Top 6 # Trình Bày Chức Năng Của Không Bào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Trình Bày Cấu Trúc, Chức Năng Của Nhân Tế Bào.

Bài 32: Ôn tập phần một và phần hai

Bài 6 trang 110 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày cấu trúc, chức năng của nhân tế bào.

Lời giải:

* Cấu trúc:

– Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5μm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.

– Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài thường nối với mạng lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80 nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.

– Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc trải qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng NST trong mỗi tế bào nhân chuẩn mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: tế bào xô ma ở người có 46 NST, ở ruồi giấm có 8 NST, ở đậu Hà Lan có 14 NST, ở cà chua có 24 NST,…

– Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt mầu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80-85%) và rARN. Nhân con không có màng riêng, chúng bị phân huỷ và mất đi khi tế bào phân chia. Nhân con chỉ được hình thành lại khi tế bào con được tách ra nhờ phân bào.

* Chức năng:

Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

Xem tiếp các bài Giải bài tập Sinh học lớp 10 nâng cao khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-32-on-tap-phan-mot-va-phan-hai.jsp

Không Bào Là Gì? Cấu Trúc Và Chức Năng Của Không Bào

Không bào là gì?

Không bào là một bào quan gắn với màng sinh chất có mặt ở mọi tế bào thực vật nấm và một số sinh vật nguyên sinh động vật và tế bào vi khuẩn Không bào là những khoang đóng kín thiết yếu bên trong chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch, mặc dù một số trường hợp nhất định chúng có thể chứa sỏi đã bị bao lấy.

Không bào ở tế bào thực vật

Cấu trúc

Không bào hình thành bằng sự dung hợp của nhiều túi có màng bao và kích thước thường lớn hơn những túi này. Bào quan này không có hình dạng và kích thước cơ bản, cấu trúc của nó biến đổi tuân theo nhu cầu của tế bào.

Chức năng của không bào

Chức năng và tầm quan trọng của không bào tùy thuộc vào loại tế bào mà chúng có mặt, mà sự biểu hiện rõ nét hơn ở tế bào thực vật, nấm và một số sinh vật nguyên sinh hơn là ở tế bào động vật và vi khuẩn Nói chung, chức năng của không bào bao gồm:

– Cô lập vật liệu lạ có thể ảnh hưởng hoặc gây hại tới tế bào chủ

– Chứa các sản phẩm thải loại

– Chứa nước ở tế bào thực vật

– Duy trì áp lực thủy tĩnh nội bào hoặc áp lực trương bên trong tế bào

– Duy trì mức pH nội bào

– Chứa các phân tử nhỏ

– Xuất thải những chất không cần thiết ra khỏi tế bào

– Cho phép thực vật duy trì các cấu trúc như lá và hoa bởi áp lực của không bào

– Bằng cách tăng kích thước qua áp lực trương nở, cho phép thực vật nảy mầm và các cơ quan của nó sinh trưởng rất nhanh và sử dụng chủ yếu là nước.

– Ở hạt giống, các protein dự trữ cần thiết cho sinh trưởng được giữ trong các thể protein, mà chính là các không bào bị biến đổi.

Không bào cũng đóng vai trò quan trong thể tự thực, duy trì mức cân bằng giữa phát sinh sinh vật và thoái hóa, của nhiều cơ chất và cấu trúc tế bào trong một số sinh vật. Chúng cũng hỗ trợ sự tiêu (lysis) và tái sử dụng các protein bị lỗi gập mà dùng để xây dựng lên tế bào.

Chức năng của tế bào thực vật

Ở sinh vật nguyên sinh, có thêm một chức năng đó là lưu giữ thức ăn mà đã được hấp thụ bởi sinh vật và hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tiến trình đào thải cho tế bào.

Không bào có thể đã trải qua một vài lần tiến hóa độc lập, thậm chí bên trong thực vật xanh viridiplantae.

Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của Nhân Tế Bào Nhân Thực Câu Hỏi 93724

Đáp án:

Nhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên.

Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5µm.

Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc

Hình 3 : Cấu tạo của nhân tế bào

Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6 – 9nm. Màng ngoài thường nối với lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80nm. Lỗ nhân được gắn liền với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.b) Chất nhiễm sắc Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: tế bào xôma ở người có 46 nhiễm sắc thể, ở ruồi giấm có 8 nhiễm sắc thể, ở đậu Hà Lan có 14 nhiễm sắc thể, ở cà chua có 24 nhiễm sắc thể… c) Nhân con Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80% – 85%) và rARN.

2. Chức năng Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào. Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

Giải thích các bước giải:

Trình Bày Chức Năng Cơ Bản Của Văn Học

Bài làm

Văn học là sức sáng tạo của con người thể hiện quan niệm sống, thái độ sống trước những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống của con người. Nó thường thể hiện những giá trị chân thực trong cuộc sống đời thường của con người.

Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả. Văn học thường thể hiện tâm tư, tình cảm của người dân. Ngoài ra nó cũng có những chức năng riêng của mình.

Chức năng nhận thức:

Chức năng nhận thức là nhằm cung cấp kiến thức cho con người, giúp con người phát triển, tư duy, khả năng đánh giá sự vật hiện tượng, tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử, vị trí địa lý của nhân loại.

Trong chức năng nhận thức này chúng ta có thể thấy bất kỳ một bài thơ bài văn nào đều có những mục đích, ý nghĩa sâu xa nằm trong đó. Nó đưa tới người đọc, một giá trị nào đó, nhằm giúp người đọc hiểu sâu xa hơn về vấn đề.

Chức năng thẩm mỹ:

Chức năng thẩm mỹ là hướng con người tới cái đẹp. Hướng tới cái chân thiện mỹ, giúp con người sống tốt hơn. Phát huy tính nhân văn của mình. Văn học cũng như những môn nghệ thuật khác đều hướng con người tới giá trị thẩm mỹ của cuộc sống. Nhằm ca ngợi những cái hay, cái đẹp, làm tấm gương cho người khác noi theo.

Bản chất sâu xa của văn học chính là chứa đựng cái đẹp trong những câu chuyện, những ngôn ngữ giàu hình ảnh của mình. Cho nên, văn học phải đáp ứng được tính thẩm mỹ của con người.

Một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm hướng con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống, phải hướng con người tới giá trị chân thiện mỹ, khơi sáng tâm hồn cho con người. Đó mới là tác phẩm văn học xuất sắc.

Tính giáo dục:

Trong bất kỳ một tác phẩm văn học nào đều có tính giáo dục riêng của nó. Với những bài thơ cách mạng thì giáo dục lòng yêu nước, tinh thần căm thù giặc.

Với những tác phẩm văn học bình thường thì giáo dục tình cảm con người, sự chung thủy son sắc, sự anh dũng, hy sinh…Tất cả những tác phẩm văn học đều chứa một ý nghĩa giáo dục riêng của mình.

Trong thực tế thì người đọc rất khó để có thể nhận thức rõ được ba chức năng này của văn học một cách rõ ràng tách biệt, bởi ba chức năng này thường gắn bó mật thiết với nhau tạo nên tính nghệ thuật cho văn chương. Tạo nên sự thành công cho mỗi tác phẩm.

Văn mẫu lớp 10

Từ khóa tìm kiếm:

hay làm rõ các chức năng của văn học lớp 10