫn tiếp tục phù hợp và được sử dụng trong theo dõi kết quả và phục vụ các đợt đánh giá trong tương lai như đánh giá sau đầu tư hay đánh giá tác động. Các tiêu chí tính điểm đánh giá kết thúc cũng tương tự như đánh giá giữa kỳ.

Việc xếp hạng dự án theo số điểm đánh giá và biên độ kết quả tương ứng tại cấp tỉnh/thành cũng có thể được đánh giá theo mẫu đối với từng ngành, lĩnh vực.

Không thể theo dõi, đánh giá nếu không có dữ liệu. Mỗi chương trình, dự án đều phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bao gồm số liệu kỳ gốc, chỉ tiêu và các mức tiến bộ trong việc đạt chỉ tiêu. Hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất rất quan trọng, không chỉ phục vụ công tác đánh giá từng cơ sở dữ liệu cụ thể mà còn để tổng hợp ở cấp tiểu ngành, ngành và tỉnh/thành nhằm phân tích sâu thêm và tổng hợp kết quả thực hiện đầu tư. Hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất còn cho phép phần mềm hóa và giao diện với các cơ sở dữ liệu cũng như chế độ báo cáo khác trong hệ thống Chính phủ.

Hệ thống dữ liệu hiện nay vẫn được tiến hành thủ công, thiếu tổ chức và không được cập nhật thường xuyên. Cần phải có một cơ sở dữ liệu và chế độ báo cáo có hệ thống, thống nhất, được phần mềm hóa, tạo thuận lợi cho hệ thống theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả. Các quy định hiện hành về đầu tư công chưa đề cập đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu ở cấp dự án, ngành và tỉnh/thành để thúc đẩy công tác theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả cũng như đánh giá kết quả thực hiện chương trình, dự án đầu tư công.

Lồng ghép chương trình đầu tư công vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thông qua khung kết quả: Đánh giá sau đầu tư

Vì thế, chúng tôi kiến nghị xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo thống nhất cùng với những quy định và hướng dẫn cần thiết về biểu mẫu, cấu trúc cơ sở dữ liệu và chế độ báo cáo. Sau cùng, hệ thống này sẽ được phần mềm hóa. Điều đó sẽ giúp gắn chương trình, dự án đầu tư công với khung kết quả ở cấp tỉnh/thành/ngành và cuối cùng là kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cấp quốc gia. Đánh giá kết thúc sẽ xem xét nhằm đảm bảo sự vận hành của cơ sở dữ liệu và chế độ báo cáo phục vụ theo dõi kết quả thống nhất của chương trình đầu tư công và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Mục đích chính của đánh giá sau đầu tư là xét xem liệu dự án đang xét có đạt được tất cả các nội dung/mục tiêu/kết quả trực tiếp như đã đề ra hay không. Ở thời điểm này, tức là ít nhất sau ba năm kể từ khi kết thúc triển khai thực hiện dự án, chương trình, dự án được chờ đợi đã đạt đến mức khai thác công suất tối đa, và do đó, các dữ liệu không chỉ về chi phí đầu tư mà cả chi phí vận hành và lợi ích phát sinh quan sát được cũng phải có.

Đánh giá sau đầu tư cũng sử dụng khung và tiêu chí đánh giá như trước, chỉ khác về “thời điểm”, tức là, đánh giá sau đầu tư được thực hiện khoảng ba năm sau khi kết thúc dự án.

Nâng Cao Hiệu Quả Kỹ Năng Tư Vấn Bán Hàng

iTD ACADEMY

Nâng cao hiệu quả kỹ năng tư vấn bán hàng

Ngày nay, bán hàng là một nghề không đơn giản như nhiều người vẫn thấy. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu cũng theo đó mà đi lên nên đòi hỏi dịch vụ phải ngày một hoàn thiện. Vượt ra khỏi việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngày nay trong tất cả các lĩnh vực luôn đòi hỏi dịch vụ phải thật chỉn chu, chất lượng và luôn đem đến sự hài lòng tuyệt đối. Chính sự thôi thúc đó, hệ thống IVYPREP và iSMART liên tục thực hiện các khóa đào tạo để củng cố và cải thiện đội ngũ bán hàng nhằm đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng và duy trì doanh số ở mức cao cho công ty. Góp phần lớn vào việc nâng cao kỹ năng bán hàng cho nhân viên, iTD Academy luôn đồng hành và tạo ra nền tảng để phát triển năng lực tiềm tàng trong mỗi nhân viên của tổ chức giáo dục Hoa Kỳ (IAE) nói chung. Ngày 12/07/2018, khóa đào tạo “Nâng cao hiệu quả kỹ năng tư vấn bán hàng” đã được tổ chức và dẫn dắt bởi đội ngũ của Viện phát triển tài năng quốc tế – iTD Academy. 

Một trong số các nội dung được trình bày tại hội thảo

 

 

Ở thời buổi công nghệ 4.0 thì bất kỳ điều gì cũng đều có quy trình, nghề sales cũng vậy và việc của mỗi nhân viên sales là chỉ cần làm việc theo đúng quy trình đã được vạch ra sẵn là có kết quả. Nhưng để biến những quy trình đấy thành những vũ khí bách chiến, bách thắng thì bản thân mỗi nhân viên Sale phải biết thổi hồn vào đó và làm việc với cả trái tim của mình.

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh vô cùng quan trọng đối với người bán hàng, người bán hàng giỏi ngoài am hiểu tường tận về sản phẩm, dịch vụ, là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình là điều đương nhiên để tư vấn giải pháp giải quyết vấn đề cho khách hàng.  Bên cạnh đó người bán hàng thành công luôn luôn biết cách bán hàng từ mối quan hệ của mình, từ đó không chỉ phát triển khách hàng về số lượng và lòng trung thành, mà còn biến họ thành kênh bán hàng của mình.

 

Khóa tập huấn với sự chủ trì của bà Nguyễn thị Thu Trang – Giám đốc Manulife Việt Nam  

Khóa tập huấn lần này đặc biệt có sự tham gia của Giám đốc Manulife Việt Nam – Bà Nguyễn Thị Thu Trang đến chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm. Theo bà, trong kinh doanh, khách hàng là nhân tố quan trọng nuôi sống doanh nghiệp, bộ phận bán hàng đóng vai trò tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, người bán hàng giỏi sẽ trải qua những thăng trầm của hoạt động bán hàng. Để có được những kinh nghiệm trong nghề bán hàng, nhân viên bán hàng thường phải học hỏi rất nhiều từ kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cũng như trải nghiệm những tình huống thực tế trong quá trình bán hàng của mình. Chia sẻ về những kinh nghiệm qua nhiều năm trên thương trường của mình với cách nói hóm hỉnh và cá tính, bà Trang đã tạo ra được không khí thân thiện, vui vẻ và mang tính thiết thực cao đến cho người tham dự khóa tập huấn.

 

 

Kết thúc hội thảo, bên cạnh tóm lại những nội dung quan trọng nhất, với vai trò là khách mời đặc biệt, Giám đốc Manulife Việt Nam – Bà Nguyễn Thị Thu Trang không quên khẳng định vai trò quan trọng của những người nhân viên bán hàng nói chung và đội ngũ tham tập huấn nói riêng. Bà hi vọng sẽ gặp lại những người tham gia trong một vai trò khác, cao hơn và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình.  

Khóa tập huấn đã diễn ra thành công tốt đẹp. Và như hầu hết các các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do iTD Academy tổ chức, mọi người tham dự đều cảm thấy hài lòng với những kiến thức được chia sẻ và tiếc nuối khi khóa học kết thúc. iTD Academy tự hào cung cấp những khóa học chất lượng, hiệu quả và đáp ứng tính cần thiết trong xã hội phát triển ngày nay.

Thực Trạng Tuyển Dụng Nhân Sự Ở Việt Nam Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả

Tình hình tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam

Chất lượng cử nhân vừa tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp

Một trong những vấn đề nóng về tuyển dụng nhân sự hiện nay đó là chất lượng của tân cử nhân thường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, kiến thức đào tạo tại các trường đại học quá cũ, không có sự cải tiến, không sát thực tế so với các công ty.

Điều này khiến sinh viên mới tốt nghiệp rất lúng túng khi thực hiện công việc và mất thời gian của doanh nghiệp.

Theo Ông Vũ Duy Nam, Tổng giám đốc Công ty May Nhà Bè: “Lao động tuyển mới về phải sau 3-6 tháng chúng tôi mới dám giao việc. Nhưng đó mới chỉ là những việc đơn giản. Đặc thù công ty chúng tôi có đến 90% sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Thế nhưng những sinh viên mới tuyển dụng, kể cả những sinh viên chuyên ngành, không biết cách khai báo thủ tục hải quan, không biết ngoại ngữ để dịch đơn hàng, lập thủ tục xây dựng cơ bản”.

Có thể thấy, sinh viên Việt Nam đang kém về kiến thức, yếu về chuyên môn rất nhiều. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ cũng khiến nhiều công ty đa quốc gia lo lắng về tình trạng “khát” nhân lực như hiện nay.

Khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao

Có một điều đáng buồn về thực trạng tuyển dụng nhân sự hiện nay đó là nguồn cung trình độ cao còn rất hạn chế mà nhu cầu thì rất cao. Các chuyên gia nhân sự cho rằng, thị trường tuyển dụng đang thay đổi, lợi thế dần nghiêng về phía ứng viên, khiến cuộc đua thu hút nhân tài trình độ cao giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra mạnh mẽ.

Đối với các doanh nghiệp lớn thì việc thu hút nhân sự và giữ chân nhân tài đã khó thì vấn đề này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì trở nên khó bội phần. Nguyên nhân do ngân sách dành cho tuyển dụng, thu hút nhân tài và đãi ngộ còn hạn chế.

Giải pháp tuyển dụng nhân sự hiệu quả hơn

Phân tích nhu cầu và lên kế hoạch tuyển dụng

Việc làm đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện nếu muốn cải thiện hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự đó là phải đo lường và dự báo nhu cầu tuyển dụng. Mỗi một giai đoạn và tình hình phát triển, công ty sẽ có những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Và tương ứng với mỗi giai đoạn, một lượng nhân sự sẽ được tuyển để đáp ứng kịp thời với nhu cầu của công ty.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Tâm lý đám đông tác động rất lớn đến người lao động, chắc chắn họ sẽ ngần ngại để nộp hồ sơ xin việc vào một công ty có điều tiếng xấu. Vì thế xây dựng thương hiệu tuyển dụng nhân lực là một giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, là điều kiện để giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài.

Tiếp cận nguồn sinh viên thực tập

Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua nguồn sinh viên thực tập trong khi trên thực tế đây là những ứng viên vô cùng tiềm năm. Sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường có một điểm chung là mong muốn được làm việc và thể hiện bản thân. Yếu tố này thúc đẩy tinh thần làm việc rất lớn nên doanh nghiệp cũng nên xây dựng mối quan hệ với các trường có giảng dạy những môn học phù hợp với các ngành hoạt động.

Đề ra chiến lược phát triển nhân lực lâu dài

Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn là phải đi từ gốc theo một chuỗi nhân lực từ khâu tuyển dụng, đến đào tạo, gìn giữ và phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng rõ bản mô tả công việc tương ứng với từng vị trí, các yêu cầu bắt buộc với các ứng viên. Như vậy, thì quá trình sàng lọc hồ sơ sẽ hiệu quả hơn và công ty cũng sẽ sẽ chọn lọc được nhân viên phù hợp ngay từ khâu tuyển dụng, thu hút đúng người, tránh tình trạng nhân viên vào thử việc sau vài tháng thấy không phù hợp lại nghỉ việc.

Nâng cao trình độ cho cán bộ tuyển dụng nhân sự

Ngoài ra, họ còn cần có trình độ ngoại ngữ để có thể cập nhật các thách thức, hoạt động quản trị nhân sự của công ty nước ngoài. Do vậy, bộ phận nhân sự phải không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, trách nhiệm được giao thông qua việc tham gia vào các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ do các trường, trung tâm uy tín đào tạo.

Đầu tư phần mềm tuyển dụng nhân sự

Phần mềm tuyển dụng nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều nguồn ứng viên, tối giản quy trình, tiết kiệm thời gian chi phí đồng thời cho phép đánh giá được hiệu quả tuyển dụng từ đó nâng cao chất lượng tuyển dụng.

Tháng 4/2020, MISA ra mắt ứng dụng tuyển dụng với những tính năng ưu việt nhất hiện nay như: tự động nhập liệu thông tin ứng viên, kết nối trực tiếp mạng xã hội để đăng bài tuyển dụng, cung cấp miễn phí website tuyển dụng, tự động gợi ý ứng viên tiềm năng…