Top 12 # Vị Trí Chức Năng Của Sĩ Quan Quân Đội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Dân Quân Tự Vệ

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Theo Điều 3 Luật Dân quân tự vệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 thì vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ như sau:

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Dân quân tự vệ thì dân quân tự vệ có nhiệm vụ như sau:

– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

– Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

– Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hùng Phi

Vũ Thị Thanh Tú

Giúp Bạn Trả Lời Câu Hỏi Sĩ Quan Quân Đội Là Gì?

Việc làm Công chức – Viên chức

1.1. Thuật ngữ sĩ quan nói chung

Sĩ quan là người cán bộ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền. Sĩ quan hoạt động ở trong lĩnh vực quân sự và đảm nhiệm những chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, có thể trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ được Nhà nước tại Quốc gia đó phong quân hàm từ cấp Úy, Tá, Tướng.

Ở nhiều quốc gia, ở dưới cấp sĩ quan thường sẽ có cấp Hạ sĩ quan. Cấp này thường gồm có: Thượng sĩ, Trung sĩ và Hạ sĩ.

1.2. Sĩ quan trong Quân đội Việt Nam là gì?

Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan chính là người cán bộ hoạt động, công tác và làm việc trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ phục vụ cho Nhà nước Việt Nam và hoạt động trong mảng quân sự. Người sĩ quan chính là lực lượng nòng cốt giúp xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

2. Một số thông tin về sĩ quan Quân đội

2.1. Vị trí, chức năng của sĩ quan Quân đội

Người sĩ quan Quân đội đảm nhiệm những chức vụ sau: Lãnh đạo, chỉ huy và quản lý. Họ trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ như là: Lái máy bay, tàu chiến ngầm, làm công tác điện báo,… để đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao phó.

2.2. Ngành và cấp bậc của sĩ quan

Trong cấp bậc sĩ quan có những nhóm ngành sau:

Một số thông tin về sĩ quan Quân đội

Các cấp bậc sĩ quan bao gồm 12 cấp:

3. Điều kiện để trở thành một người sĩ quan quân đội

Căn cứ vào rất nhiều Điều luật, Thông tư, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa ra điều kiện để một người có thể trở thành sĩ quan quân đội. Vậy những cơ sở đó là gì?

– Thông tư số 140/2015/TT-BQP về việc tuyển chọn, gọi công dân đi nhập ngũ

– Luật nghĩa vụ quân sự ban hành năm 2015

– Luật sửa đội và bổ sung của Luật Sĩ quan Quân đội Việt Nam số 19/2008/QH12 của Quốc Hội

– Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam theo số 16/1999/QH10 của Quốc Hội

– Thông tư 153/2007/TT-BQP của Bộ Quốc phòng

3.2.1. Tiêu chuẩn xét tuyển sĩ quan quân đội

Căn cứ vào Điều 12, theo luật Sĩ quan Quân đội chúng ta sẽ biết được rằng Quân đội Nhân dân có quy định như thế nào về tiêu chuẩn của một người sĩ quan?

– Bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành tuyệt đối với Tổ Quốc, Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tinh thần cảnh giác cách mạng cao, luôn sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

– Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm những kỷ luật trong quân đội; luôn tôn trọng, đoàn kết cùng nhân dân, đồng đội, luôn xây dựng uy tín tốt để quần chúng tín nhiệm.

– Có trình độ chính trị, khoa học quân sự; có khả năng trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin; áp dụng các kiến thức, trình độ đó để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng và quân đội nhân dân. Đồng thời, người sĩ quan cần phải có kiến thức toàn diện về mọi mặt, bao gồm kinh tế, xã hội, pháp luật,… ; đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đối với từng chức vụ, đồng thời có năng lực hoạt động thực tiễn.

– Lý lịch rõ ràng, có sức khỏe tốt.

b. Những tiêu chuẩn với từng chức vụ của người sĩ quan

Dựa vào Thông tư 153/2007/TT-BQP chúng ta có thể nắm rõ các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của người sĩ quan như sau:

a. Về việc chuyển đổi chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

– Đối tượng, điều kiện để xét chuyển đổi sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp được thực hiện theo khoản 1, khoản 2 tại Điều 6 của Nghị định 18/2007/NĐ-CP.

+ Xét chuyển theo thời gian hàng năm, tiến hành từ 1 cho đến 2 đợt xét. Thời điểm thực hiện xét duyệt sẽ được quy định bởi Bộ Tổng tham mưu.

+ Xét chuyển các đối tượng là học viên ở các học viên, trường đào tạo thuộc Quân đội hoặc ngoài Quân đội theo đúng kế hoạch đào tạo của Bộ Quốc Phòng.

+ Đối với những trường hợp khác và các đối tượng thuộc trường hợp đặc biệt thì việc xét tuyển còn tùy vào những yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, do Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu đưa ra quyết định.

3.2.2. Thăng quân hàm cho sĩ quan tại ngũ

Chúng ta căn cứ vào Điều 17 của Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam để biết rõ về thời gian được thăng quân hàm và các mức quân hàm của người sĩ quan bên cạnh việc hiểu rõ sĩ quan Quân đội là gì.

Điều kiện trở thành sĩ quan quân đội

a. Các điều kiện thăng quân hàm cho các sĩ quan tại ngũ

– Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều số 12 của Luật Sĩ quan Quân đội

– Có cấp bậc quân hàm ở hiện tại thấp hơn so với cấp quân hàm cao nhất đối với chức danh, chức vụ đang điểm nhiệm

– Có đủ thời hạn để xét thăng quân hàm, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17

b. Thời gian xét thăng quân hàm cho sĩ quan tại ngũ

– Thiếu uy thăng lên Trung úy: 2 năm

– Trung úy thăng lên Thượng úy: 3 năm

– Thượng úy thăng lên Đại úy: 3 năm

– Đại úy thăng lên Thiếu tá: 4 năm

– Thiếu tá thăng lên Trung tá: 4 năm

– Trung tá thăng lên Thượng tá: 4 năm

– Thượng tá thăng lên Đại tá: 4 năm

– Đại tá thăng lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)

– Thiếu tướng và Chuẩn Đô đốc Hải Quân thăng lên Trung tướng và Phó Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)

– Trung tướng và Phó Đô đốc Hải quân thăng lên Thượng tướng và Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)

– Thượng tướng và Đô đốc Hải quân thăng lên Đại tướng: 4 năm (Tối thiểu)

Thời gian mà người sĩ quan học tại trường sẽ được tính cả vào trong thời hạn để xét tuyển thăng quân hàm.

Đối với sĩ quan tại ngũ thì việc xét thăng quân hàm từ cấp Đại tá lên Thiếu tướng và Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá đội tuổi 57. Sĩ quan quân đội nếu như tạo ra được những thành tích đặc biệt xuất sắc trong suốt thời gian hoạt động thì sẽ được đưa vào diện xét duyệt để thăng quân hàm vượt bậc. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo không vượt quá so với mức quân hàm cao nhất tại chức danh, chức vụ đang đảm nhiệm.

4. Sĩ quan chia ra thành bao nhiêu ngạch

Những nhóm ngành, cấp bậc quân hàm dành cho chức vụ sĩ quan được quy định chung đó là sĩ quan sẽ được giao cho các chức vụ thấp hơn so với chức vụ đang đảm nhận; chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất phải thấp hơn so với cấp quân hàm hiện tại của sĩ quan.

Theo quy định, người sĩ quan Quân đội sẽ được Nhà nước phong Quân hàm với 3 cấp. Các cấp được phong lần lượt sẽ là cấp Úy và cấp Tá, cấp Tướng. Về cấp hiệu, phù hiệu, quân phục và giấy chứng nhận sĩ quan sẽ được Chính phủ trực tiếp Quy định.

Ngạch sĩ quan quân đội

Căn cứ vào Quy định của Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1999, cấp bậc sĩ quan được chia ra làm 2 ngạch là sĩ quan tại ngũ và dự bị. Trong đó, ngạch sĩ quan tại ngũ chỉ về những đối tượng là sĩ quan, hiện đang là lực lượng thường trực, quân đội chính là đơn vị công tác của sĩ quan tại ngũ và họ thuộc trường hợp được biệt phái. Còn sĩ quan dự bị sẽ gồm các sĩ quan nằm trong lực lượng dự bị, đã được đăng lý và huấn luyện để sẵn sàng đáp ứng khi được huy động vào phục vụ tại ngũ.

5. Phân biệt sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp

Vậy nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm, hai chức vị là sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp. Đây đều là những chức vụ phổ biến, cơ bản nhất của hàng ngũ quân đội Nhân dân Việt Nam, chính vì thế mà việc tìm hiểu về chúng và phân biệt rạch ròi giữa chúng sẽ là điều cần thiết.

5.1. Phân biệt qua khái niệm

Như đã đề cập ở nội dung mục trên, có lẽ các bạn đều nắm rõ sĩ quan trong vai trò là người cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sĩ quan hoạt động trong lĩnh vực quân sự và được phong quân hàm các cấp: từ Úy đến Tá và cao nhất là cấp Tướng.

Còn Quân nhân chuyên nghiệp chính là người công dân Việt Nam có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật phục vụ trong Quân đội Nhân dân. Người quân nhân chuyên nghiệp sẽ được tuyển vào và làm việc theo chức danh và được Nhà nước phong cho quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp.

Phân biệt sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp

5.2. Phân biệt thông qua vị trí và chức năng

Được xác định là một lực lượng nòng cốt của quân đội, đồng thời là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ của quân đội phụ trách việc đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, chỉ huy và quản lý, thực hiện các nhiệm vụ nhằm đảm bảo cho quân đội luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Quân nhân chuyên nghiệp lại được xác định là lực lượng nòng cốt trong đội ngũ chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật. Chức năng của họ là đảm bảo cho công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ huy. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác để sẵn sàng chiến đấu, phục vụ cho việc chiến đấu cũng như những nhiệm vụ khác của quân đội.

Do sĩ quan nắm giữ vai trò là lực lượng cán bộ nguồn chủ chốt thực hiện việc chỉ huy, lãnh đạo, quản lý trong quân đội cho chúng ta có thể hiểu được rằng, Quân nhân chuyên nghiệp tùy vào từng vị trí công việc khác nhau sẽ chịu sự quản lý của lực lượng sĩ quan tương ứng.

Vị Trí Và Chức Năng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhànước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.

Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.

Ban hành thông tư, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn,lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của phápluật.

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách,kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật; làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng:

b)Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, cáctổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;

c)Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;

d)Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e)Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình tổ chức, thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Thực hiện quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tếtheo quy định của pháp luật.

Đại diện cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:

a)Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;

b)Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.

Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:

a)Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại;

b)Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng;

c)Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hànhtrái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đại điện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước:

a)Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước và chỉ đạo thực hiện sau khi được phê duyệt;

b)Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng;

c)Cử người đại diện cho phần vốn Nhà nước, bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, Kếtoán trưởng, Trưởng ban kiểm soát và các thành viên Ban kiểm soát tại Ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Cử người đại diện cho phần vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước tham gia.

Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của các tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;

d)Sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính củaChính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vịtrí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật; các chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trình Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.

Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Vị Trí Và Chức Năng Của Trạng Từ

✅ Tóm tắt:

Trạng từ có các chức năng chính như sau:

Bổ nghĩa cho động từ

Bổ nghĩa cho tính từ

Bổ nghĩa cho trạng từ khác

Ngoài ra, trạng từ còn có các chức năng:

Bổ nghĩa cho cả câu

Bổ nghĩa cho các từ loại khác: cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, và từ hạn định

Trong tiếng Anh, trạng từ có khả năng bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác!

Nó có thể được dùng để bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác nhau như sau:

Bổ nghĩa cho động từ

He spoke loudly. = Anh ấy nói lớn. → Trạng từloudly bổ nghĩa cho động từ spoke.

He quickly finished his lunch. = Anh ấy nhanh chóng ăn bữa trưa. → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ finshed.

He had quickly eaten the pizza before I noticed. = Anh ấy đã nhanh chóng ăn cái bánh pizza trước khi tôi để ý thấy. → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ had eaten.

It was an extremely bad match. = Đó là một trận đấu cực kỳ tệ hại. → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ bad.

It’s a reasonably cheap restaurant, and the food was extremely good. = Đó là một nhà hàng khá là rẻ và thức ăn thì cực kỳ ngon. → Trạng từ reasonably bổ nghĩa cho tính từ cheap và trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ good.

The handball team played extremely badly last Wednesday. = Đội bóng ném chơi cực kỳ tệ vào thứ 4 vừa qua. → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho trạng từ badly và trạng từ badly bổ nghĩa cho động từ played.

He did the work completely well. = Anh ta làm công việc hoàn toàn tốt. → Trạng từ completely bổ nghĩa cho trạng từ well và trạng từ well bổ nghĩa cho động từ did.

Trong trường hợp bổ nghĩa cho cả câu thì trạng từ thường thuộc loại trạng từ đánh giá hay đưa ra quan điểm của người nói.

Unfortunately, we could not see the Eiffel Tower. = Thật không may, chúng ta không thể đi xem tháp Eiffel.

They missed the bus, apparently. = Có vẻ là họ bị lỡ chuyến xe buýt.

This must, frankly, be the craziest idea anyone has ever had. = Thẳng thắn mà nói, đây là ý kiến điên rồ nhất mà ai đó đã từng nghĩ ra.

Personally, I’d rather not go out tonight. = Cá nhân tôi thì không thích ra ngoài tối nay.

Trạng từ cũng đôi khi dùng để bổ nghĩa cho một số tứ loại khác như cụm danh từ, cụm giới từ. đại từ, từ hạn định.

Even camels need to drink. = Ngay cả lạc đà cũng phải uống nước. → Trạng từ even bổ nghĩa cho cụm danh từ camels. Trong trường hợp này, cụm danh từ chỉ bao gồm danh từ camels.

I bought only the fruit. = Tôi chỉ mua trái cây thôi. → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm danh từ the fruit. Trong trường hợp này, cụm danh từ bao gồm danh từ fruit và từ hạn định the.

The amusement park opens only in the summer. = Công viên giải trí mở cửa chỉ trong mùa hè. → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm giới từ in the summer

You can’t blame anyone else; you alone made the decision. = Bạn không thể trách ai được; bạn đã tự đưa ra quyết định đó mà. → Trạng từ alone bổ nghĩa cho đại từ you

He lost almost all his money. = Anh ấy làm mất gần hết tiền của mình. → Trạng từ almost bổ nghĩa cho từ hạn định all

⚠️ Chú ý

Trạng từ nói chung có nhiều chức năng như vậy, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý là không phải bất kỳ trạng từ nào cũng có thể thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng ở trên.

Thông thường, mỗi trạng từ chỉ có thể thực hiện một số chức năng nhất định mà thôi. Trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ dần dần học được trạng từ nào thực hiện chức năng gì.

2. Vị trí của trạng từ trong câu

✅ Tóm tắt:

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

Sau động từ

Trước động từ

Trước chủ ngữ

Còn trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại còn lại:

Thường đứng ngay trước từ mà nó bổ nghĩa

Chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho động từ

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

Sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì đứng sau tân ngữ

Trước động từ, và nếu động từ có trợ động từ thì đứng giữa động từ và trợ động từ

Trước chủ ngữ

Ví dụ về vị trí “sau động từ”:

She went to the movies alone last week.

They used to live there.

I will go to work today.

We don’t see them often.

Ví dụ về vị trí “trước động từ”:

I nearly fell down from the tree.

He usually goes to school by bus.

I simply want to make a right choice.

Things are slowly getting better. Chú ý:slowly đứng trước getting nhưng đứng sau trợ động từ are.

I’m so glad to finally see you. Chú ý:finally đứng trước see nhưng đứng sau to.

Ví dụ về vị trí “trước chủ ngữ”:

Yesterday, he met his long lost daughter.

Sometimes, she wears the boots.

Personally, I hate that color.

Unfortunately, the manager was sick.

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại khác

Khi trạng từ bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, hay từ hạn định, thì trạng từ thường đứng trước từ mà nó bổ nghĩa.

Bổ nghĩa cho tính từ: The film was surprisingly good.

Bổ nghĩa cho trạng từ: He drives really fast.

Bổ nghĩa cho cụm danh từ: He’s just a 5-year-old boy.

Bổ nghĩa cho cụm giới từ: It’s always cold here, even in the summer.

Bổ nghĩa cho đại từ: Only you can do it.

Bổ nghĩa cho từ hạn định: He lost almost all his money.

Một số trường hợp ngoại lệ, trạng từ đứng phía sau:

This house isn’t big enough for us.

You can’t blame anyone else; you alone made the decision.

3. Nhận biết trạng từ trong câu

✅ Tóm tắt:

Hầu hết trạng từ đều kết thúc bằng đuôi -ly. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng để tránh nhầm lẫn.

Hầu hết trạng từ tận cùng bằng đuôi -ly, do chúng được tạo bằng cách gắn đuôi -ly vào sau tính từ:

dangerous → dangerous ly (nguy hiểm)

careless→ careless ly (không cẩn thận)

nice → nice ly (tốt đẹp)

horrible → horrib ly (kinh khủng)

easy → easi ly (dễ dàng)

Đặc biệt hơn nữa, một tính từ có thể phát sinh ra cả trạng từ đuôi -ly và trạng từ bất quy tắc, với ý nghĩa của 2 trạng từ khác nhau:

hard (chăm chỉ)

hard (chăm chỉ)

hardly (hầu như không)

high (cao)

late (trễ)

late (trễ)

lately (gần đây)

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng:

Tính từ tận cùng là -ly: friendly, silly, lonely, ugly

Danh từ tận cùng là -ly: ally, assembly, bully, melancholy

Động từ tận cùng là -ly: apply, rely, supply

4. Dùng tính từ hay trạng từ?

Trong tiếng Anh, có 2 loại từ thường được dùng để bổ nghĩa cho các loại từ khác, đó chính là trạng từ và tính từ.

Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?

Ví dụ:

Tính từ: John is a careful driver. → John là một tài xế cẩn thận. → Câu này nói về John – rằng anh ấy là một tài xế cẩn thận.

Trạng từ: John drives carefully.→ John lái xe cẩn thận. → Câu này nói về cách mà John lái xe – là cẩn thận, không chạy ẩu.

Để đọc tiếp phần còn lại của bài này, cũng như các bài học khác củaChương trình Ngữ Pháp PRO

Bạn cần có Tài khoản Học tiếng Anh PRO

Xem chức năng của Tài khoản Học tiếng Anh PRO