Top 10 # Vị Trí Cấu Tạo Chức Năng Tuyến Tụy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xương Mác: Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Cẳng chân được tạo thành bởi hai xương – xương chày và xương mác. Xương mác là xương dài, nhỏ, nằm ở ngoài cẳng chân và ngoài xương chày. Nó chạy song song với xương chày.

Hai xương này được kết nối với nhau bằng khớp chày mác và bao gồm cả màng gian cốt.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nếu đặt xương thẳng đứng:

Đầu dẹp, nhọn xuống dưới

Hố của đầu này ở phía sau

Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài

Thân xương có hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt và 3 bờ. Phần dưới thân dưới xương bị xoắn từ sau vào trong. Thân xương là vùng chính để cơ bám vào.

Xương có 3 bờ:

Bờ trước mỏng, sắc. ở phía dưới, bờ trước đi ra ngoài và chia đôi, ôm lấy mắt cá ngoài.

Gian cốt ở phía trong, sắc, có màng gian cốt bám.

Bờ sau tròn. Thật ra chỉ có một phần tư dưới có bờ sau rõ. Ba phần tư trên bờ sau nằm ở phía ngoài.

Ngoài: nằm giữa hai bờ trước và sau

Trong: nằm giữa hai bờ trước và bờ gian cốt

Sau: nằm giữa bờ gian cốt và bờ sau. Ở một phần tư dưới do xương bị xoắn vặn, bờ gian cốt biến đi, nên mặt sau và mặt trong thành một mặt duy nhất.

MÔ TẢ CẤU TRÚC VÀ LIÊN QUAN

Đầu trên: còn được gọi là chỏm mác. Mặt trong chỏm mác có diện khớp chỏm mác tiếp khớp với xương chày. Ngoài ra, sau diện khớp có đỉnh có thể sờ được ngay dưới da.

Đầu dưới dẹp và nhọn hơn đầu trên. Đầu này tạo thành mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá trong khoảng 1 cm.

Các diện khớp

Mặt trong mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá. Diện này tiếp xúc với diện mắt cá ngoài của ròng rọc xương sên. Hai hiện khớp mắt cá của xương chày và xương mác tạo thành gọng kìm giữ các xương cổ chân.

Phía sau diện khớp mắt cá có hố mắt cá ngoài. Hố này để cho dây chằng mác sên bám vào.

Chỏm xương mác ăn khớp với diện mác trên mâm chày ngoài để tạo thành khớp chày mác gần.

Mắt cá ngoài ăn khớp với rãnh mác của xương chày để tạo thành khớp chày mác xa và xương sên để tạo thành phần trên của khớp cổ chân.

MỐC GIẢI PHẪU BỀ MẶT ( CÓ THỂ SỜ ĐƯỢC TRÊN DA)

Chỏm xương mác: Rất nông. Có thể sờ thấy ở mặt ngoài sau của đầu gối, nằng ngang mức lồi củ chày.

Thân xương mác: 1/4 xa có thể sờ thấy được.

Mắt cá ngoài: Khối xương nổi rõ ở mặt ngoài cổ chân

3. Chức năng của xương mác

Như đã biết, xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Xương chày là xương to hơn và chịu trọng lực cơ thể. Còn xương mác tuy là xương nhỏ hơn, nhưng cũng có những vai trò riêng của nó.

Xương mác không chịu lực, nhưng có khả năng chống lại lực xoắn vặn và gập cẳng chân vào trong. Đồng thời, nó cũng là nơi bám cho các cơ vùng cẳng chân.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nhìn chung, so với xương chày, xương mác mỏng manh hơn. Tuy nhiên do ít chịu sức nặng nên ít khi gãy đơn thuần mà chỉ kèm sau gãy xương chày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất. Xương mác liền xương khá nhanh. Vì thế khi gãy hai xương cẳng chân, sự liền xương của xương mác thường cản trở sự liền xương của xương chày.

NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương mác. Gãy xương xảy ra khi áp lực tác động lên xương vượt quá khả năng chịu lực của nó. Có thể chia nguyên nhân gãy xương thành 2 nhóm chính theo cơ chế gãy xương:

Cơ chế trực tiếp. Xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương cũng chính là vị trí gãy xương. Gặp trong các trường hợp va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên cẳng chân. Đường gãy trong trường hợp này thường là gãy ngang, có thể kết hợp với gãy nhiều mảnh.

Cơ chế gián tiếp: thường do té ngã từ trên cao xuống nền cứng. Một số môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết, thường xuyên thực hiện các động tác xoắn, xoay chân cũng là nguyên nhân gây gãy xương mác gián tiếp thường gặp.

DẤU HIỆU GÃY XƯƠNG

Triệu chứng lâm sàng của gãy xương mác bao gồm:

Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.

Bầm tím da xuất hiện muộn sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng chi bị gãy

Mất cơ năng: chân bị gãy không vận động được.

Biến dạng chi: cẳng chân có thể cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy ngay dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành, lệch trục nếu gãy xương có di lệch.

Dị cảm tê rần da nếu có tổn thương thần kinh.

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN

Các triệu chứng lâm sàng kể trên chỉ mang tính chất gợi ý đến gãy xương mác. Khi nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán xác định một trường hợp gãy xương, bao gồm:

Xquang xương cẳng chân. Xquang giúp đánh giá tính chất xương gãy, đường gãy, độ di lệch và các tổn thương khớp kèm theo. Ngoài ra còn giúp đánh giá các biến chứng như chậm liền xương và khớp giả. Cần chụp phim cẳng chân ở cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim chụp cần lấy hết khớp gối và khớp cổ chân.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG

Các yếu tố gia tăng nguy cơ gãy xương nói chung bao gồm cả gãy xương mác bao gồm:

Người cao tuổi

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh

Hút thuốc lá

Chơi các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bầu dục

Mắc bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương cũng gây gãy xương mác.

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG

Mục tiêu chung của việc điều trị gãy xương mác là:

Cố định tốt xương gãy

Phục hồi lại giải phẫu và chức năng của xương

Điều trị triệu chứng đau

Ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng.

Gãy xương mác bao lâu thì lành.

Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất khi điều trị. Thời gian liền xương mác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

Mức độ tổn thương xương và các tổ chức phần mềm

Đặc điểm xương gãy như số ổ gãy, kiểu gãy, kiểu di lệch nếu có

Tuổi của bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày

Mức độ tuân thủ các chỉ định của bác sĩ

Các phương pháp điều trị được lựa chọn

Trung bình khoảng 5 đến 6 tuần đoạn xương mác gãy sẽ được phục hồi. tiên lượng quá trình liền xương trong gãy xương mác cẳng chân khá tốt, kể cả khi gãy xương có di lệch

Quá trình liền xương diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn cal xơ: kéo dài khoảng 1 – 1,5 tháng kể từ khi chấn thương. Máu trong ổ gãy tạo thành xơ, sợi để liên kết các mảnh xương gãy. Thời kì này đạt được hiệu quả tốt khi chân gãy được cố định tốt, mảnh gãy áp sát nhau.

Giai đoạn cal sụn: bắt đầu sau khoảng 2 – 3 tháng kể từ khi gãy.

Giai đoạn cal xương: diễn ra từ tháng thứ 3 trở đi. Khi đó tổ chức xương mới chính thức được hình thành trong ổ gãy.

Chọn phương pháp điều trị gãy xương mác phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gãy và mức độ chấn thương. Có 2 phương pháp điều trị chính:

Điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp điều trị không cần bó bột. Thường áp dụng trong các trường hợp gãy xương kín ít hoặc không di lệch, đường gãy đơn giản.

Bó bột từ 1/3 trên đùi tới bàn chân. Nên rạch dọc bột bó cẳng chân để tránh biến chứng chèn ép khoang. Vì đây là vùng có nhiều lớp cơ dày dễ gây tăng áp lực. Theo dõi sát trong 24-48 giờ đầu. Giữ bột trong khoảng 8-10 tuần.

Nắn chỉnh bằng khung Bohler rồi bó bột:

Với các trường hợp gãy kín có di lệch, nắn chỉnh bằng tay thường không mang lại kết quả tốt. Do đó bệnh nhân cần được nắn trên khung nắn của Bohler.

Các bệnh nhân gãy xương mác được điều trị không phẫu thuật cần kết hợp mang nẹp xương mác hoặc mang bốt đi bộ để tăng tính vững cho việc cố định xương gãy. Chân gãy trong thời gian bó bột không chịu được trọng lực như chân lành. Vì vậy bệnh nhân cần sử dụng nạng hỗ trợ.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định điều trị gãy xương mác trong các trường hợp:

Gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh

Có biến chứng chèn ép khoang đi kèm

Gãy xương hở

Gãy xương kín điều trị bảo tồn thất bại như di lệch thứ phát hoặc bị chậm liền xương, có khớp giả.

Phẫu thuật kết hợp xương sử dụng các phương tiện như đinh nội tủy, nẹp vít, khung cố định ngoài. Mỗi phương tiện kết hợp xương có các ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đôi khi được sử dụng phối hợp với nhau.

Tập phục hồi chức năng

Bệnh nhân cần được hướng dẫn tập bài tập phục hồi chức năng trong và sau thời gian điều trị. Các bài tập nên được thay đổi dần từ bài tập thụ động, chủ động và tập với dụng cụ với mức độ tăng dần.

Xương mác là xương mỏng nhưng đóng vai trò quan trọng ở cẳng chân. Nó giúp chân chống lại lực xoay và xoắn vặn đồng thời ổn định khớp gối và cổ chân. Gãy xương mau lành nhưng thường có biến chứng va tổn thương đi kèm. Hiểu biết thêm về cấu tạo và chức năng xương mác giúp ta chủ động hơn tong phòng ngừa và điều trị gãy xương.

Tuyến Tụy: Cấu Trúc Và Chức Năng

Đối chiếu lên thành bụng, tụy nằm khoảng giữa thượng vị và hạ sườn trái.

Tụy có màu trắng hồng, dài 15cm, cao 6cm và dầy 3cm, nặng khoảng 80gram.

Tụy được chia thành 5 phần: mỏm tụy, đầu tụy, cổ tụy, thân tụy và đuôi tụy.Chỉ có đuôi tụy nằm giữa 2 lá của phúc mạc, nằm trong mạc nối lách-thận. Còn lại đều nằm sau phúc mạc thành sau.

Đầu tụy: nằm trong góc tá tràng (chỗ gấp khúc giữa khúc I -II tá tràng, có dạng chữ C).

Mỏm tụy. Liên tiếp với đầu tụy ở phía dưới. Nằm phía trước động mạch chủ bụng và sau động mạch mạc treo tràng trên.

Cổ tụy. Liên tiếp với đầu tụy ở phía giữa gần trục giữa, nằm trên động mạch mạc treo tràng trên. Cổ tụy và mỏm tụy đã bao quanh động mạch mạc treo tràng trên. Cổ tụy còn nằm ở vị trí tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách hợp nhất thành tĩnh mạch cửa.

Thân tụy: là phần liên kết cổ tụy với đuôi tụy.

Đuôi tụy: là phần cuối của tụy, được bọc bởi 2 lá của mạc nối thận-tỳ .

Tụy được cố định và thành bụng sau bằng mạc nối tá tụy. Mạc này gắn chặt với đầu tụy và thân tụy. Đầu tụy có tá tràng quây quanh, ống mật chủ và các mạch máu đi vào tụy và tá tràng nên đầu tụy và thân tụy cố định. Chỉ có đuôi tụy là di động.

Tuỵ là một tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết.

Phần nội tiết: tiết ra hormon di trực tiếp vào máu qua các mao mạch trong tuỵ.

Phần ngoại tiết: Dịch tụy được dẫn ra ngoài bởi 2 ống tuy: ống tụy chính và ống tụy phụ.

Ống tụy chính (ống Wirsung) chạy dọc chiều dài tụy. Ống này kết hợp với ống mật chủ tạo thành bóng Vater trước khi đổ vào thành của tá tràng. Quanh lỗ đổ của bóng Vater có cơ vòng Oddi bao quanh. Cơ này giúp điều tiết lượng mật và dịch tụy đổ xuống tá tràng.

Ống tụy phụ ( ống santorini) thu nhận dịch tụy ở đầu và mỏm tụy đổ vào lỗ tụy phụ. Lỗ này nằm phía trên lỗ đổ của bóng vater 1 chút.

Ống tụy chính và ống tụy phụ có liên thông với nhau ở trong tụy. Và chúng có nguồn gốc phôi thai khác nhau. 1 từ mạc treo vị bụng, 1 từ mạc treo vị lưng ( đoạn ruột trước-the foregut).

Cấp máu cho tụy từ 6 động mạch của 2 nhánh từ ĐM chủ bụng:ĐM thân tạng và ĐM mạc treo tràng trên.

+ĐM vị tá tràng trên, 1 nhánh của động mạch thân tạng:

Động mạch tá tụy trước trên

Động mạch tá tụy sau trên

+ĐM lách (tách từ thân tạng):

Động mạch lưng tụy ( hay động mạch sau tụy, lưng ám chỉ mặt lưng)

Động mạch tụy lớn

+ĐM vị ta tràng dưới, 1 nhánh của động mạch mạc treo tràng trên :

Động mạch tá tụy trước dưới

Đi kèm động mạch và đổ vào hệ tĩnh mạch cửa.

Chi phối tá tràng và tụy gồm những nhánh từ đám rối tạng và đám rối mạc treo tràng trên.

Một tuyến tụy khỏe mạnh sẽ hoạt động và sản xuất các chất cần thiết cho cơ thể một cách chính xác với số lượng thích hợp và vào đúng thời điểm để tiêu hoá các loại thực phẩm được đưa vào trong cơ thể.

Tụy được bao bọc bởi bao tụy có tác dụng phân chia tụy thành các tiểu thùy. Nhu mô của tụy được cấu tạo bởi các tế bào tụy ngoại tiết chứa đựng rất nhiều các hạt. Các hạt nhỏ này chứa enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất. Chủ yếu là trypsinogen, chymotrysinogen, lipase tụy và amylase.

Các men tụy sẽ được tiết vào ống tụy và sau đó đổ vào ruột non ở đoạn D2 của tá tràng khi có kích thích thích hợp. Tại đây các men enterokinase của tá tràng sẽ xúc tác làm trypsinogen biến thành dạng hoạt động là trypsin, là một endopeptidase lại cắt các amino acid của chymotrypsinogen thành dạng hoạt động chymotrypsin có nhiệm vụ cắt các polypeptide trong thức ăn thành các đơn vị nhỏ có thể hấp thu được qua niêm mạc ruột. Các men hoạt động có khả năng tiêu hủy protein của chính tuyến tụy. Nên tụy chỉ tiết các men dưới dạng tiền chất không hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Dịch tụy là nguồn chứa các men tiêu hóa mỡ và protein. Còn niêm mạc ruột lại có các men tiêu hóa được glucose.

Dịch tụy cũng chứa các ion bicarbonate. Các Ion này có tính kiềm để trung hòa lượng dịch acid trong thức ăn từ dạ dày đi xuống.

Kiểm soát chức năng ngoại tiết của tụy thực hiện thông qua các men như gastrin, cholecystokinin và secretin. Chúng được các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra dưới kích thích của thức ăn.

Các men được tiết ra dưới dạng tiền chất chưa có khả năng tiêu hủy protein và mỡ. Tuy nhiên vì một lý do các men này lại được hoạt hóa ngay trong lòng tụy. Bất thường này gây nên sự tự tiêu hủy tụy gọi là viêm tụy cấp. Ví dụ một số nguyên nhân như sự ứ trệ, nhiễm trùng, chấn thương, viêm tụy cấp.

Tuyến tụy duy trì mức đường huyết không đổi. Khi mức đường huyết quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Ngược lại, khi mức đường huyết quá thấp thì tuyến tụy tiết ra glucagon.

Nhu mô của tụy nội tiết là các nhóm nhỏ tế bào gọi là tiểu đảo tụy ( Langerhans). Các tiểu đảo này là phần nội tiết của tuyến tụy có chức năng tiết các hormone quan trọng. Ba loại tế bào chính của tiểu đảo tụy là tế bào alpha, tế bào beta, và tế bào delta

Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết. Tế bào beta chiếm số lượng nhiều nhất và sản xuất insulin.

Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết và tăng cường phân giải glycogen thành glucose. Tế bào alpha sản xuất glucagon và tế bào delta sản xuất somatostatin có tác dụng làm giảm nồng độ

Lipocain có tác dụng oxy hóa các chất đặc biệt là axit béo. Nếu nhiều mỡ được đưa về gan mà không được oxy hóa có thể tích tụ gây nhiễm mỡ gan.

Viêm tụy là tình trạng viêm của tuyến tụy xảy ra khi bài tiết enzym. Tuyến tụy tích tụ và tiêu hoá chính cơ quan này. Nó có thể xảy ra khi các cơn đau cấp tính kéo dài trong vài ngày hoặc có thể là một tình trạng mãn tính tiến triển trong nhiều năm.

Một số yếu tố có nguy cơ làm tăng sự phát triển của ung thư tuyến tụy như:

Ngoài ra, một số tổn thương tụy như ung thư chất nhầy (IPMNs), ung thư biểu mô tụy (PanIN) được coi là tiền chất của ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy là một khối u ngoại tiết phát sinh từ các tế bào lót ống tuy. Một dạng ung thư ít phổ biến hơn là U thần kinh nội tiết chiếm khoảng 5%.

Tiểu đường type 1, cơ thể sản xuất thiếu insulin. Khi thiếu insulin gây ra một loạt biến chứng. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải dùng insulin để giúp cơ thể sử dụng glucose một cách thích hợp.

Bệnh tiểu đường type 2 phổ biến hơn so với loại 1. Những người mắc tiểu đường loại 2 có thể sản xuất insulin nhưng cơ thể lại không sử dụng.

Tăng đường huyết được gây ra bởi mức đường huyết cao bất thường. Nguyên nhân có thể là do sự sản xuất quá mức của hormon glucagon.

Ngược lại, hạ đường huyết là do mức đường huyết thấp. Nguyên nhân do sản xuất quá mức của insulin.

Cấu Tạo Giải Phẫu Và Bênh Lý Tuyến Tụy

1.1. Khái niệm

+ Tụy là một cơ quan nhỏ nằm sau phúc mạc, nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng. Tụy nặng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, mỗi ngày trung bình tụy có thể tiết ra 0,8 lít dịch tiết.

1.2 Cấu tạo

+ Tụy gồm có ba phần: đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng D2 và đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy còn gọi là ống Wirsung là một ống nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào đoạn D2 của tá tràng. Chỗ ống tụy nối vào tá tràng gọi là bóng Vater. Ống mật chủ thường kết hợp với ống tụy tại hoặc gần bóng Vater. Theo một số tài liệu, nơi đổ ra của ống tụy và ống túi mật là cùng một nơi nên vị trí đó gọi là cơ vòng Oddi.

+ Tụy được cung cấp máu bởi các động mạch tá tụy, các động mạch này là nhánh của động mạch mạc treo tràng trên. Máu tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch lách rồi đổ vào tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch lách chạy sát sau tuyến tụy nhưng không dẫn lưu máu của tụy. Tĩnh mạch cửa được hợp thành bởi hợp thành của hai tĩnh mạch là tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Ở một số người thì tĩnh mạch mạc treo tràng dưới cũng đổ vào tĩnh mạch lách ở phía sau tuyến tụy. Trong đa số trường hợp tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên.

1.3. Chức năng

Tụy đảm trách hai chức năng chính:

Chức năng ngoại tiết

Chức năng nội tiết

1.3.1 Tụy ngoại tiết

+ Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn.

+ Tụy được bao bọc bởi bao tụy. Bao tụy cũng có tác dụng phân chia tụy thành các tiểu thùy. Nhu mô của tụy được cấu tạo bởi các tế bào tụy ngoại tiết. Các tế bào này chứa đựng rất nhiều các hạt nhỏ chứa enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất (chủ yếu là trypsinogen, chymotrysinogenlipase tụy và amylase).

+ Khi có kích thích thích hợp, các men tụy sẽ được tiết vào ống tụy và sau đó đổ vào ruột non ở đoạn D2 của tá tràng. Tai đây các men enterokinase của tá tràng sẽ xúc tác làm trypsinogen biến thành dạng hoạt động là trypsin. Trypsin là một endopeptidase lại cắt các amino acid của chymotrypsinogen thành dạnh hoạt động chymotrypsin. Men này lại cắt các polypeptide trong thức ăn thành các đơn vị nhỏ có thể hấp thu được qua niêm mạc ruột. Việc tụy chỉ tiết các men dưới dạng tiền chất hay dạng không hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các men hoạt động có khả năng tiêu hủy protein của chính tuyến tụy.

+ Dịch tụy là nguồn chứa các men tiêu hóa mỡ và protein còn niêm mạc ruột lại có các men tiêu hóa được đường. Dịch tụy cũng chứa các ion bicarbonate có tính kiềm để trung hòa lượng dịch lượng acid trong thức ăn từ dạ dày đi xuống. Việc kiểm soát chức năng ngoại tiết của tụy được thực hiên thông qua các men (enzyme) như gastrin, cholecystokinin và secretin. Các men này đươch các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra dưới kích thích của thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa và bởi chính dịch tụy.

+ Thông thường để đảm bảo cấu trúc cũng như chức năng ngoại tiết bình thường của tụy thì các men được tiết ra dưới dạng tiền chất, nghĩa là chưa có khả năng tiêu hủy protein và mỡ. Tuy nhiên vì một lý do nào đó như sự ứ trệ, nhiễm trùng, chấn thương…, các men này lại được hoạt hóa ngay trong lòng tụy gây nên sự tự tiêu hủy tụy. Trên lâm sàng có thể gặp tình trạng viêm tụy cấp do sỏi, do giun chui ống mật – tụy…

1.3.2 Tụy nội tiết

+ Nằm trong nhu mô của tụy ngoại tiết là các nhóm nhỏ tế bào gọi là tiểu đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans. Các tiểu đảo này là phần nội tiết của tuyến tụy có chức năng tiết các hóc môn quan trọng là insulin, glucagon, và các hóc môn khác. Các tiểu đảo tụy chứa ba loại tế bào chính là: tế bào alpha , tế bào beta, và tế bào delta . Trong ba loại này thì tế bào beta chiếm số lượng nhiều nhất và sản xuất insulin. Các tế bào alpha sản xuất glucagon và tế bào delta sản xuất somatostatin. Somatostatin có tác dụng làm giảm nồng độ của glucagon và insulin trong máu.

+ Tuyến tụy nội tiết: là một phần của tuyến tụy, bao gồm một số tế bào hợp thành và chỉ chiếm một phần nhỏ khối lượng tuyến tụy.

+ Tuyến tụy nội tiết tiết ra các hormon: Glucagon, Insulin, Lipocain.

– Insulin: Có tác dụng làm giảm đường huyết. Nếu thiếu sẽ gây rối loạn trao đổi Gluxit, làm tăng đường huyết, gây bệnh đái đường.

– Glucagon: Có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng cường phân giải glycogen thành glucose.

– Lipocain: Có tác dụng oxy hóa các chất đặc biệt là axit béo. Nếu nhiều mỡ được đưa về gan, không được oxy hóa, tích tụ gây nhiễm mỡ gan.

2. Bệnh lý tuyến tụy 2.1. Các khối u lành tính 2.2. Ung thư tuyến tụy

2.3. Xơ nang tụy: thường chỉ gặp ở người da trắng.

2.4. Đái tháo đường: do thiếu hụt tuyệt đối hay tương đối insulin. Đây là một căn bệnh mãn tĩnh có tần suất cực kỳ cao và điều trị khó khăn, tốn kém. Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng trầm trọng như tim mạch, suy thận, loét chân, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, bệnh dây thần kinh ngoại biên, liệt

2.5. Viêm tụy

+ Viêm tụy cấp

+ Viêm tụy mạn

2.6. Nang giả tụy: thường là biến chứng của viêm tụy cấp.

2.7. Giun chui ống tụy: có thể gặp ở các nước nhiệt đới, có khả năng gây viêm tụy cấp.

ĐTĐ.

Vị Trí Xương Chậu Nằm Ở Đâu? Giải Phẫu Cấu Tạo Và Chức Năng

Xương chậu nằm ở đâu?

Xương chậu hay còn có tên gọi khác là xương dẹt. Đây là vùng xương chiếm diện tích lớn nhất trong cấu tạo xương ở cơ thể của con người.

Vậy xương chậu nằm ở đâu? Thông thường, xương chậu thường nằm ở phần cuối cùng ở vùng cột sống thắt lưng và nằm dưới thắt lưng xung quanh phần xương cột sống ở đoạn dưới. Ở các góc độ khác, xương chậu nằm phía trên của xương đùi và được đan xen với phần đầu của xương đùi và xương hông.

Chức năng chính của xương chậu:

Chống đỡ toàn bộ khối lượng của phần trên khi cơ thể đứng hoặc ngồi.

Chuyển hóa trọng lượng từ phần khung của xương trục sang phần khung của ruột thừa khi con người tham gia các hoạt động như chạy nhảy, đi đứng…

Giúp cho cơ thể được cân bằng và chịu được các lực khi thực hiện tư thế mạnh và từ những áp lực bên ngoài tác động lên.

Chức năng của xương chậu chính là điểm tiến hóa riêng biệt và khiến cho con người trở thành loài động vật cấp cao so với những động vật khác.

Chức năng phụ của xương chậu

Chứa đựng, bảo vệ những cơ quan nội tạng ở trong vùng chậu, các cơ quan sinh sản ở trong và vùng phía dưới đường tiết niệu.

Tạo mối gắn kết giữa các màng, cơ với những cơ quan sinh sản vùng bên ngoài.

Vùng xương chậu ở phụ nữ thường khá nông và rộng. Chúng thường có hình dáng giống như một chiếc thau rửa mặt. Xương chậu bao trọn những cơ quan nội tạng như buồng trứng, tử cung, bàng quang, đường ruột. Khi phụ nữ mang bầu, xương chậu còn giúp bảo vệ sự phát triển của thai nhi.

Một khi xương chậu bị giãn, đường ruột và tử cung sẽ bị đẩy xuống sâu hơn bình thường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phình vùng bụng dưới, cản trở quá trình lưu thông và tuần hoàn máu. Từ đó gây ra tình trạng lạnh bụng, đau bụng kinh, són tiểu…

Giải phẫu xương chậu

Cấu tạo của xương chậu gồm 2 mặt, 4 bờ và 4 góc. Xương chậu được cấu tạo bởi 3 xương hợp thành là xương mu ở phía trước, xương cánh chậu ở phía trên và phần xương ngồi ở đằng sau.

Cấu tạo 2 mặt xương chậu

Mặt trong: Bao gồm 1 gờ được nhô lên và chia mặt sau làm hai phần riêng biệt. Phần trên thì có lồi chậu, vùng phía sau thì có diện nhĩ. Phần dưới thì có lỗ bịt và diện vuông.

Mặt ngoài: Ở giữa mặt ngoài của xương chậu có ổ cối khớp và chỏm của xương đùi. bao quanh mặt ngoài của xương chậu là vùng ổ cối gắn liền với khuyết ổ cối. Đặc biệt, ở dưới phần ổ cối có bịt một lỗ có hình dạng tam giác hoặc hình vuông. Phía trước của mặt ngoài là xương mu, phía sau chính là xương ngồi. Ở trên cùng chính là vùng xương cánh chậu được lõm xuống và tạo thành hố chậu.

Cấu tạo 4 bờ ở xương chậu

Bờ trên (hay còn có tên gọi là mào chậu) thường kéo dài từ phần gai chậu phía trước đến vùng gai chậu sau trên. Phần này có hình dạng cong như hình chữ S, dày ở phía sau và phía trước và mỏng ở giữa.

Bờ dưới (Ngành ngồi): Bờ dưới được hình thành do xương mu và xương ngồi.

Bờ trước: Cấu tạo gồm gai chậu trước dưới, gai chậu trước trên, mào lược, diện lược, gai mu. Hình dạng của bờ trước thường lỗi lõm từ trên xuống dưới.

Bờ sau: Cấu tạo gồm gau chậu sau dưới, gai chậu sau trên, khuyết ngồi bé, khuyết ngồi lớn, gai ngồi, ụ ngồi. Giống với bờ trước, bờ sau của xương chậu thường lồi lõm từ trên xuống phía dưới.

Góc trước dưới: Thường ứng với củ mu (gai mu).

Góc sau dưới: Thường ứng với ụ ngồi.

Góc trước trên: Ứng với phần gai chậu trước trên.

Góc sau trên: Ứng với phần gai chậu ở sau trên.

Các vấn đề thường gặp ở xương chậu

Vì được cấu tạo khá phức tạp nên một khi bị tổn thương, xương chậu sẽ có những biểu hiện bất thường. Trong đó phải kể đến là:

Xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp vùng xương chậu. Kèm theo đó là tình trạng tê cứng vùng chân.

Vùng chậu hông ở giữa hai mông bị đau âm ỉ và dai dẳng và có dấu hiệu bị teo mông.

Chân có dạng vòng kiềng khiến cho mông xệ và chân to. Phần khoảng cách giữa hai chân chính là dấu hiệu của tình trạng giãn xương chậu.

Người bệnh bị đau nặng hơn khi thực hiện các cử động mạnh và không thể nghiêng người, xoay người. Không chỉ vậy, bệnh nhân còn rất khó khăn trong việc xoay người hoặc cúi ngửa…

Những cơn đau lan xuống phía dưới của đùi, kèm theo đó là dấu hiệu teo các cơ ở khu vực mông và đùi.

Xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng phía dưới. Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân có cảm giác đau và xuất hiện tình trạng chảy máu và có mùi lạ.

Đau khi quan hệ tình dục.

Bị rét run hoặc sốt, choáng váng.

Vùng khớp xương chậu bị tê cứng. Các cơn đau lan xuống vùng đùi và chân, cẳng chân.

Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng kể trên, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp trị kịp thời. Từ đó có thể đưa ra nhận định đúng đắn và có được hướng điều trị phù hợp nhất.

Để hạn chế những thương tổn xảy ra tại vùng xương chậu, bệnh nhân nên bảo vệ xương chậu bằng những cách sau:

Duy trì thói quen tập luyện bằng các bài tập phù hợp để giúp các cơ vùng xương chậu trở nên khỏe hơn. Điển hình như chụp kegel, soutai đẩy đầu gối, các động tác võ sư như shiko, sinkyo, suriashi…

Để làm thuyên giảm các cơn đau, bệnh nhân có thể chườm ấm bằng khăn để chườm lên khu vực bị đau.

Phụ nữ đang mang thai có thể thực hiện các liệu pháp massage và châm cứu để làm thuyên giảm các cơn đau vùng xương chậu.

Sử dụng kết hợp vật lý trị liệu và uống thuốc kết hợp.

Nếu bệnh nhân bị viêm ruột thừa dẫn đến tình trạng đau xương chậu thì cần phải phẫu thuật sớm để loại bỏ phần ruột thừa. Mục đích chính là để hạn chế tình trạng viêm nhức, nhiễm trùng.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể tiến hành tiêm botox để làm giảm tình trạng đau mỏi và cơ thắt cơ.

Bài viết trên đã cung cấp đến độc giả những thông tin cần thiết về xương chậu. Những thương tổn ở vùng xương này có thể gây nên nhiều bất ổn đối với sức khỏe mỗi người. Chính vì vậy, khi nhận thấy khu vực xương chậu có những dấu hiệu và triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.