Top 12 # Vì Sao Phải Có Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Vì Sao Phải Bảo Vệ Môi Trường?

Sau Đại chiến thế giới thứ hai, sức sản xuất xã hội tăng vọt. Mọi việc sử dụng rộng rãi các loại máy móc đã tạo ra một lượng lớn của cải cho loài người, nhưng một lượng khổng lồ các chất phế thải công nghiệp cũng đã gây nên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Một lượng lớn các chất độc hóa học sau khi thải vào môi trường đã khuếch tán, chuyển dời, tích lũy và chuyển hóa làm cho môi trường không ngừng xấu đi, uy hiếp nghiêm trọng đến sự sống của loài người và các sinh vật khác.

Năm 1962, nhà nữ sinh vật học Ra-sen Ca-xơn người Mĩ đã xuất bản tác phẩm Mùa xuân lặng lẽ, Cuốn sách miêu tả tỉ mỉ sự phá hoại sinh thái do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nên: “Những bệnh tật kì dị không lường được đã giết chết hàng loạt chim muông, làm cho bò cừu lâm bệnh đột tử. Trẻ em đang chơi đùa bỗng nhiên ngã quy, sau mấy giờ chết ngay không chữa nổi… Trên mặt đất chỉ còn sót lại một vài con chim lẻ loi thoi thóp… Đó là một mùa xuân không có sự sống”. Quyển sách này đã gây chấn động dư luận trên toàn thế giới. Người ta bỗng kinh ngạc phát hiện ra: trong một thời gian ngắn chỉ mấy chục năm mà sự phát triển công nghiệp đã mang lại cho nhân loại một môi trường độc hại. Hơn nữa, môi trường bị ô nhiễm đã gây nên sự tổn thương toàn diện, lâu dài và nghiêm trọng.

Loài người bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Do đó, khởi đầu từ thập kỉ 60, ở những nước công nghiệp phát triển đã dấy lên “phong trào bảo vệ môi trường’, yêu cầu Chính phủ phải có biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Bài học nhân loại không bảo vệ tốt môi trường thực ra đã có từ xưa. Ở thời cổ đại, những vùng kinh tế tương đối phát triển như Hi Lạp Trung Cận Đông, ..v.v… vì việc khai hoang và tưới nước không hợp lí nên đã gây ra những vùng không có cây cỏ.

Ở Trung Quốc thời kì cổ đại, lưu vực sông Hoàng Hà là vùng đất tốt nhưng do chặt phá rừng bừa bãi, đất bị xói mòn nghiêm trọng nên nạn lũ lụt và hạn hán xảy ra liên miên, đất đai ngày càng cằn cỗi. Ý thức bảo vệ môi trường cũng không phải ngày nay mới có. Trung Quốc thời kì cổ đại đã có tư tưởng bảo vệ môi trường rất đơn sơ như câu nói “Không tát cạn mà chỉ bắt cá, không đốt rừng mà chỉ săn bắn”.

Ngày nay bảo vệ môi trường không những phải làm cho môi trường tránh bị ô nhiễm, mà còn phải kế thừa tư tưởng bảo vệ môi trường trước đây, tức là khai thác tài nguyên một cách hợp lí để bảo đảm có thể tiếp tục khai thác mãi. Chúng ta cần hiểu rằng: vấn đề then chốt để giải quyết ô nhiễm môi trường là bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là để bảo vệ chúng ta.

Nguyên Nhân Vì Sao Ô Nhiễm Môi Trường, Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường

Môi trường ô nhiễm hiện là vấn đề nhức nhối đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hệ quả của ô nhiễm để lại rất nặng nề, nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật trên trái đất. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Cần làm gì để hạn chế tối đa tình trạng môi trường bị ô nhiễm?

Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo tồn tại xung quanh con người. Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như các sinh vật sống khác.

Một khi các thành phần trong môi trường bị biến đổi sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Những thay đổi này hoàn toàn trái ngược với các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường. Một khi môi trường bị ô nhiễm nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và các sinh vật sống, dẫn đến các thiên tai như lũ lụt, hạn hán…

Tình trạng ô nhiễm càng tăng ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, làm mất đi sự cần bằng của hệ sinh thái. Đồng thời gây ra biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế,…

Biểu hiện cho thấy môi trường đang bị ô nhiễm:

Các loại ô nhiễm môi trường ở nước ta

Ô nhiễm môi trường là khái niệm ở phạm trù chung, bao quát toàn bộ sự việc. Đi phân tích sâu hơn thì môi trường bị ô nhiễm được chia thành các loại sau đây:

Khi môi trường nước nhiễm các chất, hợp chất lạ ở dạng lỏng hay rắn khiến chất lượng nước biến đổi, gây hại cho con người và động vật, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Các chất này có thể hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại ở môi trường trường.

Một số chất có thể gây ô nhiễm nước là thuốc trừ sâu, phân bón, nước thải từ sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, chất thải hóa học công nghiệp… Ô nhiễm môi trường nước có tốc độ lan truyền và ảnh hưởng nhanh chóng nhất so với các dạng ô nhiễm khác.

Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị xâm nhiễm bởi các chất hóa học độc hại ở hàm lượng vượt ngưỡng cho phép mà chủ yếu là chất Xenobiotic. Ô nhiễm đất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm nước, ảnh hưởng từ rác thải rắn trên bề mặt hoặc lòng đất.

Tính chất của đất bị thay đổi do sự thay đổi nào đó trong môi trường tự nhiên hoặc do các chất hóa học. Chất Xenobiotic do con người tạo nên, sinh ra từ hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp. Mức độ ô nhiễm đất phụ thuộc vào việc mức độ sử dụng hóa chất và công nghiệp hóa.

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí do khói bụi, hơi hoặc xuất hiện chất lạ độc hại. Việc ô nhiễm khiến cho môi trường không khí không còn sạch, sinh mùi hôi khó chịu và có nhiều khói bụi.

Không khí một khi bị ô nhiễm không chỉ gây biến đổi khí hậu mà còn ảnh hưởng sức khỏe con người, gián tiếp gây ra các bệnh về đường hô hấp, đời sống động vật và môi trường tự nhiên. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc lớn vào các hoạt động thải khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp hay máy móc sinh hoạt của con người.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến môi trường sống của con người và sinh vật sống bị ô nhiễm. Bạn có thể điểm qua các nguyên nhân chính sau đây:

Con người chính là tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Hàng ngày hoạt động sống của con người như sinh hoạt, sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp… kéo theo nhiều hệ lụy khác nhau tác động đến môi trường nước, đất, không khí nặng nề. Đặc biệt, một bộ phận người dân thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, thải xác động vật ra sông, hồ,… làm ô nhiễm môi trường sống.

Nông nghiệp

Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp của người dân làm cho lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học dư thừa. Những chất thải này trực tiếp đi vào nguồn nước hay ngấm dưới ao, hồ, lòng đất… dẫn đến môi trường đất và nước bị ô nhiễm nghiêm trọng sau thời gian dài. Đáng nói hoạt động này còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ” trên biển.

Công nghiệp

Hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp với các chất thải chưa qua xử lý đưa trực tiếp vào môi trường. Hơn nữa, các nhiên liệu hóa thạch mà các nhà máy, xí nghiệp sử dụng làm khí đốt, phục vụ sản xuất sinh ra các loại khí đốt như CO, CO2, SO2, NO… khiến môi trường không khí ô nhiễm trầm trọng, dẫn đến hiệu ứng nhà kính.

Các chất thải rắn

Chất thải rắn hiện nay xuất hiện mọi nơi, nguồn gốc từ sinh hoạt người dân, cơ sở y tế, sản xuất. Những chất này không được xử lý đúng quy trình đưa ra ngoài môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất… Đặc biệt, nó còn làm mất cân bằng hệ sinh thái, tác động đến các sinh vật sống.

Hoạt động của ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện… thải khí, khỏi thải ngày càng nhiều. Tốc độ càng gia tăng ảnh hưởng nền kinh tế và chất lượng cuộc sống.

Các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm, giữ cho môi trường trong lành. Đây không chỉ là hoạt động của cá nhân, tập thể mà còn là của toàn xã hội.

Chung tay bảo vệ môi trường với chiến dịch hợp lý về lâu dài sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, hạn chế các tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta vì thế hãy:

Nâng cao ý thức người dân. Không được vứt rác bừa bãi mà hãy đảm bảo đúng nơi quy định, không xả rác lung tung mới có thể ngăn ngừa được tình trạng ô nhiễm. Giáo dục về tầm quan trọng của môi trường sống, tăng nhận thức cho trẻ nhỏ.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Cần có biện pháp mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm. Đây sẽ là biện pháp có hiệu quả cải thiện đáng kể vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế. Kiểm tra, giám sát môi trường một cách thường xuyên để kịp thời ngăn chặn, xử lý và khắc phục hậu quả.

Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng như nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với các bộ phụ trách công tác môi trường.

Trồng cây gây rừng.

Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, thân thiện với môi trường như gió, mặt trời…. Rác thải cần được xử lý, chôn lấp và đốt một cách khoa học.

Hạn chế dùng các chất tẩy rửa hóa học mạnh để ngừa tình trạng tắc cống thoát nước mà thay vào đó ưu tiên chọn chất tẩy rửa vi sinh.

Môi trường đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nếu không có những biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Hi vọng chia sẻ từ bài viết là hữu ích cho người dùng.

Đăng Ký Tư VấnChúng tôi sẽ liên hệ lại Anh (chị) sau ít phút

Tại Sao Phải Bảo Vệ Môi Trường? Những Biện Pháp Hạn Chế Sự Ô Nhiễm Môi Trường

Môi trường là gì?

Là tổng thể không gian sống tự nhiên bao quanh chúng ta, bao gồm giới sinh vật như động vật, thực vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái như đất, nước, không khí, khí hậu. Có thể nói môi trường sống của con người, động thực vật và cả các vi sinh vật đều sống chung dưới một bầu khí quyển.

Bảo vệ môi trường là gì?

Người ta thường ví bầu khí quyển, môi trường tự nhiên và cả Trái đất này chính là “Mẹ thiên nhiên” mang lại sự sống cho tất cả các sinh vật. Việc bảo vệ môi trường sống chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Mục đích của việc bảo vệ môi trường là giữ gìn bầu không khí trong lành, sạch đẹp. Bảo vệ môi trường còn góp phần làm cân bằng hệ sinh thái  và cải thiện môi trường.

Vậy tại sao chúng ta  phải bảo vệ môi trường?

Những năm gần đây, chắc hẳn các bạn đều cảm nhận được môi trường đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Sự ô nhiễm không dừng tại một hình thái môi trường nào mà nó diễn ra ở tất cả các hệ sinh thái như đất, nước, không khí,… Hiện tượng Trái Đất nóng lên đã có tác động rất lớn đến với môi trường- xã hội. Nhiệt độ năm tăng dẫn đến việc băng tan làm mực nước biển cũng sẽ tăng theo, hình thành nên nhiều mắt bão có cường độ rất mạnh, suy giảm tầng ozon,… Hiện tượng “ô nhiễm môi trường” là cụm từ được nhắc đến rất nhiều lần trong mọi diễn đàn bàn về môi trường. Ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, đất,… đều được đặt ở mức báo động đỏ.

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường

Tác động của tự nhiên:

Các yếu tố từ tự nhiên hình thành lên các hiện tượng như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, nước biển dâng,…đều xuất phát từ nguyên nhân từ vỏ Trái Đất và hoạt động của các dòng nước tạo nên các hiện tượng trên.

Tác động của con người:

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường chính là từ những tác động của con người trong sinh hoạt và sản xuất. Con người có thể nói chính là “thủ phạm” gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái tự nhiên. Cụ thể như hành động xả rác bừa bãi, phá rừng lấy gỗ, xây dựng nhà máy công nghiệp với khâu xử lý nước thải và chất thải kém chất lượng,… đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề với môi trường.

Ảnh hưởng từ việc sản xuất, lượng khí CO2 khổng lồ, rừng bị phá dẫn đến việc ô nhiễm không khí trầm trọng. Đồng thời các hình thái thời tiết cực đoan như xoáy, lốc, hiện tượng lũ lụt, xói mòn đất liên tục xảy ra. Với môi trường tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, hiện tượng cháy rừng,… dẫn đến các sinh vật dần bị tuyệt chủng.

Biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường

Hạn chế  sử dụng những vật liệu được làm từ nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon để giúp giảm lượng rác ra môi trường tự nhiên vì những chất này rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên.

Trong sản xuất nông nghiệp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật- đây là những chất hóa học gây ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường đất.

Về công nghiệp: Cần xử lý mạnh tay với những doanh nghiệp không tuân thủ biện pháp về bảo vệ môi trường. Cần có sự đầu tư trong sản xuất hướng tới môi trường như xử lý rác thải, khói công nghiệp,…

Không chặt phá rừng, trồng nhiều cây xanh giúp không khí trong lành và hạn chế hiện tượng lũ ống lũ quét.

….

Và còn rất nhiều các biện pháp để bạn chung tay bảo vệ môi trường, bạn có thể tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường như giờ Trái Đất, các hội bảo vệ môi trường tái chế rác trên các diễn đàn mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twist,..

Môi Trường Là Gì? Vì Sao Bảo Vệ Môi Trường Là Của Tất Cả Mọi Người?

Vì thế, Môi Trường Thái An cho rằng bảo vệ môi trường là việc của mỗi người. Chứ không phải chỉ là những dòng chữ vô tri hay vài câu khẩu hiệu nói cho vui.

Môi trường là gì, tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường?

“Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau. Bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” ( Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như. Vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước …

Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi. Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải công nghiệp. Cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,…

Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định. Tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển. Làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo. Bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống. Như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo …

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người. Như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…

Ví dụ: Môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo. Bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường. Tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Môi trường là gì? vì sao bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người?

Môi trường là gì? Hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng luôn kêu gọi mọi người phải chung tay bảo vệ môi trường. Nhưng rất nhiều người không ý thức được việc này mà lại có suy nghĩ bảo vệ môi trường là trách nhiệm của “ai đó”, của tổ chức nào đó, mình không giúp được gì. Thậm chí họ còn cho rằng, đây là điều rất xa vời. Thật ra, bảo vệ nơi chúng ta đang sống rất quan trọng.

Bởi lẽ, con người không thể nào sinh sống, học tập, làm việc, nghỉ ngơi bên ngoài môi trường. Nếu môi trường này bị hủy hoại, con người cũng không thể sinh tồn được nữa. Vậy môi trường mang lại cho con người những gì mà mỗi người chúng ta phải nỗ lực gìn giữ?

Môi trường là gì? là bảo vệ sức khỏe của chính mình

Từ lâu, để đảm bảo môi trường sống luôn cân bằng và xanh sạch, có rất nhiều việc mà cả cộng đồng xã hội đều quan tâm và tìm giải pháp để làm cho đời sống con người ngày càng tốt hơn trên mọi mặt. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển kéo theo những hệ lụy, mà trong đó nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cũng có phần do bàn tay con người tác động đến.

Tiết kiệm tài nguyên

Hoạt động bảo vệ môi trường thực ra cũng rất đơn giản. Mỗi cá nhân chỉ cần thực hành những điều đơn giản như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm giấy, hạn chế sử dụng đồ dùng bằng nhựa, phân loại và xử lý rác… là đã có thể góp phần bảo vệ môi trường.

Bởi lẽ, tiết kiệm những sản phẩm này sẽ đảm bảo không khai thác quá nhiều tài nguyên thiên nhiên và quan trọng nhất là không làm phát triển quá nhanh các ngành công nghiệp. Nhờ đó, nguồn tài nguyên được đảm bảo và còn có giá trị sử dụng dài lâu.

Giúp ổn định đời sống, kinh tế

Trái đất ngày một nóng lên làm cho môi trường sống của một số chủng loài đang đặt trong tình trạng báo động đỏ. Chưa hết, nếu chú ý quan sát bạn sẽ thấy tần suất và cường độ của các thiên tai ngày càng khủng khiếp. Chúng không chỉ tàn phá các công trình xây dựng. Gây tổn thất về kinh tế mà còn đe dọa mạng sống của con người.

Để bảo vệ môi trường là gì? chúng ta có thể bắt đầu từ những việc nho nhỏ nhất. Như không xả rác bừa bãi, không hái hoa bẻ cành, không lãng phí nguồn nước… Chỉ cần tất cả chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường. Thì chắc chắn sẽ thành công trong việc bảo vệ môi trường, đúng không bạn?

Môi Trường Thái An tin rằng, bảo vệ môi trường sống cũng chính là một trong những thái độ sống tích cực và có trách nhiệm với thế hệ mai sau.