Top 6 # Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Điệp Ngữ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ ( về từ, câu , văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc hay một câu chuyện.

Mục đích: Sử dụng biện pháp tu từ sẽ tăng giá trị biểu đạt và biểu cảm

Bên cạnh việc nắm được định nghĩa của các biện pháp tu từ là gì, bạn cũng cần ghi nhớ vai trò của các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật. Hầu hết trong những văn bản nghệ thuật người ta thường xuyên kết hợp các biện pháp tu từ cùng một lúc để gia tăng sự sinh động cũng như khiến đọc giả suy ngẫm kĩ về tác phẩm đó. Bài viết này rất phù hợp với các sĩ tử của kì thi THPTQG năm 2020. Bắt đầu sớm là một lợi thế. Hãy đọc bài viết này để nhớ lại một phần kiến thức tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết và quan trọng.

Các biện pháp tu từ

1. So sánh

Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).

Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:

Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

Các kiểu so sánh:

Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

2. Nhân hóa

Ví dụ về một đoạn văn sử dụng biện pháp nhân hóa

Hè năm nào tôi cũng về nhà nội chơi, sau nhà có vườn cây do chính tay ông tôi trồng và chăm sóc. Trong vườn, gia đình nhà chuối tiêu chen chúc, tựa sát vào nhau trông thật thân thiết . Mấy cây bưởi già thưa thớt lá, sai trĩu những quả xanh ngắt, giống bưởi này ngon lắm, đây là thứ cây mà ông tôi tâm đắc nhất. Phía góc vườn là cây măng cụt rậm rạp, cao hơn hẳn những cây khác, ông tôi thường gọi nó là anh cả của cả vườn, nghe ông kể, anh măng cụt này cũng kiêu ngạo lắm , ông tôi phải vất vả chăm sóc suốt năm trời mới được đón lứa quả đầu tiên. Ngự trị giữa vườn là chị xoài , tán cây rộng lớn như những cánh tay treo đầy trái xoài mập mạp. Tôi thích khu vườn này lắm, một phần vì có nhiều thứ quả ngon, một phần vì nó chứa đựng biết bao tâm huyết của ông nội tôi.

+ Chuối tiêu – chen chúc, tựa sát

+ Măng cụt – kiêu ngạo

+ Trái xoài – mập mạp

3. Ẩn dụ

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

[hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” [ca dao]

[ăn quả – hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

“Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” [Nguyễn Đức Mậu]

[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

[thuyền – người con trai; bến – người con gái] + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai” [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng” [Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

c/ Lưu ý:

– Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

4. Hoán dụ

Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể: + Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng: + Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật: + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ : Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

+Biện pháp hoán dụ +Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó. – Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân; – Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.

+ Cơ sở liên tưởng khác nhau: Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Ví dụ : “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” [Truyện Kiều – Nguyễn Du] Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B) Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề Ví dụ : Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già) Má hồng: chỉ người con gái đẹp Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là : Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau: – Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau] – Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

5. Đảo ngữ

Đảo ngữ (còn gọi là đảo trang) là một hình thức tu từ có đặc điểm : thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.

Trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hoà. Thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật , sẽ tạo ra sắc thái tu từ.

Mái tóc người cha bạc phơ.

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

Sắc thái tu từ thể hiện ở chỗ : nhấn mạnh vào những thành phần đảo. Trong ví dụ trên, bạc phơ khi đưa lên đầu câu, đã trở thành yếu tố tiếp nhận thứ nhất của chuỗi lời nói. Bên cạnh sắc thái nhấn mạnh, đảo ngữ còn thể hiện sắc thái biểu cảm :

– Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Đảo ngữ cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc :

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

Các sắc thái này trong nhiều trường hợp được thể hiện đồng thời.

6. Điệp từ điệp ngữ

Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]

– Điệp ngữ có nhiều dạng:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh” [Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]

+ Điệp vòng tròn:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” [Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm]

7. Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa. Nói giảm là phương tiện tu từ làm nhẹ đi, yếu đi một đặc trưng nào đó được nói đến mà người nghe vẫn hiểu được nội dung nhưng không gây ra cảm giác nặng nề, tiêu cực. Còn nói tránh là sự biểu đạt bằng một hình tượng khác, một phương thức khác, hoặc đề cập một đối tượng khác, tức là không đề cập trực tiếp đến yếu tố muốn nói, để không gây một sự bất ngờ tiêu cực hoặc tạo sự xúc phạm đến người nghe. Chẳng hạn, khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Trong thực tế có nhiều thí dụ: Bạn đến chơi nhà đã quá lâu, chủ nhà rất phiền, vì còn bận việc khác thì có thể nói: “Cũng đã trưa lắm rồi, mời anh vào phòng nằm nghỉ”, hoặc “Hôm nay gặp chị rất vui, nhưng em lỡ có hẹn lúc 3 giờ chiều nay, hay là chị vào phòng em nghỉ để em đi một chút về chị em ta nói chuyện tiếp?”… Cách nói giảm nói tránh đó sẽ được người nghe hiểu rằng chủ nhà đang bận hoặc muốn kết thúc câu chuyện nhưng không gây phật ý người nghe.

8. Chơi chữ

Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

“Bà già đi chợ cầu đông

Xem một que bói lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”

– Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

+ Dùng cách điệp âm

+ Dùng lối nói lái.

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

9. Liệt kê

Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.

1. Các kiểu liệt kê

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.

Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

– Ví dụ về liệt kê tăng tiến

Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.

10. Tương phản

Nghệ thuật tương phản đối lập là tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật ý tưởng, một bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác giả

+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam khốn nạn của bọn quan lại – những kẻ được xem là cha mẹ của nhân dân

+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi chống chọi với bão lũ

Ví dụ cụ thể về đoạn văn kết hợp những biện pháp tu từ

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;… Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. *lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. *ồn như vỡ chợ: so sánh *cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. *ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giac – xúc giác) *trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Chú gà trống làm việc rất cần mẫn và đúng giờ. Chính vì thế, chú được coi là chiếc đồng hồ báo thức. Cả nhà em đều yêu quí chú. + gà trống – oai vệ : nhán hóa Ò ó o…o…” Tiếng gáy to vang vọng của chú gà trống nhà em đấy. Chú đánh thức mọi người dậy – một ngày mới bắt đầu. Chú gà trống trông thật oai vệ. Thân hình cường tráng như võ sĩ trên lễ đài. Chú khoác trên mình tấm áo lông sặc sỡ, nhiều màu, bóng mượt như bôi mỡ. Lông cườm ở cổ đỏ tía. Đầu chú tròn bằng nắm tay, trên đội một chiếc vương miện đỏ chót. Mỏ hơi khoằm xuống, cứng như thép. Mắt tròn long lanh như nước. Đôi cánh cứng cáp như hai mảnh vỏ trai úp lại. Hai chân vàng bóng, bới đất tìm giun rất tài. Mỗi chân chú có một cái cựa dài nhọn hoắt chìa ra. Chùm lông đuôi vồng cong như cầu vồng bẩy sắc. Chú gà trống thật đẹp mã. Hằng ngày vào sáng sớm tinh mơ, chú từ chuồng nhảy ra, phóng lên cành bưởi đứng gáy. Chú vươn cái cổ đủ màu sắc và xoà cánh ra vỗ phành phạch rồi chú gáy một tràng dài, vang xa làm các con vật phải im lặng. Nghe tiếng gáy của chú, cây cối tưng bừng xoè lá đón ánh nắng mặt trời. Chim ca lích rích trong vòm lá. Sau nhiệm vụ báo thức của mình, chú ta nhảy xuống chạy đi kiếm mồi. Chú đến bên sân mổ lia lịa những hạt thóc mà bà tung ra. + cứng như thép : so sánh + ….

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương. Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức. Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em.+ Nước sống như dòng sữa ngọt : So sánh + uốn lượn như một on rồng : so sánh + Sông – máu thịt của quê hương : nhân hóa

Nhà tôi ở một làng chài ven biển. Chiều hè, tôi thường ra đây hóng mát. Tôi ngước nhìn lên trời và bỗng reo lên: “Biển trên trời!” Tôi ngắm nhìn biển không chớp mắt, thích thú: Đẹp quá đi! đẹp quá đi! Bầu trời cao, xanh vời vợi tựa như mặt biển xanh hiền hoà. Những đám mây đuổi nhau, xô đẩy chẳng khác gì những con sóng lớn, xô mạnh vào bờ làm bọt biển văng tung toé. Gió cùng biển thổi rì rào tạo nên một bản nhạc không lời. Xa xa, những đàn chim hải âu bay dập dờn chẳng khác gì những cánh buồm trắng xoá trôi lửng lờ. Tôi như nghe thấy từ trên trời cao tiếng hót véo vón của những chú chim, tiếng xao động của lá cây, tiếng dạt dào của sóng biển. Tất cả như hoà cùng màu xanh dịu êm của biển. Một màu xanh bát ngát có lẽ chỉ có ở trời cao làm cho chị nắng như vẫn còn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kì diệu đó! Cây cối cũng phải ghen tị, ước ao có được màu sắc đó! Mọi người vẫn thả lưới, giăng buồm ra khơi. Riêng tôi vẫn ngồi đây trầm ngâm với những bác dừa xanh mát cả một vùng để ngắm nhìn biển, thèm khát được chơi với biển, cưỡi lên những con sóng mạnh xô vào bờ. Những cánh diều no gió của đám trẻ làng chài thi nhau bay cao vút như chắp cách cho ước mơ của trẻ thơ bay cao, bay xa hơn nữa!. Những hòn đảo nhấp nhô tựa những cung điện dưới thuỷ cung bao la, bát ngát. Những đàn cá lội tung tăng, vẩy nước tung toé. Tôi nhìn biển mà tự hỏi: “Biển đẹp đến thể mà sao còn thua cả sắc trời?”.Hôm đó, một kỉ niệm ngọt ngào nhất mà tôi đã từng có, giờ đây vẫn còn in dấu theo thời gian. Nhìn biển đẹp đến thế, tôi mới cảm nhận được hết vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên! Biển chính là người mẹ thứ hai của tôi!… Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa.

Điệp Ngữ Là Gì? Tác Dụng Và Lấy Ví Dụ Điệp Ngữ

Trong thơ ca, văn chương muốn làm nổi bật nội dung và nghệ thuật cần các biện pháp tu từ, trong đó điệp ngữ thường xuyên sử dụng. Vậy điệp ngữ là gì, tác dụng, cách sử dụng như thế nào, các dẫn chứng điệp ngữ trong một số ví dụ và các tác phẩm văn học. Tất cả kiến thức sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ ” Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ ” Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ ” Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Ví dụ:

” Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Trong khổ thơ trên “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ của người cháu. Từ đó thể hiện tình cảm là nỗi nhớ nhung da diết về “bếp”, về bà dấu yêu.

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba”

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Điệp từ “có” lặp lại 5 lần tạo sự liệt kê làm nổi bật tinh túy làm nên hạt gạo đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba. Từ đó cảm nhận vất vả, nhọc nhằn hậu phương khi làm ra lương thực cung cấp cho tiền tuyến.

Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần là sự khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường, bất khuất.

Điệp ngữ trong thơ ca và phân tích

+ ” Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

– Trong khổ thơ trên cụm từ “không có kính” lặp lại 2 lần trong cùng câu thơ thứ nhất có tác dụng nhấn mạnh vào sự thiếu thốn phương tiện vận chuyển – chiếc ô tô.

Câu thơ cuối từ “nhìn” lặp 3 lần nhấn mạnh hành động chủ thể nhắc tới – người lái xe.

Với việc sử dụng phép điệp trong hai câu thơ đầu và cuối tạo sự liền mạch, mở đầu và kết thúc cho khổ thơ.Phép điệp thứ nhất “không có kính” cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt thiếu thốn, vất vả thì phép điệp thứ hai hành động “nhìn” lại cho thấy lạc quan, yêu đời như không có chuyện gì và rất thờ ơ với sự thiếu thốn đó.

+ “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

– Khổ thơ điệp từ “đâu” và “ta” lặp lại 4 lần trong đầu mỗi cặp câu tạo thành kết cấu “nào – ta”.

Việc sử dụng phép lặp này có tác dụng liệt kê các việc “hổ” đã làm tạo thành một thời oanh liệt của quá khứ. Dụng ý nhấn mạnh nỗi niềm hoài cổ dĩ vãng đã qua, thời vàng son chúa tể sơn lâm nay đã không còn.

Điệp ngữ biện pháp tu từ đi sâu vào văn chương, thơ ca làm sống dậy tình cảm của chủ thể trữ tình. Hiểu được dụng ý nghệ thuật mà mỗi phép tu từ mang lại chúng ta mới hiểu hết được những cái hay và ý nghĩa tác giả gửi gắm.

Qua bài viết này giúp hiểu được khái niệm điệp ngữ là gì, tác dụng, cách dùng hiệu quả. Đặc biệt là khi chúng ta vận dụng vào viết văn hay phân tích một tác phẩm nghệ thuật.

Tổng Hợp Về Các Biện Pháp Tu Từ Và Các Ví Dụ Cụ Thể

Biện pháp tu từ nhân hóa

Khái niệm:

Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật biến những vật vô tri, vô giác có những hoạt động, tính chất như con người.

Các kiểu nhân hóa

Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để miêu tả, hô gọi những sự vật không phải là người.

Dùng những từ ngữ vốn dùng cho người để dùng cho vật

Trò chuyện với vật như với người

Tác dụng của nhân hóa

Khi dử dụng dụng biện pháp nhân hóa làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người thường xuyên được sử dụng làm phương tiện giúp con người dãi bày tâm sự,

Biện pháp tu từ so sánh

Khái niệm so sánh:

So sánh là đem đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra điểm giông nhau giữ chúng. Do vậy hai đối tượng đem so sánh phải có sự tương đồng với nhau:

Phân loại so sánh:

So sánh ngang bằng: Như là, giống như, tựa

So sánh hơn kém: Chẳng bằng…

Tác dụng của biện pháp so sánh

Khi đem sự vật ra so sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc hình dung rõ hơn.

Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm cuả người viết thì tạo ra những lối nói cảm xúc làm giá trị biểu đạt cao.

Biển pháp tu từ ẩn dụ.

Khái niệm ẩn dụ:

Ẩn dụ là cách dùng sự vật, sự việc này để gọi tên cho sự vật, sự việc khác. Hai đối thương thường gần gũi với nhau.

trong biên pháp ẩn dụ về A thường ẩn đi mà chỉ xuất hiện vế B

Các kiểu ẩn dụ:

Ẩn dụ hình tường: Cách gọi sự vật A – sự vật B

Ẩn dụ cách thức: Cách gọi hiện tượng A = hiện tượng B

Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của A để chỉ phẩm chất của B

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với các loại giác quan khác nhau/

Tác dụng của ẩn dụ:

Dử dụng ẩn dụ tạo ra sắc thái biểu cảm cao làm câu văn, câu thơ có hình tượng đặc biệt

Ví dụ: Làn thu thủy nét xuân sơn

Biện pháp tu từ hoán dụ

Khái niệm hoán dụ:

Hoán dụ là cách dùng sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào sự gần gũi, đi đôi giữa 2 sự vật

Phân loại Hoán Dụ

Lấy bộ phân để chỉ toàn thể

Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị đựng

Lấy vật dùng để chỉ người dùng

Lấy số ít để chỉ số nhiều, chỉ sự tổng quát.

Tác dụng hoán dụ.

Sử dụng hoán dụ trong văn thơ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Biện pháp tu từ Điệp Ngữ

Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội dung được nói đến.

Các dạng Điệp Ngữ

Điệp ngữ nối tiếp: Những từ lặp lại đứng liền nhau trong câu

Điệp ngữ cách quãng: Cách vài từ lại có vài từ

Điệp ngữ vòng: Cuối câu, trước và đầu câu sau

Tác dụng của Điệp Ngữ

Nhờ có Điệp Ngữ, nội dung diễn đạt trở nên có ấn tượng mạnh mẽ và có sự tăng tiến. Điệp Ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật từ ngữ quan trọng, làm lời nói có sức thuyết phục cao. Điệp Ngữ tạo sự cân đối nhẹ nhàng, tạo tính nhác cho câu thơ , câu văn.

Biện pháp tu từ chơi chữ.

Khái niệm chơi chữ:

Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa nhằm tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước trong khi nói và viết.

Các lối chơi chữ

DÙng từ gần âm, đồng âm, lặp âm

Nói lái

Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa

Tác dụng của chơi chữ:

Tạo ra sắc thái dí dỏm và cách hiểu đặc biệt vì thế nó được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngầy, trong thơ văn trào phúng.

Biện pháp tu từ nói quá

Khái niệm nói quá:

Nói quá là nói cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hình tượng để nhấn mạnh , tăng sức biểu cảm. Nói qua còn được gọi là khoa trương, thâm xưng, phóng đại hoặc cường điệu.

Tác dụng của nói quá:

Do có tính biểu cảm cao nên nó thường ít được sử dụng trong văn bản và đòi hỏi sự hài hòa về ắc thái

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

Khái niệm nói giảm nói tránh:

Nói giảm nói tránh là biện pháp nghệ thuật dùng cách diễn đạt giảm nhẹ mức độ. quy mô, tính chất của sự vật sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi của sự vật, hiện tượng.

Tác dụng của nói giảm nói tránh:

Khi đề cập đến sự đau buồn

Khi biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục

Bài tập ví dụ về biện pháp tu từ:

xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu văn sau:

a,Trăng bao nhiêu tuổi là trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

Trả lời: Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ Điệp ngữ và Chơi chữ. Điệp ngữ ” Bao nhiêu tuổi ” được lặp lại 2 lần với ý muốn nói đến sự bất tận của trăng và núi. Trăng và núi không hề có tuổi tác. trăng luốn sống mãi với núi, luôn xanh tươi. Ngoài ra biện pháp nghệ thuật Chơi chữ đã dùng cặp từ trái ngữ là ” già” và “non ” chỉ sự vĩnh cửu của trăng và núi.

b, mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa

Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Biện pháp tu từ đã được sử dụng trong câu thơ ” Mặt trời xuống biển như hòn lửa” ý muốn nói mặt trời trong lúc hoàng hôn buông xuống có màu đỏ chìm vào sự tĩnh mịch của thủ pháp nhân hóa ” sóng đã cài then ” và ” đêm sập cửa”. khi mặt trời xuống biển như hòn lửa thì đó là lúc muôn vật của biển gác mọi noạt động tạo nên khung cảnh yên bình lãng mạn

Hiệu Quả Tu Từ Của Biện Pháp Điệp Ngữ Trong Thơ Ngô Văn Phú

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Có thể nói điểm độc đáo nhất của văn học, đưa văn học thoát khỏi hình thái nghệ thuật nguyên hợp ban đầu, phát triển độc lập bên cạnh các nghệ thuật khác như: âm nhạc, hội họa, điện ảnh… là ở chỗ văn học phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là phương tiện, chất liệu, là đối tượng để nhà văn xây dựng hình tượng, tái hiện sinh động hiện thực cuộc sống trong tác phẩm. Đồng thời, ngôn ngữ trong tác phẩm cũng là phương tiện để chuyển tải những tư tưởng, tình cảm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Bakhtin trong “Mấy vấn đề thi pháp của Đôxtôiépxki” khẳng định: “Ngôn ngữ chẳng những là phương tiện miêu tả, mà còn là đối tượng miêu tả của văn học” [12, 190]. Do vậy tiếp cận các tác phẩm văn học cần thiết phải hiểu các yếu tố ngôn ngữ đã được nhà văn lựa chọn, sử dụng. Bạn đọc nắm được nội dung của tác phẩm thông qua liên tưởng và tưởng tượng từ các yếu tố ngôn ngữ. Lí luận dạy học cũng đã khẳng định: tiếp nhận các tác phẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ là con đường đến với tác phẩm ngắn nhất và khoa học nhất. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt” đã khẳng định: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ chính là các phương tiện và biện pháp tu từ”. Việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú là việc làm có nhiều ý nghĩa giúp bồi dưỡng thêm năng lực cảm thụ thi ca từ góc độ ngôn ngữ. 1.2. Ngô Văn Phú là một trong những nhà thơ đương đại tiêu biểu. Tuy tác phẩm của ông chưa được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông nhưng tên tuổi của Ngô Văn Phú đã được nhiều nhà phê bình và độc giả chú ý. Ngô Văn Phú viết nhiều và viết khỏe. Ông thành công ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết,

Sv: Nguyễn Thị Hiền

3

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

truyện ngắn, biên khảo, dịch thuật… đặc biệt là mảng thơ ca với hơn 300 bài thơ đã góp phần tạo nên dấu ấn riêng về phong cách của tác giả trên thi đàn. Là người sống trong thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ XX và XXI, Ngô Văn Phú trực tiếp chứng kiến những thăng trầm và khởi sắc của thơ ca đương đại. Trong khi các cây bút trẻ “phá phách” tìm lối viết “táo bạo” thì Ngô Văn Phú lại thực sự thành công khi ông trở về với tiếng thơ đồng nội giản dị, hồn hậu, chân chất yêu thương. Thơ ông là tiếng nói đa thanh, đa giọng điệu mang âm hưởng của cuộc sống thôn quê với nhiều lắng đọng suy tư. 1.3. Biện pháp tu từ điệp ngữ là biện pháp xuất hiện với tần số rất cao trong thơ Ngô Văn Phú. Chính biện pháp này đã góp phần tạo nên một nét riêng độc đáo cho nhà thơ – nhà thơ của vùng quê trung du Bắc bộ. Có thể nói ông là nhà thơ gắn bó gốc rễ với quê mình nên suốt chặng đường thơ từ lúc mới cầm bút cho đến khi trở thành nhà thơ có độ chín, sung sức, thơ ông không lúc nào tách khỏi vùng đất ấy. Thơ Ngô Văn Phú là một mảnh hồn trung du nhiều màu sắc: khi thì đậm đà như đất đồi đá ong, khi thì dịu nhẹ như khói sương thung lũng, khi lại mát đằm như lá tre rừng cọ. Ngô Văn Phú đã viết về quê hương, con người bằng cả tâm hồn thương yêu, trong trẻo của một thi sĩ. Tìm hiểu “Hiệu quả của phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú”, khóa luận mong muốn đóng góp tiếng nói khẳng định vẻ đẹp và tâm hồn thơ Ngô Văn Phú, đồng thời cũng thấy được sự biến hóa linh điệu của ngôn từ tiếng Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật. Việc tìm hiểu hiệu quả biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ trong văn học cũng là việc làm cần thiết giúp hình thành kĩ năng lĩnh hội văn bản, góp phần đổi mới phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình nói chung trong trường phổ thông hiện nay, đồng thời làm giàu ngữ liệu để dạy tốt hơn môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề

Sv: Nguyễn Thị Hiền

4

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Điệp ngữ là một vấn đề đã được các nhà Phong cách học và Ngữ pháp học văn bản quan tâm nghiên cứu từ lâu và đề cập trong nhiều giáo trình ngôn ngữ. Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành có sự khác nhau dẫn đến những quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này. Có thể điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề thông qua các công trình nghiên cứu của một số nhà Việt ngữ học sau. 2.1. Nghiên cứu điệp ngữ dưới góc nhìn của nhà Phong cách học tiếng Việt 2.1.1. Cuối thế kỷ XX, khi lý thuyết ngôn ngữ học có những bước phát triển thì điệp ngữ cũng được quan tâm nghiên cứu. Điệp ngữ được chú ý, phát hiện bởi hiệu quả biểu đạt của nó trong văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật. Trong “Giáo trình Việt ngữ”, tập III (Tu từ học), tác giả Đinh Trọng Lạc (1964) đã phát hiện: “Trong giao tiếp, không phải do cẩu thả mà chính do một dụng ý, tác giả muốn nhấn mạnh vào những từ ngữ cần thiết, để cho tư tưởng, tình cảm biểu hiện trở nên mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Trong trường hợp này, chúng ta có điệp ngữ” [8, 237 – 238]. Cũng trong giáo trình này, tác giả Đinh Trọng Lạc phân chia thành 5 kiểu điệp ngữ cơ bản đó là: – Lặp lại từ ở đầu câu văn. – Lặp lại từ ở cuối câu văn. – Lặp lại từ ở giữa câu văn. – Lặp vòng tròn. – Lặp cách quãng. Ông xếp điệp ngữ vào loại các biện pháp tu từ cú pháp và khẳng định: “Những cách điệp từ là những cách trùng điệp tiêu biểu nhất trong phạm vi cú pháp” [8, 238] 2.1.2. Kế thừa và bổ sung thêm những phát hiện về phép điệp từ ngữ, nhóm tác giả nghiên cứu: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa, trong giáo

Sv: Nguyễn Thị Hiền

5

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

trình “Phong cách học tiếng Việt”, nhà xuất bản giáo dục, 1982 đã đưa ra bốn kiểu điệp ngữ đó là: – Điệp nối tiếp – Điệp cách quãng – Điệp vòng tròn – Điệp kiểu câu và điệp phô diễn 2.1.3. Đến năm 1983, tác giả Cù Đình Tú, trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tiếp tục đề cập đến vấn đề điệp ngữ trong văn bản. Cách nhìn của ông về vấn đề này vừa có điểm gặp gỡ lại có điểm không đồng nhất với nhóm tác giả “Phong cách học tiếng Việt” (1982). Điều này được thể hiện thông qua việc phân chia và quan điểm phân chia điệp ngữ của ông. Tác giả Cù Đình Tú phân chia điệp một cách cụ thể bao gồm bảy loại nhỏ: – Điệp liên tiếp. – Điệp cách quãng. – Điệp đầu. – Điệp đầu cuối. – Điệp cuối đầu. – Điệp vòng tròn. – Điệp theo kiểu diễn đạt. Như vậy tác giả Cù Đình Tú có sự phân chia cụ thể hơn, hợp lí hơn dựa vào vị trí và mục đích của yếu tố điệp. 2.1.4. Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” nhóm tác giả: Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nhà xuất bản giáo dục, 1979, quan niệm của tác giả Nguyễn Thái Hòa về điệp ngữ có phần phức tạp hơn. Theo đó tác giả Nguyễn Thái Hòa cho rằng:

Sv: Nguyễn Thị Hiền

6

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

“Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ… nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe”. Cách phân chia điệp ngữ cũng có nhiều điểm khác theo các tiêu chí khác nhau: – Theo các yếu tố: điệp từ, điệp ngữ, điệp đoạn, điệp câu. – Theo vị trí: điệp đầu câu, điệp giữa câu, điệp cách quãng, điệp liên tiếp – Theo tính chất: điệp phức tạp và điệp đơn giản. 2.1.5. Tiếp nhận quan điểm của nhiều nhà Việt ngữ học và quan điểm của mình trước đó, tác giả Đinh Trọng Lạc, trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 1999, đưa ra cách nhìn tương đối thống nhất về điệp ngữ. Về mặt lý luận, ông cho rằng: “Điệp ngữ là một phương tiện tu từ cú pháp. Đó là sự lặp lại có ý thức những từ nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe”. Ông cũng đưa ra cách phân chia điệp ngữ. Quan điểm phân chia có thay đổi so với năm 1962, ông đưa điệp đầu câu, điệp cuối câu vào một tiểu loại là điệp cách quãng. Do đó ta có ba loại điệp cơ bản: – Điệp nối tiếp – Điệp ngữ cách quãng – Điệp ngữ vòng tròn Như vậy, thông qua việc liệt kê lại các công trình nghiên cứu về phép điệp ngữ của các nhà Phong cách học có thể thấy: quan niệm về điệp ngữ và cách phân loại điệp ngữ của các nhà nghiên cứu phong cách học chưa thật thống nhất. Điều này gây nên những khó khăn nhất định khi tìm hiểu phép tu từ này theo hệ thống. 2.2. Nghiên cứu điệp ngữ dưới góc nhìn của một số nhà Ngữ pháp học văn bản

Sv: Nguyễn Thị Hiền

7

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Các nhà Ngữ pháp học văn bản cũng đề cập đến điệp ngữ khi nghiên cứu vấn đề liên kết trong văn bản. 2.2.1. Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho rằng: “Dấu hiệu cho phép phân biệt văn bản với phi văn bản chính là sự liên kết về hình thức và nội dung của các câu trong văn bản”. Về mặt liên kết hình thức, tác giả Trần Ngọc Thêm đi sâu nghiên cứu các phương thức liên kết câu trong văn bản. Ông chia các phương thức liên kết thành ba nhóm: – Các phương thức liên kết chung, dùng được cho cả ba loại câu: tự nghĩa, hợp nghĩa, nghĩa trực thuộc. – Các phương thức liên kết hợp nghĩa: dùng cho loại câu hợp nghĩa và nghĩa trực thuộc. – Các phương thức liên kết trực thuộc, chỉ dùng được cho loại ngữ trực thuộc. Trong đó nhóm phương thức liên kết chung bao gồm năm phương thức liên kết cơ bản. Đó là: phép lặp (bao gồm: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ âm) phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính. Điệp ngữ được đề cập trong trình bày của tác giả Trần Ngọc Thêm về phép lặp. Ông cho rằng: “Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng (thực từ, cụm từ)” [14,88]. Tác giả Trần Ngọc Thêm cũng xác định rằng: “Lặp từ vựng là phương thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản”. Đồng thời, tác giả đưa ra các tiêu chí phân loại phép lặp như sau:

Sv: Nguyễn Thị Hiền

8

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

– Căn cứ cách thức lặp chủ tố và căn tố, có thể chia lặp từ vựng thành lặp từ và lặp cụm từ. Đồng thời cụm từ lại bao gồm: lặp hoàn toàn và lặp bộ phận. – Căn cứ vào bản chất từ loại của chủ tố và lặp tố có thể chia thành: lặp cùng từ loại, và lặp chuyển từ loại. – Căn cứ vào chức năng làm thành phát ngôn của chủ tố và lặp tố, có thể chia thành: lặp cùng chức năng hoặc lặp chuyển chức năng. 2.2.2. Cũng đề cập đến các phương thức liên kết câu trong văn bản, tác giả Diệp Quang Ban, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” Nxb Giáo dục, 2005, đã đưa ra năm phép liên kết cơ bản sau: – Phép quy chiếu. – Phép thế. – Phép tỉnh lược. – Phép nối. – Phép liên kết từ vựng. Trong đó, phép liên kết từ vựng gồm ba phép nhỏ: lặp từ ngữ dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa, phối hợp từ ngữ. Điệp ngữ được đề cập đến trong phép lặp từ ngữ của phương thức liên kết từ vựng. Ông cho rằng, phép liên kết từ vựng là: “Lựa chọn những từ ngữ có quan hệ như thế nào đó với những từ ngữ đã có trước, và trên cơ sở đó làm cho câu chứa từ ngữ có trước với câu chứa từ ngữ mới được chọn này liên kết với nhau” [1, 386] Trong đó, phép lặp từ ngữ là “Việc sử dụng trong câu những từ ngữ đã được dùng ở câu trước theo kiểu nhắc lại y nguyên như vốn có, trên cơ sở đó liên kết những câu chứa chúng với nhau” [1,386]

Sv: Nguyễn Thị Hiền

9

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Sv: Nguyễn Thị Hiền

10

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Tiếp tục vấn đề này, sinh viên Trần Thị Minh Yến, K31 – Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội 2, tìm hiểu “Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ lục bát hiện đại Đồng Đức Bốn”. Liệt kê một số công trình nghiên cứu khoa học về phép điệp từ ngữ của một số tác giả trên để thấy rằng nghiên cứu về vấn đề này không phải là mới mẻ. Song có thể nói điệp ngữ là biện pháp tu từ quan trọng, có khả năng tạo ra hiệu quả tu từ đặc biệt trong thơ văn. 2.3.2. Về tác giả Ngô Văn Phú và việc nghiên cứu tác phẩm của ông Ngô Văn Phú là tên thật cũng chính là bút danh. Ông là một tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thành viên xuất sắc của hội nhà văn Việt Nam với trên 220 đầu sách bao gồm nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, biên khảo, dịch thuật. Tuy tác phẩm của Ngô Văn Phú chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng tên tuổi của ông được nhiều người trong giới phê bình khẳng định. Độc giả biết đến ông trước hết là một nhà thơ – một nhà thơ tiếp nối mạch thơ chân quê của Đoàn Văn Cừ và Nguyễn Bính. Tìm hiểu thơ Ngô Văn Phú, các tác giả quan tâm nhiều đến phương diện nội dung trong thơ của ông. Trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú”, Nxb Hội nhà Văn, 1997, tác giả Nguyễn Hoành Sơn đã tìm hiểu nội dung thơ Ngô Văn Phú với đề tài “Ngô Văn Phú – Dấu ấn quê mùa trên thi đàn”. Tác giả Ngô Quân Miện, Nxb Hội nhà Văn, 1997, khai thác “Tâm hồn đồng nội trong thơ Ngô Văn Phú”. Cũng tìm hiểu nội dung thơ Ngô văn Phú tác giả Đinh Nam Khương có bài viết “Tìm về tán cọ xanh” [15, 503 – 507] Điểm giao thoa của các bài viết đó là “tâm hồn đồng nội – chất quê mùa thứ thiệt” trong hồn thơ Ngô Văn Phú. Về ngôn ngữ thơ cũng có nhiều

Sv: Nguyễn Thị Hiền

11

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

bài viết đề cập đến dấu ấn ca dao – dân ca trong ngôn ngữ thơ Ngô Văn Phú để làm nổi bật nội dung thơ ông. Về vấn đề lặp từ ngữ (điệp ngữ) trong ngôn ngữ thơ Ngô Văn Phú, tác giả Tô Hà trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú”, Nxb Hội nhà văn, 2007, đề cập đến một khía cạnh nhỏ đó là hiệu quả tu từ của điệp ngữ trong bài “Thôi mẹ đừng ra ngõ tiễn chiều nay”. Tuy nhiên bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong giới hạn của một bài thơ. Điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, cặn kẽ và có hệ thống. Trong tất cả các tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được chưa có tài liệu nào trùng tên với đề tài khóa luận này. Trên cơ sở những gợi ý về mặt lý luận của các nhà nghiên cứu về phép điệp ngữ, khóa luận đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống “Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú”. Hy vọng đề tài sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ nói chung, đóng góp nghệ thuật của nhà thơ Ngô Văn Phú nói riêng trên con đường phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.

3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến một số mục đích: – Góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và phong cách của nhà thơ đồng quê hiện đại Ngô Văn Phú. – Thấy được hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong việc biểu đạt tứ thơ, góp phần khẳng định vẻ đẹp độc đáo, sức sống kỳ diệu thơ đồng quê hiện đại. – Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy văn học và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Sv: Nguyễn Thị Hiền

12

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

– Tập hợp những vấn đề lý thuyết về phép tu từ điệp ngữ của các nhà Phong cách học và Ngữ pháp học để xây dựng lịch sử vấn đề và cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú. – Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét các kiểu điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú. – Vận dụng các phương pháp phân tích phong cách học để phân tích hiệu quả tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú, đồng thời rút ra những kết luận cần thiết. 5. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các cách điệp ngữ và hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú 6. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung khảo sát, thống kê việc sử dụng phép điệp ngữ trong 150 bài thơ của Ngô Văn Phú, được tập hợp trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú”, Nxb Hội nhà Văn, HN, 1997. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp thống kê, phân loại. 7.2. Phương pháp phân tích. 7.3. Phương pháp tổng hợp. 7.4. Phương pháp so sánh. 7.5. Phương pháp hệ thống. 8. Bố cục khóa luận Khóa luận được triển khai theo bố cục sau Mở đầu (tr.3 – 13) Nội dung (tr.14 – 80) Chương 1: Cơ sở lý luận (tr.14- 24) 1.1. Biện pháp điệp ngữ

Sv: Nguyễn Thị Hiền

13

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

1.2. Thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ Chương 2: Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại, phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú (tr.25- 35) Chương 3: Hiệu quả tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú (tr.36 -80) 3.1. Hiệu quả tu từ của điệp ngữ trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người vùng đất trung du đồng bằng Bắc bộ 3.2. Hiệu quả của điệp ngữ trong việc thể hiện phong cách riêng của tác giả: nhà thơ của vùng đất trung du đồng bằng Bắc bộ. Kết luận (trang.81-82)

NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Biện pháp điệp ngữ 1.1.1. Định nghĩa Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997, đã định nghĩa:

Sv: Nguyễn Thị Hiền

14

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

“Điệp ngữ (còn gọi là lặp) là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe”. [10, 93] Qua định nghĩa trên, chúng tôi muốn nhấn mạnh một số nội dung của định nghĩa: – Điệp ngữ là phép tu từ ngữ nghĩa. – Điệp ngữ được các nhà sử dụng một cách có chủ định. Đó là việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ theo hướng lặp lại từ hay cụm từ nhằm tạo hiệu quả tu từ (nhấn mạnh nội dung thông báo, tạo nghĩa mới bất ngờ giàu màu sắc tu từ học, tạo ra tính nhạc cho lời thơ, lời văn, đem lại thẩm mĩ cho người đọc người nghe). 1.1.2. Các kiểu điệp ngữ trong tiếng Việt Kế thừa có bổ sung quan điểm phân loại các kiểu điệp từ ngữ của tác giả Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú (đã trình bày ở mục trước) chúng tôi chú ý đến những kiểu điệp sau: 1.1.2.1. Điệp ngữ nối tiếp. Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp, trong đó có những từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau, nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến. VD: Đêm qua ra bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò mò nhìn nhau. Anh đi đấy, anh về đâu? Cánh buồn nâu… Cánh buồm nâu… Cánh buồm… (Vô đề – Nguyễn Bính) 1.1.2.2. Điệp ngữ cách quãng

Sv: Nguyễn Thị Hiền

15

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Điệp ngữ cách quãng là điệp ngữ trong đó những từ được lặp lại đứng cách xa nhau nhằm gây một ấn tượng nổi bật và có tác dụng âm nhạc cao. VD: Chỉ mong người sống có tình Cho sông hết lũ, cho mình vẫn ta Cho sao thành dải ngân hà Thương yêu chỉ biết thật thà thế thôi. (Xéo gai anh chẳng sợ đau – Đồng Đức Bốn) 1.1.2.3. Điệp đầu Điệp đầu là dạng điệp trong đó từ được lặp lại đứng ở đầu câu. VD: Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai? Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt? (Ca dao) 1.1.2.4. Điệp đầu – cuối Điệp đầu – cuối là kiểu điệp trong đó các từ được điệp đứng ở đầu và cuối câu thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ. VD: Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh (Tre xanh – Nguyễn Duy) 1.1.2.5. Điệp cuối – đầu Điệp cuối – đầu là kiểu điệp trong đó các từ được điệp lại ở cuối câu thơ trước và đầu câu thơ sau.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

16

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

VD: Lá ngô lay ở bờ sông, Bờ sông vẫn gió, người chưa thấy về. (Bờ sông vẫn gió – Trúc Thông) 1.1.2.6. Điệp hỗn hợp Điệp hỗn hợp là kiểu điệp trong đó sử dụng nhiều cách điệp khác nhau trong một đoạn văn bản. VD: Làm trời trời phải có sao Làm sông sông cứ dạt dào phù sa Làm đất đất phải nở hoa Làm tôi buồn cái người ta vẫn buồn. Từ đâu mà nước có nguồn Mà kim đã chỉ phải luồn vào nhau Đã trầu là phải có cau Từ đâu mà phải vàng thau rạch ròi Đã cho thì không được đòi Đã biển phải biết sông ngòi làm nên (Về lại chốn xưa – Đồng Đức Bốn) 1.1.2.7. Điệp theo kiểu diễn đạt Điệp theo kiểu diễn đạt là kiểu điệp nhằm diễn tả một dụng ý nào đó của tác giả. VD: Ước gì anh hóa ra hoa, Để em nâng lấy rồi mà cài khăn Ước gì anh hóa ra chăn, Để cho em đắp, em lăn cùng giường.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

17

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Ước gì anh hóa ra gương Để cho em cứ ngày thường em soi. (Ca dao) 1.1.2.8. Điệp vòng tròn Điệp vòng tròn là một dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn. Chữ cuối câu trước được láy lại thành chữ ở đầu câu sau và cứ thế làm cho câu văn, câu thơ liền nhau như đợi sóng, diễn tả một cảm giác triền miên VD: Thu về gọi gió heo may Heo may lá đã vàng cây ngô đồng. Ngô đồng thả lá theo sông Sông ơi, có thấp thỏm mong thu về. (Biến tấu ca dao – Đỗ Bạch Mai) 1.1.3. Giá trị tu từ của điệp ngữ. “Giá trị tu từ” (màu sắc tu từ, sắc thái tu từ) là khái niệm phong cách học chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thực từ. Nói cách khác đó là khía cạnh biểu cảm – cảm xúc của ý nghĩa của từ (diễn đạt những tình cảm, sự đánh giá những ý định), bên cạnh khía cạnh sự vật lôgic của ý nghĩa [10, 57-58]. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, giá trị tu từ của điệp ngữ được thể hiện ở một số phương diện sau. 1.1.3.1. Nhờ biện pháp điệp ngữ, câu văn tăng tính nhạc, có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa tình cảm, cảm xúc nào đó làm nổi bật những yếu tố ngôn ngữ quan trọng. Làm cho lời văn thêm sâu sắc, tha thiết, có sức thuyết phục mạnh. VD:

Sv: Nguyễn Thị Hiền

18

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

“… Trong thơ văn Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi” mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc bông lau, có phải niềm than van của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thông cùng vì sao?” (Lời tựa cho tập lửa thiêng – Xuân Diệu) 1.1.3.2. Chức năng tu từ học của điệp ngữ được phát hiện ra trong mối quan hệ qua lại với ngữ cảnh. Đó là việc gây ra một phản ứng trực tiếp có màu sắc biểu cảm – cảm xúc ở phía người nghe (người đọc): ngạc nhiên, vui mừng, bực bội sợ hãi… khi mà người nói nói ra. VD: Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em đây hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông Thịt da em hay là sắt là đồng Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh. Thân mình em đau đớn cả thân cành. (Người con gái Việt Nam – Tố Hữu) Trong một phát ngôn nhất định, điệp ngữ thường được dùng như một phương tiện tăng cường lôgic – cảm xúc nghĩa của phát ngôn. 1.1.3.3. Trong văn nghệ thuật, điệp ngữ mới phát huy được đầy đủ khả năng tu từ học của mình ở khả năng tạo hình, mô phỏng âm thanh, diễn tả những sắc thái khác nhau của tính chất: vui mừng, ngạc nhiên, lo âu, bực tức… 1.2. Thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

19

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

1.2.1. Định nghĩa Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người. Đó là thể loại xã hội nằm trong phương thức trữ tình gắn với chiều sâu thế giới nội tâm, với những vẻ đẹp mềm mại của tình cảm con người. Từ xưa đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thơ: Nhà thờ Đuy Belây định nghĩa: “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim”. Nhà thơ Sóng Hồng bàn về thơ: “Thơ là một hình thức nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có một tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”. Theo Chế Lan Viên: “Thơ là đi giữa nhạc và ý”. Người làm thơ hay phải biết “vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý” Tố Hữu cho rằng: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại, là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình”. Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi, Nxb Giáo dục, định nghĩa về thơ như sau: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”. Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thơ, tuy nhiên các ý kiến này đều gặp gỡ nhau ở quan niệm: Thơ là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt, của trí tưởng tượng phong phú – là nghệ thuật ngôn từ tổng hợp của nhiều nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh. 1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ. 1.2.2.1. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ bão hòa cảm xúc.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

20

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn. Nói cho cùng, thơ là kết quả của sự nhập tâm. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Chính vì vậy ngôn ngữ thơ trữ tình có những điểm khác biệt so với ngôn ngữ tự sự và kịch. Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của tác phẩm tự sự. Đó là sự lắng kết chất thơ, lắng kết mạch thơ với đời sống được tích lũy lâu đời. Do vậy, yếu tố truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cảm xúc của thơ. Đó chính là việc sử dụng điển cố, điển tích, vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. VD: Lòng anh như biển sóng cồn Chứa muôn con nước nghìn con sông dài Lòng em như chiếc lá khoai Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu (Nguyễn Bính – Hai lòng) Những câu thơ sử dụng sáng tạo thành ngữ “nước đổ lá khoai”, “muôn sông nghìn sóng” kết hợp với hình ảnh so sánh và biện pháp điệp ngữ giàu sức gợi để khẳng định tình yêu của nhân vật trữ tình giành cho cô gái. Đó là một tình yêu dạt dào như “nước”, “bền bỉ” sâu sắc như sóng ngầm. Thế nhưng đó lại là tình yêu đơn phương, tuyệt vọng. Câu thơ nhuốm màu đau khổ sầu nặng. Cùng với sự phát triển của văn học, ngôn ngữ thơ ngày càng được chắt lọc tinh tế, sâu sắc phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của con người trong sự hối hả bề bộn của cuộc sống hiện đại. 1.2.2.2. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hàm súc. Tính hàm súc là một đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ trữ tình. Tính hàm súc được hiểu là khả năng biểu thị được nhiều nội dung tư tưởng nhất

Sv: Nguyễn Thị Hiền

21

K32B – Ngữ Văn

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

cho một số lượng yếu tố ngôn ngữ ít nhất “lời chật mà ý rộng – lời đã hết mà ý vô cùng”. Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ được tạo nên bởi cách sử dụng tối đa các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, phép đối, phép điệp,… Các hình ảnh biểu tượng các từ tượng thanh, tượng hình. Do vậy, thơ là sự biến hóa kỳ diệu, sự vận động linh điệu. VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Bài thơ trước hết tả thực về hình dáng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh, nhưng bánh trôi ở đây cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến với đầy định kiến bất công. Như vậy tính đa nghĩa của bài thơ chính là khả năng gợi ý những liên tưởng sâu sắc, những hàm nghĩa sâu xa. Ngôn ngữ thơ không có tính liên tục như ngôn ngữ văn xuôi, ngược lại nó tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo ra những khoảng lặng giàu ý nghĩa và khoảng trống giữa các dòng, kích thích sự liên tưởng, suy ngẫm của độc giả. Chính điều này đã tạo nên tính đa nghĩa hàm súc cho ngôn ngữ thơ. Nói như Ngô Minh: “Khoảng lặng giữa các câu thơ mà nhà thơ dành cho người đọc tự do nghĩ ngợi càng rộng thì độ dồn nén của thơ càng cao”. VD: Ai cấm ta say, say thần thánh? Ngực lép bốn nghìn năm trưa nay cơn gió lạnh Thổi phồng lên tim bỗng hóa mặt trời. … Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác

Sv: Nguyễn Thị Hiền

22

K32B – Ngữ Văn