Top 12 # Ví Dụ Về Chức Năng Lập Kế Hoạch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Một Ví Dụ Về Quá Trình Lập Kế Hoạch Và Tổ Chức Buổi Họp

– Trong buổi họp tới không yêu cầu phải quá tập trung vào kế hoạch ví dụ như tài liệu ban quản trị duyệt trong cuộc họp ban quản trị thường kỳ.

– Như ví dụ trên đã đề cập, các tiểu ban phải có trách nhiệm thu thập thông tin rồi phân loại để phát trước buổi họp.– Cũng cần lưu ý rằng, dựa trên cơ sở tài liệu, mọi người sẽ đưa ra kế hoạch hàng năm bao gồm chi tiết các kế hoạch cần thực hiện trong năm tới, những ai có trách nhiệm thi hành và tiến hành khi nào

– Dù công ty quan tâm đến kế hoạch chiến lược nhưng mọi người vẫn phải sắp xếp thời gian để tham dự các cuộc họp thường xuyên. Việc sắp xếp này căn cứ vào các cuộc họp được tổ chức hợp lý thời lượng ngắn nhưng hiệu quả còn hơn các cuộc họp dài mà kém chất lượng. Ngoài ra nó còn truyền tải được hết yêu cầu của cuộc họp.

Liên hệ với sự thay đổi kinh doanh, việc thiết lập lại quá trình kinh doanh.Nhân tố thành công chủ chốt cho nỗ lực thanh đổi sẽ là tầm nhìn của bạn, và tầm nhìn đó đóng góp vào kế hoạch dài hạn cho tổ chức của bạn như thế nào. Liên hệ với hình ảnh trong tương lai, kèm theo những kế hoạch cụ thể, từng bước cũng là yếu tố cơ bản để thay đổi sự quản lý. Nếu tôi bị buộc phải giảm những nhân tố trên xuống còn ba, thì sẽ là: Trách nhiệm hỗ trợ quản lý cao nhất, tầm nhìn tương lai có sức thu hút cao và sự thay đổi quản lý.

Bạn cũng cần kết nối những kế hoạch và tầm nhìn với biện pháp thành công của mình, Tầm nhìn của bạn là xuất phát điểm cho việc đặt ra mục tiêu, phản ánh trong phương pháp tiếp cận mà lần đầu tiên được người Nhật sử dụng, gọi là “kế hoạch Hoshin”.

Trong quá trình này, ghi nhớ rằng tầm nhìn của bạn sẽ chi phối tiến trình kế hoạch và là gốc rễ của những mục tiêu ngắn hoặc dài hạn mà từ đó bạn có thể tính toán được sự thành công cho sự thay đổi ban đầu.

Kết luận: Những tổ chức không muốn tiếp tục đối chọi nữa và muốn mang lại sự phối hợp xung quanh những công việc cải tiến ban đầu đều đòi hỏi phải có tầm nhìn và kế hoạch chiến lược. Bước đầu tiên để có được nó nhận diện được những rào cản, và làm rõ được những hành động cần thiết để phá vỡ rào cản. Đối với từng rào cản thì liệu pháp lại khác nhau, và sự nhận diện đúng những rào cản đó là một bước khởi đầu đầy quan trọng. Trong trường hợp thay đổi phương hướng kinh doanh, thành công hay thất bại sẽ phụ thuộc vào sự hiệu quả và sức mạnh của tầm nhìn và kế hoạch chiến lược.

Tổng Hợp Những Ví Dụ Về Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Mới Nhất 2022

Tổng hợp những ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh mới nhất 2020

1. Tóm tắt công việc

Tóm tắt công việc thông thường dài từ 1-2 trang, và bao quát trong đó những khái niệm về doanh nghiệp, những mục tiêu chính của doanh nghiệp và kế hoạch của bạn, cơ cấu sở hữu, đội ngũ quản lí, sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp, (những) thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh, chiến lược marketing và một phần tóm tắt dự toán tài chính. Thông thường bạn viết xong mọi thứ của kế hoạch rồi mới đến phần tóm tắt công việc này; từng phần trong kế hoạch nên có một phần tóm tắt chi tiết cho phần đó.

2. Tổng quan về Doanh nghiệp

Trong phần này, bạn thêm vào các chi tiết, từ lịch sử doanh nghiệp, tầm nhìn và/hoặc nhiệm vụ của doanh nghiệp, mục tiêu và cơ cấu sở hữu bạn đang có.

3. Sản phẩm và Dịch vụ

Liệt kê ra những sản phẩm và dịch vụ bạn có, bao gồm tính năng và lợi ích của nó, lợi thế cạnh tranh, và nếu có tiếp thị một sản phẩm nào đó thì đâu là chỗ đứng cho sản phẩm của bạn và làm thế nào để đạt được điều ấy.

4. Tổng quan về ngành kinh doanh

Tổng quan về ngành kinh doanh là cơ hội cho bạn mô tả năng lực doanh nghiệp của mình dựa trên qui mô và sự phát triển của ngành bạn tham gia, đâu là những thị trường chính trong đó, khách hàng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ra sao và thị trường nào là nơi bạn nhắm tới.

5. Chiến lược marketing

Bao gồm mô tả từng phân khúc thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác lạ, nổi bật và USP (unique selling proposition – hiểu nôm na là cái độc đáo duy chỉ có ở sản phẩm của bạn) cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Mô tả sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ được chào bán như thế nào (nơi cửa hàng, trên mạng, bán lẻ) và chu kì mua (buying cycle) của thị trường mục tiêu.

6. Kế hoạch hoạt động

Ghi ra hồ sơ đội ngũ quản lí, kế hoạch nguồn nhân lực như thế nào, vị trí (location) của doanh nghiệp cùng các khả năng hiện có, kế hoạch sản xuất (nếu bạn bán sản phẩm) và khái quát về hoạt động mỗi ngày.

7. Kế hoạch tài chính

Có thể nói đây là phần quan trọng nhất của cả kế hoạch, đáng chiếm trọn 80% thời gian bạn viết nên kế hoạch. Bạn sẽ cần viết ra những dự toán tài chính cho ba năm tới, bao gồm doanh thu, bản dự thảo cân bằng tài chính, vòng quay đồng tiền hàng tháng và hàng năm. Tóm tắt mỗi bản liệt kê với một vài câu dễ hiểu và đính kèm nó vào trang bìa của bản liệt kê. Bạn cũng giữ lại tài liệu dùng cho mọi giả định để dự đoán lợi nhuận và chi phí phòng khi cần tham chiếu đến sau này.

10 lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh có thể bạn chưa biết

Trong kinh doanh, vẫn còn nhiều người thờ ơ, không bận tâm đến việc viết ra một kế hoạch kinh doanh vì họ nghĩ nó quá khó hoặc không cần thiết để viết trừ khi bạn muốn gây quỹ tài chính. Những bí ẩn này giữ họ quá xa với lợi ích vốn có của việc lập kế hoạch.

EQVN xin điểm qua 10 lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh mà bạn không nên bỏ lỡ.

    Hành động có chiến lược. Khó cho ta có thể đi sát với chiến lược bởi những gián đoạn và công việc hàng ngày luôn có mặt ở đó. Kế hoạch kinh doanh tóm tắt cho những điểm chính trong chiến lược và đóng vai trò nhắc nhở cho ta điều gì nên làm và điều gì không nên làm.

    Làm rõ ràng mục tiêu kinh doanh. Với kế hoạch kinh doanh trong tay, bạn có thể xác định và quản lí những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được như lượng khách truy cập vào website, doanh số, ra mắt sản phẩm mới…

    Có những dự đoán chính xác hơn. Kế hoạch sẽ gạn lọc ra những dự đoán như thị trường tiềm năng, chi phí của sales, nơi đâu tạo ra nhiều doanh số, quá trình xử lí thông tin khách hàng tiềm năng và qui trình nghiệp vụ doanh nghiệp…

    Có thứ tự ưu tiên rõ ràng hơn. Bên cạnh chiến lược, còn có những yếu tố khác cần sự ưu tiên thích đáng như vấn đề phát triển, quản lí và sức khỏe tài chính. Dựa theo kế hoạch, bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những hoạt động này và dùng để rà soát lại công việc khi doanh nghiệp tiến những bước tiến về sau.

    Bạn sẽ hiểu được sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Bản kế hoạch giúp bạn theo dõi những gì cần diễn ra và theo thứ tự nào. Ví dụ, nếu bạn phải tính toán thời gian ra mắt một sản phẩm cho phù hợp với lịch testing hoặc marketing cho trùng khớp với ngày ra mắt thì bản kế hoạch kinh doanh rất đáng giá trong việc giữ bạn đi đúng hướng và theo dõi tốt hoạt động công việc.

    Các cột mốc đánh dấu sẽ giữ bạn theo dõi được hoạt động. Kế hoạch kinh doanh thể hiện ngày tháng và deadline (kì hạn của một công việc) ở cùng một chỗ, rất tiện cho bạn theo dõi công việc tiến hành như thế nào.

    Phân bổ công việc dễ dàng hơn. Kế hoạch kinh doanh là nơi lí tưởng để phân công trách nhiệm cho từng người trong công việc. Mỗi công việc cũng nên có một người chịu trách nhiệm chính.

    Dễ quản lí thành viên trong nhóm và theo dõi kết quả. Nhiều người thừa nhận họ có nhu cầu theo dõi, đánh giá thành viên trong nhóm thường xuyên trong khi có nhiều người không thích điều này. Kế hoạch kinh doanh đảm bảo mọi thứ được viết ra và bắt kịp trước sự khác biệt giữa kì vọng và kết quả dựa trên chỉnh sửa đúng đắn.

    Lên kế hoạch và quản lí vòng quay đồng tiền tốt hơn. Không một doanh nghiệp nào có thể còn tồn tại trước sự quản lí yếu kém đồng tiền. Mỗi một đồng tiền bạn đầu tư và thu lợi đều rất hiếm và có giá trị. Kế hoạch về vòng quay đồng tiền là một cách hữu hiệu để liên kết những dự đoán có tính toán về doanh số, giá cả, chi phí, tài sản bạn cần mua cùng những khoản nợ phải trả.

    Điều chỉnh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp không vấp phải thất bại. Kế hoạch kinh doanh mang đến cho bạn sự chủ động trong công việc, không để phải lâm vào cảnh bị động. Đừng đợi cho mọi thứ diễn ra mà hãy lên kế hoạch từ trước, theo dõi kết quả và thực hiện những chỉnh sửa đúng đắn. Kế hoạch kinh doanh không là sự suy đoán tương lai như người ta vẫn tưởng. Thay vào đó, nó đặt ra những kì vọng và hình thành những giả thiết giúp bạn quản lí tương lai với những chỉnh sửa đúng đắn.

    Nguồn:https://eqvn.net/

Kế Hoạch Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Việc Lập Kế Hoạch

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào? nhiều người nghĩ rằng, kế hoạch không quan trọng, quan trọng là chúng ta làm như thế nào, và kết quả ra sao? nhưng nếu không có một kế hoạch chi tiết, người làm sẽ không biết mình đã làm đến đâu, khi nào mình đã hoàn thành.

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của kế hoạch

Kế hoạch là gì?

Kế hoạch là một nội dung và là chức năng quan trọng nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.

Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai.

Tầm quan trọng của kế hoạch hóa bắt nguồn từ những căn cứ sau đây:

– Kế hoạch hóa là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp.

– Kế hoạch hóa làm cho các sự việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu và sẽ không xảy ra  khác đi. Mặc dù ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu không có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vô mục đích và phó thác may rùi, trong việc thiết lập môi trường cho việc thực hiện nhiệm vụ, không có gì quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng cho mọi người biết được mục đích và mục tiêu của họ, biết được những nhiệm vụ để thực hiện, và những đường lối chỉ dẫn để tuân theo trong khi thực hiện các công việc.

– Những yếu tố bất định và hay thay đổi khiến cho công tác kế hoạch hóa trở thành tất yếu. Chúng ta biết rằng tương lai thường ít khi chắc chắn, tương lai càng xa, tính bất định càng lớn. Ví dụ, trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn hàng đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả thay đổi, thiên tai đến bất ngờ… Nếu không có kế hoạch cũng như dự tính trước các giải pháp giải quyết những tình huống bất ngờ, các nhà quản lý khó có thể ứng phó được với những tình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch hóa vẫn là cần thiết, bởi lẽ kế hoạch hóa là tìm ra nhũng giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

– Kế hoạch hóa sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch hóa bao gồm xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Nếu muốn nỗ lực của tập thể có hiệu quả, mọi người cần biết mình phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào.

– Kế hoạch hóa sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì kế hoạch hóa quan tâm đến mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nếu không có kế hoạch hóa, các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp, gây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết.

– Kế hoạch hóa có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phận trong hệ thống nói riêng.

Nguồn tin: Internet

Chức Năng Của Tiền Tệ, Ví Dụ Cụ Thể?

Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.

Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.

Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế quốc dân nhưng cũng được nghiên cứu trong triết học và xã hội học Định nghĩa

Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ tương rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước có quyền thu thuế thừ các hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Trong kinh tế học, có một số khái niệm về tiền.

* Tiền mặt: là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại. * Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dẽ dàng chuyển thành tiền mặt. * Chuẩn tệ: là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn như trái phiếu, kỳ phiéu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ.