Top 8 # Vị Trí Chức Năng Của Ủy Ban Nhân Dân Huyện Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Vị Trí, Chức Năng Của Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân Cấp Tỉnh Được Quy Định Như Thế Nào?

Vị trí, chức năng của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Ngọc Tuyền. Tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Vị trí, chức năng của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vị trí, chức năng của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành với nội dung như sau:

– Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư – lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

– Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Trân trọng!

Ban Dân Vận Huyện Ủy

Cơ cấu tổ chức bộ máy:

  

TT Họ và tên Chức vụ Số điện thoại

Hộp thư điện tử

01 Hà Văn Đàn Trưởng ban

0948912768

havandan.hk@hatinh.gov.vn

02 Nguyễn Thị Mỹ Dung Phó trưởng ban 0972113309 nguyenthimydung.hk@hatinh.gov.vn

03 Phan Quốc Lập Phó trưởng ban 0942783461 phanquoclap.hk@hatinh.gov.vn

04 Nguyễn Thị Thương Chuyên viên 0962879088 nguyenthithuong.hk@hatinh.vn

1. Chức năng: Ban Dân vận Huyện uỷ là một Ban thuộc hệ thống các Ban xây dựng Đảng, là cơ quan tham mưu của Cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận của Đảng, trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc .I. Về chức năng nhiệm vụ của Ban Dân vận Huyện uỷ.

2. Nhiệm vụ:

– Nghiên cứu, tham mưu với cấp ủy những chủ trương về công tác dân vận; chuẩn bị, tham gia chuẩn bị các quyết định của Đảng về công tác dân vận; thẩm định các đề án về công tác dân vận trước khi trình cấp ủy; tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo những vấn đề cụ thể về công tác dân vận trong hệ thống chính trị (trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc ).

– Hướng dẫn các cấp ủy, các tổ chức Đảng thực hiện các nghị quyết chủ trương của cấp trên; hướng dẫn khối dân vận, cấp ủy cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ.

– Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện uỷ triển khai công tác tổ chức và cán bộ trong khối theo quy định của cấp ủy; đề xuất việc bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ trong khối thuộc diện cấp ủy quản lý, kiến nghị những biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân vận; tổ chức hƣớng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ dân vận cho cán bộ của hệ thống chính trị; tham gia công tác xây dựng Đảng ở các Đảng bộ cơ quan khối Dân vận.

Ủy Ban Nhân Dân Các Cấp

Vị trí, tính chất, chức năng của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương được quy định tại Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: …

❂ Vị trí, tính chất, chức năng của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương được quy định tại Điều 194 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân : ” Ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương… chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp … “

❧ Do đó vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân được thể hiện ở hai điểm sau:

– Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

– Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

❂ Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lí nhà nước, vì quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân. Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, Ủy ban nhân dân có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.

❂ Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm : Chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên.

❂ Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh : Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình; Quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Cho phép thành lập, giải thể, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; cấp, thu hồi giấy phép thành lập doanh nghiệp, công ty; Xây dựng phương án đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng trong tỉnh …

❂ Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp Huyện: Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp trên; Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp trên.

Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Ban Tuyên Giáo Huyện Ủy

-Căn cứ Quy định số 14 -QĐ/TW, ngày 16/11/2001 của Bộ chính trị về thi hành Điều lệ Đảng cộng sản việt Nam.

– Căn cứ Hướng dẫn số: 2631 – HDLB/ TTVH -KG-TC,ngày 24/01/2003 của Ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương,

– Căn cứ Quyết định số 386-QĐ/TU, ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Ban. Tuyến giáo Tình ủy

Liên ban, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ – Ban Tổ chức Tỉnh uỷ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo huyện uy, thị uỷ, cụ thể như sau:

I- Chức năng, nhiệm vụ

1- Chức năng

Ban Tuyên giáo huyện uỷ, thị uỷ là cơ quan tham mưu và giúp việc cho huyện uỷ, thị uỷ mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực huyện uỷ, thị uỷ về các mặt công tác tư tưởng – văn hoá -khoa giáo, biên soạn và bổ sung lịch sử đảng bộ địa phương

2-Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu đề xuất:

– Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, những âm mưu thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá của các thế lực thù địch trên địa bàn huyện, thị xã; dự báo những diễn biến và xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo. cáo với cấp uỷ phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết.

– Chủ trì và tham gia chuẩn bị c ác đề án các nghị quyết, quyết định của cấp uỷ về công tạc tư tưởng -văn hoá, khoa giáo và biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương

– Giúp huyện uỷ, thị trong việc đánh giá hoạt động và nghiên cứu đề xuất phương hướng, chính sách, cơ chế và giảipháp trên lĩnh vực công tác tư tưởng – văn hoá, khoa giáo, lịch sử Đảng.

– Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc vận dụng, thể chế hoá các chỉ thi, nghị quyết, quyết định của Trung ương, Tỉnh uỷ và huyện uỷ, thị uỷ về các lĩnh vực tư tưởng – ván hoá khoa giáo và lịch sử.

2.3 -Hướng dẫn kiểm tra:

– Giúp huyện uỷ,thị uỷ tổ chức nghiên cứu- quán triệt, hướng dẫn .triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng; kiểmtra các tổ chức đảng các ban, ngành đoàn thể trong việc thực lên các chỉ thị nghị quyết của Trung ương, Tỉnh.

– Tổ chức thông tin thời sự, chính sách theo các chương trình của Ban cấp trên và sự chỉ đao của cấp uỷ cho cán bộ đảng viên .

– Tổ chức mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên từ huyện, thị đến cơ sở; hướng dẫn và kiểm tra nội dung thông tin của các phương tiện thông tín đại chúng. Chuyển tải bản tin Thông báo nội bộ và các tài liệu đến các chi, đảng bộ trực thuộc huyện, thị uỷ

Hướng dẫn tuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu nước trong đảng và trong xã hội ở địa phương.

– Bối dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên , đội ngũ cán bộ trong cống táctuyên giáo ớ các chi , đảng bộ cơ sở .

Sưu tìm, biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện, thị xã; hướng dẫn, thẩm định việcbiên soạn lịch sử. Đảng bộ xã phường, thị trấn, tổ chức tuyên truyền phát huy truyền thống cách mạng của địa phương

– Tham gia tổng kết thức tiễn, phát hiện những mô hình mới, nhân tố mới trong lĩnh vực công tác tư tưởng văn hoá và khoa giáo để cấp uỷ đảng cho ý kiến chỉ đạo kịp thời. Tổng kết kinh nghiệm công tác tuyên giáo ở địa phương và định kỳ báo cáo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Thường trực, Thường vụ huyện, thị uỷ.

2.4 -Tham gia công tác xây dựng Đảng xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo, trí thức ở địa phương:

-Thamra ý kiến trong việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong khối.

– Đề xuất với cấp trên về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng quản và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tuyên giáo, văn nghệ sĩ và trí thức ở địa phương.

– Phối hợp với các cơ quan chức năng, tham gia công tác xây dựng Đảng đối với các chi, đảng bộ thuộc khối tư tưởng – văn hoá và khoa giáo ở địa phương

2.5: Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ uỷ quyền.

– Chủ trì,phối hợp chỉ đạo định hướng chính trị,tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan thuộc khối tư tưởng – vằn hoá, khoa giáo.

-Theo dõi, giám sát, kiểm tra nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn đạo đức công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân, các tổ chức chính trị -xã hội và đặc biệt đối với trung tâm Bối dưỡng chính trị huyện, thị xã.

– Giúp huyện uỷ, thị uỷ chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ tri thức và học sinh, sinh viên ở địa phương.

II- Tổ chức bộ máy và biên chế.1-Tổ chức bộ máy:

Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban Tuyên giáo huyện uỷ, thị uỷ sắp xếp theo hướng sau:

– Bộ phận Tuyên truyền

– Bộ phận Khoa giáo

– Bộ phận Lịch sử đảng

2- Lãnh đạo Ban:

Ban do một đồng chí Uỷ viên Thường vụ huyện uỷ, thị uỷ làm Trưởng ban và từ 1 đến 2 đồng chí Phó trưởng ban, trong đó một đồng chí lãnh đạo Ban phụ trách công tác khoa giáo.

3- Biên chế:

Căn cứ tổng biên chế Đảng, đoàn thể đã được tỉnh giao, Ban Thường vụ huyện uỷ, thị uỷ quyết định biên chế Ban Tuyên giáo theo chức danh tiêu chuẩn với khung từ 5 đến 7 người.

III- Chế độ làm việc1-Ban Tuyên giáo huyện uỷ, thị uỷ có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

– Tổ chức Hội nghị hướng dẫn về nghiệp vụ công tác tư tưởng văn hoá Khoa giáo và lịch sử; triển khai thực hiện nghị quyết hỉ thị, quyết định của Trung ương, Tỉnh uỷ và huyện uỷ, thi uỷ về các mặt công tác này đối với cấp uỷ cấp dưới và các tổ chức đảng trực thuốc huyện uy, thị uỷ.

Cử Lãnh đạo hoặc cán bộ tham dự các cuộc họp của cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân và các ban ngành bàn về công tác tư tưởng – văn hoá, khoa giáo và lịch sử đảng bộ địa phương.

– Định kỳ hàng tháng, 6 tháng hoặc bất thường Ban Tuyên giáo báo cáo với Ban Thường vụ huyện uỷ, thị uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về tình hình công tác và những đề xuất kiến nghị của Ban.

– Có trách nhiệm phối hợp với các bàn của huyên uỷ, thị uỷ trong việc nghiên cứu, triển khai, kiểm tra và tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh uỷ và của huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng nói chung, về công tác tư tưởng – văn hoá, khoa giáo và lịch sử Đảng nói riêng.

2 – Ban Tuyên giáo huyện uỷ, thị uỷ làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành, Ban Thường vụ huyện uỷ, thị uỷ về toàn bộ công việc của Ban. Phó trưởng ban chịu trách nhiệm trước cấp uỷ và Trưởng ban về các công việc được phân công.

– Chương trình công tác năm.

– Các đề án .trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, thị xã.

– Tham gia ý kiến về nhân sự trong khối.

– Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân trong Ban. Ban Tuyên giáo làm việc theo chương trình kế hoạch; có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác.

Căn cứ vào Hướng dẫn này, Ban Tuyên giáo phối hợp với Ban tổ chức tham mưu với Ban Thường vụ huyện uỷ, thị uỷ ban hành Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban tuyên giáo huyện uỷ, thị uỷ và xây dựng quy chế làm việc cụ thể, đồng thời hướng dẫn hoạt động công tác tuyên giáo của chi, đảng bộ trực thuộc cho sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế ở địa phương.

Hướng dẫn này thay thế các hướng dẫn trước đây về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo huyện uỷ, thị uỷ.