Top 15 # Vị Trí Chức Năng Nhiệm Vụ Của Quốc Hội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Quốc Hội

Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định vị trí, chức năng của Quốc hội như sau:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Điều 70 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như sau:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia,nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ

TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH AN GIANG I. Vị trí, chức năng

1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh An Giang, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.

2. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.

3. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, hoạt động và các nguồn lực của Sở Y tế; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên, môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của địa phương trình Sở Y tế phê duyệt: giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, các bệnh xã hội; kiểm dịch y tế; sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe trường học; chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh phòng bệnh; quản lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học; phòng chống tai nạn thương tích; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng đối với các Trung tâm Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Trung tâm y tế huyện), cơ sở y tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật cho công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh, Trung ương trên địa bàn; là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương trong lĩnh vực y tế dự phòng.

5. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.

6. Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.

7. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm.

8. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn.

9. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

III. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Trung tâm

a) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có Giám đốc và các Phó Giám đốc theo quy định của pháp luật;

b) Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;

c) Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là người phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động của Trung tâm;

d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Các phòng chức năng

1. Phòng Tổ chức – Hành chính

a) Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; các chế độ chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật của Trung tâm theo quy định của pháp luật và bảo vệ chính trị nội bộ của Trung tâm;

b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm;

c) Đầu mối, phối hợp với các khoa, phòng trong công tác đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của Trung tâm và cho tuyến dưới;

d) Đầu mối, phối hợp với các khoa, phòng tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn;

đ) Quản lý cơ sở vật chất, kho, tài sản của Trung tâm;

e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

2. Phòng Kế hoạch – Tài chính

a) Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch;

b) Xây dựng dự toán ngân sách, kế hoạch sử dụng ngân sách hàng năm;

c) Tổng hợp, dự trù thuốc, vật tư, hóa chất và các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của Trung tâm; thu thập thông tin và phân tích số liệu do các đơn vị báo cáo;

d) Quản lý và cấp phát kinh phí, vật tư theo kế hoạch đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, quyết toán tài chính, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật;

đ) Phối hợp với các khoa, phòng xây dựng kế hoạch, triển khai công tác nghiên cứu khoa học của Trung tâm;

e) Đầu mối tổng hợp hoạt động của các dự án trong và ngoài nước của Trung tâm;

g) Đầu mối tổng hợp, báo cáo các hoạt động truyền thông nguy cơ, thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng bệnh, dịch;

h) Đầu mối tổ chức và phối hợp với các khoa phòng thuộc Trung tâm thực hiện việc giám sát, kiểm tra các hoạt động chuyên môn, các chế độ chính sách thuộc lĩnh vực y tế dự phòng đối với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh;

i) Tổ chức thu, chi các loại phí, lệ phí và các dịch vụ y tế dự phòng theo quy định của pháp luật;

k) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;

l) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

3. Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống các dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi;

b) Kiểm tra, giám sát, kiểm soát các yếu tố nguy cơ dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, phát hiện và xác định kịp thời các tác nhân gây bệnh, dịch và chủ động phòng, chống dịch;

c) Quản lý tình hình diễn biến các dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, thu thập thông tin, số liệu, lập bản đồ, biểu đồ dịch tễ theo dõi diễn biến tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi và dự báo nguy cơ dịch, bệnh;

e) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ về kiểm soát bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng trên địa bàn;

g) Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế;

h) Xây dựng, thực hiện và quản lý các hoạt động, dự án, đề án: phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh mới nổi; vắc xin và sinh phẩm trong công tác phòng, chống bệnh, dịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ;

i) Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ: sát khuẩn, tẩy uế, diệt động vật và véc tơ truyền bệnh;

k) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn theo quy định;

l) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

4. Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động dinh dưỡng cộng đồng, giám sát, phòng, chống bệnh không lây nhiễm;

b) Quản lý, thu thập thông tin, số liệu, phân tích các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, tình hình mắc và tử vong do bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh;

c) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật đối với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về dinh dưỡng và phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng;

đ) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác dinh dưỡng và phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn;

e) Phối hợp và triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh;

h) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo bệnh không lây nhiễm và hoạt động dinh dưỡng theo quy định;

i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

5. Khoa Sức khỏe môi trường và Sức khỏe trường học

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học;

b) Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác y tế học đường; triển khai thực hiện hoạt động phòng chống các bệnh, tật học đường; phòng, chống dịch, bệnh, các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối với học sinh, sinh viên;

c) Quản lý, tư vấn, kiểm tra và giám sát môi trường đối với các cơ sở y tế, báo cáo hiện trạng môi trường sức khỏe của tỉnh hàng năm; đo kiểm tra môi trường và giám sát điều kiện vệ sinh trường học;

d) Giám sát chất lượng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh; thực hiện kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và xử lý các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt; giám sát chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt;

đ) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định hiện hành về y tế đối với môi trường, chất thải, nước ăn uống, nước sinh hoạt; đánh giá tác động môi trường đến sức khỏe trên địa bàn tỉnh;

g) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác y tế trường học, phòng chống các yếu tố nguy cơ môi trường tác động lên sức khỏe cộng đồng trên địa bàn;

i) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học theo quy định;

k) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

6. Khoa Sức khỏe nghề nghiệp:

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức và giám sát thực hiện các hoạt động về y tế lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng, chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn;

b) Kiểm tra, giám sát, quan trắc môi trường lao động, điều kiện lao động có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động; đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện, môi trường lao động;

e) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn;

h) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về sức khỏe nghề nghiệp theo quy định;

i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

7. Khoa Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh sốt rét; bệnh ký sinh trùng; bệnh do côn trùng truyền;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và hướng dẫn giám sát côn trùng truyền bệnh bao gồm các véc tơ sốt xuất huyết, sốt rét, véc tơ truyền bệnh qua động vật, các véc tơ khác và các biện pháp phòng chống;

d) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng, côn trùng trên địa bàn;

đ) Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế các chương trình, dịch vụ, kỹ thuật và dự án thuộc lĩnh vực phòng chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh;

e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

8. Phòng Khám tư vấn và điều trị dự phòng:

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ về y tế dự phòng;

c) Tư vấn, truyền thông nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng;

d) Tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế theo hình thức dịch vụ;

đ) Khám, quản lý sức khỏe cộng đồng và phục hồi chức năng;

g) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;

h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

9. Khoa Xét nghiệm

a) Xây dựng kế hoạch phát triển kỹ thuật xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;

c) Thực hiện quy trình kỹ thuật xét nghiệm theo quy định; phổ biến kỹ thuật và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đối với tuyến huyện và các cơ sở y tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh;

d) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá an toàn sinh học các cơ sở xét nghiệm trên địa bàn tỉnh;

đ) Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế, đo kiểm tra môi trường và các hoạt động ngoại kiểm theo yêu cầu và theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và cấp chứng chỉ cho các cán bộ xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

h) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;

i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Vụ Xây Dựng Cơ Bản

Vụ Xây dựng cơ bản là tổ chức thuộc Tổng cục Thủy lợi, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Tổng cục trưởng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Trình Tổng cục trưởng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm; các chương trình, đề án, dự án, cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản cá biệt về lĩnh vực được phân công quản lý.

2. Chủ trì, tham gia hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

3. Tham gia đề xuất kế hoạch đầu tư xây dựng trung hạn, hàng năm của ngành. Tham gia đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng; phối hợp thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục. Thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Vụ.

4. Chủ trì thẩm định và trình duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thiết kế, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu các công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi, bao gồm: hồ chứa nước, đập dâng, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao và các công trình phục vụ quản lý khai thác được Bộ giao thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

5. Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Bộ giao Tổng cục làm chủ đầu tư theo quy định của pháp luật. Đầu mối tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

6. Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án được giao quản lý. Tổ chức giám định xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

7. Chủ trì tham mưu chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn trong mùa mưa, lũ đối với công trình được giao quản lý đang trong giai đoạn thi công. Tham gia phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi khi được Tổng cục giao.

8. Tham gia thẩm định hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đối với các công trình, dự án thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo việc lập, giao nộp, lưu trữ hồ sơ tài liệu công trình xây dựng theo quy định của nhà nước đối với các dự án được giao quản lý; thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng được giao quản lý.

9. Đề xuất nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục. Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

10. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục; phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Vụ.

11. Xây dựng, trình Tổng cục đề án vị trí việc làm, cơ cấu và số lượng công chức; quản lý công chức, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

Tải về Quyết định số 04/QĐ-TCTL-VP

Vị Trí, Vai Trò, Nhiệm Vụ Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

”Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới”.

”Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. (Điều 1, Chương1, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)’.

”Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động’.

Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình . (Trích điều 5 Chương II Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).