Top 9 # Vì Sao Chức Năng Nuôi Dưỡng Giáo Dục Con Cái Là Quan Trọng Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Tại Sao Cha Mẹ Phải Giáo Dục Con Cái

1. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ

Có bao nhiêu đứa trẻ được khôn lớn lên người, được phát triển toàn diện về nhân cách và thể hình khi thiếu vắng hình ảnh bố mẹ. Tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái vì cha mẹ, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ. Thử tưởng tượng nếu không có bố mẹ quan tâm, dạy bảo, phân biệt những điều hay lẽ phải với những việc làm sai trái thì trẻ có thể hiểu được những điều đúng với pháp luật, đạo đức, ứng xử, hàng ngày hay không? Thay vào đó khi không có sự giáo dục của cha mẹ trẻ rất dễ sa vào tệ nạn xã hội, tụ tập bạn bè chơi bời không phân biệt đúng sai thích cái gì sẽ làm cái đấy, không cần quan tâm đến suy nghĩ của mọi người, cách nhìn nhận của người khác về mình ra sao. Vì thế hơn ai hết, trẻ rất cần sự bảo ban, dạy dỗ của các bậc làm cha, làm mẹ.

Tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái, tại sao phải là sự giáo dục của cả cha cả mẹ mà không phải là một trong hai. Một gia đình hoàn thiện là một gia đình có cả bố cả mẹ, bố mẹ cùng yêu thương nhau, cùng nuôi dưỡng và giáo dục con cái mới là một gia đình hạnh phúc. Một đứa trẻ dù thông minh, ngoan ngoãn đến đâu vẫn sẽ cảm thấy thiếu thốn tình cảm của cha hoặc của mẹ khi hai người quan trọng nhất ly hôn. Trẻ không thể phát triển toàn diện về mặt tình cảm và nhận thức nếu thiếu đi sự ân cần của mẹ và tính cách mạnh mẽ của bố. Như vậy ta mới hiểu được tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái khôn lớn lên người và tầm quan trọng của cha mẹ trong quá trình phát triển của trẻ. Một “cuộc sống tràn đầy tình yêu giữa những người ruột thịt là điều kiện tốt nhất để giáo dục cho trẻ tình cảm, đạo đức và trách nhiệm đối với mọi người, với những người thân – điều mà các tổ chức xã hội khác không thể làm được”.

2. Giáo dục trong gia đình tác động mạnh mẽ ở tuổi ấu thơ của trẻ

Con người Việt Nam gắn bó vô cùng chặt chẽ với đời sống gia đình nên có thể ảnh hưởng của giáo dục gia đình là hết sức to lớn, lâu dài suốt cả cuộc đời. Nó đặt cơ sở quyết định cho sự hình thành nền tảng nhân cách ở tuổi niên thiếu, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ gìn nhân cách ở tuổi trưởng thành và khi về già. Vì thế, giáo dục gia đình mang tính chất thường xuyên, lâu dài và có hệ thống chặt chẽ. Tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái và phải giáo dục trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ. Đơn giản vì tính cách của trẻ được hình thành ngay trong giai đoạn từ 3-6 tuổi nếu giai đoạn này cha mẹ có phương pháp giáo dục đúng đắn như dạy cho trẻ tinh thần trách nhiệm, biết tôn trọng người khác, biết nghe lời ông bà, cha mẹ,người lớn tuổi, ngoan ngoãn lễ phép thì nét tính cách này sẽ theo trẻ đến khi chúng trưởng thành và về già. Còn nếu gia đình, bố mẹ suốt ngày lục đục cãi vã, khi con làm sai đánh đòn không cần nghe lời giải thích, không phân biệt phải trái thì sẽ tác động rất lớn đến tuổi thơ của trẻ làm cho chúng một là trở thành người yếu đuối, không mạnh mẽ, không có tinh thần trách nhiệm, hai là trở thành những người côn đồ, không có phép tắc sau này.

3. Trong gia đình cha mẹ nên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo

Để giáo dục con cái nên người cha mẹ phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Đây là nguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao đối với công tác giáo dục. Trẻ em rất nhạy cảm và hay bắt chước nên cha mẹ trước hết phải làm gương từ cử chỉ, lời nói đến việc làm… Cha mẹ cũng cần thống nhất nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong gia đình. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tìm hiểu, trau dồi kinh nghiệm của những nhà giáo dục và các phụ huynh khác. Cần đặt gia đình trong hệ thống giáo dục chung của xã hội, phối hợp chặt chẽ với các thiết chế xã hội khác như nhà trường, các tổ chức xã hội… để giáo dục con em với tinh thần chủ động. Có như thế cha mẹ mới làm tròn nhiệm vụ, vai trò của mình.

Cập nhật : bởi

Bài 18: Giáo Dục Con Cái

1. Quyền và bổn phận giáo dục con cái

2. Phải dạy từ lúc nào?

Công đồng Vaticanô II ngỏ lời với các bậc làm cha làm mẹ: “Vì đã lãnh nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí tích hôn phối nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ”. Cha ông chúng ta cũng thường nói:

Uốn cây từ thưở còn non, Dạy con từ thưở con còn đương thơ.

3. Phải dạy những gì?

trau dồi cho chúng về học vấn, về nghề nghiệp, để chúng có thể sống tự lập, xây dựng tương lai cuộc đời mình, góp phần xây dựng xã hội.

– Đức dục: trừ khử những thói hư tật xấu và tập luyện những tính tốt. Nhất là bốn nhân đức cột trụ làm nền tảng cho những nhân đức khác: khôn ngoan, công bằng, tiết độ và dũng cảm.

biết khiêm nhường lắng nghe và mau mắn vâng lời; biết suy nghĩ cân nhắc trước khi làm và khi làm xong sẽ dừng lại một chút để kiểm điểm và rút kinh nghiệm; biết xem xét và chuẩn bị kỹ để chu toàn mọi bổn phận thật chu đáo cũng như để ứng xử đúng trước những tình thế mới.

Chăm chỉ làm tròn bổn phận; yêu thương mọi người, tôn trọng của cải và quyền lợi của họ; tôn trọng của chung và biết lo cho công ích; luôn thành thật trong lời nói và việc làm; không bao giờ gian lận.

Có kỷ luật, đúng giờ giấc và chừng mực trong những điều nhỏ mọn hằng ngày, trong ăn uống cũng như giải trí; tập cân nhắc đúng bậc thang giá trị theo tinh thần Kitô giáo và biết chọn lựa cách ý thức. Biết tiết kiệm. Dạy cho con cái biết giá trị của lao động cũng như giá trị thực sự của của cải vật chất. Hướng dẫn con cái chọn thú vui giải trí cũng như bè bạn

t can đảm đứng vững trong điều tốt; biết chấp nhận những sai lỗi của mình, tự tin và tự lập, biết lãnh nhận trách nhiệm và hậu quả do công việc mình đã làm.

Ngoài ra, trong việc giáo dục nhân bản cũng phải để ý đến việc giáo dục giới tính, hướng dẫn con cái về phái tính và tính dục. Việc giáo dục này nhằm mục đích giúp con cái có một sự hiểu biết về tính dục phù hợp với lứa tuổi và tầm nhận thức, để chúng sống trong sạch, trưởng thành, xứng đáng là người nam, người nữ như ý Chúa. Trong việc giáo dục này, cũng cần dạy cho con cái biết sử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông, đặc biệt về phim ảnh, internet.

Nền giáo dục nhân bản này là điều hết sức cần thiết. Đức Thánh Cha nói: “Dù phải đương đầu với những khó khăn, mà ngày nay lại thường là những khó khăn to lớn trong trách nhiệm giáo dục con cái, bậc cha mẹ cần phải tin tưởng và can đảm giáo dục con cái họ theo những giá trị chính yếu của đời người. Trẻ em phải lớn lên trong một sự tự do chân chính trước các của cải vật chất, biết chọn một nếp sống giản dị và khắc khổ, vì xác tín mạnh mẽ rằng: giá trị của con người là do cái mình làm, hơn là do cái mình có.”

Công đồng Vaticanô II cũng xác định nội dung của việc giáo dục Kitô giáo như sau: “Việc giáo dục này không những chỉ giúp nhân vị được trưởng thành, nhưng chính là nhằm giúp những người đã được rửa tội, để nhờ hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm cứu rỗi, thì càng ngày càng ý thức hơn về hồng ân đức tin đã nhận lãnh, biết cách thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4, 23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như được huấn luyện để biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Ep 4,22-24), và nhờ vậy họ đạt tới con người toàn thiện, chín chắn đạt tới sự sung mãn của Đức Kitô (x. Ep 4,13), góp phần làm cho Nhiệm thể được tăng trưởng.

4. Để việc giáo dục đạt kết quả tốt

– Cha nào con nấy, – Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Thật vậy, đứa bé, nhất là khi còn nhỏ, chưa có đủ trí khôn để phân biệt điều phải và điều trái, điều tốt và điều xấu. Nó thường bắt chước những gì cụ thể đập vào mắt nó. Thấy người lớn nói và làm thế nào, nó sẽ bắt chước mà làm như vậy. Vì thế, gương sáng của cha mẹ là điều rất cần thiết trong việc giáo dục con cái. Cha ông ta thường nói:

Lời nói như gió lung lay, Việc làm như tay lôi kéo.

Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 nơi số 12 viết: “Gia đình của anh chị em phải trở nên như một trường học đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa”.

Một trong những điều mà bậc làm cha làm mẹ cần nhớ, đó là ý thức mình là những người cộng tác của Thiên Chúa: cộng tác trong việc vun trồng sự sống, cộng tác trong việc truyền sinh cũng như trong việc giáo dục con cái. Một trong những ơn của bí tích Hôn phối là giúp hai vợ chồng nên thánh trong đời sống vợ chồng, trong việc đón nhận và giáo dục con cái. Bởi vậy, trong việc giáo dục con cái, hai vợ chồng cần chạy đến với Chúa, bởi vì ” Không có Thầy, các con không thể làm được gì” (Ga 15, 5). Đến với Chúa để xin Ngài soi sáng và hướng dẫn cách thức dạy dỗ. Cầu nguyện cho con cái, đặc biệt trong những giai đoạn phát triển khó khăn của chúng.

Sau cùng và hết sức quan trọng, để biết dạy dỗ con em, ta cần biết đến với vị Thầy tối cao của nhân loại là Chúa Giêsu Kitô: “Hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,29). Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần cho ta để ta học được sự hiền lành và khiêm nhường cần có.

Lạy thánh Giuse và Mẹ Maria, xưa kia ở Nadarét, hai Đấng đã được diễm phúc đón nhận Con Thiên Chúa làm con của mình. Hai Đấng đã chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và tặng ban cho nhân loại một người con tuyệt vời là Chúa Giêsu. Ngày hôm nay chúng con cũng muốn nhìn vào gương Thánh Gia để xây dựng gia đình chúng con. Chúng con muốn đóng góp cho xã hội những người công dân tốt và cho Hội Thánh những Kitô hữu thánh thiện. Xin giúp chúng con ngay từ bây giờ biết chuẩn bị cho mình những khả năng cần thiết trong việc nuôi dưỡng và giáo dục những đứa con mà Chúa sẽ gửi đến cho chúng con sau này. Ước chi chúng con sẽ cố gắng hoàn thiện hơn từng ngày để trở thành những người cha người mẹ tốt lành và gương mẫu. Amen

Phương Pháp Giáo Dục Con Cái Trong Gia Đình

1. Phương pháp giáo dục con cái trong gia đình khi điều kiện kinh tế thoải mái hơn

Một trong những điểm thuận lợi trong phương pháp giáo dục con cái trong gia đình ngày nay đó là điều kiện kinh tế, vật chất thoải mái hơn trước rất nhiều. Khi Việt Nam bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều công ty, doanh nghiệp, công trình được mở ra… vì thế mức sống của người dân đã cao hơn trước. Nếu như trước đây thời kì kinh tế còn khó khăn, nhiều gia đình con cái không được đi học thì ngày nay với những gia đình có điều kiện trẻ được học trường đạt chuẩn quốc tế, những gia đình vùng núi hay nông thôn cũng cố gắng cho con theo học ở các trường của xã đảm bảo cho trẻ ở độ tuổi đi học được đến trường đầy đủ. Kinh tế của gia đình tốt thì mọi việc học tập, ăn mặc của trẻ hàng ngày đều được quan tâm chú trọng không chỉ ăn no mặc ấm mà còn ăn ngon mặc đẹp.  Điều kiện kinh tế, vật chất tốt còn tạo thuận lợi trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển toàn diện, có sức đề kháng tốt để chống chọi lại bệnh tật. Trước đây nhiều trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết hay những bệnh về hô hấp, tiêu hóa do y tế chưa phát triển, cha mẹ không biết cách chăm sóc con theo khoa học mà theo những bài thuốc dân gian dẫn đến việc trẻ bị tử vong. Từ đây ta có thể thấy được điều kiện kinh tế tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

2. Những điều kiện thuận lợi môi trường sống cho trẻ phát triển toàn diện về thể lực và nhân cách

Môi trường sống xung quanh trẻ đó là nhà trường, gia đình, điều kiện chăm sóc sức khỏe… Để nuôi dưỡng và giáo dục con cái từ khi trẻ còn nhỏ cho đến khi chúng khôn lớn lên người quả không phải là điều dễ dàng. Đối với cha mẹ chăm sóc con cái không còn là nghĩa vụ, bổn phận mà đó còn là tình yêu thương vô bờ bến. Trẻ sinh ra khôn lớn bình thường là điều mong muốn của mỗi ông bố, bà mẹ nhưng nếu trẻ ốm đau bệnh tật con đau một thì cha mẹ đau năm lần. Trước đây khi môi trường sống chưa tốt khi trẻ ốm đi bác sĩ là một vấn đề khá nan giải không phải vì điều kiện kinh tế gia đình mà một phần còn vì khoa học chưa phát triển, ngành y tế còn nhiều hạn chế nhưng ngày nay điều thuận lợi cho phương pháp giáo dục con cái trong gia đình đó là trẻ được tiêm phòng đầy đủ, được theo dõi sức khỏe định kỳ… rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Điều kiện thuận lợi thứ 2 cho việc chăm sóc con cái của bố mẹ đó là: Trẻ được đi học đến trường từ khi trẻ lên 2 – 3 tuổi. Đây là thời điểm lý tưởng cho phương pháp giáo dục con cái trong gia đình nên biết chứ không phải độ tuổi dậy thì như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ. Thay vì cho trẻ ở nhà hãy cho trẻ đi học sớm, việc này vừa giúp bố mẹ có thể yên tâm đi làm vừa tạo điều kiện cho trẻ được uốn nắn trong môi trường giáo dục.

Trong thời đại công nghệ thông tin trẻ sớm được tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học nên khả năng nhận thức, độ nhanh nhạy, tư duy của trẻ em thời nay thường nhanh hơn sự phát triển của trẻ so với thời kì trước đây. Vì thế cha mẹ cần thường xuyên dành thời gian bên con để dạy bảo con những điều hay, lẽ phải, định hướng cho bé những cuốn sách hay nên đọc, những chương trình bổ ích nên xem để bé biết được thế giới ngoài kia còn rộng lớn bao nhiêu. Cha mẹ nên theo dõi, quan sát tránh cho trẻ học những thói hư tật xấu từ bên ngoài, nếu trẻ có những biểu hiện sai trái hãy phân tích cho trẻ hiểu hành động mình vừa làm để trẻ phát triển đúng hướng.

Dù có bao nhiêu điều kiện thuận lợi nhưng điểm quan trọng nhất trong phương pháp giáo dục con cái trong gia đình vẫn là vai trò của người bố người mẹ trong gia đình. Gia đình hòa thuận, bố mẹ yêu thương nhau, luôn là tấm gương sáng cho con học tập và noi theo thì nhân cách, tính nết con cái sẽ phát triển theo hướng tốt và ngược lại.

Cập nhật : bởi

Phân Suất Tống Máu Là Gì? Vì Sao Lại Quan Trọng Trong Suy Tim?

A- A+

Phân suất tống máu (EF) – chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng tim

Phân suất tống máu EF là gì?

Phân suất tống máu (EF) là một chỉ số được dùng để đánh giá chức năng tim. Chỉ số này thể hiện lượng máu thực tế được bơm ra khỏi tâm thất sau mỗi nhát bóp so với toàn bộ lượng máu chứa trong tâm thất trước đó. 

Cách tính phân suất tống máu là: EF = (Thể tích cuối tâm trương – Thể tích cuối tâm thu) / (Thể tích cuối tâm trương) x 100%

Chỉ số EF phân suất tống máu có 2 loại: phân suất tống máu thất trái (LVEF) và phân suất tống máu thất phải (RVEF). Nhưng trên thực tế, khi nói đến EF người ta mặc định là nói về phân suất tống máu thất trái.

Làm thế nào để đo phân suất tống máu?

Có nhiều phương pháp đo phân suất tống máu như siêu âm tim, xạ hình tâm thất đồ hoặc đặt catheter vào tim. Trong đó siêu âm tim là phương pháp đo chỉ số EF thường dùng nhất.

Siêu âm tim

: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại sóng siêu âm, sau đó tái hiện lại hình ảnh của tim bên trong, từ đó xác định được các bệnh lý của tim và các chỉ số cần thiết. Siêu âm tim không chỉ giúp đo được EF mà còn xác định được nhiều chỉ số khác của tim như FS (phân suất co rút), dd (đường kính), dòng chảy qua van 2 lá (sóng e/a)

Xạ hình tâm thất đồ

: Hay còn gọi là MUGA scan. Đây là kỹ thuật sử dụng một loại camera và một chất phóng xạ đánh dấu để có thể tái hiện lại hình ảnh của trái tim.

Siêu âm tim giúp xác định chính xác phân suất tống máu EF

Ý nghĩa của chỉ số phân suất tống máu EF

Chỉ số phân suất tống máu EF được sử dụng để:

Chẩn đoán suy tim: EF giúp bác sĩ sẽ xác định tình trạng rối loạn chức năng tâm thu và đánh giá được mức độ suy giảm chức năng thất trái do

suy tim

Đánh giá hiệu quả điều trị suy tim: Chỉ số EF tăng chứng tỏ các phương pháp điều trị hiện tại đang hiệu quả và ngược lại. Theo dõi sự thay đổi của chỉ số này vừa giúp cho bệnh nhân hiểu rõ tình trạng bệnh của mình, vừa là căn cứ để bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị.

Sử dụng để phân độ suy tim: Dựa trên EF, suy tim được chia thành 2 loại: suy tim phân suất tống máu giảm (

suy tim tâm thu

) và suy tim phân suất tống máu bảo tồn (

suy tim tâm trương

). Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt.

Phân suất tống máu bao nhiêu là bình thường?

Theo hiệp hội tim mạch New York thì chỉ số phân suất tống máu ở người bình thường là trên 50%. Tuy nhiên theo số liệu của Viện tim mạch Việt Nam thì phân suất tống máu bình thường của người Việt Nam là vào khoảng 63 ± 7% – cao hơn chỉ số trung bình trên thế giới một chút.

Khi chỉ số EF ở mức độ bình thường thì tim vẫn đang thực hiện tốt chức năng bơm máu để đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp suy tim khi đo chỉ số EF vẫn bình thường. Những trường hợp này gọi là suy tim bảo tồn hay suy tim tâm trương.

TPCN Ích Tâm Khang đã được Viện 108 chứng minh có hiệu quả giúp tăng phân suất tống máu EF, giảm khó thở, ho, phù, mệt mỏi, đau ngực, giảm tần suất nhập viện do suy tim. Hãy gọi tới số 0983 103 844 để được tư vấn thêm về giải pháp này

Khi nào chỉ số EF được đánh giá là bất thường?

Phân suất tống máu bất thường khi thấp hơn hoặc cao hơn so với chỉ số EF ổn định. Cụ thể như sau:

Chỉ số EF ≤ 40%

Trường hợp này là một dấu hiệu của bệnh lý cơ tim hoặc của suy tim. Chỉ số này xuất hiện khi tim không còn đủ khả năng để cung cấp máu từ tim đến những bộ phận khác khắp cơ thể. Khi chỉ số EF ≤ 40% sẽ có một số triệu chứng đi kèm như bị khó thở, mệt mỏi, phù chân. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý thêm:

Khi chỉ số EF trong khoảng 41 – 49% được đánh giá là cận thấp, đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tim bị tổn thương do một cơn đau tim nào đó. Những người suy tim nhưng có EF rơi vào khoảng này sẽ được gọi là suy tim với EF bảo tồn giới hạn.

Khi EF còn ≤ 40%: Được chẩn đoán là suy tim với EF giảm (suy tim tâm thu)

Khi EF < 35%: Có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tim có thể ngừng đột ngột bất cứ lúc nào và đe dọa tới tính mạng.

Chỉ số EF < 40% là dấu hiệu trái tim đang suy yếu

Đây là trường hợp phân suất tống máu cao và là dấu hiệu của bệnh lý ở tim ví dụ như trong bệnh cơ tim phì đại, máu ở tim sẽ bị tăng đột biến. 

Chỉ số EF bất thường thường sẽ là một trong những dấu hiệu báo động rằng người bệnh đang gặp những bệnh lý về tim mạch. Khi đó, cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm như:

Sưng hoặc phù tại chân, đặc biệt khu vực bàn chân, cẳng chân: Khi xuất hiện dấu hiệu này, có khả năng tim đang bị ứ dịch tại ngoại biên.

Khó thở thường xuyên kể cả khi làm các công việc nhẹ nhàng.

Mệt mỏi đi kèm.

Nhịp tim nhanh bất thường.

Phải làm gì khi phân suất tống máu giảm?

Phân suất tống máu giảm có thể dẫn đến nhiều biến chứng suy tim nguy hiểm. Tuy nhiên, tùy theo mức độ giảm EF mà bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị suy tim

Tùy thuộc vào tình trạng chỉ số phân suất tống máu giảm ở mức độ như thế nào, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị suy tim phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả cải thiện chỉ số EF tốt nhất.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ

Ông Nịnh (Thái Bình) chia sẻ cách phục hồi sức khỏe khi EF chỉ còn 20%

Hiệu quả cải thiện chỉ số EF của Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng tại bệnh viện 108 và đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada. Sản phẩm cũng được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành nên người bệnh có thể an tâm sử dụng.

Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng, stress thường xuyên là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến chỉ số EF và làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch. Để có thể hạn chế, quản lý căng thẳng hiệu quả, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:

Tránh sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá hoặc những chất dễ gây kích thích thần kinh.

Tập hít thở sâu và đều.

Massage nhẹ nhàng bàn tay khoảng 60s.

Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày).

Tập thể dục vừa sức đều đặn

Để cải thiện được chỉ số phân suất tống máu, người bệnh nên tập thể dụng khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Những môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội, những môn thể thao nhẹ nhàng khác như yoga, thiền…

Trong quá trình tập luyện nên lưu ý:

Không nên tập ngay với cường độ cao mà nên bắt đầu chậm và tăng dẫn.

Tạo thói quen tập vào 1 thời điểm nhất định trong ngày.

Nên uống 1 cốc nước trước, trong và sau khi tập.

Dành 5 phút để khởi động trước khi tập luyện và thư giãn sau giờ tập. Tuyệt đối không đột ngột ngồi, đứng yên hoặc nằm.

Đặc biệt, khi bạn thấy các dấu hiệu của việc luyện tập quá sức như khó thở không nói được hết câu, bị chóng mặt, váng đầu, đau ngực, nhịp tim không đều, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi lạnh… bạn cần phải tạm dừng vận động. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Đi bộ là bài tập tốt cho bệnh nhân có phân suất tống máu giảm

Ăn uống khoa học, lành mạnh

Điều quan trọng để có thể cải thiện khi chỉ số phân suất tống máu EF bị giảm chính thà thực hiện chế độ ăn hạn chế muối. Người bệnh không nên dùng quá 2g muối/ngày.

Ngoài ra, cần hạn chế những loại thực phẩm có thể làm cholesterol tăng trong máu như các sản phẩm từ sữa, các loại thịt màu đỏ, trứng gà… Thay vào đó nên ăn thêm cá, thịt nạc và chế biến bằng các cách luộc, hấp và bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều kali, magnesium như chuối, bơ, bông cải xanh, trái cây,…

Sự thay đổi của chỉ số phân suất tống máu EF có thể khiến bạn lo lắng. Thế nhưng, hãy giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng các lời khuyên kể trên. Tin rằng, bạn sẽ sớm cải thiện được phân suất tống máu và có một trái tim khỏe mạnh hơn.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.