Top 15 # Vị Trí Vai Trò Chức Năng Của Quốc Hội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Vai Trò, Vị Trí Của Quốc Hội Việt Nam

Quang cảnh kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII.

Hỏi: Quốc hội Việt Nam có vai trò, vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước ta?

Trả lời: Trong bộ máy Nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Hỏi: Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân?

Trả lời: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định của Hiến pháp ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành luật, thành mục đích chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:

– Quốc hội là cơ quan Nhà nước do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

– Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước.

– Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.

Hỏi: Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Trả lời: Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

(Theo tài liệu hỏi – đáp về bầu cử của Hội đồng bầu cử Quốc gia)(còn nữa)

Vị Trí Vai Trò Và Chức Năng Xã Hội Của Luật Sư ( Tập 1)

NHẬN THỨC VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

So với nhiều nghề khác trong xã hội , nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề khá non trẻ, tuy vật đến nay, cũng đã ra đời hơn một thế kỷ. Dưới chế độ phong kiến, ở nhiều nước phương Đông như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.vv… chưa tồn tại Luật sư và Nghề Luật sư. Trong khi đó, ở một số nước phương tây, bắt nguồn từ sự sáng tạo của nền pháp chế cổ La Mã tồn tại từ 20 thế kỷ trước, đã có người bào chữa .

Sau khi xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX (1858), nhất là sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa), thực dân pháp đã coi đây là “đất đai nước Pháp” và người dân 3 tỉnh này này là “thần đan mới của Hoàng đế Pháp” . Ngày 25-7-1864, Hoàng đế Pháp Napoleon III ban Sắc lệnh và tổ chức nền tư pháp ở Nam Kỳ. Trong đó, Điều 27 quy định: “Có thể thiết lập nằng nghị định của Thống đốc, bên cạnh các Tòa án, những người biện hộ viên(bào chữa viên ) đảm trách việc bào chữa và làm lý đoán , làm và ký tên tất cả những giấy tờ cần thiết cho việc thẩm cứu những vụ án dân sự, thương mại và chấp hàng những bản án, những quyết định và bảo vệ cho bị can, bị cáo trước những tòa tiểu hình và đại hình”. Sau khi chiếm thêm 3 tình miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), Pháp sát nhập 3 tình này vào “Nam Kỳ thuộc Pháp “đặt toàn bộ 6 tình Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa, tách Nam Kỳ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngày 26-11-1867, Thống đốc Nam Kỳ Pierre de La Grandiere ký ban hành nghị định về việc hành nghề bào chữa trước Tòa án Pháp ( dành cho xét xử người Pháp và người đã nhập quốc tịch pháp ở Nam Kỳ theo quy định tại điều 27 Sắc lệnh ngày 25-7-1864 của Hoàng đế Napoleon III.

Như vậy, nghề Luật sư xuất hiện tại Việt Nam từ nửa sau thế kỷ thứ XIX và lúc đầu chỉ thuộc về người Pháp, dành cho công dân Pháp. Sau cách mạng thánh 8 năm 1945, nghề Luật sư được hoạt động trở lại theo Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 của chủ tịch Chính Phủ lầm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổ chức đoàn thể Luật sư (sau đây gọi tắt là sắc lệnh số 46/SL) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành . Mặc dù vậy, lúc đó, vì nhiều nguyên nhân, mà quan trọng nhất là nguồn lực của đất nước phải tập trung vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , nên nghề Luật sư lúc này không pháp triển. Một số Luật sư đã tham gia cách mạng và trở thành những nhân vật quan trọng, giữ vai trò cố vấn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh về các mặt pháp lý trong cuộc đấu tranh pháp lý với thực dân pháp như các Luật sư: Phan Anh; Trần Đình Thảo; Vũ Đình Hòe; Vũ Trong Khánh; Trần Đình Công; Vũ Văn Hiền ; Phạm Văn Bạch; Phạm Ngọc Thuần ; Bùi Thị Cẩm ; Nguyễn Thành Vĩnh ,v.v..Một số Luật sư ở thời kỳ này đã chuyển sang hoạt động ở một số hoạt động khác.

Tuy nhiên, vào cuối năm 1949, đề bảo đảm bào chữa của bị can, bị cáo , chính quyền cách mạng đã thiết lập chế độ Bào chữa viên, tạm thời thay thế vai trò của Luật sư .Cụ thể, ngày 18-6-1949, Sác lệnh số 69/Sl của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ra đời, sau đó được thay thế bởi sắc lệnh số 144/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ngày 22-12-1949( sửa đổi điều 1 Sắc lệnh số 69/SL) mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trước Tòa án. Hai Sắc lệnh 69/SL và 144/SL cho thấy, quyền bào chữa của công dân Việt Nam thời kỳ này được thực hiện ở các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế.

Chế độ Bào chữa viên được duy trì ở miền Bắc cho đến ngày đất nước thống nhất (năm 1975). Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đội ngũ bào chữa viên ngày càng phát triển. Bên cạnh Luật sư tham gia kháng chiến, nhiều Luật sư, Luật gia từng làm việc trong chế sộ cũ cũng gia nhập đội ngũ Bào chữa viên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1959, có thể xem là một năm đặc biệt quan trọng với sự ra đời của hiến pháp năm 1959, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền bào chữa để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cụ thể, Điều 101 Hiến pháp năm 1959 quy định: “quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm. Năm 1963 văn phòng Luật sư thí điểm đầu tiên ở miền Bắc được thành lập tên là Văn phòng Luật sư Hà Nội”. Sau khi văn phòng Luật sư này ra đời, yếu cầu Luật sư bào chữa để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước Tòa án ngày càng tăng. Lúc đầu Luật sư chỉ giải quyết những vụ án do Tòa án chỉ định, về sau các bị cáo, đương sự có nhu cầu mời Luật sư đã trực tiếp đến “văn phòng Luật sư” để đề đạt nguyện vọng .Năm 1974, Tòa án nhan dân tối cao chuyển giao “văn phòng Luật sư” sang Ủy ban Pháp chế Chính phủ (được thành lập năm 1972) để quản lý theo chức năn quy định tại nghị định số 190/CP ngày 09-10-1972 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Pháp chế thuộc Hội đòng Chính phủ.

Sau ngày giải phòng Miền nam Việt Nam ngày 30-4-1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam , kế thừa thực tiễn ở miền Bắc, tiếp tục thực hiện chế độ Bào chữa viên , vì các Luật sư đoàn ở miền Nam dưới chế độ cũ đều bị giải tán. Việc thực hiện quyền bào chữa này được triển khai trên cơ sở Điều 4 Sắc lệnh số 01-SL/76 ngày 18-3-1976 của Hội đồng Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và tinh thần thông tư số 06/BTP/TT ngày 11-6-1976 của Bộ Tư Pháp và Chính Phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Điều 13 Hiến pháp năm 1908 nêu rõ: “quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo .Tổ chức Luật sư được thành lập đề giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Tuy nhiên , thời kỳ này , trong mô hình kinh tế quy hoạch hóa tập trùng quan liêu bao cấp , vai trò của Nhà nước bao trùm toàn bộ đời sống xã hội, Nhà nước bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất-kinh doanh , từ đầu vào cho tới lưu thông , phân phối hàng hóa bằng những mệnh lệnh hành chính. Hậu quả là nền kinh tế không phát triển, xã hội rơi vào khủng hoảng, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, kèm theo đó là tình hình kinh tế và trật tự xã hội cũng hết sức phức tạp. Trong bối cảnh đó , pháp luật không được đề cao và tất yếu, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội cũng sẽ không có , hệ quả là Luật sư và nghề Luật sư tồn tại chỉ mạng tính hình thức.

Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp được chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Nhà nước chỉ đóng vai trò xây dựng thể chế, bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật, Nhà nước tạo điều kiện và cơ hội cho các chủ thể và các thành phần kinh tế hoạt động, phát triển theo quy luật kinh tế thị thường. Đồng thời Nhà nước giảm dần và hạn chế các mệnh lệnh hành chính trong việc điều hành nền kinh tế.

Cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, vai trong của nghề Luật sư và nhiều nghành nghề khác trong xã hội cũng từng bước được nang cao, đóng góp không nhỏ vào sự đổi mới chung của đất nước.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngày 18-12-1987 , Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Luật sư . Từ đó, các tổ chức Luật sư chuyên nghiệp ra đời thay thế các hình thức Bào chữa viên được thiết lập ở miền bắc từ năm 1949 và ở miền nam sau ngày giải phóng năm 1975. Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 đã xác lập vị trí pháp lý của nghề Luật sư trong thời kỳ đổi mới đất nước. Những quy định của pháp lệnh này đã tạo nền tảng pháp lý cho việc thành lập các Đoàn Luật sư trên toàn quốc, thông qua đó tập hợp đội ngũ Luật sư tham gia vào các hoạt động tư pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội .

Đoàn Luật sư vừa đóng vai trò là tổ chức xã hội -nghề nghiệp, vừa đóng vai trò là tổ chức hành nghề Luật sư.

Pháp lệnh Luật sư năm 2001 là bước tiến về thẻ chế của nghề Luật sư ở nước ta. Các chế định về Luật sư , nghề Luật sư , tổ chức hành nghề luật tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư đã được hoàn thiện hơn, tron đó phản ánh rõ tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư. Những quy định này đã tạo cơ hội cho nghề Luật sư phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đóng góp vào công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Khi kinh tế phát triển, các mâu thuẫn và tranh chấp kinh tế sẽ phát sinh, Các vị phạm pháp luật và tội phạm cũng có thể gia tăng. Trong bối cảnh đó, Nhà nước đóng vai trò giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, ngăn chặn, xử lý các vị phạm và tội phạm. Thực tiễn cho thấy, nếu các chủ thể kinh tế có sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư ngay từ khi bắt đầu sản xuất và trong cả quá trình kinh doanh, thì không những các mâu thuẫn, tranh chấp kinh tế sẽ giảm mà còn góp phần vào việc phát triển sản xuất – kinh doanh theo quy định của pháp luật, từ đó giúp Nhà nước giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn kinh tế và xử lý vi phạm pháp luật, tội phạm hiệu quả hơn. Đối với các vụ án hình sự, nếu được tham gia quá trình tố tụng ngay từ khi thân chủ bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Luật sư sẽ có điều kiện phối hợp với cơ quan điều tra giải quyết vụ án, góp phần vào việc bảo về công lý, bảo vệ pháp chế , tình trạng oan sai sẽ được hạn chế.

Nghề Luật sư cũng giống như nhiều nghề khác, hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Sau 30 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển ngoạn mục. Tuy vậy cho đến nay vẫn còn những vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết để phát triển bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là khin thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 từ năm 2016.

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, Luật sư đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày 14-01-2013, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam. Đây là mốc son chói lọi của nghề Luật sư sau 70 năm ra đời, phát triển trong chính thể dân chủ ở Việt Nam.

Tiếp theo: Vị trí vai trò của Luật sư (3)

Thận Nằm Ở Đâu? Chức Năng, Vị Trí, Vai Trò Của Thận

Vị trí của thận nằm ở đâu?

Thận là một trong số những cơ quan đặc biệt quan trọng của đường tiết niệu. Vậy thận nằm ở vị trí nào trong cơ thể chúng ta?

Thận có hình dạng giống như hạt đậu (dài 12cm, ngang 6cm, dày 2,5cm) nằm trong ổ bụng ngay phía sau phúc mạc, đối xứng qua hai bên cột sống thắt lưng ngang đốt sống ngực từ T1 đến đốt sống thắt lưng T3 trong khung xương sườn. Mỗi người có 2 quả thận, thông thường thận phải cao hơn, nặng hơn nên cực dưới của nó thấp hơn thận bên trái khoảng 2cm (tương đương với 1 đốt sống).

Chức năng của thận

Lọc máu và các chất độc ra bên ngoài cơ thể

Qua màng lọc cầu thận những chất không cần thiết sẽ được thải ra ngoài, chỉ giữ lại protein và tế bào máu. Hằng định nội mô bao gồm những chức năng sau:

Điều hòa độ PH của máu: Thận tham gia vào việc điều hòa độ PH của máu bằng cách thay đổi sự bài tiết H+ thông qua hệ thống đệm như HCO3-, NH3. Các hệ thống này sẽ có tác dụng trung hòa H+ để độ PH trong lòng ống không tụt xuống thấp.

Điều hòa thể tích máu trong dịch ngoại bào: Khi thể tích máu trong dịch ngoại bào thay đổi, nồng độ Natri trong huyết tương sẽ làm cho huyết áp và mức lọc ở cầu thận cùng lúc thay đổi theo. Sự trao đổi các chất ở ống thận cũng được điều chỉnh để thể tích máu điều hòa trở lại.

Điều hòa áp lực thẩm thấu ở dịch ngoại bào: Chúng được tạo thành từ các chất hòa tan có trong huyết tương để duy trì áp lực hằng định ở mức khoảng 300 mOsm/L.

Điều hòa nồng độ các chất có trong huyết tương: Thông qua chức năng tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống thận, các thành phần có trong máu đã được duy trì và ổn định.

Tạo và bài tiết nước tiểu

Nước tiểu ở người được tạo thành từ một đơn vị cầu thận gọi là Nephron. Nước tiểu được tạo thành qua 3 quá trình:

Quá trình lọc máu

Quá trình hấp thụ lại

Quá trình bài tiết

Các quá trình lọc máu sẽ đi qua màng lọc để tạo thành nước tiểu. Cứ mỗi phút các bó mạch (bao gồm động mạch và tĩnh mạch) thận sẽ vận chuyển khoảng 0,5 đến 1 lít máu vào. Qua quá trình hấp thu và chuyển hóa cơ thể sẽ tạo ra một lượng nước tiểu nhất định. Nước tiểu tạo thành sẽ được đổ vào bể thận, xuống niệu quản sau đó tích tụ ở bàng quang và được đưa ra ngoài qua niệu đạo. Do đó khi chúng ta uống nhiều nước thì bàng quang sẽ căng lên và ngược lại.

Thận có chức năng sản sinh ra glucose từ lactate. Giai đoạn này diễn ra được là nhờ tác dụng vô cùng quan trọng của Insulin. Tái hấp thu Protein và các Acid amin: Các Acid amin được tái hấp thu cùng với Natri. Riêng Protein thì theo cơ chế khác: các phân tử Protein sẽ được đưa vào bên trong màng tế bào sau đó được phân giải thành các Acid amin. Quá trình vận chuyển này đòi hỏi cần nhiều năng lượng để diễn ra.

Điều hòa huyết áp

Thận tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp. Khi lưu lượng máu đến thận bị giảm chúng sẽ thúc đẩy cạnh cầu thận bài tiết hormon Renin. Dưới tác dụng của renin Angiotensinogen sẽ biến đổi thành Angiotensinogen II gây co mạch, tăng tiết ADH, Aldosteron và kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi.

Tiết Erythropoietin để tăng tạo hồng cầu

Cũng giống như tủy xương thận là cơ quan tạo ra Erythropoietin tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu. Khi bị mất máu cấp hoặc mạn tính chúng sẽ tác động lên thận làm sản xuất ra yếu tố kích thích tạo hồng cầu. Đây cũng là một trong những chất được y học dùng để điều trị thiếu máu.

Tăng cường khả năng hấp thụ Vitamin D

Thận tham gia vào quá trình tổng hợp Vitamin D giúp xương thêm vững chắc.

Điều hòa quá trình chống đông máu

Urokinase là chất do tiểu cầu thận tiết ra có tác dụng ức chế quá trình cầm máu, làm tan cục máu đông.

Vị Trí, Vai Trò, Nhiệm Vụ Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

”Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới”.

”Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. (Điều 1, Chương1, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)’.

”Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động’.

Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình . (Trích điều 5 Chương II Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).