Top 15 # Vai Trò Và Chức Năng Của Hội Đồng Nhân Dân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Tiếp Tục Phát Huy Vai Trò, Chức Năng Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân

Quang cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu biểu dương những đóng góp quan trọng của HĐND, Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh của đất nước trong năm 2017. Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các tham luận của đại biểu đã tập trung và nhấn mạnh vào một số nhân tố có tính chất quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát. HĐND, Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong công tác tổ chức chuẩn bị và kết thúc hoạt động giám sát thời gian qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị HĐND, Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm của đại biểu dân cử, cơ quan đại diện quyền làm chủ của người dân, tiếp tục phát huy vai trò, chức năng giám sát của HĐND.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát, HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố cần có chương trình cụ thể, lựa chọn nội dung, đối tượng, thời điểm giám sát, thành phần đoàn giám sát theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, phù hợp với thực tiễn, tránh dàn trải, trùng lặp, chồng chéo. Hoạt động chất vấn, giải trình của HĐND, Thường trực HĐND phải rõ ràng, minh bạch, đúng trọng tâm, trọng điểm. Với hoạt động giám sát thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ do HĐND bầu cần thực hiện theo đúng quy trình, đánh giá đúng thực chất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị HĐND, Thường trực HĐND cần quan tâm, tăng cường hoạt động giám sát thông qua việc xem xét quyết định của UBND cùng cấp, Nghị quyết HĐND cấp dưới để kịp thời phát hiện những nội dung không phù hợp, chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo thẩm quyền, nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ của hệ thống pháp luật; đồng thời huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân quan tâm đến hoạt động giám sát của HĐND, nhất là kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật cho đại biểu HĐND.

Vị Trí, Vai Trò, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Phương Thức Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân Và Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân Cấp Xã

Địa vị chính trị – pháp lý của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng được xác định trước hết trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

HĐND câp xã có 02 tư cách:

Thứ nhất, là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương, HĐND là một bộ phận cấu thành thiết chế đại diện của quyền lực Nhà nước.

Thứ hai, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND có nhiệm vụ chấp hành hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, có quyền quyết định các chủ trương và biện pháp triển khai thực thi pháp luật cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Việc chấp hành này của HĐND được thể chế hóa thành các nghị quyết của HĐND.

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, hoạt động của HĐND thực chất là hoạt động chấp hành bằng việc ra các nghị quyết.

tốc độ tăng chi thường xuyờn so với tốc độ tăng chi ngõn sỏch núi chung của địa phương. Nếu tốc độ tăng chi thường xuyờn thấp hơn, thể hiện việc địa phương tiết kiệm trong chi thường xuyờn đỳng với Nghị quyết của HĐND. – Xem xột chi sự nghiệp giỏo dục, đào tạo và dạy nghề: Đõy là lĩnh vực được ưu tiờn phỏt triển. Trường hợp chi sự nghiệp giỏo dục, đào tạo và dạy nghề tăng so với dự toỏn thỡ cần xỏc định nguồn tăng chi cú phự hợp khụng? Trường hợp giảm chi so với dự toỏn cần làm rừ nguyờn nhõn giảm chi để cú biện phỏp thớch hợp cho năm tới. – Xem xột chi tiết hành chớnh, Đảng, đoàn thể: Về nguyờn tắc, đõy là những khoản chi cần hạn chế, vỡ vậy khụng được chi vượt dự toỏn. Trường hợp chi vượt dự toỏn, cần xem xột kỹ cỏc nguyờn nhõn (vớ dụ do tăng biờn chế thỡ việc tăng cú đỳng thẩm quyền và co cần thiết khụng; do tăng chi mua sắm từ nguồn nào, cú hợp lý khụng; Tăng chi cỏc khoản tiếp khỏc và hội nghị cú hợp lý khụng và từ nguồn nào). – Hiện nay, nguồn chi phớ thực hiện cải cỏch tiền lương được bố trớ riờng một dũng trong dự toỏn hoặc nhận bổ sung từ ngõn sỏch cấp trờn. Khi thực hiện và quyết toỏn việc cải cỏch tiền lương mới phản ỏnh vào trong lĩnh vực chi, trong đú cú chi hành chớnh. 4.2.3. Xem xột kết dư ngõn sỏch địa phương Kết dư ngõn sỏch địa phương là chờnh lệch giữa số thu lớn hơn số chi của ngõn sỏch địa phương. Giỏm sỏt kết dư ngõn sỏch dựa trờn cỏc nghiờn cứu cỏc số liệu quyết toỏn và chất vấn UBND để xem số kết dư đó được tớnh toỏn chớnh xỏc hay khụng. Để xỏc định kết dư ngõn sỏch địa phương, phải lưu ý cỏc điểm sau: – Số thu ngõn sỏch địa phương bao gồm tất cả cỏc khoản thu, trong đú bao gồm cả khoản thu chuyển nguồn từ năm trước sang, số đang thu so với dự toỏn. – Số chi ngõn sỏch địa phương phải tớnh đầy đủ trả chi chuyển nguồn, bao gồm: + Chi chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện cỏc nhiệm vụ chi đó cú trong dự toỏn song chưa chi hoặc chưa chi hết được cấp cú thẩm quyền cho chuyển sang năm sau chi tiếp; + Chi chuyển nguồn cỏc khoản tạm ứng ngõn sỏch đó xuất quỷ nhưng chưa đủ thủ tục quyết toỏn được chuyển sang năm sau quyết toỏn. III. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA HĐND CẤP XÃ Giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch là một hoạt động phức tạp, liờn quan đến cỏc mối quan hệ kinh tế và lợi ớch phức tạp, bao gồm cỏc khớa cạnh kinh tế – chớnh trị – hành chớnh và phỏp lý, đũi hỏi bờn giỏm sỏt phải cú những kiến thức và kỹ năng nhất định để thực hiện giỏm sỏt cú hiệu quả. Do đú cần bảo đảm một số điều kiện cần thiết khi thực hiện giỏm sỏt ngõn sỏch như sau: 1. Xỏc định đỳng vấn đề cần giỏm sỏt Việc quản lý tài chớnh – ngõn sỏch của chớnh quyền cấp xó bao quỏt nhiều nội dung, từ lập dự toỏn đến điều hành quỏ trỡnh thu chi ngõn sỏch và quyết toỏn ngõn sỏch. Rất khú cú thể đi vào mọi nội dung của quỏ trỡnh này. Vỡ vậy, cầ lựa chọn ra những vấn đề cần phải giỏm sỏt và tập trung sõu vào vấn đề này để bảo đảm giỏm sỏt cú hiệu quả. Thụng thường, cỏc vấn đề cần quan tõm giỏm sỏt liờn quan đến cỏc lĩnh vực nhạy cảm trong quản lý tài chớnh – ngõn sỏch như: chi đầu tư xõy dựng cơ bản, tỡnh trạng thất thu và trốn lậu thuế, phớ và lệ phớ, tỡnh hỡnh lóng phớ ngõn sỏch nhà nước, việc thực hiện chương trỡnh xúa đúi giảm nghốo, quản lý và sử dụng nguồn do dõn đúng gúp. Ngoài ra, cỏc vấn đề cụ thể trong lập dự toỏn, điều hành và quyết toỏn ngõn sỏch cũng thường nảy sinh do năng lực quản lý tài chớnh và những lợi ớch cỏ nhõn chi phối. HĐND là cơ quan chức năng thực hiện giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch ở địa phương cần lựa chọn cỏc nội dung cần thiết, liờn quan đến hiệu quả hoạt động kinh tế – xó hội trờn địa bàn để tiến hành giỏm sỏt. Đối với cỏc đại biểu HĐND, với những hiểu biết và thụng tin thu nhận được qua việc tiếp xỳc với cử tri và thực tiễn cụng tỏc của mỡnh, cần chỳ trọng vào những nội dung đang gõy ra sự bức xỳc trong thực tiễn và trong dư luận nhõn dõn để thực hiện theo dừi, giỏm sỏt và phản ỏnh với HĐND. 2. Bảo đảm cung cấp thụng tin đầy đủ và chớnh xỏc Việc giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch sẽ khụng cú hiệu quả nếu khụng dựa trờn cỏc thụng tinh kinh tế – tài chớnh đầy đủ và chớnh xỏc. Vỡ vậy, HĐND,cỏc ban của hội đồng cũng như từng đại biểu khi tiến hành giỏm sỏt một nội dung nào đú cần chuẩn bị và yờu cầu đối tượng bị giỏm sỏt cung cấp thụng tin đầy đủ và chớnh xỏc về nội dung được giỏm sỏt. Việc nghiờn cứu, phõn tớch cỏc thụng tin sẽ giỳp đưa ra cỏc nhận xột đỳng đắn về cỏc vấn đề giỏm sỏt. Thụng thường, cần yờu cầu đối tượng bị giỏm sỏt cung cấp cỏc bỏo cỏo về nội dung giỏm sỏt, đồng thời cần thu thập thụng tin từ cỏc bờn cú liờn quan đến nội dung giỏm sỏt. Qua nghiờn cứu, phõn tớch cỏc thụng tin và hiện tượng, cần nờu lờn những cõu hỏi nghi vấn và yờu cầu đối tượng giỏm sỏt phải giải trỡnh làm rừ cỏc vấn đề, để từ đú rỳt ra cỏc kết luận cần thiết. 3. Bảo đảm phõn cụng, phõn nhiệm vụ rừ ràng Giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch đũi hỏi phải dựa trờn cơ sở quan trọng để việc giỏm sỏt tập trung đỳng vào cỏc nội dung quản lý tài chớnh – ngõn sỏch theo phạm vi thẩm quyền và mỗi cơ quan đơn vị thuộc cơ quan cấp đú. Đối với ngõn sỏch cấp xó, bờn cạnh nội dung quản lý tài chớnh của cỏc cơ quan, đơn vị, theo quy định của luật ngõn sỏch nhà nước, chớnh quyền xó cũn cú trỏch nhiệm thực thi một số nội dung quản lý tài chớnh – ngõn sỏch chung đối với địa phương, chẵng hạn như việc ban hành cỏc định mức phõn bổ ngõn sỏch đối với cỏc lĩnh vực, một số nội dung chi thực tế cấp xó. Vỡ vậy, hoạt động giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch của HĐND xó cần xỏc định rừ phạm vi cỏc hoạt động tài chớnh – ngõn sỏch, cần giỏm sỏt phự hợp với sự phõn cụng, phõn nhiệm theo quy định phỏp luật. 4. Dành thời gian thỏa đỏng cho cụng tỏc giỏm sỏt. Giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch đũi hỏi khụng chỉ đọc cỏc bỏo cỏo liờn quan đến nội dung giỏm sỏt, mà tra cứu cỏc văn bản, tài liệu cần thiết để cú thể hiểu và phõn tớch cỏc bỏo cỏo đú trong nhiều trường hợp cần cú thời gian để tổ chức đoàn giỏm sỏt để khảo sỏt thực tiễn trước khi đưa ra kết luận. Việc xem xột vấn đề khụng kỹ lưỡng, khụng dành đủ thời gian để nghiờn cứu và phõn tớch sẽ dẫn đến những kết luận khụng chớnh xỏc, ảnh hưởng khụng nhỏ đến việc quản lý tài chớnh – ngõn sỏch ở địa phương. Vỡ vậy, cần dành thời gian thỏa đỏng cho giỏm sỏt tài chớnh – ngõn sỏch để bảo đảm đưa ra cỏc kết luận chớnh xỏc, cú căn cứ và cú tỏc dụng trong thực tiễn. 5. Tận dụng ý kiến của cỏc chuyờn gia Lĩnh vực tài chớnh – ngõn sỏch là một lĩnh vực đũi hỏi chớnh thức chuyờn mụn khỏ sõu để nắm bắt, hiểu vấn đề và đưa ra cỏc kiến nghị đỳng đắn, phự hợp. Trờn thực tế nhiều đại biểu HĐND khụng thể cú cỏc kiến thức chuyờn sõu về tài chớnh – ngõn sỏch, vỡ vậy khú cú thể nhận xột và đưa ra ý kiến cú chất lượng về những nội dung này. Việc mời cỏc chuyờn gia tư vấn và phõn tớch trong lĩnh vực tài chớnh – ngõn sỏch là hết sức cần thiết đối với những vấn đề chuyờn mụn sõu, giỳp cho HĐND cũng như cỏc đại biểu HĐND hiểu được bản chất vấn đề. Cú thể mời cỏc chuyờn gia tham gia vào quỏ trỡnh thẩm tra ngõn sỏch của HĐND để cung cấp cỏc đỏnh giỏ xỏc đỏng về ngõn sỏch địa phương. Việc tổ chức giỏm sỏt theo chuyờn đề, làm việc nhúm về cỏc vấn đề cũn nhiều tranh cói, kết hợp với tư vấn, phõn tớch của chuyờn gia sẽ giỳp HĐND đưa ra quyết định phự hợp về tài chớnh – ngõn sỏch. 6. Sử dụng hiệu quả cỏc cụng cụ giỏm sỏt Trong lĩnh vực ngõn sỏch, HĐND khú cú thể giỏm sỏt đầy đủ và chuyờn sõu về cỏc nội dung quản lý tài chớnh – ngõn sỏch nếu thiếu sự trợ giỳp của cỏc cụng cụ giỏm sỏt quan trọng như kiểm toỏn nhà nước và thanh tra tài chớnh. Kiểm toỏn nhà nước thực hiện kiểm toỏn tớnh đỳng đắn, hợp phỏp của cỏc số liệu bỏo cỏo quyết toỏn của ngõn sỏch địa phương. Kiểm toỏn bỏo cỏo quyết toỏn được thực hiện trước khi HĐND phờ chuẩn tổng quyết toỏn. Bỏo cỏo kết quả kiểm toỏn được cụng bố cụng khai. Bỏo cỏo kiểm toỏn của nhà nước sẽ phõn tớch, đỏnh giỏ cỏc thụng tin, dữ liệu đó được kiểm toỏn, giỳp HĐND thấy rừ thực trạng hoạt động kinh tế – tài chớnh, cụng tỏc quản lý, sử dụng ngõn sỏch, tiền và tài sản nhà nước. Kết quả kiểm toỏn cũng chỉ ra cỏc nguy cơ cú thể dẩn đến những rủi ro đối với thu chi ngõn sỏch và sự phỏt triển kinh tế, từ đú giỳp HĐND chỉ đạo và đề xuất cỏc giải phỏp thớch hợp để ngăn chặn cỏc rủi ro về ngõn sỏch và hậu quả của nú đối với sự phỏt triển kinh tế xó hội của địa phương. 7. Bảo đảm thực hiện cỏc kiến nghị sau giỏm sỏt Kết quả giỏm sỏt được thể hiện thụng qua bỏo cỏo giỏm sỏt và kiến nghị của HĐND đối với đối tượng bị giỏm sỏt nhằm hoàn thiện cụng tỏc quản lý tài chớnh – ngõn sỏch của đối tượng này. Trờn thực tế, do phải thực hiện nhiều nhiờm vụ khỏc nờn trong nhiều trường hợp HĐND khụng đủ điều kiện để theo dừi đến cựng việc thực hiện cỏc kiến nghị sau giỏm sỏt. Một số cơ quan thậm chớ khụng trả lời cỏc kiến nghị giỏm sỏt của HĐND. Vỡ vậy, một yờu cầu quan trọng để nõng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giỏm sỏt của HĐND là việc thực hiện nghiờm tỳc, cụng khai cơ chế kiểm soỏt việc thực hiện cỏc kiến nghị sau giỏm sỏt. Đồng thời cú biờn phỏp xử lý đối với những cơ quan, đơn vị nào khụng nghiờm tỳc thực hiện cỏc kiến nghị của HĐND. Túm lại, HĐND với vị trớ là cơ quan quyền lực tại địa phương phải thực hiện quyền giỏm sỏt tối cao đối với hoạt động tài chớnh – ngõn sỏch địa phương. Cỏc cơ quan của HĐND thẩm tra, giỏm sỏt cỏc vấn đề cụ thể, chuyờn sõu về tài chớnh – ngõn sỏch. Đồng thời mỗi đại biểu HĐND cũng cú nghĩa vụ và trỏch nhiệm thực hiện quyền giỏm sỏt của mỡnh nhằm thực hiện một cỏch tốt nhất quyền lực mà nhõn dõn giao phú cho HĐND thụng qua cỏc đại biểu của mỡnh. Thụng qua hoat động thẩm tra, giỏm sỏt về tài chớnh – ngõn sỏch để xem xột, đỏnh giỏ việc tuõn thủ phỏp luật tài chớnh, tớnh hiệu quả, tớnh thực tiễn của cỏc chủ trương, giải phỏp, cỏc chớnh sỏch tài chớnh – tiền tệ trong đời sống kinh tế, xó hội, tỡnh hỡnh chấp hành ngõn sỏch, chấp hành kỷ luật tài chớnh, kỷ luật ngõn sỏch. Việc thực hiện chức năng thẩm tra, giỏm sỏt của HĐND là nhõn tố quan trọng để tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND trong lĩnh vực tài chớnh – ngõn sỏch ở địa phương.

Làm Tốt Chức Năng Quyết Định Của Hội Đồng Nhân Dân

Buổi tọa đàm về “Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các quận, huyện, thị xã”. (ảnh: Thùy Linh)

Ông Phương Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ cho rằng, chức năng giám sát qua hình thức chất vấn rất quan trọng ở mỗi kỳ họp. Điều này cần mỗi đại biểu HĐND nêu cao tinh thần trách nhiệm. Những vấn đề bức xúc của địa phương phải yêu cầu cơ quan chức năng báo cáo, giải trình làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, hướng giải quyết và thời hạn giải quyết.

Theo ông Phương Ngọc Ánh, các Đại biểu không nên đặt câu hỏi đơn thuần để nắm bắt thông tin, làm giảm tác dụng của hoạt động chất vấn, cử tri không yên tâm, hài lòng. Vì thế, trước mỗi hoạt động giám sát, HĐND các cấp nên họp, phân công đại biểu am hiểu, nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực đó thực hiện chất vấn, truy đến cùng các vấn đề còn nổi cộm ở địa phương và đề xuất hướng khắc phục.

Thực tiễn cho thấy, để thực hiện chức năng quyết định và giám sát hiệu quả, yếu tố con người vẫn là trung tâm. Ngoài cơ cấu hợp lý số lượng đại biểu theo hướng giảm đại biểu kiêm nhiệm, tăng đại biểu chuyên trách, còn thêm việc thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu cho đại biểu.

Phó Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì Nguyễn Quang Hiếu cho biết, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, giám sát theo kế hoạch và đột xuất,…rất cần phải được bồi dưỡng thêm cho đại biểu.

Tại các hội nghị của HĐND các cấp trên địa bàn Thành phố, rất nhiều đại biểu HĐND đều bày tỏ nguyện vọng được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, tăng kỹ năng hoạt động của đại biểu. Song rất ít đại biểu đề cập cụ thể phương thức tập huấn như thế nào cho hiệu quả, chuyên sâu, nhất là đối với đại biểu HĐND cấp xã, phường, thị trấn.

Theo đại biểu HĐND các quận, huyện Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Phúc Thọ, Thanh Trì,… việc tập huấn nên tập trung vào các nội dung như: Thực hiện quy trình xây dựng nghị quyết; công tác thẩm tra; cách thức cho ý kiến vào các dự thảo nghị quyết chuyên đề; phương pháp xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm và lựa chọn vấn đề giám sát đột xuất theo kiến nghị của cử tri; cách đặt câu hỏi trong hoạt động chất vấn;…

Chưa kể đến hoạt động của HĐND cấp cơ sở, ngay trong việc thực hiện chức năng quyết định của HĐND cấp huyện cũng được Thường trực HĐND thành phố nhận định, một số nơi còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp, năng lực thẩm tra, phản biện của HĐND trước khi quyết định một số vấn đề quan trọng chưa thật tích cực, có chất lượng, thậm chí có vấn đề cơ quan soạn thảo (UBND cùng cấp) đưa ra chưa thật thuyết phục, chưa đi vào cuộc sống nhưng HĐND vẫn biểu quyết thông qua. Đây chính là năng lực thẩm tra, giám sát của đại biểu hạn chế, vì vậy, rất cần được tập huấn, nâng cao kỹ năng hoạt động, năng lực chuyên môn để thẩm định trước khi quyết định.

Phát biểu tại buổi tọa đàm về “Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các quận, huyện, thị xã” mới đây, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, chức năng giám sát của HĐND các cấp rất quan trọng, vì thế, HĐND các địa phương cũng cần tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực này đối với đại biểu HĐND các xã, phường, thị trấn, nhất là đại biểu chuyên trách, nhằm phục vụ tốt cho phiên giải trình, phiên chất vấn tại các kỳ họp.

Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội yêu cầu, Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã sớm có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng cho đại biểu HĐND cấp cơ sở, bởi thực tiễn, hoạt động của HĐND cấp xã, phường, thị trấn chưa đồng đều.

Nguyễn Công

Nguồn :

Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Hội Đồng Nhân Dân Và Ủy Ban Nhân Dân

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa…

Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân được pháp luật quy định là xuất phát từ vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân với tính cách là cơ quan chính quyền Nhà nước trong hệ thống bộ máy Nhà nước thống nhất. Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn theo phân cấp quản lý của chính quyền cấp trên, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương.

Mặt khác, như đã nói ở trên, Hội đồng nhân dân là hình thức quản lý địa phương kiểu mới. Nó bao quát và thống nhất trong mình những cơ cấu do nó lập ra để phân công, phân nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân (như Thường trực, Uỷ ban nhân dân, các ban). Những nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật qui định cho Hội đồng nhân dân ở những nét chung nhất là hàm ý qui định cho cơ quan chính quyền địa phương ở cấp đó mà Hội đồng nhân dân là cơ quan chủ đạo, bao quát. Việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đó sau này sẽ được phân định cụ thể cho bản thân Hội đồng nhân dân (kỳ họp Hội đồng nhân dân) hay Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân tuỳ thuộc mức độ và tính chất của vấn đề.

Nhiệm vụ (chức năng) cơ bản nhất của Hội đồng nhân dân với tính cách là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương là “căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, ra nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước” (Điều 120 Hiến pháp năm 1992). “Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương. (Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003).

Tựu trung lại chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân thể hiện trên ba hướng: một là, quyết định các biện pháp quản lý địa phương; hai là, tổ chức thực hiện các quyết định và ba là, giám sát việc thực hiện các quyết định và hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác. Như vậy, pháp luật nước ta nhìn nhận Hội đồng nhân dân là một cơ quan quản lý địa phương toàn quyền và thống nhất. Tính toàn quyền và chủ đạo của Hội đồng nhân dân thể hiện ở chỗ nó là cơ quan vừa quyết định các biện pháp (ban hành nghị quyết) vừa tổ chức thực hiện các quyết định và giám sát thực hiện các quyết định đó. Đương nhiên Hội đồng nhân dân không làm hết tất cả mà lập ra các cơ cấu của mình để phân giao, phân nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung.

Trong số các phương hướng hoạt động chủ yếu đó thì chức năng quyết định và chức năng giám sát được Hội đồng nhân dân trực tiếp thực hiện nhiều hơn cả. Ở đây chức năng quyết định là đặc trưng nổi bật của Hội đồng nhân dân với tính cách là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Điều này phân biệt Hội đồng nhân dân nước ta với các Hội đồng tự quản (thực chất là Hội đồng tư vấn) ở một số đơn vị hành chính các nước tư bản.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, Hội đồng nhân dân, mặc dù được coi là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan có quyền quyết định, song nó không phải là một “Quốc hội địa phương” có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở địa phương. Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ quản lý địa phương trong khuôn khổ qui định của pháp luật tức là thi hành, chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương, quyết định những vấn đề được giao ở địa phương. Với ý nghĩa đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước và quản lý Nhà nước ở địa phương.

Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân được Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân qui định chung cho tất cả các cấp theo từng lĩnh vực chính trị – kinh tế – xã hội ở địa phương.

Trong lĩnh vực kinh tế Hội đồng nhân dân quyết định:

1. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chủ trương biện pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ở địa phương, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất, kinh

doanh của các cơ sở kinh tế theo qui định của pháp luật, dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của địa phương;

2. Chủ trương, biện pháp phân bố lao động và dân cư ở địa phương;

3. Biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương theo qui định của pháp luật;

4. Biện pháp thực hiện chính sách tiết kiệm trong hoạt động quản lý của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, chống tham nhũng, chống buôn lậu.

Trong lĩnh vực văn hoá – xã hội và đời sống, Hội đồng nhân dân quyết định:

1. Chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình, giáo dục thanh niên, bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng, xây dựng nếp sống văn minh, giáo dục truyền thống, đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, chống các tệ nạn xã hội và những biện pháp không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương;

2. Chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lãnh đạo, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương;

3. Chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ chăm sóc người già, bà mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;

4. Chủ trương, biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội.

Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, Hội đồng nhân dân quyết định:

1. Chủ trương, biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu, phat huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống ở địa phương;

2. Chủ trương, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường ở địa phương theo qui định của pháp luật;

3. Biện pháp thực hiện các qui định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả trên địa phương, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội, Hội đồng nhân dân quyết định:

1. Biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân, đảm bảo thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ thực hiện nhiệm vụ động viên chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang trong nhân dân ở địa phương;

2. Biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

Trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo, Hội đồng nhân dân quyết định:

1. Biện pháp đảm bảo thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc, đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường khối đại đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc ở địa phương;

2. Biện pháp đảm bảo chính sách tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương;

Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân quyết định:

1. Biện pháp đảm bảo việc thi hành Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương;

2. Biện pháp bảo vệ tài sản, tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

3. Biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước, bảo hộ tài sản của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương;

4. Biện pháp đảm bảo giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo qui định của pháp luật.

Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân quyết định:

1. Bầu, miễn nhiệm, bãi miễn Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực (ở cấp tỉnh và huyện) Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp nhận việc đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;

2. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu;

3. Bãi bỏ những quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, những quyết

định sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;

4. Quyết định giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong trường hợp Hội

đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng ddến lợi ích của nhân dân;

5. Thông qua đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xét.

Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân

Với tính cách là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Tương tự như đối với Hội đồng nhân dân, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân được Hiến pháp quy định những nét cơ bản tại điều 123 và được Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân mới (năm 2003) quy định cụ thể và phân định theo theo từng cấp Uỷ ban nhân dân. Ở đây chỉ nêu chung cho tất cả các cấp và nêu một cách tổng quát nhất.

Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, trình Hội đồng nhân dân thông qua, trình Uỷ ban nhân dân cấp trên phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó; lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách; tổ chức thực hiện ngân sách; thực hiên đại diệnchủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo và kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn; các chương trình khuyến nông, khuyến ngư…

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức quản lý đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển công nghiệp; tổ chức thực hiện việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương…

Trong lĩnh vực giao thông, vận tải, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và thực hiệnquy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông; tổ chức quản lý các công trình giao thông đô thị, đường bộ, đường thuỷ; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám định kỹ thuật an toàn phương tiện cơ giới; tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ công trình giao thông…

Trong lĩnh vực xây dựng, quản lí và phát triển đô thị, Uỷ ban nhân dân tổ chức việc lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị trên địa bàn; quản lý đầu tư, khai thác sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quản lý việc khai thác và sản xuất kinh doanh…

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Uỷ ban nhân dân lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới thương mại, du lịch, dịch vụ; cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh; quy định các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại…

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo,văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, y tế và xã hội, Uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý Nhà nước đối với các loại hình trường, lớp các hoạt động văn hoá, các đơn vị y tế trực thuộc; chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân…

Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ mô trường, quản lý sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ…

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân bảo đẩm an ninh chính trị, an topàn xã hội; thực hiên các biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang; chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ…

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính sách dân tộc, tôn giáo; bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc; xem xét giải quyết các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương…

Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ở địa phương; tổ chức và chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư của các cơ quan Nhà nước cấp trên; chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tiếp dân, trực tiếp xét, giải quyết và chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân; tổ chức công tác thanh tra Nhà nước; chỉ đạo công tác thi hành án, quản lý hộ tịch; thực hiện công tác tư pháp khác…

Trong việc xây dựng chính quyền, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử; quy định tổ chức bộ máy, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn; cho phép lập hội, quản lý hướng dẫn kiểm tra việc thành lập và hoạt động của hội theo quy định của pháp luật; quản lý biên chế, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ công chức; xây dựng đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính…

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân ra các quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện những văn bản đó; đình chỉ việc thi hành sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của Uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế – Trường Đại học Hòa Bình

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.