Top 12 # Ví Dụ Về Chức Năng Giám Đốc Của Tài Chính Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giám Đốc Tài Chính Là Gì? Vai Trò, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Giám Đốc Tài Chính

Giám đốc tài chính là gì?

Giám đốc tài chính (tiếng Anh: Chief Financial Officer – CFO) là giám đốc điều hành cấp cao chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của một công ty. Công việc của giám đốc tài chính bao gồm theo dõi dòng tiền, lập kế hoạch tài chính, quản lý rủi ro tài chính, lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính.

Trong ngành tài chính, CFO là chức vụ cao nhất và trong các ngành khác, nó thường là vị trí cao thứ ba trong một công ty. Một giám đốc tài chính có thể trở thành một CEO, COO hoặc chủ tịch điều hành công ty.

Một số nguồn định nghĩa CFO là một nghề nghiệp. Tuy nhiên, từ “Chief” trong cụm từ CFO đã nói lên rằng giám đốc tài chính CFO không phải là một nghề nghiệp. Vì “Chief” có nghĩa là người đứng đầu, mà nghề nghiệp thì không có người đứng đầu. Ví dụ như nghề kế toán, nghề xây dựng, nghề quản lý…

Chức năng & nhiệm vụ của Giám đốc tài chính (CFO)

Vị trí giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của công ty bao gồm theo dõi dòng tiền, lập kế hoạch tài chính, quản lý rủi ro, v.v.

Lập kế hoạch

Hỗ trợ xây dựng định hướng tương lai của công ty và hỗ trợ các sáng kiến chiến thuật

Giám sát và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch kinh doanh chiến lược

Phát triển chiến lược tài chính và thuế

Quản lý yêu cầu vốn và quy trình lập ngân sách

Phát triển các biện pháp thực hiện và hệ thống giám sát hỗ trợ định hướng chiến lược của công ty

Hoạt động

Tham gia vào các quyết định quan trọng như là một thành viên của nhóm quản lý điều hành

Duy trì mối quan hệ với tất cả các thành viên của nhóm quản lý

Quản lý kế toán, nguồn nhân lực, quan hệ nhà đầu tư, bộ phận pháp lý, thuế và kho bạc

Quản lý bất kỳ bên thứ ba nào có chức năng tài chính hoặc kế toán đã được thuê ngoài

Giám sát hoạt động tài chính của các công ty con và hoạt động nước ngoài

Giám sát hệ thống xử lý giao dịch của công ty

Thực hiện các hoạt động thực tiễn tốt nhất cho công ty

Giám sát các kế hoạch lợi ích của nhân viên, đặc biệt chú trọng đến việc tối đa hóa lợi ích – chi phí.

Thông tin tài chính

Giám sát việc phát hành thông tin tài chính

Báo cáo kết quả tài chính cho ban giám đốc

Quản lý rủi ro

Hiểu và giảm thiểu các yếu tố chính của hồ sơ rủi ro của công ty

Đảm bảo rằng công ty tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý và quy định

Duy trì bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro

Đảm bảo rằng việc lưu trữ hồ sơ đáp ứng các yêu cầu của kiểm toán viên và cơ quan nhà nước

Báo cáo các vấn đề rủi ro cho ủy ban kiểm toán của ban giám đốc

Duy trì mối quan hệ với kiểm toán viên bên ngoài

Kinh phí

Theo dõi số dư tiền mặt và dự báo tiền mặt

Đầu tư quỹ

Đầu tư quỹ hưu trí

Hoạt động khác

Tham gia vào các cuộc họp với các nhà đầu tư

Duy trì mối quan hệ với các ngân hàng

Là đại diện của công ty với các ngân hàng và nhà đầu tư

Sự khác nhau giữa Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng

Hiện nay, ở các nước phát triển, CFO là vị trí không thể thiếu trong các công ty. Rất nhiều nhiệm vụ của giám đốc tài chính mà kế toán trưởng không thể thực hiện được.

Tuy nhiên, có rất ít các doanh nghiệp Việt có chức danh giám đốc tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này, nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa chức vụ kế toán trưởng và giám đốc tài chính.

Việc thiếu CFO trong doanh nghiệp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Việc không đánh giá thường xuyên tình hình tài chính của công ty sẽ dẫn đến các hậu quả như nợ xấu khó đòi vượt mức cho phép, nợ công phải trả dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp, v.v. tới khi phát hiện ra thì trở tay không kịp.

Trong khi đó, CFO vận dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Ví dụ, Kế toán trưởng quản lý Bộ máy kế toán hướng đến việc tiết kiệm tối đa chi phí thông qua quy trình, kiểm soát chặt chẽ chi phí, tránh thất thoát. Còn CFO thì tiết kiệm chi phí thông qua xác định chi phí đó có hiệu quả hay không, cho nên, trong quyết định của CFO, một số loại chi phí cần cắt giảm, một số loại khác thì cần nâng lên.

Để làm được điều đó, CFO cần có các công cụ để phân tích và tính toán như các Chỉ số Tài chính do kế toán cung cấp, các phương pháp phân tích như định lượng, toán tài chính, ma trận tối ưu chi phí, ma trận tối ưu doanh thu, xác suất hay các sự kiện chi phí hay doanh thu, chiến lược tài chính, kiểm soát chi phí, phân tích và hợp nhất báo cáo tài chính…

Làm thế nào để trở thành Giám đốc tài chính (CFO)?

Hầu hết các CFO của các công ty lớn đều có trình độ như Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA), Thạc sĩ Khoa học (về Tài chính hoặc Kế toán), CFA hoặc đến từ một nền tảng như Kế toán viên công chứng hoặc có kinh nghiệm kinh doanh tương đương.

Theo Tạp chí Kế toán, để trở thành một CFO, bạn có thể bắt đầu bằng cách học lấy bằng cử nhân trong lĩnh vực tài chính, kế toán hoặc kinh doanh. Sau đó, bạn chuyển sang nghiên cứu nâng cao hơn hoặc lấy bằng thạc sĩ MBA.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh khi bạn làm việc cho một công ty nước ngoài.

Ở đâu có tổ chức vì lợi nhuận thì sẽ luôn có CFO. Con đường trở thành CFO là một con đường dài, nhưng cuối cùng con đường đó sẽ được đền đáp. Theo Chron , vị trí CFO trung bình kiếm được 148.250 đô la mỗi năm tại một công ty có doanh thu 100 triệu đô la, bạn có thể thấy lý do tại sao rất nhiều người đang phấn đấu để trở thành Giám đốc tài chính.

☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Scores: 4.3 (106 votes)

Thank for your voting!

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Một Giám Đốc Tài Chính?

– Tư vấn của chị Lê Ngọc Vĩnh Trinh, Chuyên viên tư vấn nhân lực cao cấp, HRVietnam:

Một người Giám đốc tài chính thường có những trách nhiệm chung như sau:

– Phân tích cấu trúc & quản lý rủi ro tài chính

– Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt

– Dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm; lên kế hoạch chi tiêu; phân tích những sai biệt; thực hiện động tác sửa chữa

– Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính

– Quản lý nhân viên

– Thiết lập & duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan.

– Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra.

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp, người Giám đốc tài chính sẽ đảm trách thêm một vài nhiệm vụ khác được giao bởi Ban Giám đốc hoặc Tập đoàn.

* Câu 2: Tôi là một kế toán của một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tôi chuyên nhập khẩu hàng về bán. Trong thời gian làm tôi luôn phải xuất hoá đơn bán hàng lỗ(tôi đã lên tiếng nói với chủ doanh nghiệp nhưng không được). Tôi rất sợ và đã xin nghỉ việc. Cho tôi hỏi nếu Thuế quyết toán thì tôi có bị truy cứu trách nhiệm không?

– Tư vấn của luật sư Nguyễn Thị Diễm Phượng, đại diện Văn phòng luật sư J&J và Công ty cổ phần liên kết doanh nhân Elink:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế sẽ tùy từng mức độ mà tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do câu hỏi của bạn đặt ra khá chung chung và không rõ được hành vi vi phạm của doanh nghiệp tư nhân nơi bạn làm việc cũng như hành vi vi phạm của bạn là gì nên chúng tôi không thể trả lời thắc mắc của bạn một cách chi tiết được.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

Chức Năng Giám Đốc Của Tài Chính Có Những Đặc Điểm Gì?

Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Chức năng giám đốc của tài chính như một bộ phận tất yếu thuộc tài chính. Vậy chức năng giám đốc của tài chính ra sao?

Chức năng giám đốc của tài chính

Chức năng giám đốc của tài chính là một khả năng khách quan khác của phạm trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan này của tài chính để tổ chức công tác kiểm tra tài chính.

Chức năng giám đốc của tài chính đó là giám đốc tài chính doanh nghiệp

Khi đó, tài chính được sử dụng với tư cách là mộ công cụ kiểm tra, đó chính là kiểm tra tài chính.

Giám đốc – kiểm tra tài chính là kiểm tra đối với quá trình thực hiện chức năng phân phối của tài chính, đối với quá trình phân phối các nguồn tài chính.

Phân phối các nguồn tài chính là phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, do đó, giám đốc kiểm tra tài chính là giám đốc kiểm tra bằng đồng tiền.

Qua đó, ta có thể thấy được: Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.

Đối tượng, chủ thể và kết quả của giám đốc tài chính

Đối tượng, chủ thể và kết quả của giám đốc tài chính là gì?

Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Chủ thể của giám đốc tài chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì, để cho các quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả, bản thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra, xem xét các quá trình phân phối đó.

Kết quả của giám đốc tài chính là phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao nhất của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Đặc điểm của giám đốc tài chính

Giám đốc tài chính CFO có các đặc điểm sau đây:

1. Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền nhưng nó không đồng nhất với mọi loại giám đốc đồng tiền khác trong xã hội. Giám đốc tài chính được thực hiện đối với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhưng không phải với tất cả chức năng của tiền tệ mà chỉ chủ yếu với các chức năng, phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ của tiền tệ mà thôi.

2. Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện một cách thường xuyên, liên tục và rộng rãi. Giám đốc tài chính được biết đến như là một giám đốc đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính và vốn tiền tệ.

Đặc điểm của giám đốc tài chính là gì?

Trong điều kiện kinh tế hàng hóa – tiền tệ, vốn tiền tệ là điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Không một lĩnh vực kinh tế nào có thể tồn tại và phát triển nếu không có nguồn tài chính đảm bảo.

Ở đâu có sự vận động của các nguồn thì chính thì ở đó có giám đốc tài chính. Như vậy, giám đốc tài chính có phạm vi hết sức rộng rãi.

Mặt khác, sự vận động của các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền là một quá t rình diễn ra thường xuyên, liên tục để phục vụ cho các hoạt động kinh tế – xã hội. Vì vậy, giám đốc tài chính CFO là loại giám đốc được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.

Về mặt phương pháp, giám đốc – kiểm tra tài chính được thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, mà các chỉ tiêu tài chính là những chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp phản ánh đồng bộ các mặt hoạt động khác nhau của một đơn vị cũng như của toàn bộ nền kinh tế.

Chính nhờ vào đặc điểm kể trên mà giám đốc tài chính là loại giám đốc rất có hiệu quả và có tác dụng kịp thời.

Vai Trò Ngày Nay Của Giám Đốc Tài Chính (Cfo)

Vai trò của Giám đốc Tài chính (CFO) đã thay đổi trong hơn 20 năm qua. Ban đầu, vai trò của CFO xoay quanh việc tạo ra và phân tích các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của công nghệ đã dần tin học hóa của chức năng của kế toán giúp Giám đốc Tài chính tập trung nhiều hơn vào vai trò và trách nhiệm của mình. Cụ thể hơn là tập trung vào 04 vai trò riêng biệt sau:

CFO là nhà cố vấn chiến lược

Vai trò đầu tiên của CFO là làm một nhà chiến lược cho Giám đốc điều hành (CEO). Theo “định nghĩa truyền thống” về thành công của một CFO chính là khả năng báo cáo số liệu, quản lý chức năng tài chính và phản ứng lại với các dữ kiện khi họ giải quyết vấn đề. Thế nhưng, môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay thì việc tạo ra các báo cáo tài chính và thông tin thôi thì không đủ.

CFO trong thế kỷ 21 phải có khả năng bao quát tốt. Họ phải có khả năng áp dụng các kỹ năng tư duy phân tích, cùng với sự nhạy bén về tài chính, với các mục tiêu dài hạn của tổ chức.

CFO là một nhà lãnh đạo

Vai trò thứ hai của CFO gắn liền với vai trò đầu tiên; đó là một trong những nhà lãnh đạo thực hiện các chiến lược của công ty. Đã qua thời kỳ CFO chỉ biết ngồi tại chỗ và phân tích đóng góp của người khác. Giám đốc Tài chính (CFO) ngày nay phải đảm nhận quyền sở hữu các kết quả tài chính của tổ chức và đội ngũ quản lý cấp cao.

Giám đốc tài chính của ngày hôm nay phải chịu trách nhiệm cung cấp giải pháp lãnh đạo cho các thành viên của nhóm quản lý cấp cao, bao gồm cả Giám đốc điều hành. Vai trò của CFO đôi khi buộc họ phải thực hiện những cuộc gọi khó khăn mà những người khác trong tổ chức không hoặc không thể thực hiện được. Thỉnh thoảng, điều này có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

CFO làm Trưởng nhóm

Vai trò thứ ba của CFO là của một người lãnh đạo nhóm cho các nhân viên khác trong và ngoài chức năng tài chính. Không chỉ đơn giản là người hướng dẫn nhóm của mình, họ cũng có trách nhiệm với những kết quả của các thành viên trong nhóm.

Một Trưởng nhóm hiệu quả sẽ tạo ra những kết quả tốt hơn bằng cách tìm ra thế mạnh của các thành viên trong nhóm và đạt được mức độ cao hơn so với các cá nhân có thể đạt được. Vai trò của CFO là tập hợp nhiều nhóm cá nhân tài năng để đạt được thành tích tài chính cao cho tập thể.

CFO là nhà ngoại giao

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, vai trò của CFO chính là đóng vai trò một nhà ngoại giao. Những người bên ngoài sẽ nhìn vào nhóm quản lý cấp cao trong 1 công ty để đánh giá các động lực và sự tự tin trong khả năng của công ty này để quyết định hợp tác hay không. Trong hầu hết mọi trường hợp, CFO chính là “bộ mặt” quyết định về khả năng tài chính của công ty.

Thế nên, vai trò của Giám đốc Tài chính trở thành vai trò của sự bền vững của công ty đối với khách hàng, nhà cung cấp và ngân hàng. Thông thường các đối tác này xem xét CFO về tính trung thực và tính khả thi về nguồn tài chính của công ty mà CFO đang quản trị.

VAI TRÒ NGÀY NAY CỦA CFO

Với tốc độ phát triển như hiện nay, vai trò của Giám đốc Tài chính đã thật sự đặc biệt hơn. Do đó, để trở thành một giám đốc tài chính thành công trong tương lai, bên cạnh các kỹ năng tài chính chuyên biệt, bạn phải là một giám đốc nhiều chức năng và đa đạng hơn.

Theo Strategiccfo.com

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH 

Chief Financial Officer (CFO)

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Chia sẻ bài viết: