Tổng hợp những ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh mới nhất 2020
1. Tóm tắt công việc
Tóm tắt công việc thông thường dài từ 1-2 trang, và bao quát trong đó những khái niệm về doanh nghiệp, những mục tiêu chính của doanh nghiệp và kế hoạch của bạn, cơ cấu sở hữu, đội ngũ quản lí, sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp, (những) thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh, chiến lược marketing và một phần tóm tắt dự toán tài chính. Thông thường bạn viết xong mọi thứ của kế hoạch rồi mới đến phần tóm tắt công việc này; từng phần trong kế hoạch nên có một phần tóm tắt chi tiết cho phần đó.
2. Tổng quan về Doanh nghiệp
Trong phần này, bạn thêm vào các chi tiết, từ lịch sử doanh nghiệp, tầm nhìn và/hoặc nhiệm vụ của doanh nghiệp, mục tiêu và cơ cấu sở hữu bạn đang có.
3. Sản phẩm và Dịch vụ
Liệt kê ra những sản phẩm và dịch vụ bạn có, bao gồm tính năng và lợi ích của nó, lợi thế cạnh tranh, và nếu có tiếp thị một sản phẩm nào đó thì đâu là chỗ đứng cho sản phẩm của bạn và làm thế nào để đạt được điều ấy.
4. Tổng quan về ngành kinh doanh
Tổng quan về ngành kinh doanh là cơ hội cho bạn mô tả năng lực doanh nghiệp của mình dựa trên qui mô và sự phát triển của ngành bạn tham gia, đâu là những thị trường chính trong đó, khách hàng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ra sao và thị trường nào là nơi bạn nhắm tới.
5. Chiến lược marketing
Bao gồm mô tả từng phân khúc thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác lạ, nổi bật và USP (unique selling proposition – hiểu nôm na là cái độc đáo duy chỉ có ở sản phẩm của bạn) cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Mô tả sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ được chào bán như thế nào (nơi cửa hàng, trên mạng, bán lẻ) và chu kì mua (buying cycle) của thị trường mục tiêu.
6. Kế hoạch hoạt động
Ghi ra hồ sơ đội ngũ quản lí, kế hoạch nguồn nhân lực như thế nào, vị trí (location) của doanh nghiệp cùng các khả năng hiện có, kế hoạch sản xuất (nếu bạn bán sản phẩm) và khái quát về hoạt động mỗi ngày.
7. Kế hoạch tài chính
Có thể nói đây là phần quan trọng nhất của cả kế hoạch, đáng chiếm trọn 80% thời gian bạn viết nên kế hoạch. Bạn sẽ cần viết ra những dự toán tài chính cho ba năm tới, bao gồm doanh thu, bản dự thảo cân bằng tài chính, vòng quay đồng tiền hàng tháng và hàng năm. Tóm tắt mỗi bản liệt kê với một vài câu dễ hiểu và đính kèm nó vào trang bìa của bản liệt kê. Bạn cũng giữ lại tài liệu dùng cho mọi giả định để dự đoán lợi nhuận và chi phí phòng khi cần tham chiếu đến sau này.
10 lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh có thể bạn chưa biết
Trong kinh doanh, vẫn còn nhiều người thờ ơ, không bận tâm đến việc viết ra một kế hoạch kinh doanh vì họ nghĩ nó quá khó hoặc không cần thiết để viết trừ khi bạn muốn gây quỹ tài chính. Những bí ẩn này giữ họ quá xa với lợi ích vốn có của việc lập kế hoạch.
EQVN xin điểm qua 10 lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh mà bạn không nên bỏ lỡ.
Hành động có chiến lược. Khó cho ta có thể đi sát với chiến lược bởi những gián đoạn và công việc hàng ngày luôn có mặt ở đó. Kế hoạch kinh doanh tóm tắt cho những điểm chính trong chiến lược và đóng vai trò nhắc nhở cho ta điều gì nên làm và điều gì không nên làm.
Làm rõ ràng mục tiêu kinh doanh. Với kế hoạch kinh doanh trong tay, bạn có thể xác định và quản lí những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được như lượng khách truy cập vào website, doanh số, ra mắt sản phẩm mới…
Có những dự đoán chính xác hơn. Kế hoạch sẽ gạn lọc ra những dự đoán như thị trường tiềm năng, chi phí của sales, nơi đâu tạo ra nhiều doanh số, quá trình xử lí thông tin khách hàng tiềm năng và qui trình nghiệp vụ doanh nghiệp…
Có thứ tự ưu tiên rõ ràng hơn. Bên cạnh chiến lược, còn có những yếu tố khác cần sự ưu tiên thích đáng như vấn đề phát triển, quản lí và sức khỏe tài chính. Dựa theo kế hoạch, bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những hoạt động này và dùng để rà soát lại công việc khi doanh nghiệp tiến những bước tiến về sau.
Bạn sẽ hiểu được sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Bản kế hoạch giúp bạn theo dõi những gì cần diễn ra và theo thứ tự nào. Ví dụ, nếu bạn phải tính toán thời gian ra mắt một sản phẩm cho phù hợp với lịch testing hoặc marketing cho trùng khớp với ngày ra mắt thì bản kế hoạch kinh doanh rất đáng giá trong việc giữ bạn đi đúng hướng và theo dõi tốt hoạt động công việc.
Các cột mốc đánh dấu sẽ giữ bạn theo dõi được hoạt động. Kế hoạch kinh doanh thể hiện ngày tháng và deadline (kì hạn của một công việc) ở cùng một chỗ, rất tiện cho bạn theo dõi công việc tiến hành như thế nào.
Phân bổ công việc dễ dàng hơn. Kế hoạch kinh doanh là nơi lí tưởng để phân công trách nhiệm cho từng người trong công việc. Mỗi công việc cũng nên có một người chịu trách nhiệm chính.
Dễ quản lí thành viên trong nhóm và theo dõi kết quả. Nhiều người thừa nhận họ có nhu cầu theo dõi, đánh giá thành viên trong nhóm thường xuyên trong khi có nhiều người không thích điều này. Kế hoạch kinh doanh đảm bảo mọi thứ được viết ra và bắt kịp trước sự khác biệt giữa kì vọng và kết quả dựa trên chỉnh sửa đúng đắn.
Lên kế hoạch và quản lí vòng quay đồng tiền tốt hơn. Không một doanh nghiệp nào có thể còn tồn tại trước sự quản lí yếu kém đồng tiền. Mỗi một đồng tiền bạn đầu tư và thu lợi đều rất hiếm và có giá trị. Kế hoạch về vòng quay đồng tiền là một cách hữu hiệu để liên kết những dự đoán có tính toán về doanh số, giá cả, chi phí, tài sản bạn cần mua cùng những khoản nợ phải trả.
Điều chỉnh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp không vấp phải thất bại. Kế hoạch kinh doanh mang đến cho bạn sự chủ động trong công việc, không để phải lâm vào cảnh bị động. Đừng đợi cho mọi thứ diễn ra mà hãy lên kế hoạch từ trước, theo dõi kết quả và thực hiện những chỉnh sửa đúng đắn. Kế hoạch kinh doanh không là sự suy đoán tương lai như người ta vẫn tưởng. Thay vào đó, nó đặt ra những kì vọng và hình thành những giả thiết giúp bạn quản lí tương lai với những chỉnh sửa đúng đắn.
Nguồn:https://eqvn.net/