Top 11 # Văn Hóa Có Bao Nhiêu Chức Năng Cơ Bản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Cấu Tạo Và Các Chức Năng Của Da Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Da Cơ Bản?

Cơ thể con người được xem là một bộ máy hoàn chỉnh tuyệt vời, bao gồm rất nhiều bộ phận và chúng thực hiện các chức năng khác nhau nhằm giúp duy trì sự sống của cơ thể. Bạn có biết da là bộ phận chiếm diện tích nhiều nhất của cơ thể chúng ta không? Toàn bộ da có độ che phủ lên đến 2,2m và chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể, phản ánh rõ rệt tình trạng sức khỏe và sắc đẹp của mỗi người.

Cấu tạo của da

Da gồm có 3 lớp từ bề mặt bên ngoài vào gồm: Biểu bì, Trung bì và Hạ b

1. Lớp biểu bì

Lớp biểu bì là lớp trên cùng của da người thường độ dày là 0,5 – 1mm phụ thuộc vào từng da của từng vị trí trên cơ thể. Phần da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân là dày nhất và mỏng nhất là ở da vùng quanh mắt. Tuy lớp biểu bì không có mạch máu nhưng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở lớp trung bì.

Hầu hết tế bào trong lớp biểu bì là keratinocytes bắt nguồn từ các tế bào ở lớp đáy (lớp sâu nhất ở lớp biểu bì). Các tế bào sừng mới được tạo ra di chuyển về phía bề mặt của lớp biểu bì. Một khi các tế bào sừng đã tới bề mặt da dần dần chúng sẽ bị sừng hóa và tróc ra khỏi da và được thay thế bởi các tế bào mới hơn – Đây là quá trình sừng hóa trên da.

Rải rác khắp lớp đáy của lớp biểu bì là các tế bào melanocytes tạo ra sắc tố melanin, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới màu da của chúng ta. Da càng sẫm màu thì chứng tỏ trên da càng chứa nhiều melanin. Chức năng của melanin chính là lọc các bức xạ tử ngoại từ ánh mặt trời làm tổn hại đến da.

Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào tua (langerhans) là một phần của hệ miễn dịch trên da. Chúng giúp ngăn chặn các chất lạ xâm nhập vào da.

Tình trạng da trên lớp biểu bì sẽ phản ánh chính xác sức khỏe của da bạn xem có được giữ ẩm tốt không, chống nắng tốt không? Quá trình lão hóa da xảy ra các vết nhăn thì sẽ ở các lớp sâu hơn trên da.

2. Lớp trung bì

Lớp trung bì là lớp tiếp theo của cấu tạo da nằm ở giữa. Đây là lớp da dày nhất chứa nhiều collagen và elastin khiến cho da dẻo dai và đàn hồi hơn. Lớp trung bì cũng chứa các dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu.

Dây thần kinh ở lớp trung bì giúp nhận biết cảm giác đau, kích ứng, nhiệt độ cao hay áp suất lớn. Ở một số vùng da sẽ có nhiều dây thần kinh hơn so với vùng khác. Ví như đầu ngón chân, đầu ngón tay sẽ chứa nhiều dây thần kinh nên cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào.

Tuyến bã nhờn giúp tiết ra dầu nhờn trên da giúp cho da giữ được độ ẩm và cũng bảo vệ da khỏi các chất lạ. Khi tuyến bã nhờn tiết ra quá ít dầu đặc biệt đối với người cao tuổi sẽ gây ra tình trạng da khô và dễ tạo thành nếp nhăn. Ngược lại, tạo ra quá nhiều bã nhờn như làn da tuổi dậy thì sẽ dễ dẫn tới mụn trứng cá.

Da chứa nhiều collagen và elastin khiến cho da đàn hồi hơn

Các tuyến mồ hôi tạo ra mồ hôi khi thời tiết nóng bức hoặc khi gặp căng thẳng. Mồ hôi bao gồm nước, muối và các chất khác. Khi mồ hôi bay hơi khỏi da sẽ giúp làm mát cơ thể. Tuyến mồ hôi ở vùng nách và cơ quan sinh dục tiết ra nhiều hơn tạo ra mùi cơ thể đặc trưng cho mỗi người.

Các nang lông tóc tạo ra lông ở khắp cơ thể. Lông trên da không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ bạn khỏi các chấn thương ở bên ngoài.

Các mạch máu của lớp trung bì giúp cung cấp dinh dưỡng cho da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cao khiến các mạch máu giãn to ra và cho phép một lượng máu lớn lưu thông gần bề mặt da để giảm nhiệt. Ngược lại khi trời lạnh, các mạch máu co lại giúp giữ nhiệt trên cơ thể.

Trên các phần khác nhau trên cơ thể thì số lượng dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu sẽ thay đổi khác nhau. Ví dụ như ở đỉnh đầu thì sẽ có nhiều nang tóc hơn trong khi lòng bàn chân lại không hề có nang lông.

Lớp hạ bì (lớp mỡ dưới da)

Trong cấu tạo của da, lớp hạ bì nằm dưới lớp trung bì có chứa mô liên kết và phân tử chất béo. Đây được xem như một lớp đệm giúp bảo vệ và cách nhiệt các mô bên dưới da khỏi các chấn thương cơ học và nhiệt độ.

Thường lớp mỡ dưới da sẽ thay đổi độ dày tùy vào từng bộ phận trên cơ thể, có thể kể đến như vài milimet ở phần mí mắt hay vài centimet ở da bụng mông và ngực.

Quá trình lão hóa sẽ khiến mô mỡ dưới da mất đi khiến cho da bị nhăn và các dấu hiệu lão hóa da khác.

Các chức năng của da là gì?

1. Chức năng bài tiết cho cơ thể

Da là một hệ thống làm sạch loại bỏ các chất thải lớn nhất của cơ thể. Độc tố và chất thải được giải phóng thông qua tuyến mồ hôi và thông qua lỗ chân lông.

2. Bảo vệ cơ thể

Da là hàng rào chống lại các tác nhân xấu gây hại, bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ hô hấp, mạch máu, xương,…. Còn có tác dụng ngăn ngừa mất nước của cơ thể, duy trì độ ẩm, ngoài ra da còn có tác dụng chống thấm nhằm bảo vệ cơ thể không bị sự xâm nhập của nước và các chất lạ khác vào trong cơ thể.

Da bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường

3. Da giúp điều hòa nhiệt độ cho cơ thể

Da giúp điều hòa cơ thể một cách ổn định thích ứng theo môi trường bên ngoài thông qua tuyến mồ hôi và mạch máu trong lớp hạ bì. Ví dụ nếu như bên ngoài nhiệt độ cao thì cơ chế tự động của da sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể, còn nếu ngược lại nhiệt độ bên ngoài thấp thì các mạch máu bên dưới da sẽ tự động co lại làm giảm đi cơ chế tiết mồ hôi thu nhỏ lỗ chân lông giúp giữ nhiệt lại cho cơ thể chúng ta. Hiện tượng này sẽ thấy rõ khi thời gian vào mùa hè hoặc mùa đông. Thêm vào đó, lớp mỡ ở dưới da còn có vai trò cách nhiệt cho cơ thể, giúp giảm bớt ảnh hưởng nhiệt lạnh đến cơ thể và ngăn mất nhiệt cho cơ thể.

4. Chức năng tiếp nhận cảm giác

Da có chức năng tiếp nhận cảm xúc, tức là giống như những thiết bị cảm ứng nhiệt, giúp cho chúng ta có ý thức được nhiệt độ nóng là như thế nào cũng như như thế nào là lạnh, đau, áp lực. Chức năng này của da được phát hiện bởi các dây thần kinh ở lớp hạ bì. Nhờ có chức năng này mà cơ thể chúng ta có thể thích nghi với yếu tố ngoại cảnh và các tác nhân tiêu cực.

Tuy nhiên những tổn thương lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng cảm giác của da. Ví dụ như chúng ta bị bỏng cấp độ 1,2 thì chúng ta còn có cảm giác rát, đau. Nhưng nếu bị bỏng ở cấp độ 3 thì chúng ta không còn cảm thấy đau, rát vì các dây thần kinh trong da đã bị phá hủy.

5. Các chức năng quan trọng khác của da

Da chứa các tế bào miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ giúp cơ thể phòng chống được các loại bệnh tật.

Chúng ta có thể nhận biết được một số bệnh, tình trạng sức khỏe của chúng ta thông qua các biểu hiện của da, ví dụ như mắc bệnh gan có thể gây nên vàng da, bị bệnh lao thì da trở nên sạm đi, mắc bệnh giun sán khiến cho làn da chúng ta xuất hiện các triệu chứng như sẩn ngứa,…

Có bao nhiêu loại da cơ bản?

Da chúng ta được chia ra thành 5 loại cơ bản gồm có: da khô, da nhờn, da nhạy cảm, da hỗn hợp và da thường. Chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về từng loại da hy vọng có thể giúp ích cho các bạn cách mà mình xác định được da mình thuộc loại nào.

Có 5 loại da cơ bản phổ biến

Da thường

Bật mí với bạn là bất kỳ ai cũng mong muốn mình sở hữu loại da thường này. Vậy lý do là gì?

Vì làn da này là sự cân bằng tốt giữa dầu và nước. Da thường căng mịn, lỗ chân lông hầu như không nhìn thấy được, màu da đều, hồng hào tự nhiên ít bị nhạy cảm với các yếu tố môi trường bên ngoài. Có thể nói đây là làn da hoàn hảo, không tì vết vì thế việc chăm sóc cho làn da này không quá cầu kỳ và tốn kém như những làn da bên dưới.

Da nhờn

Da nhờn đó là loại da tiết ra rất nhiều dầu và có mô nhờn rất dày. Đặc điểm để nhận thấy loại da này rất đơn giản gì da hay bị bóng dầu khắp mặt, đặc biệt nhận thấy rõ nhất là vùng da ở trán, mũi , cằm và má. Do đặc tính da nhờn tiết ra nhiều dầu nên lỗ chân lông rất to, dễ dàng bụi bẩn xâm nhập từ đó gây ra hiện tượng da bị mụn.

Da nhờn rất hay xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì, những người hay bị stress trong công việc, hay họ sống trong một môi trường nóng và ẩm.

Da khô

Da khô là hiện tượng da có tình trạng khô ráp, những người sở hữu làn da khô này thường có những lỗ chân lông khá nhỏ, ít nổi mụn sần, đôi khi làn da chúng ta xuất hiện mụn thịt hay mụn đầu đen, da hơi sần sùi. Thậm chí da khô còn có hiện tượng vẩy nhỏ, bong tróc khi thời tiết hanh khô. Những người thuộc làn da này cần phải có những biện pháp cải thiện lại làn da để khắc phục tình trạng của da càng sớm càng tốt vì da khô lâu sẽ khiến cho da bạn xuất hiện các nếp nhăn gây tình trạng lão hóa cho da.

Da nhạy cảm

Được coi là loại da gây ra sự khó chịu cho chủ nhân và khó chiều chuộng nhất. Những người sỡ hữu là da này thì da rất mỏng nên rất dễ bị kích ứng gây khó chịu cho cơ thể, nên việc chăm sóc da nhạy cảm này một cách bài bản thật sự rất khó khăn. Người sở hữu làn da “khó chịu” này luôn trong cảm giác bị ngứa, châm chích, khó chịu trong người. Vì vậy những người này rất khổ sở vì làn da của mình.

Khi ra đường tiếp xúc ánh nắng thì rất dễ bị bỏng rát dù chỉ trong một thời gian ngắn tiếp xúc, dễ ửng đỏ.

Các đặc điểm nhận biết bạn có thể nhìn ra từ loại da này là: Da có nhiều dầu hoặc rất khô; Bên cạnh đó cũng rất dễ nổi mụn và mụn rất dễ viêm.

Da hỗn hợp

Da hỗn hợp là loại da có chỗ thì thừa dầu, chỗ thì thiếu nước. Người sở hữu làn da này sẽ sở hữu hai hay nhiều các đặc điểm của những làn da khác, điểm hình nhất là da hỗn hợp thường có những vùng da khô và da nhờn.

Loại da này cũng khá khó chịu như da nhạy cảm vì chúng có thể được xem là một môi trường tốt để các nếp nhăn, mụn các vảy bong tróc hay những vết ửng đỏ vào cùng một thời điểm. Nếu chúng ta không có chế độ chăm sóc làn da này một cách hiệu quả thì điều đó sẽ khiến da chúng ta trở nên tổn thương và bị lão hóa nhanh hơn.

Xương Sườn Người Có Bao Nhiêu Cái Và Có Chức Năng Gì?

Một điều khá bất ngờ là không phải ai cũng có số lượng xương sườn giống nhau. Vậy chính xác thì xương sườn người có bao nhiêu cái và chức năng của xương sườn là gì?

Xương sườn người có bao nhiêu cái?

Xương sườn người có bao nhiêu cái? Hầu hết mỗi người trưởng thành sẽ có 24 xương sườn (chia làm 12 cặp). Tuy nhiên, cứ khoảng 500 người thì có một người có thêm một xương sườn phụ, được gọi là xương sườn cổ. Xương này mọc ở phần cổ trên xương đòn, thường không thành hình hoàn chỉnh. Đôi khi chỉ là một sợi mô rất mỏng. Lý do có thêm chiếc xương này là trong quá trình hình thành xương sườn cơ thể đã không kiểm soát tốt cơ chế phân tách xương.

Nếu chiếc xương phụ này chèn vào các mạch máu, các dây thần kinh hoặc dây chằng liền kề thì có thể gây những cơn đau cổ, đau vai, mất cảm giác ở chi, đông máu và các vấn đề khác.

Xương sườn khá dài, cong và dẹt, gồm có 2 đầu và 1 thân.

Hai đầu xương sườn là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn có tác dụng giảm ma sát trong đầu xương.

Đoạn giữa là thân xương, hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng làm nhiệm vụ chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang xương chứa tủy xương (ở trẻ em là tủy đỏ sinh hồng cầu, ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng).

Chức năng của xương sườn

Xương sườn có chức năng:

Nâng đỡ trọng lượng cơ thể

Giúp mở rộng và co bóp khoang ngực và cũng bảo vệ nội tạng quanh nó như phổi và tim.

Những thói quen ảnh hưởng xấu tới xương sườn

Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm tiêu hủy tế bào xương. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol làm xương yếu đi và cản trở sự sản xuất hormone calcitonin giúp tăng sinh xương. Tương tự, rượu làm tăng khả năng sản xuất cortisol của cơ thể, làm giảm lượng hormone estrogen và testosterone, khiến xương yếu hơn.

Ăn quá nhiều muối làm tăng quá trình đào thải canxi qua nước tiểu và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Người thiếu vận động sẽ tiêu xương nhanh hơn so với người hay tham gia các hoạt động. Theo các chuyên gia, nên tích cực đi bộ, leo cầu thang, nâng tạ… để làm khả năng thăng bằng, tư thế và sự linh hoạt, giảm nguy cơ gãy xương.

Ít tắm nắng và không ăn những thực phẩm giàu canxi sẽ làm xương trở nên mỏng và giòn hơn và có nguy cơ cao bị loãng xương, yếu xương.

Khi có các dấu hiệu như đau ở xương sườn, xảy ra sau chấn thương hoặc nếu khó thở, đau khi hít thở sâu… cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Cpu Máy Tính Có Bao Nhiêu Chân Và Chúng Có Chức Năng Gì?

Trên thực tế, các chân và tiếp điểm này đóng vai trò cấp nguồn, nối đất, truyền dữ liệu và là thành phần thiết yếu để CPU hoạt động.

CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm, bao gồm các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

Thuật ngữ này đã được sử dụng trong ngành công nghiệp máy tính kể từ đầu những năm 1960. Theo truyền thống, thuật ngữ CPU chỉ một bộ xử lý, cụ thể là bộ phận xử lý và điều khiển (Control Unit) của nó, phân biệt với những yếu tố cốt lõi khác của một máy tính nằm bên ngoài như bộ nhớ và mạch điều khiển xuất/nhập dữ liệu.

Hình thức, thiết kế và thực hiện của CPU đã thay đổi theo tiến trình lịch sử, nhưng hoạt động cơ bản của nó vẫn còn gần như không thay đổi. Thành phần chủ yếu của CPU bao gồm các bộ phận số học logic (ALU) thực hiện phép tính số học và logic, các thanh ghi lưu các tham số để ALU tính toán và lưu trữ các kết quả trả về, và một bộ phận kiểm soát với nhiệm vụ nạp mã lệnh từ bộ nhớ và “thực hiện”chúng bằng cách chỉ đạo các hoạt động phối hợp của ALU, các thanh ghi và các thành phần khác.

Như chúng ta đã biết, CPU được kết nối với bo mạch chủ và hoạt động thông qua các chân cắm hoặc địa chỉ liên lạc bên dưới gói. CPU thương hiệu AMD sử dụng chân để kết nối và bạn cần cắm chân vào các lỗ nhỏ trên bo mạch chủ trong khi lắp đặt; CPU thương hiệu Intel có các điểm tiếp xúc bằng kim loại ở bề mặt dưới cùng, tương ứng với các chân trên bo mạch chủ.

Và mỗi khi lắp hay tháo CPU, các chân cắm này là phần DIYer cẩn thận nhất, các chân cắm mảnh mai rất dễ bị tác động ngoại lực làm hỏng, nếu bị cong thì có thể vặn cẩn thận bằng tay. Nó có thể làm hỏng CPU hoặc bo mạch chủ này. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến câu hỏi CPU có bao nhiêu chân cắm và chúng có chức năng gì?

Có bao nhiêu chân CPU?

Khái niệm Socket CPU hay còn được gọi là chân CPU, tạm hiểu đó là đế cắm và giữ CPU, được thiết kế và cắm trên bo mạch chủ (Mainboard), nó chứa các chân kết nối với CPU có thể kết nối cơ, điện tử giữa CPU và bo mạch mà không qua các mối hàn, điều này giúp bạn có thể thay thể CPU một cách dễ dàng.

Hiện tại, Mainboard của Intel dễ tiếp cận nhất là LGA 1200. Từ Pentium đến Core, hầu hết các CPU máy tính để bàn đều sử dụng khe cắm này. Tên này có nghĩa là CPU sử dụng gói LGA và có 1200 địa chỉ liên lạc, trong khi trên bo mạch chủ tương ứng, có 1200 chân tương ứng với nó.

Gói LGA có tên đầy đủ là Land Grid Array (gói mảng lưới), đặc điểm của nó là thay thế các chân cắm hình trụ trước đây bằng một gói tiếp xúc kim loại.

Trong ảnh trên, bên trái là bo mạch chủ Intel với các chân cắm và bên phải là bo mạch chủ AMD với các chân cắm có thể chèn được.

Đồng thời, giao tiếp AMD thông dụng nhất là Socket AM4, là gói PGA, tên đầy đủ là (Pin Grid Array Package), dịch ra là công nghệ đóng gói mảng lưới pin, tức là các chân cắm nằm trên gói CPU thay vì bo mạch chủ. Giao diện AM4 có 1331 chân, vì vậy nếu bạn muốn đếm lại nó sẽ rất mất thời gian.

Trên Xeon W-3175X 28 lõi 56 luồng, giao diện LGA 3647 có 3647 địa chỉ liên lạc. Giao diện TR4 được sử dụng bởi bộ xử lý Ryzen Threadripper 3990X thậm chí còn có 4094 địa chỉ liên hệ. Tuy nhiên, giá của các CPU này tương đối đắt đỏ và không nằm trong phạm vi sử dụng hàng ngày của chúng ta.

Apple tiếp tục đối mặt với các vụ kiện do sự cố #batterygate hồi năm 2017 gây ra.

7 Chức Năng Cơ Bản Của Bao Bì Sản Phẩm

Bao bì sản phẩm ngoài việc nhân biết sản phẩm và thu hút khách hàng thì chức năng cơ bản là bảo vệ để giữ được chất lượng sản phẩm bên trong.

Đây là chức năng nguyên thủy nhất của bao bì. Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi bị vỡ, tránh rung, va đập, ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường bên ngoài.

2. Chức năng ngăn cách

Ngăn cách không cho sản phẩm bị dính nước, bụi bẩn. Bao bì cũng giúp ngăn cách sản phẩm không bị ô xy hóa hay bị nhiễm khuẩn.

3. Giúp vận chuyển dễ dàng hơn

Một số loại sản phẩm nếu không có bao bì sẽ không có khả năng vận chuyển. Ví dụ: đường, muối, café rang xay … trong trường hợp này bao bì là phương thức đơn giản và hiệu quả mang sản phẩm đến người tiêu dùng.

4. Truyền tải thông tin

Một trong những chức năng cơ bản và cổ xưa nhất của bao bì là để truyền tải thông tin. Những thông tin được in ấn trên bao bì bao gồm cả những thông tin bắt buộc hoặc không bắt buộc như: tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dụng, chức năng, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng …

5. Giảm thiểu trộm cắp

Bao bì luôn được thiết kế để bao gói sản phẩm và chỉ mở được 1 lần. Vì thế, một khi đã mở bao bì thì người ta không thể đóng lại được nữa hoặc khi đóng lại sẽ để lại dấu hiệu nhận biết. Chính điều này làm giảm nguy cơ sản phẩm bị ăn trộm.

6. Đảm bảo tiện lợi

Sản phẩm được máy đóng gói bao bì có thể dễ dàng vận chuyển, phân phối, bày bán trên giá kệ siêu thị, mở ra và đóng vào, sử dụng nhiều lần.

7. Marketing

Bao bì là một vũ khí bí mật trong marketing. Bao bì giúp tác động đến người mua và khích lệ hành vi của người tiêu dùng. Ngày nay, vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Các doanh nghiệp quan tâm đến việc thiết kế bao bì chuyên nghiệp, ấn tượng như một lợi thế bán hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và đồng thời giảm chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.