Top 10 # Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Hội Viên Phụ Nữ Tham Gia Sinh Hoạt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Thu Hút Hội Viên Phụ Nữ Tham Gia Sinh Hoạt Hội

Xác định được những khó khăn trong việc tập hợp thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội, những năm qua, các cấp hội phụ nữ huyện Tam Đảo tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt, hướng các hoạt động về cơ sở, nhằm thu hút hội viên tham gia và gắn kết với tổ chức hội.

Thời gian qua, Hội LHPN huyện Tam Đảo chỉ đạo hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện rà soát điều kiện sinh sống của số phụ nữ có mặt tại địa bàn và phụ nữ chưa tham gia sinh hoạt hội; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động chị em tham gia sinh hoạt.

Thông qua các buổi sinh hoat, các hội viên được tham gia góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, giao lưu văn hóa – văn nghệ, giúp các chị em người dân tộc giữ gìn những nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Chị Lưu Thị Lừu, hội viên Hội LHPN xã Bồ Lý chia sẻ: “Tham gia hội phụ nữ, tôi thấy rất vui, được gặp gỡ các chị em trong thôn, trong các buổi sinh hoạt, chúng tôi thường chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái… Bên cạnh đó, chúng tôi còn có cơ hội giao lưu, ôn lại những bài hát, làn điệu dân ca dân tộc mình…. góp phần nâng cao đời sống tinh thần của phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số”.

Việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt đã thu hút nhiều phụ nữ tham gia tổ chức hội, đồng thời, giúp các hội phụ nữ cơ sở xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Tham gia sinh hoạt, các chị chia sẻ về hoàn cảnh của bản thân, được trang bị thêm kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp các chị phát huy tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Bài, ảnh Bích Huệ

Nhiều Giải Pháp Tập Hợp, Thu Hút Hội Viên Phụ Nữ

Là một trong những “điểm sáng” về tập hợp, thu hút hội viên, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng) đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ hội viên vào Hội. Trong đó, Hội Phụ nữ xã tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động ở các chi, tổ hội; quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho hội viên; xây dựng, triển khai các mô hình mới phù hợp nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ như: câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ vì sự phát triển và bình yên tuyến biển”; “Tiết kiệm mua thẻ BHYT”; “Chi hội phụ nữ 5 không 3 sạch”… Cùng với việc chỉ đạo xây dựng các mô hình mới, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Hải còn vận động hội viên tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện, thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, phụ nữ nghèo, ốm đau bệnh tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tặng quà tân binh lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc; hiến đất làm đường, xây dựng nhà văn hóa, xây dựng tuyến đường cây xanh tự quản, trồng và chăm sóc 60 chậu hoa… Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã duy trì và nhân rộng các ngành nghề đan cói, may công nghiệp, chế biến thủy sản… góp phần tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống ổn định cho hội viên trên chính quê hương. Với nhiều biện pháp đồng bộ, đến nay Hội Phụ nữ xã Nghĩa Hải đã thu hút 90-95% hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên; tỷ lệ tập hợp hội viên đạt 89,2%, số hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có ít nhất 1 hội viên tham gia sinh hoạt Hội đạt 91%.

Chị Nguyễn Thị The, hội viên phụ nữ xã Hoàng Nam (Nghĩa Hưng) phát triển mô hình kinh tế trang trại, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, hướng các hoạt động về cơ sở, xây dựng mô hình mới thu hút phụ nữ, quan tâm chăm lo đời sống hội viên… các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã ngày càng thu hút đông hội viên tham gia sinh hoạt. Từ năm 2019 đến nay, các cấp Hội đã thu hút 8.828 hội viên mới, nâng tổng số hội viên phụ nữ toàn tỉnh lên 415.947 người, đạt tỷ lệ 73,9%, tăng 2,3% so với năm 2018. 100% chi hội phụ nữ duy trì sinh hoạt theo điều lệ với tỷ lệ bình quân từ 86-93% hội viên tham gia, toàn tỉnh không có cơ sở tập hợp hội viên dưới 50%./.

Thực Hiện 5 Giải Pháp Tập Hợp Hội Viên Phụ Nữ

“Phấn đấu đến năm 2011 tỷ lệ tập hợp hội viên từ 18 tuổi trở lên đạt 75%” là mục tiêu mà Đại hội Hội LHPN tỉnh (nhiệm kỳ 2006-2011) đã đề ra. Để đạt được mục tiêu này, Hội LHPN huyện Thanh Oai đã đưa ra 5 giải pháp quan trọng.

Những năm qua, Hội LHPN huyện Thanh Oai đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của huyện, đồng thời chỉ đạo các cơ sở Hội thực hiện hiệu quả phong trào thi đua và 6 chương trình trọng tâm của Hội với nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng với nguyện vọng của phụ nữ.

Tính đến hết năm 2007, Hội LHPN huyện Thanh Oai mới thu hút được gần 37 nghìn hội viên tham gia sinh hoạt, đạt 70,7% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên (tăng 5,3% so với năm 2006); vẫn còn gần 11 nghìn phụ nữ chưa tham gia sinh hoạt trong tổ chức Hội. Những khó khăn cơ bản trong công tác phát triển hội viên ở Thanh Oai mà các cơ sở Hội đang gặp phải đó là: Nhiều gia đình có 3-4 phụ nữ trong độ tuổi nhưng chỉ có 1 người tham gia sinh hoạt, họ cho rằng chỉ 1 người tham gia là đủ. Để đạt được mục tiêu thu hút 75% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia sinh hoạt, Hội LHPN huyện Thanh Oai đã và đang thực hiện đồng bộ 5 giải pháp.

Ưu tiên hàng đầu được Hội LHPN huyện chỉ đạo thực hiện trong thời gian qua là: chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội cho đội ngũ cán bộ từ huyện hội đến cán bộ chi, tổ Hội cơ sở; tập trung củng cố tổ chức Hội còn yếu. Hằng năm, Hội LHPN huyện đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho đội ngũ cán bộ là thường trực Hội LHPN xã, thị trấn, cán bộ các chi, tổ hội.

Giải pháp thứ hai là đa dạng hóa các mô hình, loại hình hoạt động phù hợp với đặc thù từng địa phương, lứa tuổi, sở thích… nhằm thu hút đông đảo hội viên tham gia. Đến nay, toàn huyện đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả 278 CLB, tổ phụ nữ các loại như CLB chăm sóc sức khỏe sinh sản; CLB đồng cảm; Tổ phụ nữ cao tuổi… Thành lập được 276 Tổ phụ nữ tín dụng tiết kiệm, tín chấp vay vốn ngân hàng thu hút sự tham gia của 5.658 thành viên ở các lứa tuổi.

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện phương châm “Hướng mọi hoạt động về cơ sở” cũng là giải pháp quan trọng nhằm tập hợp hội viên. Theo đó, tất cả các hoạt động tuyên truyền, tập huấn đều được các cơ sở Hội lấy địa bàn khu dân cư làm nơi tổ chức, vì vậy số phụ nữ tham gia ngày càng đông. Nội dung sinh hoạt ở các chi, tổ Hội được đổi mới theo hình thức sinh hoạt theo chuyên đề và lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền.

Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã tổ chức được 56 buổi tuyên truyền Luật Bình đằng giới, Luật Hôn nhân – Gia đình, Luật Giao thông đường bộ… cho hơn 6.500 hội viên. Ngoài ra, còn tổ chức được 25 buổi tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm; vệ sinh an toàn thực phẩm… cho hơn 3000 hội viên tham dự.

Các cấp Hội còn chú trọng tới công tác hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Đến nay, tổng số vốn các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Oai đang quản lý là 72 tỷ 935 triệu đồng. Thông qua hoạt động hỗ trợ vay vốn, trong năm 2007 các cấp Hội đã giúp được 169 chị thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 10,4%.

Nhiều Giải Pháp Thu Hút Người Dân Tham Gia Bhyt

Nhiều giải pháp thu hút người dân tham gia BHYT

Thực hiện Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa to lớn trong đời sống cộng đồng. Đây cũng là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận, nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân một cách tốt nhất. Với ý nghĩa đó, tỉnh Ninh Bình tiếp tục xây dựng và triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đạt tỷ lệ bao phủ 75% dân số tham gia BHYT vào năm 2016 và đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ đạt 90% dân số theo Quyết định số 1167, ngày 28-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ giao.

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Tam Điệp. ảnh: Thế Minh

Thu hút người dân tham gia BHYT

Cũng như nhiều người nông dân trong xã, việc mua BHYT tự nguyện là vấn đề mà gia đình bác Nguyễn Thị Hải, xã Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình) còn khá lăn tăn. Năm 2016, đã vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, việc chăm sóc sức khỏe được hai bác xác định không thể lơ là. Vì vậy, khi được các con động viên, hai bác đã mua 2 thẻ BHYT tự nguyện cho mình với số tiền hơn 1 triệu đồng. Cuối tháng 5 vừa qua, bác Nguyễn Thị Hải được chẩn đoán mắc bệnh tim, với số tiền phải chữa trị lên đến gần một trăm triệu đồng. Rất may, phần lớn các chi phí phẫu thuật được quỹ BHYT thanh toán, giúp bác Hải yên tâm điều trị, không trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình. Trường hợp của bác Hải chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp khác được BHYT chi trả kịp thời, đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh; đặc biệt là những người mắc bệnh nan y, mãn tính, phải điều trị dài ngày, những trường hợp này chi phí khám, chữa bệnh thường lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng, nhưng đều được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định, từ đó góp phần giảm gánh nặng chi phí kinh tế cho gia đình bệnh nhân, giúp người bệnh yên tâm điều trị.

Theo đồng chí Trần Văn Tuyến, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, phát triển đối tượng BHYT được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành BHXH. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu thu hút người dân tham gia BHYT, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về quyền lợi của BHYT. Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc khẳng định vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT, nhất là BHYT trong hệ thống an sinh xã hội. Qua đó, giúp người dân hiểu sâu hơn về chế độ, chính sách BHYT, BHXH; đồng thời, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia các loại hình BHXH, BHYT thuộc các đối tượng cận nghèo, học sinh, sinh viên. Một trong những nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả là toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phổ biến sâu rộng các nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, thành lập tổ thường trực nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Luật đối với tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, phòng y tế và các đơn

Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, các cơ sở khám, chữa bệnh đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế giúp người dân được hưởng thụ một cách tốt nhất các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây cũng được xem là giải pháp then chốt để vận động người dân tham gia BHYT. Theo đó, ngành Y tế đã tập trung các hoạt động cải cách quy trình khám, chữa bệnh, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực. Đặc biệt, nhiều kỹ thuật mới của các bệnh viện tuyến trên được chuyển giao thành công và đi vào thực hiện hiệu quả tại các bệnh viện tuyến tỉnh, như: kỹ thuật chụp, nong, đặt stent mạch vành, siêu âm Doppler tim, cấp cứu tim mạch, đo tải lượng vi rút trong điều trị viêm gan mãn, cứu sống nhiều trẻ sinh non thiếu tháng từ 600g… Kết quả, số người khám, chữa bệnh BHYT không ngừng tăng lên và giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến. 6 tháng đầu năm 2016, có trên 60 nghìn lượt người bệnh điều trị nội trú tại các cơ sở y tế, tăng gần 10 nghìn lượt so với cùng kỳ năm 2015.

Cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các đơn vị y tế còn đặc biệt quan tâm đến các hoạt động nhằm trau dồi y đức, thực hiện nghiêm túc các nội dung của Bộ quy tắc ứng xử do Bộ Y tế ban hành. Nhờ đó, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các tuyến được cải thiện đáng kể. Hiện tại, 100% cơ sở khám, chữa bệnh đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT. Hàng năm, BHXH tỉnh và Sở Y tế luôn có sự phối hợp trong thực hiện tốt công tác giám định BHYT nhằm bảo vệ quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT theo quy định mới cho người bệnh có BHYT. Sở Y tế và BHXH tỉnh cũng đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. Qua đó, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong công tác khám, chữa bệnh bằng BHYT trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên nên đã xử lý và chấn chỉnh kịp thời những đơn vị sai phạm trong khám, chữa bệnh BHYT.

Với sự vào cuộc tham gia BHYT đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến 31-5-2016, toàn tỉnh có 751.664 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 79,79%, tăng 91.159 người so với tháng 12-2015 (năm 2015 có 660.505 người tham gia BHYT, đạt 70,12% dân số). Trong đó, hai thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp có tỷ lệ bao phủ cao nhất, đạt trên 83%; huyện Kim Sơn có tỷ lệ bao phủ đạt thấp nhất tỉnh, với tỷ lệ 63%. Các nhóm đối tượng tăng so với tháng 12-2015 là người nghèo có 52.287 người tham gia (tăng 14.719 người), người cận nghèo có 48.722 người tham gia (tăng 16.038 người), hộ gia đình tự đóng có 89.017 người tham gia (tăng 16.607 người). Đến 31-5-2016, có thêm 30.050 người dân 6 xã bãi ngang ven biển của huyện Kim Sơn và 8.103 người dân 5 xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Nho Quan được cấp thẻ BHYT. Tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh ta đạt cao so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1584/QĐ-TTg là 71,8%.

Cần nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ

Ngày 28-6-2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1167/QĐ-TTg điều chỉnh chỉ tiêu bao phủ BHYT lên hơn 90% vào năm 2020, cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội đã giao năm 2013 là 80%. Đây là lần đầu tiên Quốc hội giao chỉ tiêu mà Chính phủ mạnh dạn đi trước, với bước đi rất lớn, thể hiện quyết tâm chính trị chăm lo đời sống nhân dân. Với tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 cho tỉnh là: Năm 2016 đạt 75%, năm 2017 là 78,8%, năm 2018 là 82,5%, năm 2019 là 86,2% và năm 2020 phải đạt 90%.

Mặc dù đến thời điểm hiện nay, tỉnh ta đã đạt trên 79% chỉ tiêu bao phủ, nhưng kết quả này chưa thể khẳng định là bền vững, bởi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, nhất là BHYT tự nguyện còn gặp nhiều khó khăn; nhận thức về chính sách BHXH, BHYT của một số chủ sử dụng lao động còn hạn chế, tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHYT chưa được giải quyết triệt để; khả năng đáp ứng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân của hệ thống y tế còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng quá tải trong các bệnh viện, các thủ tục hành chính và giá dịch vụ y tế còn cao, chưa thuận tiện… ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người bệnh. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT chưa đồng bộ, một bộ phận người dân, công nhân lao động chưa hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH, BHYT. Đối với Ninh Bình, tỷ lệ dân số sống và làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn khá cao, nhất là ở các xã miền núi, các xã ven biển và người lao động tự do, mức thu nhập còn thấp, không ổn định. Mạng lưới đại lý thu còn mỏng, chưa về đến thôn, phố xóm, phần lớn là người kiêm nhiệm hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn thụ động trong vận động, phát triển đối tượng. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách BHYT….

Để thực hiện được các chỉ tiêu hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao, tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối kết hợp và tham gia của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là trách nhiệm của UBND các cấp trong việc thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật, các mục tiêu, kế hoạch về BHYT giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, căn cứ chỉ tiêu UBND tỉnh giao hàng năm, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện, giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT cho từng xã, phường, thị trấn, việc giao chỉ tiêu phải cụ thể cho từng nhóm đối tượng; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền với tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT, như xây dựng kế hoạch riêng về công tác truyền thông, có sự phối hợp triển khai đảm bảo phù hợp với từng đối tượng. Hoạt động tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục, đến tất cả các nhóm đối tượng với nhiều hình thức tiếp cận khác nhau, như trao đổi thông tin, tổ chức đối thoại trực tiếp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn cho người dân về BHYT, đảm bảo cho mọi đối tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT bằng việc tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, đảm bảo các cơ sở y tế đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản phục vụ khám, chữa bệnh BHYT ban đầu. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ y tế, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân; duy trì có hiệu quả các đề án, dự án đã được phê duyệt, tăng cường chuyển giao, áp dụng kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với kỹ thuật mới, hiện đại tại địa phương. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh; cải cách các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và quản lý, thẩm định việc khám, chữa bệnh BHYT…

Củng cố và hoàn thiện mạng lớp cung ứng dịch vụ thẻ BHYT bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý của ngành BHXH. Xây dựng và củng cố mạng lưới Đại lý thu BHYT rộng khắp trên địa bàn về đến các thôn, xóm, tổ dân phố. Tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác kê khai, lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT để kịp thời cấp thẻ BHYT cho đối tượng. Đồng thời tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến nhằm cải cách hành chính, tạo môi trường giao dịch điện tử thuận lợi, hiệu quả giữa cơ quan BHXH và người tham gia. Cùng với đó, các cơ quan, sách BHYT, BHXH trong các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động, việc thực hiện các quy định về chuyên môn trong khám, chữa bệnh, qua đó phát hiện và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về BHXH, BHYT, hành vi lợi dụng quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT…, tất cả nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.

Mỹ Hạnh