Top 8 # Ví Dụ Biện Pháp Hoán Dụ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Khái Niệm Và Ví Dụ Chi Tiết Nhất Về Phép Hoán Dụ

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là phép tu từ trong câu, gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác, dựa trên nét tương cận, gần gũi với nhau nhằm mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp cho sự diễn đạt tốt hơn.

: Hoán dụ trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân li”. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

: “Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam”. (Internet)

: Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi. (Internet)

Anh ấy là một chân sút siêu đẳng.

Cô ấy là một tay đua cừ khôi.

Ở đây có đủ mặt anh hùng hảo hán.

Gia đình tôi có 5 miệng ăn.

Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.

Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

Nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng, phát hiện ra mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật – hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm mà nhiều người nhầm lẫn hoán dụ với ẩn dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng những mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật – hiện tượng với nhau.

Khác với ẩn dụ, chức năng chủ yếu của hoán dụ là giúp người đọc có thể hình dung ngay được sự tương đồng của 2 sự vật – hiện tượng với ý nghĩa đầy đủ mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều hay quá phức tạp.

Đây là biện pháp tu từ được dùng trong nhiều trong văn học bởi nó thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, sức mạnh của nó vừa thể hiện ở tính cá thể hoá, lại được thể hiện cùng với tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, sâu sắc, nhiều hàm ý.

Các hình thức hoán dụ

Hoán dụ được thực hiện bằng các hình thức quan hệ cặp đôi đi liền với nhau. Thông thường, có 4 kiểu hoán dụ thường gặp và phổ biến nhất trong văn học, đó là:

Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều phải ngạc nhiên.

“Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”. (Nguyễn Du)

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao “. (Ca dao)

Hoán Dụ Là Gì? Có Mấy Hình Thức Trong Biện Pháp Hoán Dụ?

Hoán dụ là biện pháp tu từ được dùng khá phổ biến trong văn học và ngay trong cách nói hàng ngày của người Việt Nam. Tìm hiểu biện pháp tu từ qua bài sau.

Hoán dụ là biện pháp tu từ được dùng khá phổ biến trong văn học và ngay trong cách nói hàng ngày của người Việt Nam. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về hoán dụ và rất hay nhầm lẫn biện pháp tu từ này với ẩn dụ.

Khái niệm cơ bản về hoán dụ

Hoán dụ là gì? Hoán dụ là một biện pháp tu từ khá phổ biến trong tiếng Việt, được hình thành dựa trên cách gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác theo nét tương cận về mặt ý nghĩa, qua đó giúp lời văn trở nên sinh động, gần gũi hơn.

Hoán dụ được sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm văn học:

Ví dụ:             Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

                     Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai     

                       Một trái tim lớn lao đã rời cuộc đời

                       Một khối óc lớn đã ngừng sự sống

Hoán dụ cũng được dùng trong các câu ca dao, tục ngữ của người Việt:

Ví dụ:              Quýt làm cam chịu

                        Tay làm hàm nhai

                        Tay quai miệng trễ

Hoán dụ dùng trong các lời nói hàng ngày:

Ví dụ: Nam là một chân sút chủ lực của đội bóng đá lớp

Các hình thức cơ bản của hoán dụ

Dùng cái bộ phận để chỉ cái toàn thể

Với phép hoán dụ này, người nói, người viết thường lấy các bộ phận của cơ thể như: đầu, mình, tay, chân… để thay cho cơ thể, dùng một mùa để thay cho năm, dùng số ít để chỉ số nhiều, dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu…

Ví dụ: 

Kể từ khi bố mẹ của ba đứa trẻ gặp tai nạn, bà lão phải làm lụng vất vả để nuôi mấy miệng ăn. 

(Trong câu này từ “miệng” không phải để chỉ một bộ phận trên cơ thể mà được dùng để chỉ cả một con người.)

Dưới mái nhà ấy anh em chúng tôi đã lớn lên từng ngày

 (Từ “mái nhà” ở đây được dùng để biểu trưng cho cả ngôi nhà.)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

 (Từ “tay” không phải chỉ riêng một bộ phận mà dùng để chỉ chung cho cả cơ thể.)

Dùng vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng

Hiểu đơn giản thì người người nói, người viết sẽ sử dụng các sự vật có tính bao quát hơn, không gian rộng hơn để nói về sự vật, hiện tượng bị bao trùm trong đó.

Ví dụ:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Hát mãi tên người Hồ Chí Minh

 (Từ “trái đất” được dùng để chỉ cho đất nước, con người Việt Nam – những vật được bao chứa trong trái đất.)

Người dân Đức phản đối làn sóng tị nạn ngày một gia tăng tại đất nước này 

(Ở đây “người dân Đức” nghĩa là tất cả người dân nước Đức được dùng để thay thế cho việc một số người phản đối.)

Dùng dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Phép hoán dụ dựa trên chính sự tương cận, gần gũi giữa hai sự vật được để giúp câu văn, lời nói trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo người đọc, người nghe có thể hiểu được ý mà tác giả muốn truyền đạt

ví dụ:

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi 

(Từ “đầu xanh” để chỉ những người còn trẻ; “má hồng” để chỉ những người phụ nữ đẹp.)

        Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen 

(Giữa những phẩm chất và những gì mà người phụ nữ phải cam chịu bên ngoài rất giống với đặc điểm của củ ấu gai nên tác giả đã có sự liên tưởng để xây dựng nên chi tiết sáng tạo như trên.)

Dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng

Cách sử dụng này cũng dựa trên sự gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng được nhắc đến nhưng là lấy những cái cụ thể, dễ hiểu, dễ nhìn thấy, cảm nhận được để chỉ những cái còn mơ hồ, trừu tượng, chưa rõ nghĩa với mục đích giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn.

Ví dụ:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm/ một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng

(các từ “một ngôi sao”, “một thân lúa” là các sự vật cụ thể được dùng để chỉ cái trừu tượng hơn đó là sự cô đơn, đơn độc, lẻ loi, không có sự gắn bó, đoàn kết với nhau.)

Lưu ý tránh nhầm lẫn giữa hoán dụ với ẩn dụ

Rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa hoán dụ và ẩn dụ dẫn đến phát hiện và sử dụng sai hai biện pháp tu từ này. 

Để phân biệt được hoán dụ và ẩn dụ, bạn cần lưu ý như sau: hoán dụ là gọi tên hai sự vật, hiện tượng dựa trên thành phần có chung lĩnh vực nhưng không hẳn có các đặc điểm giống nhau; còn ẩn dụ lại gọi tên hai sự vật, hiện tượng dựa trên các thành phần không cùng trong một lĩnh vực nhưng lại mang những đặc điểm tương đối giống nhau.

Hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong cả văn chương lẫn lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt Nam. Hiểu và vận dụng sáng tạo biện pháp nghệ thuật này sẽ giúp chúng ta sử dụng tiếng Việt một cách linh hoạt và giàu ý nghĩa hàm xúc hơn.

Biện Pháp Tu Từ Hoán Dụ

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ hoán dụ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ hoán dụ

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I – KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Hoán dụ là gì ?

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ : –

‘- Đứng lên, thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn

(Tố Hữu)

– Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay gây dựng một sơn hà.

(Hồ Chí Minh)

2. Các kiểu hoán dụ

Do quan hệ giữa hai sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi nhau trong thực tế nên căn cứ vào quan hệ cụ thể giữa hai sự vật, hiện tượng ta có mấy kiểu hoán dụ sau đây :

+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể :

Ví dụ :

Đầu xanh đã tội tình gì ? Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

(Nguyễn Du)

Đầu xanh và má hồng đều chỉ Kiều.

+ Lấy vật chứa đựng để chỉ sự vật được chứa đựng :

Ví dụ :

Cả làng quê, đường phố Cả lớn nhỏ, gái trai Đám càng đi càng dài Càng dài càng đông mãi.

(Thanh Hải)

Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị.

+ Lấy vật dụng để chỉ người dùng :

Ví dụ :

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

Lấy áo chàm thay cho đồng bào Việt Bắc.

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng :

Ví dụ :

Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng.

(Tố Hữu)

Trăm và nghìn đều là những số cụ thể được dùng để thay cho số nhiều.

Phép hoán dụ chính là một cách phát hiện ra đặc điểm có thực, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng được miêu tả mà người khác chưa nghĩ đến, gây cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, bất ngờ, thú vị về sự vật, hiện tượng đó.

II. – BÀI TẬP

1. Cho đoạn thơ sau :

Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu)

a) Trong đoạn thơ trẽn, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để làm phép hoán dụ ?

b) Phép hoán dụ ở đây nhằm chỉ đối tượng nào ?

c) Tác dụng của các phép hoán dụ trong đoạn thơ.

2. Cho các câu sau đây

-Tay ta tay búa, tay cày Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình.

(Tố Hữu)

Đứng lên, thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn

(Tố Hữu)

a) Đó là những hoán dụ kiểu gì ?

b) Cách sử dụng hoán dụ như vậy có tác dụng gì ?

3. Tim phép hoán dụ trong các bài thơ ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

4. Tìm bốn hoán dụ tiêu biểu trong các tác phẩm thơ văn mà em đã học.

5. Trong giao tiếp hằng ngày, người ta có sử dụng hoán dụ không ? Em hãy tìm năm đến bảy hoán dụ.

Phương Pháp Phân Biệt Hai Biện Pháp Tu Từ: Ẩn Dụ Và Hoán Dụ

Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Theo khái niệm trong SGK, ẩn dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa chúng. Ẩn dụ gồm bốn loại, cụ thể:

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác. Ví dụ: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng” . Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự chuyển cảm giác từ thị giác sang xúc giác. Những giọt sương long lanh phải được cảm nhận bằng thị giác nhưng ở đây lại được chuyển sang xúc giác.

Thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn học sinh cách phân biệt 2 biện pháp tu từ

Trong khi đó, hoán dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi) giữa chúng. Hoán dụ cũng được chia thành 4 loại như sau:

Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là ví dụ điền hình cho loại hoán dụ này. Hình ảnh “một cây” để chỉ sự đơn lẻ không đoàn kết “ba cây” để là chỉ số lượng nhiều, tinh thần tập thể. Câu ca dao đã sử dụng những hình ảnh cụ thể để nói về chân lí trừu tượng một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

Từ khái niệm của ẩn dụ và hoán dụ, có thể thấy ẩn dụ và hoán dụ đều là những biện pháp tu từ giúp sự diễn đạt thêm sinh động, tăng sự gợi cảm gợi hình, đồng thời bản chất của hai biện pháp tu từ này đều là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

Điểm khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Mối liên hệ giữa hai sự vật chính là yếu tố quyết định để phân biệt biện pháp tu từ đó là ẩn dụ hay hoán dụ.. Nếu hai sự vật có mối quan hệ tương đồng, có đặc điểm giống nhau thì ta có biện pháp tu từ ẩn dụ. Mặt khác, nếu mối quan hệ giữa chúng là tương cận, có sự gần gũi nhau thì ta có biện pháp tu từ hoán dụ.

Khi thêm từ so sánh “áo nâu như người nông dân” không hợp lý. Áo nâu là trang phục đặc trưng của người nông dân chứ họ không thể giống như chiếc áo, bởi một cái là sự vật còn kia là cả một con người. Đây không thể là mối quan hệ tương đồng. Tương tự, sử dụng phép thử với lần lượt các hình ảnh, ta có thể thấy cả hai câu thơ trên đều sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.

Qua những chia sẻ bổ ích của thầy Nguyễn Phi Hùng, mong rằng phụ huynh có thể dễ dàng chỉ dạy cho con mình cũng như học sinh có thể thành thạo trong việc phân biệt, áp dụng hai biện pháp tu từ trên vào bài tập.