Top 12 # Vì Sao Hoạch Định Là Chức Năng Quan Trọng Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Bộ Phận Nào Quan Trọng Nhất Của Máy Tính Vì Sao?

Chức năng của CPU : là bộ vi xử lý trung tâm, được coi như bộ não của chiếc máy vi tính. có rất nhiều mạch vào( input) để nhận các lệnh điều khiển đưa vào, sau khi xử lý các thông tin đó và kết hợp với các lệnh mặc định đã được cài đặt sẵn, sẽ tạo ra các lệnh điều khiển (out put) dẫn đến mọi nơi để quản lí toàn bộ chiếc máy tính. Chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình. Chương trình được thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ nhớ. Đơn vị xử lý trung tâm(CPU) đảm nhận việc thực thi này. Quá trình thực thi chương trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó. Việc thực thi chương trình là sự lặp đi lặp lại quá trình lấy chỉ thị và thực thi chỉ thị.

Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).

Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core hay Nehalem.

Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, …). Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 (Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ sản xuất CPU mới nhất là 32nm.

Hiện nay CPU phổ biến là Duo-Core (2 nhân), Quad-Core (4 nhân). Quý 2 năm 2010 Intel và AMD ra mắt CPU Six-Core (6 nhân). Chúc bn hok tốt !

Vì Sao Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Là Yếu Tố Quyết Định?

Theo Alfred Chandler (Đại học Havard), hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu chủ yếu dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó, chọn lựa phương thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu của DN để thực hiện các mục tiêu đó.

Điều đáng lưu ý là, hoạch định chiến lược đều nhắm vào việc thực hiện mục tiêu cốt lõi của DN là gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI (Return on Investment). Và, nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh của DN là hoạch định đường đi để đến đích đã vạch ra.

Thất bại nếu không có chiến lược kinh doanh

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, số DN thua lỗ cao, trong đó có cả các DN quy mô lớn, thậm chí, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước cũng trở nên yếu sức đi rất nhiều, khi những lĩnh vực đầu tư (ngoài ngành chính) bị ảnh hưởng bởi các quyết định đầu tư dàn trải, không được kiểm soát.

Thứ nhất, về công tác nghiên cứu thị trường

Thực tế, có thể thấy, nhiều DN không thực hiện nghiên cứu thị trường không thường xuyên, định kỳ; không làm kỹ lưỡng, chuyên sâu. Xây dựng chiến lược kinh doanh vội vàng; đơn giản không dựa trên những căn cứ xác đáng. Điều này thể hiện trên những mặt sau:

Không nắm được chiến lược kinh doanh đang thực hiện và sắp tới của đối thủ cạnh tranh của mình?

Sản phẩm đơn vị sản xuất ra có đáp ứng nhu cầu thị trường?

Điển hình như việc nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản thời gian qua tập trung xây dựng căn hộ cao cấp trong khi nhu cầu cần của thị trường là căn hộ bình dân giá thấp. Kết quả là căn hộ cao cấp sản xuất ra không bán được; thị trường bất động sản “đóng băng” cũng một phần xuất phát từ nguyên nhân này.

Không dựa trên điều tra; nghiên cứu; số lượng cụ thể… chỉ ước lượng đại khái, cảm tính.

Thứ hai, nhiều đơn vị kinh doanh đa ngành, trong khi năng lực (vốn tự có, nhân lực…) chỉ đủ khả năng kinh doanh ngành cốt lõi. Trong quá trình hoạt động, có đơn vị chạy theo phong trào, kinh doanh thêm chứng khoán; đầu tư xây dựng bất động sản; ngân hàng… dẫn tới không kiểm soát được hoạt động của DN.

Nhiều DN Việt Nam muốn “ngay lập tức” phát triển thành tập đoàn khổng lồ, trong khi tại các nước, phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phát triển thành tập đoàn vững vàng. DN nào cũng đề ra hướng phát triển đa ngành, hướng tới trở thành tập đoàn đa ngành, đầu tư vào mọi lĩnh vực, trong khi khả năng tài chính lại chỉ ở mức vừa phải. Do đó, dẫn tới tình trạng “ăn xổi”, dễ thất bại.

Hoặc có những DN chỉ phù hợp hoạt động, quy mô hoạt động trong địa phương (tỉnh, thành phố), nhưng với tâm lý muốn khuếch trương bằng mọi giá, đã mở rộng hoạt động trên phạm vi cả nước… Hiện trạng này dẫn đến nhiều khó khăn; chia cắt sức lực, tăng chi phí rất lớn dẫn đến giảm lợi nhuận.

Thứ ba, DN chưa chú trọng xây dựng lợi thế cạnh tranh. Trong dài hạn, nếu không chú trọng tạo sự khác biệt của công ty; dễ bị cạnh tranh; từng thời gian thua kém đơn vị cùng ngành.

Thứ tư, về kế hoạch sử dụng vốn. Từ việc không có kế hoạch kinh doanh, dẫn đến không có kế hoạch sử dụng vốn cụ thể và không thể chủ động về nguồn vốn. Cụ thể:

Sử dụng vốn “vay ngân hàng” vượt quá sức doanh nghiệp. Có DN do “bị động” chạy theo kinh doanh đa ngành, trong khi thực lực lại vừa phải, do đó đa phần sử dụng vốn “vay ngân hàng”. Trong bối cảnh khó khăn triền miên, lại phải trả lãi suất cao (tại Việt Nam qua các năm 2009-2010 lãi suất cao có đến 17%/ năm)…, nên hết sức khó khăn.

Hơn nữa, do không thể chủ động về nguồn vốn, nên DN không có kế hoạch trả vốn. Nhiều đơn vị đã sử dụng vốn vay ngân hàng gấp hàng chục lần vốn điều lệ; thay vì tối đa chỉ được phép gấp 2 lần. Đây chính là đầu mối dẫn đến doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản…

Sử dụng vốn ngắn hạn, đầu tư dài hạn. Phát triển một dự án bất động sản từ 3 năm đến 5 năm, nhưng vay ngân hàng chỉ 6 tháng, 1 năm dẫn đến phải “đáo nợ” liên tục, tăng chi phí rất nhiều. Đồng thời, giảm rất nhiều thời gian dành cho kinh doanh.

Không quan tâm dòng tiền mặt, không có nguồn tiền dự phòng. Gặp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước kéo dài, việc không chủ động dòng tiền mặt, quỹ dự phòng…, nhiều DN đã phải vay nợ “xã hội đen” và phải trả giá rất lớn.

Thứ năm, kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Nhiều đơn vị không chủ động (không có kế hoạch) kế hoạch bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, mà chỉ đơn thuần quan tâm đến trả lương cho cán bộ, công nhân viên, nên khả năng mất người khi: (i) Có đơn vị khác trả lương cao hơn; (ii) Gặp khi đơn vị gặp khó khăn.

Thực tế, khó có thể có người giỏi, nếu không có kế hoạch chi tiết đào tạo, những người làm việc tại chỗ, gắn bó nhiều năm với công ty. Bên cạnh đó, cần cấm kỵ việc sử dụng họ hàng, thân quen năng lực rất yếu vào những vị trí chủ chốt của DN. Từ việc sử dụng này, dễ tạo không khí làm việc thiếu cạnh tranh, người giỏi khó được đề bạt, khiến họ nản chí không muốn cống hiến. Tinh thần làm việc toàn doanh nghiệp không cao.

Bên cạnh đó, việc không có kế hoạch chú trọng tuyển bổ sung những người thực sự có năng lực chuyên ngành, nhất là đối với những cán bộ chủ chốt, phó phụ trách tài chính, phụ trách marketing…, nên phải giữ những người ban đầu kiêm nhiệm quá lâu. Điều đó, dẫn đến kết quả kinh doanh nhiều hạn chế. Trong quá trình cạnh tranh, đây cũng là nguyên nhân khiến DN bị thua sút đối thủ.

Những vấn đề trọng tâm trong hoạch định chiến lược

Quá trình điều hành hoạt động doanh nghiệp hơn 25 năm trên cương vị là người đứng đầu doanh nghiệp liên tục tại nhiều đơn vị khác nhau đã đúc rút cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý. Vì thế, theo tôi, doanh nghiệp cần tập trung vào một số vấn đề quyết định sau:

Một là, về công tác nghiên cứu thị trường.

Hoạch định chiến lược kế hoạch kinh doanh phải dựa trên cơ sở tiến hành công tác nghiên cứu thị trường tỷ mỷ, nắm vững nhu cầu thực tế của thị trường; đối thủ cạnh tranh của mình là ai? phương thức, cách thức kinh doanh của họ ra sao?

Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp thất bại vì công tác nghiên cứu thị trường làm không kỹ lưỡng, không chuyên sâu. Do đó, quyết định đầu tư ngành sản phẩm không đúng, kết quả là sản xuất dư thừa, hàng hóa bán không được; sản xuất không theo nhu cầu của thị trường.

Hai là, xây dựng cách thức tổ chức bán hàng tối ưu.

Vấn đề mang ý nghĩa quyết định cho sự thành công của công ty là cách thức tổ chức bán hàng; kênh phân phối hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp thành công khi xây dựng cách thức tổ chức bán hàng tối ưu bằng các chiến lược tiếp thị sản phẩm tốt, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua các đại lý, các điểm bán hàng trên khắp các tỉnh, thành. Có thể nêu ở đây một số điển hình như công ty Vissan với hơn 300.000 điểm bán hàng, Vinamilk xây dựng trên 500.000 điểm bán hàng trên cả nước…

Ba là, xác định kinh doanh chuyên ngành hay đa ngành?

Sau một thời gian thử nghiệm, công ty Vinamilk quyết định bỏ sản xuất mặt hàng cà phê (bán toàn bộ dây chuyền sản xuất cà phê), mà tập trung nguồn lực cho sản phẩm chính là “sữa”. Kết quả doanh thu các năm đều tăng vượt lên, lợi nhuận tăng lên, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới và bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước kéo dài. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác thất bại chỉ vì ngoài ngành chính, đầu tư thêm chứng khoán, Bất động sản, ngân hàng…

Bốn là, nguồn vốn kinh doanh. Chúng ta kinh doanh dựa trên nguồn vốn nào? Cần xác định vay nợ hay không? Mức độ nợ tỷ lệ % trên vốn chủ sở hữu? Hoặc nhắm đến mời gọi hợp tác nguồn vốn để kinh doanh; hoặc từ nguồn mời gọi cổ đông (phát hành cổ phần); hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chuyển đổi… cũng như lộ trình đưa doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có cần hay không?… Đó là các vấn đề mà DN cần quan tâm và trả lời bằng được trong quá trình phát triển của mình.

Năm là, xây dựng lợi thế cạnh tranh của DN. Hãng tư vấn chiến lược BCG danh tiếng của Mỹ đã đưa ra: “Đối thủ muốn duy trì thế cạnh tranh lâu dài phải giữ vững lợi thế độc đáo bằng cách tạo ra khác biệt so với người khác. Quản trị sự khác biệt này chính là tinh hoa của chiến lược kinh doanh dài hạn”. Vì thế, hoạch định chiến lược kinh doanh cần phải chứng minh điểm khác biệt giữa công ty mình và các đối thủ cạnh tranh có thể qua: mẫu mã, bao bì, chất lượng, giá thành sản phẩm…

Ví dụ: Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long xác định sự khác biệt, đầu tư dòng sản phẩm căn hộ bình dân: dòng sản phẩm Ehome. Toàn bộ thiết kế tập trung tạo căn hộ hữu dụng, sử dụng diện tích ít nhưng tiện dụng; giá thành sản phẩm rất thấp hợp nhu cầu người dân. Kết quả là Ehome 1,2,3,4 … hàng không đủ bán dù thị trường bất động sản đang “đóng băng”.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong từng giai đoạn, nhất là trong khi môi trường kinh doanh biến động mạnh, doanh nghiệp có thể phải xem xét lại, định lại chiến lược kinh doanh của mình, nhằm kịp thời thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện, năng lực mới. DN cũng cần thường xuyên tái cấu trúc, giảm thiểu chi phí, tăng thêm thị phần và lợi nhuận để tạo nền móng chuẩn bị cho thời kỳ hồi phục của nền kinh tế.

Hãy Trình Bày Các Chức Năng Của Da ? Các Chức Năng Đó Do Bộ Phận Nào Đảm Nhiệm?Chức Năng Nào Của Da Là Quan Trọng Nhất ?Vì Sao?

Đáp án:

* Chức năng của da:

– Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường

+ Tầng sừng có khả năng chống thấm nước và ngăn vi khuẩn xâm nhập

+ Các tuyến nhờn tiết chất nhờn chứa lizozim có khả năng diệt khuẩn

+ Lớp tế bào sắc tố của tầng Manpighi có khả năng chống tác hại của tia tử ngoại

+ Lớp mô liên kết đàn hồi và lớp mỡ dưới da có vai trò chống lại các tác động cơ học và che chở cho cơ thể

– Điều hòa thân nhiệt

+ Nhờ có các tuyến mồ hôi tăng tiết mô hôi, mồ hôi bay hơi sẽ mang theo một lượng nhiệt của cơ thể ra môi trường

+ Mạch máu dưới da dần làm tăng khả năng toả nhiệt của da

+ Khi trời lạnh, mạch máu dưới da có, cơ chân lông co, da săn lại (hiện tượng nổi da gà) làm giảm khả năng thoát nhiệt

+ Lớp mỡ dưới da cũng góp phần chống lạnh cho cơ thể

– Nhận biết các kích thích từ môi trường

+ Nhờ các thụ quan (thụ quan áp lực, nóng lạnh, đau đớn) với dây thần kinh phân bố trong lớp bì ở các vị trí nông sâu khác nhau tuỳ loại tiếp nhận các kích thích theo dây hướng tâm truyền về trung ương cho ta cảm giác tương ứng

– Bài tiết qua tuyến mồ hôi

+ Nhờ các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn

– Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của cơ thể

+ Lông, móng, tóc,…

* Chức năng bảo vệ cơ thể và điều hòa thân nhiệt là quan trọng nhất

– Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài:

+ Da bao bọc toàn cơ thể

+ Tuyến nhờn tiết chất nhờn có chức năng diệt khuẩn

+ Sắc tố da giúp chống lại các tia tử ngoại

+ Nhận biết các kích thích qua các thụ quan

– Điều hòa thân nhiệt:

+ 90% lượng nhiệt tỏa ra qua bề mặt da

+ Chống mất nước

+ Tham gia hoạt động bài tiết

6 Câu Hỏi Quan Trọng Trong Hoạch Định Chiến Lược

Bất kể khi nào bạn xây dựng hoặc tái xây dựng định hướng của tổ chức thì đây là 6 câu hỏi mà bạn phải trả lời thật chính xác. Chắc hẳn bạn đã nghe câu “vào xấu, ra xấu, vào tốt, ra tốt”, những suy nghĩ ban đầu của bạn nếu chính xác thì bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được vận mệnh chiến lược của công ty bạn. 6 câu hỏi đó là:

1. Bạn đang ở đâu? Tình trạng hiện tại của công ty bạn như thế nào?

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp rắc rối và bạn đã tuyển những nhà tư vấn bên ngoài công ty giúp đỡ, điều đầu tiên các nhà tư vấn này làm đó là hoàn thành bảng “đánh giá hoạt động”. Bảng đánh giá này sẽ xác định chính xác những hoạt động của bạn từ dịch vụ đến sản phẩm… Nếu bạn tự thực hiện chiến lược, đây là điều tiên quyết bạn phải thực hiện đầu tiên.

2. Để có ngày hôm nay (tình trạng hiện tại của công ty bạn), bạn và công ty bạn đã làm gì?

Điều gì và những nhân tố nào đã đưa công ty bạn đến hiện tại? (hiện tại có thể tốt có thể không tốt), hãy là nhà tư vấn cho chính bạn. Bạn phải trung thực với câu hoi này, đặc biệt khi bạn phải đối đầu với cảm giác tâm lý đáng sợ đó là nhìn nhận những điều đã làm sai lầm tước đây.

Bạn không thể giải quyết vấn đề hay giải quyết những tình trạng không tốt của công ty trừ khi bạn đối mặt trực diện với nó, cho dù nó là gì đi nữa. Tái đánh giá lại toàn bộ hoạt động của công ty. Bạn đã làm mọi thứ cần thiết để giành và giữ chân khách hàng chưa? bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu khi hợp tác với những đối tác khác? bạn có cần phải chia sẻ nhà kho cho các công ty “hàng xóm” không? bạn có thể chia sẻ dịch vụ của phòng kế toán của bạn? Những hoạt động nào bạn có thể outsourcing mà không làm giảm chất lượng phục vụ cho khách hàng? Hãy hỏi hỏi và hỏi, hãy đáp đáp và đáp một cách trung thực.

3. Bạn muốn đi đến đâu với khởi điểm là bây giờ?

Bạn muốn như thế nào? Hãy mô tả thật rõ ràng các mong muốn mà doanh nghiệp bạn đạt được. Bạn hãy tưởng tượng bạn đang trong tình trạng hoàn hảo thì doanh nghiệp bạn như thế nào? Hãy viết ra ước muốn của bạn về doanh thu, về cơ sở vật chất, các chứng chỉ, chứng nhận công ty bạn phải đạt được, môi trường làm việc, thu nhập của bạn và của nhân viên bạn, thu nhập của hội đồng thành viên… hãy viết ra ước mơ.

4. Làm thế nào bạn có thể đạt được những gì bạn muốn từ ngày hôm nay?

Những bước bạn phải làm để tạo ra tương lai bạn mơ ước. Hãy lập một danh sách. Viết nó ra từng thứ mà bạn nghĩ rằng nó góp phần đạt được mục tiêu của bạn trong tương lai. Hãy để một danh sách mở. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy một hành động hoặc việc làm góp phần đạt được mục tiêu của bạn, hãy đưa vào danh sách. Tất cả những thông tin này sẽ là nguyên liệu để đạt được mục tiêu doanh nghiệp bạn.

5. Những trở ngại nào bạn phải vượt qua để đạt được mục tiêu chiến lược? Những khó khăn nào bạn phải giải quyết?

Tất cả những khó khăn hoặc trở ngại giữa hiện tại và ước muốn tương lai của bạn là gì? Hãy lập danh sách. Tiến hành chọn những trở ngại lớn nhất và khó nhất và xác định nó là điều cần phải giải quyết ngay. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu những khó khăn lớn nhất được giải quyết thì những khó khăn còn lại tự nó sẽ biến mất.

6. Những kỹ năng, kinh nghiệm hoặc nguồn lực nào bạn cần để bổ sung nhằm đạt được mục tiêu chiến lược?

Những năng lực hoặc yêu cầu nào cần phải bổ sung để bạn đạt được các mục tiêu chiến lược trong thời gian tới? Mọi doanh nghiệp khi bắt đầu và phát triển khi họ cho rằng họ có những điểm mạnh hoặc lợi thế nào đó, nhưng những điểm mạnh này sẽ thay đổi và cần được bổ sung bằng những điểm mạnh mới ngày qua ngày. Nếu công ty đã là một công ty hàng đầu trong ngành, hãy xác định những lĩnh vực mới mà công ty sẽ đạt đến. Điều quan trọng nhất là hãy tự nói với mình là “ta sẽ làm được” và bắt đầu ngay hôm nay!

Với 6 câu hỏi đơn giản nêu trên, nó không chỉ giúp cho 1 doanh nghiệp bước đầu đạt được những định hướng chiến lược rõ ràng mà nó có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực, hoặc cho cả quản lý cá nhân, quản trị cuộc đời. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho các bạn.