Top 15 # Vị Trí Chức Năng Của Phòng Y Tế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Vị Trí Và Chức Năng Của Bộ Y Tế

Vũ Xuân Phương (0122***)

Vị trí và chức năng của Bộ Y tế được quy định tại Điều 1 Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Theo đó:

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Về tổ chức, Bộ Y tế gồm các Vụ trực thuộc (Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Vụ Bảo hiểm Y tế, Vụ Tổ chức cán bộ,…), Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Cục, Tổng cục Dân số và một số đơn vị sự nghiệp công lập như: Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Tạp chí Y dược học, Báo Sức khỏe và Đời sống. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế còn các cơ quan, tổ chức còn lại là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cho các Bộ trên các lĩnh vực thuộc pham vi quản lý của mình như: về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, về pháp luật, về hợp tác quốc tế, về cải cách hành chính, quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác, về hội, tổ chức phi Chính phủ, về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, kiểm tra, thanh tra và quản lý tài chính tài sản.

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi chung được quy định cho tất cả các Bộ, Chính phủ cũng đồng thời quy định các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho Bộ Y tế trong phạm vi riêng biệt chỉ thuộc quyền quản lý của Bộ. Theo đó, các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được thể hiện ở các mặt như: trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công, ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, về y tế dự phòng, về công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, về y, dược cổ truyền, về trang thiết bị và công trình y tế,…

Trân trọng!

Vị Trí Và Chức Năng Của Phòng Tài Chính

Vị trí và chức năng của Phòng Tài chính – Kế hoạch là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Như Ngọc. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Phòng Tài chính – Kế hoạch có vị trí và chức năng được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Nội vụ ban hành thì vị trí và chức năng của Phòng Tài chính – Kế hoạch được quy định như sau:

– Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản của Phòng Tài chính – Kế hoạch do Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn.

– Phòng Tài chính – Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trân trọng!

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Tổ Chức Của Phòng Hành Chính Quản Trị

Thứ hai – 23/11/2015 13:52

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Tổ Chức Của Phòng Hành Chính Quản Trị

Phòng Hành chính quản trị là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác hành chính quản trị trong bệnh viện.I. NHIỆM VỤ:1. Căn cứ kế hoạch công tác của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.2. Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đã được duyệt, đảm bảo đầy đủ đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính.3. Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thống các công văn đi và đến của bệnh viện, hệ thống bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện.4. Đảm bảo công tác tiếp khách, phục vụ các buổi hội nghị toàn bệnh viện.5. Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị thông dụng của các khoa, phòng trong bệnh viện.6. Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư, thiết bị thông dụng của bệnh viện.7. Quản lý các phương tiện vận tải của bệnh viện. Điều động xe ô tô đi công tác và cấp cứu theo quy định.8. Tổ chức, thực hiện việc sửa chữa nhà cửa, duy tu, bảo dưỡng các máy thông dụng theo kế hoạch9. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cung ứng điện, hơi để sấy, hấp tiệt trùng và xử lý chất thải bệnh viện.10. Đảm bảo vệ sinh ngoại cảnh sạch, đẹp (vườn hoa, cây cảnh), hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện. Định kỳ tổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong bệnh viện.11. Đảm bảo công tác trật tự trị an chung. Tham gia kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong bệnh viện.12. Định kỳ tổng kết công tác cung cấp, mua sắm vật liệu, trang thiết bị thông dụng, báo cáo giám đốc bệnh viện.13. Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tư thông dụng để trình giám đốc bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả; chống lãng phí, tham ô.14. Định kỳ báo cáo giám đốc về nhận xét việc sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốc xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.

Nguồn tin: benhviengangthep

Vị Trí Và Chức Năng Của Trạng Từ

✅ Tóm tắt:

Trạng từ có các chức năng chính như sau:

Bổ nghĩa cho động từ

Bổ nghĩa cho tính từ

Bổ nghĩa cho trạng từ khác

Ngoài ra, trạng từ còn có các chức năng:

Bổ nghĩa cho cả câu

Bổ nghĩa cho các từ loại khác: cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, và từ hạn định

Trong tiếng Anh, trạng từ có khả năng bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác!

Nó có thể được dùng để bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác nhau như sau:

Bổ nghĩa cho động từ

He spoke loudly. = Anh ấy nói lớn. → Trạng từloudly bổ nghĩa cho động từ spoke.

He quickly finished his lunch. = Anh ấy nhanh chóng ăn bữa trưa. → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ finshed.

He had quickly eaten the pizza before I noticed. = Anh ấy đã nhanh chóng ăn cái bánh pizza trước khi tôi để ý thấy. → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ had eaten.

It was an extremely bad match. = Đó là một trận đấu cực kỳ tệ hại. → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ bad.

It’s a reasonably cheap restaurant, and the food was extremely good. = Đó là một nhà hàng khá là rẻ và thức ăn thì cực kỳ ngon. → Trạng từ reasonably bổ nghĩa cho tính từ cheap và trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ good.

The handball team played extremely badly last Wednesday. = Đội bóng ném chơi cực kỳ tệ vào thứ 4 vừa qua. → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho trạng từ badly và trạng từ badly bổ nghĩa cho động từ played.

He did the work completely well. = Anh ta làm công việc hoàn toàn tốt. → Trạng từ completely bổ nghĩa cho trạng từ well và trạng từ well bổ nghĩa cho động từ did.

Trong trường hợp bổ nghĩa cho cả câu thì trạng từ thường thuộc loại trạng từ đánh giá hay đưa ra quan điểm của người nói.

Unfortunately, we could not see the Eiffel Tower. = Thật không may, chúng ta không thể đi xem tháp Eiffel.

They missed the bus, apparently. = Có vẻ là họ bị lỡ chuyến xe buýt.

This must, frankly, be the craziest idea anyone has ever had. = Thẳng thắn mà nói, đây là ý kiến điên rồ nhất mà ai đó đã từng nghĩ ra.

Personally, I’d rather not go out tonight. = Cá nhân tôi thì không thích ra ngoài tối nay.

Trạng từ cũng đôi khi dùng để bổ nghĩa cho một số tứ loại khác như cụm danh từ, cụm giới từ. đại từ, từ hạn định.

Even camels need to drink. = Ngay cả lạc đà cũng phải uống nước. → Trạng từ even bổ nghĩa cho cụm danh từ camels. Trong trường hợp này, cụm danh từ chỉ bao gồm danh từ camels.

I bought only the fruit. = Tôi chỉ mua trái cây thôi. → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm danh từ the fruit. Trong trường hợp này, cụm danh từ bao gồm danh từ fruit và từ hạn định the.

The amusement park opens only in the summer. = Công viên giải trí mở cửa chỉ trong mùa hè. → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm giới từ in the summer

You can’t blame anyone else; you alone made the decision. = Bạn không thể trách ai được; bạn đã tự đưa ra quyết định đó mà. → Trạng từ alone bổ nghĩa cho đại từ you

He lost almost all his money. = Anh ấy làm mất gần hết tiền của mình. → Trạng từ almost bổ nghĩa cho từ hạn định all

⚠️ Chú ý

Trạng từ nói chung có nhiều chức năng như vậy, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý là không phải bất kỳ trạng từ nào cũng có thể thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng ở trên.

Thông thường, mỗi trạng từ chỉ có thể thực hiện một số chức năng nhất định mà thôi. Trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ dần dần học được trạng từ nào thực hiện chức năng gì.

2. Vị trí của trạng từ trong câu

✅ Tóm tắt:

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

Sau động từ

Trước động từ

Trước chủ ngữ

Còn trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại còn lại:

Thường đứng ngay trước từ mà nó bổ nghĩa

Chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho động từ

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

Sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì đứng sau tân ngữ

Trước động từ, và nếu động từ có trợ động từ thì đứng giữa động từ và trợ động từ

Trước chủ ngữ

Ví dụ về vị trí “sau động từ”:

She went to the movies alone last week.

They used to live there.

I will go to work today.

We don’t see them often.

Ví dụ về vị trí “trước động từ”:

I nearly fell down from the tree.

He usually goes to school by bus.

I simply want to make a right choice.

Things are slowly getting better. Chú ý:slowly đứng trước getting nhưng đứng sau trợ động từ are.

I’m so glad to finally see you. Chú ý:finally đứng trước see nhưng đứng sau to.

Ví dụ về vị trí “trước chủ ngữ”:

Yesterday, he met his long lost daughter.

Sometimes, she wears the boots.

Personally, I hate that color.

Unfortunately, the manager was sick.

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại khác

Khi trạng từ bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, hay từ hạn định, thì trạng từ thường đứng trước từ mà nó bổ nghĩa.

Bổ nghĩa cho tính từ: The film was surprisingly good.

Bổ nghĩa cho trạng từ: He drives really fast.

Bổ nghĩa cho cụm danh từ: He’s just a 5-year-old boy.

Bổ nghĩa cho cụm giới từ: It’s always cold here, even in the summer.

Bổ nghĩa cho đại từ: Only you can do it.

Bổ nghĩa cho từ hạn định: He lost almost all his money.

Một số trường hợp ngoại lệ, trạng từ đứng phía sau:

This house isn’t big enough for us.

You can’t blame anyone else; you alone made the decision.

3. Nhận biết trạng từ trong câu

✅ Tóm tắt:

Hầu hết trạng từ đều kết thúc bằng đuôi -ly. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng để tránh nhầm lẫn.

Hầu hết trạng từ tận cùng bằng đuôi -ly, do chúng được tạo bằng cách gắn đuôi -ly vào sau tính từ:

dangerous → dangerous ly (nguy hiểm)

careless→ careless ly (không cẩn thận)

nice → nice ly (tốt đẹp)

horrible → horrib ly (kinh khủng)

easy → easi ly (dễ dàng)

Đặc biệt hơn nữa, một tính từ có thể phát sinh ra cả trạng từ đuôi -ly và trạng từ bất quy tắc, với ý nghĩa của 2 trạng từ khác nhau:

hard (chăm chỉ)

hard (chăm chỉ)

hardly (hầu như không)

high (cao)

late (trễ)

late (trễ)

lately (gần đây)

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng:

Tính từ tận cùng là -ly: friendly, silly, lonely, ugly

Danh từ tận cùng là -ly: ally, assembly, bully, melancholy

Động từ tận cùng là -ly: apply, rely, supply

4. Dùng tính từ hay trạng từ?

Trong tiếng Anh, có 2 loại từ thường được dùng để bổ nghĩa cho các loại từ khác, đó chính là trạng từ và tính từ.

Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?

Ví dụ:

Tính từ: John is a careful driver. → John là một tài xế cẩn thận. → Câu này nói về John – rằng anh ấy là một tài xế cẩn thận.

Trạng từ: John drives carefully.→ John lái xe cẩn thận. → Câu này nói về cách mà John lái xe – là cẩn thận, không chạy ẩu.

Để đọc tiếp phần còn lại của bài này, cũng như các bài học khác củaChương trình Ngữ Pháp PRO

Bạn cần có Tài khoản Học tiếng Anh PRO

Xem chức năng của Tài khoản Học tiếng Anh PRO