Top 5 # Thuyết Chức Năng Của Xã Hội Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Cơ Cấu, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Xã Hội Học

2.2. Chức năng của xã hội học

xã hội học có 3 chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng.

2.1.1. Chức năng nhận thức

– Thực tế xã hội học là một hệ thống tri thức về lĩnh vực đối tượng mà nó nghiên cứu. xã hội học có vai trò lớn trong việc làm cho tri thức nhân loại phát triển đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt trong việc phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, óc phân tích, khái quát trong các hoạt động tư duy của con người. – xã hội học trang bị cho chúng ta tri thức về những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của các hiện tượng, các quá trình xã hội… xã hội học đã góp phần hệ thống hoá những hiểu biết của con người về xã hội, góp phần sáng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội, cũng như các bộ phận, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. – xã hội học với cơ sở lý luận của mình giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về sự phát triển tương lai của xã hội. – Thông qua các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, xã hội học tạo cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất khuynh hướng, tính quy luật của các quá trình và các hiện tượng xã hội đang hàng ngày xảy ra xung quanh ta. Tất cả cái đó giúp con người nhận thức đúng về điều kiện tồn tại của bản thân và áp dụng nhận thức đó vào quá trình hoạt động thực tiễn theo tinh thần cải tạo xã hội.

2.2.2. Chức năng thực tiễn

Ở mức độ nào đó có thể xem chức năng này như một chức năng cơ bản và phổ biến của xã hội học. xã hội học cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ cho các hoạt động thực tiễn của con người. Sự phong phú đa dạng của nhận thức xã hội học cả ở mặt lý luận và thực nghiệm làm cho xã hội học trở thành công cụ quan trọng trong quản lý xã hội. Các tri thức của xã hội học về sự phát triển của xã hội, về xu hướng phát triển của các hiện tượng và các quá trình xã hội là cơ sở quan trọng cho việc đề ra các quyết định quản lý. Các tài liệu thực nghiệm của các cuộc nghiên cứu xã hội học không những chỉ là những thông tin quan trọng trong việc xây dựng, đưa ra các quyết định quản lý, mà còn là phương tiện hữu ích để kiểm nghiệm các hoạt động thực tiễn, hoạt động quản lý con người. xã hội học còn giúp các nhà quản lý hiểu biết đúng nghĩa các hiện tượng, những quá trình mới nảy sinh trong đời sống xã hội, từ đó được những quyết sách đúng đắn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển. xã hội học còn có vài trò đặc biệt quan trọng trong việc dự báo xã hội nhờ vào hệ thống các phạm trù, khái niệm những quy luật của mình mà ít nhiều phản ánh thực tế xã hội, phản ánh sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng xã hội. xã hội học còn góp phần vào việc nghiên cứu, cải thiện chính bản thân công việc quản lý, cơ quan quản lý cũng như các phương pháp quản lý.

2.2.3. Chức năng tư tưởng

Thực tế, các giai cấp khác nhau quan tâm đến xã hội học cũng khác nhau. Điều đó cho thấy xã hội học có tính giai cấp và tính đảng. xã hội học Mác – Lênin phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. xã hội học trang bị cho nhân loại những tư tưởng về tính toàn diện của xã hội, về tính tất yếu trong sự phát triển của xã hội, từ đó tạo cho họ niềm tin vào tương lai của loài người và càng vững tin hơn vào hành động của mình. xã hội học còn có vai trò lớn trong việc tổ chức và quản lý các quá trình tư tưởng hông qua việc thường xuyên điều tra thực trạng tư tưởng của quần chúng, giáo dục tư tưởng cũng như các khía cạnh hoạt động tư tưởng của nhân dân lao động. xã hội học còn tạo cho con người thói quen suy nghĩ theo quan điểm khoa học đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, nâng tư duy thông thường thành tư duy khoa học trên cơ sở nhận thức sâu sắc xu thế phát triển của các hiện tượng và các quá trình xã hội. Từ đây xã hội học tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, duy tâm trong suy nghĩ và hành động của con người.

Các Chức Năng Cơ Bản Của Xã Hội Học Pháp Luật

48973

Chức năng của mỗi bộ môn khoa học được phản ánh một cách phong phú ở mối quan hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học ấy với hoạt động thực tiễn xã hội. Người ta căn cứ vào nhu cầu của xã hội trong sự nhận thức và tác động đến thực tiễn xã hội để xác định chức năng của một môn khoa học. Chức năng của xã hội học pháp luật được quy định bởi nhu cầu phát triển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người. Chức năng của xã hội học pháp luật bao gồm:

Chức năng nhận thức

Chức năng nhận thức của xã hội học pháp luật trước hết thể hiện ở chỗ, Xã hội học pháp luật trang bị cho người nghiên cứu môn học cách thức tiếp cận nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, hoạt động và phát triển của pháp luật bằng trí thức xã hội học có việc nghiên cứu hệ thống các khái niệm, lý thuyết và phương pháp của môn học. Trong khi chỉ ra những quy luật khách quan của sự kiện, hiện tượng pháp luật, xã hội học pháp luật đã tạo ra những tiền đề để nhận thức triển vọng phát triển cao hơn của sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu cũng như các mặt, các lĩnh vực sinh nhật của nó.

Hoạt động điều tra, khảo sát xã hội học pháp luật cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp cho việc nhận thức một cách khách quan, Toàn diện, đầy đủ và chính xác về nguồn gốc, bản chất của pháp luật; thực trạng của hệ thống pháp luật; về trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của giai cấp, các tầng lớp xã hội; về tình hình vi phạm pháp luật ở từng thời điểm, từng khu vực địa lý nhất định.

Nghiên cứu xã hội học pháp luật nhằm làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, hậu quả của hành vi sai lệch giúp cho các cá nhân, nhóm xã hội nhận thức đầy đủ hơn vị thế, vai trò của mình, từ đó có thái độ, hành vi phù hợp với các quy định chuẩn mực pháp luật, phát huy tính tích cực xã hội, hạn chế hành vi sai lệch.

Xã hội học pháp luật còn là cơ sở phát triển tư duy khoa học, tạo điều kiện hình thành thói quen suy xét mọi hiện tượng xã hội và quá trình phức tạp trên cơ sở thực nghiệm khoa học. Đặc biệt, xem luyện kỹ năng cho các chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tác phong nắm bắt kịp thời thông tin, cụ thể, sâu sắc về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống và xu hướng biến đổi của các quan hệ xã hội, chỉ ban hành pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật khi có đầy đủ thông tin và những luận chứng khoa học về nó.

Chức năng thực tiễn của xã hội học pháp luật có quan hệ mật thiết với chức năng nhận thức. Việc nghiên cứu xã hội học pháp luật không chỉ đơn thuần là vận dụng vào nhận thức hiện thực các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tiễn mà quan trọng là đưa ra các giải pháp đúng đắn, Kịp thời kiểm soát các sự kiện, hiện tượng đó. Sự phong phú, đa dạng của xã hội học pháp luật cả ở mặt lý luận và thực nghiệm làm cho nó trở thành công cụ thiết yếu trong hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật, đặc biệt là những hoạt động điều tra, khảo sát của ý nghĩa như là cầu nối các nhà khoa học, các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp với tầng lớp nhân dân, chính từ đây đã tạo ra một quy trình khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành của hệ thống pháp luật, c ca ở mặt lý luận và thực nghiệm làm cho nó trở thành công cụ thiết yếu trong hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật, đặc biệt là những hoạt động điều tra, khảo sát của ý nghĩa như là cầu nối các nhà khoa học, các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp với tầng lớp nhân dân, chính từ đây đã tạo ra một quy trình khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành của hệ thống pháp luật, các của các văn bản pháp luật, của các văn bản pháp luật.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xã hội học pháp luật cùng cố và xây dựng những luận cứ khoa học giúp cho đảng và nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn, kịp thời phù hợp với tình hình phát triển xã hội ở từng giai đoạn cụ thể. Quá trình xây dựng pháp luật đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc thực tiễn xã hội, các quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lý xã hội; đặc điểm dân cư, nhu cầu của các tầng lớp, các nhóm nghề nghiệp; dân tộc, giới tính, trình độ học vấn. Thông tin từ các cuộc khảo sát xã hội học sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp. Các cuộc khảo sát xã hội học pháp luật trên thế giới cho thấy, nhân tố chính làm giảm hiệu quả của pháp luật không phải là do sự thiếu vắng các cơ chế thực hiện pháp luật mà do sự không tương thích của pháp luật với những đòi hỏi khách quan trong việc điều tiết các lợi ích của xã hội. Sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào công việc xây dựng pháp luật sẽ đảm bảo được đầy đủ và toàn diện lợi ích, Ý nguyện của nhân dân và sẽ tạo điều kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả sau này. Thực tế đã cho thấy, các đề xuất về pháp luật như nâng giá điện, thu phí đối với xe mang biển xuống máy tính và Hà Nội, quy định vòng ngực, cân nặng đối với người tham gia giao thông hãy đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam… gặp phải sự phản đối gay gắt của dư luận do không phù hợp với lợi ích của đông đảo người dân.

Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật về những mặt, khía cạnh của đời sống pháp luật cung cấp những thông tin được phản ánh từ cơ sở thực tiễn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp họ cập nhật thường xuyên những thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện được những mâu thuẫn, xung đột hay những sai lệch từ đó tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật.

Chức năng dự báo

– Trên cơ sở kết quả khảo sát thu thập thông tin, xử lý thông tin, các nhà xã hội học pháp luật phân tích tính logic, tính khách quan, nhận diện các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các dự báo khoa học để làm sáng tỏ triển vọng phát triển xa hơn của những sự kiện, hiện tượng pháp luật trong tương lai.

– Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học pháp luật thu thập thông tin định tính, định lượng đánh giá dự báo tác động pháp luật giúp các chủ thể có thẩm quyền nhận biết những khả năng có thể xảy ra khi văn bản pháp luật được ban hành. Đặc biệt là đối với các dự thảo, dự án luật, các nghiên cứu của xã hội học pháp luật sẽ làm sáng tỏ các điều kiện cụ thể mà ở đó các văn bản pháp luật đang được dự thảo hoặc sắp ban hành. Từ việc đánh giá tác động pháp luật đối với thực tiễn xã hội, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra phương án, các giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật, chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

– Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng và ý thức pháp luật của các nhóm xã hội, về hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, tội phạm và hiệu quả của các biện pháp đấu tranh phòng, chống hành vi sai lệch, tìm ra nguyên nhân để đưa ra những dự báo về diễn biến tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội trong tương lai, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra các biện pháp hạn chế hành vi sai lệch và tội phạm.

Chức năng dự báo của xã hội học pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc hiểu biết sự kiện hiện tại và xu hướng phát triển đó trong tương lai là yếu tố cần thiết giúp cho các cơ quan nhà nước thông qua các quyết định một cách đúng đắn. Lựa chọn một giải pháp tôi yêu khánh liền với việc nhận thức đúng đắn những hậu quả pháp lý và xã hội của việc ban hành quy định đó, cũng như môi trường mà ở đó quyết định được ban hành sẽ được thực hiện trong tương lai.

Khoa Học Giáo Dục Và Chức Năng Xã Hội Của Khoa Học Giáo Dục

KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA KHOA HỌC GIÁO DỤC

Viện sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

GS thỉnh giảng Đại học Hiroshima-Nhật Bản

Tóm tắt: Bài viết phân tích quá trình chuyển đổi của các hoạt động giáo dục từ tự phát, kinh nghiệm… lên dựa trên nhận thức và quy luật khoa học. Bàn luận các đặc trưng của khoa học giáo dục và chức năng xã hội của khoa học giáo dục nói chung và khoa học giáo dục nghề nghiệp nói riêng Hoạt động giáo dục, khoa học giáo dục , quy luật khoa học, đặc trưng và chức năng xã hội của khoa học giáo dục.. Abstract: This article is analyzing a process of changing of educational operations from based on practical experiment to based on the scientific theory. Discussing specific characteristics and social functions of the educational science in generally and the professional education science in specialty : Educational operations, educational science , scientific theory specific characteristics and social functions of the educational science Đặt vấn đề

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; DD; 0913 584 171

Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước cho các thế hệ sau. Việc chuyển các hoạt động giáo dục dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn sang dựa trên các tri thức và quy luật khoa học về con người, xã hội và quá trình giáo dục (khoa học giáo dục) là một bước tiến căn bản của hoạt động giáo dục trong đời sống xã hội loài người văn minh. Đồng thời, quá trình đó cũng khẳng định vai trò, vị trí và chức năng xã hội quan trọng của khoa học giáo dục trong quá trình soi sáng và thúc đẩy sự phát triển giáo dục ở các quốc gia

Đặc trưng của giáo dục và khoa học giáo dục

Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển bách khoa – 2001 ) thuật ngữ giáo dục được định nghĩa là ” Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. Đây là một hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu được để duy trì và phát triển con người và xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, mà con người được giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động cơ, vừa là mục đích của phát triển xã hội “[ 1 ]

Khoa học giáo dục là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, các vấn đề, các quá trình giáo dục nhằm tìm hiểu các đặc tính, các mối quan hệ, phát hiện và vận dụng các qui luật của các quá trình, hoạt động giáo dục. Cũng như bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác, các nghiên cứu về khoa học giáo dục đều trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn giáo dục và những quan điểm lý luận cơ bản, nền tảng phản ánh những quan điểm giáo dục tiến bộ của dân tộc và thời đại, những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, các hệ tư tưởng, triết lý xã hội và giáo dục, các học thuyết, cơ sở lý luận về con người và xã hội, về hoạt động và nhân cách, về tư duy và nhận thức khoa học, về phép biện chứng duy vật, các quan điểm và các qui luật phát triển khoa học- công nghệ… là những cơ sở phương pháp luận quan trọng để xây dựng, ứng dụng và nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Nói một cách khác, phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp phản ảnh hệ thống các quan điểm, tiền đề xuất phát và các quy luật chung nhất của quá trình phát triển của xã hội, tự nhiên và tư duy làm cơ sở cho các nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học nói chung và trong lĩnh vực khoa học giáo dục nói riêng

Cơ sở phương pháp luận trong lĩnh vực khoa học giáo dục là các quan điểm tư tưởng, lý luận triết học Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các trào lưu triết học, quan điểm tiến bộ khác của nhân loại phản ảnh những tri thức , những quy luật khách quan và chung nhất trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Ở đây, cần đặc biệt nhất mạnh đến vai trò của các cơ sở phương pháp luận về phép biện chứng duy vật được P. Ăng ghen kế thừa và phát triển trong các công trình nghiên cứu của mình. Các cơ sở nhận thức luận khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử không chỉ có tác dụng định hướng khi tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục mà còn tạo ra cơ sở lý luận vững chắc cho quá trình hình thành và phát triển các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực này. Các quan điểm vận động trong các quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng; các quy luật phổ biến và đặc thù; các cặp phạm trù về các mối quan hệ: bản chất-hiện tượng; chung-riêng; chất-lượng; nhân-quả, hình thức- nội dung .v.v… là những cơ sở cơ bản trong tư duy khoa học khi nghiên cứu các quá trình và hiện tượng giáo dục trong khoa học giáo dục.

Chức năng xã hội của khoa học giáo dục

Trong lịch sử tư tưởng giáo dục, từ các nhà tư tưởng thời cổ đại ở phương Đông (Khổng tử) và phương Tây (Platôn; Arixtốt…)….đến các nhà triết học-xã hội, tâm lý-giáo dục Phương Tây ở thời kỳ khai sáng và phục hưng (J.J Rosseau; Emeli Durkheim…và ở thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp (Jean Piaget; John Dewey;..)..đặc biệt là các nhà tư tưởng, nhà giáo dục Mác-xit, minh triết giáo dục Hồ Chí Minh … đều nhấn mạnh chức năng xã hội của giáo dục và khoa học giáo dục trong phát triển con người và tiến bộ xã hội. Sự ra đời của của ngành khoa học nói chung và của khoa học giáo dục nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong đời sống xã hội phản ánh chức năng xã hội của khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng.

Nghiên cứu khoa học giáo dục là các hoạt động có chủ đích, có hệ thống nhằm đạt đến sự hiểu biết khách quan (được kiểm chứng) về các sự vật, hiện tượng, phát hiện các quy luật hoặc sáng tạo các phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới trong lĩnh vực giáo dục để ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động giáo dục (quản lý, giảng dạy, nghiên cứu ..)

Kết luận

Trong qúa trình giải quyết các vấn đề do lý luận và thực tiễn giáo dục đặt ra, nhà nghiên cứu khoa học giáo dục phải dựa trên những cơ sở khoa học (các quan niệm, hệ thống khái niệm khoa học, quy luật, các mối quan hệ, tác động khách quan giữa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy nói chung và trong giáo dục nói riêng..) cùng với việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục, dự báo phát triển để tìm ra các giải pháp, cách thức giải quyết vấn đề giáo dục đặt ra phù hợp với các quy luật phát triển khách quan, khoa học và nhu cầu thực tiễn. Quá trình nêu trên chính là quá trình nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học để giải quyết một vấn đề do thực tiễn giáo dục đặt ra. Luận cứ khoa học giáo dục là những căn cứ lý luận khoa học giáo dục và thực tiễn giáo dục đã được nghiên cứu, phân tích, luận giải và kiểm chứng có hệ thống tạo cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn giáo dục đặt ra (quan điểm, giải pháp, cách thức, phương pháp..v.v). Làm tốt và có hiệu quả các nội dung trên là sự thể hiện cụ thể vai trò xã hội của khoa học giáo dục trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục. soi sáng con đường và thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục vì sự tiến bộ của con người và xã hội

Tài liệu tham khảo chính

Tri thức là sức mạnh (F.Bacon). Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng và như vũ bão của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng đã và đang thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Phát triển khoa học giáo dục hiện đại phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục&đào tạo nước nhà đã và đang là yêu cầu cấp bách để phát huy chức năng xã hội của khoa học giáo dục. Đổi mới, canh tân giáo dục &đào tạo dựa trên cơ sở khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng là sự bảo đảm vững chắc cho sự phát triển bền vững của sự nghiệp giáo dục&đào tạo nước nhà trong thời kỳ CNH&HĐH và hội nhập quốc tế

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam. Hải Phòng

[2] Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội

[3] Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội 2014

[4] Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội

[5] Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội

Chức Năng Xã Hội Của Luật Sư

Chức năng xã hội của Luật sư trong hoạt động tố tụng chính là thiên chức và sứ mệnh của Luật sư trong việc khẳng định những giá trị cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Chức năng này không phải tự nhiên mà có, bởi lẽ về bản chất, hoạt động hành nghề Luật sư trước hết phản ánh nhu cầu của các chủ thể về trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Qua quá trình phát triển của nghề Luật sư, điều dễ nhận thấy là nghề Luật sư được hình thành từ cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công xã hội. Chính từ hành động chống lại những bất công trong xã hội có giai cấp mà hình ảnh Luật sư xuất hiện như sự hiện diện của một đấng cứu thế, phản ánh ước vọng khát khao của các tầng lớp nhân dân về công bằng, dân chủ. Do đó, hoạt động của Luật sư không thể tách rời với các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và mô hình tố tụng hình sự của mỗi quốc gia. Từ đó có thể thấy, các quan hệ pháp luật điều chỉnh chính là những tiền đề để nghề Luật sư tồn tại và phát triển.

Chức năng xã hội được quy định tại Điều của Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 như sau:“Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư [3] Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vì vậy, chức năng xã hội của Luật sư được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng nhu cầu pháp lý của các chủ thể trong xã hội một cách minh bạch, giúp những chủ thể này nhận biết chân thực và chính xác các nhu cầu chính đáng của mình. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Luật sư khi tham gia tố tụng là phải tuân thủ pháp luật, có kỹ năng, kỷ luật, có trình độ chuyên môn, tận tâm với khách hàng và còn phải là người có tấm lòng yêu thương con người, một lòng vì chính nghĩa, tin tưởng vào công bằng xã hội. Khi tham gia tố tụng, Luật sư được xem như người soi đường chỉ lối giúp phân định tính đúng sai trong xử sự của chủ thể nhằm đáp ứng mục tiêu phân xử công bằng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Với định hướng, xây dựng phát triển Việt Nam trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thông qua Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW chính là điều khẳng định nghề Luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay như một đòi hỏi tự thân của nền công lý và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Khi nói tới chức năng xã hội của Luật sư nói chung và hoạt động tư pháp nói riêng, cần đặt vị trí Luật sư trong các mối quan hệ chi phối đến hoạt động nghề nghiệp và xem xét các yếu tố này trong tổng thể các giá trị của sự phát triển dân chủ, quan niệm về sự công bằng, văn minh cũng như các thành tố khác tạo nên xã một xã hội dân chủ. Hoạt động của Luật sư trong tố tụng thời gian qua đã góp phần mang đến cho xã hội nói chung và hoạt động tố tụng nói riêng những giá trị dân chủ, thông qua sự bình đẳng trong tranh tụng, đề xuất yêu cầu, đại diện hoặc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Chức năng xã hội của Luật sư còn được thể hiện thông qua hoạt động hành nghề trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách, công dân nơi vùng xa, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn hay hoạt động trợ giúp pháp lý theo chỉ định của cơ quan tố tụng.

Như vậy, có thể khẳng định yếu tố tín nhiệm đối với nghề Luật sư luôn là điều kiện tiên quyết, đòi hỏi quá trình phấn đấu không ngừng trong tiến trình hoạt động hành nghề. Luật sư luôn phải ý thức được trách nhiệm xã hội của nghề nghiệp, luôn đảm bảo lấy việc phụng sự công lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng làm tôn chỉ thực hiện hoạt động nghề nghiệp, thực hiện trên cơ sở pháp luật, lấy uy tín làm gốc. Đây chính là yêu cầu nội tại, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình và hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ Luật sư.

nguồn chúng tôi

” Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012