Top 9 # Video Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Bảo Vệ Môi Trường Và Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường

Khẩu hiệu bảo vệ môi trường – bảo vệ cuộc sống của chúng ta có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề thường xuyên được nhắc đến trong các diễn đàn phát triển bền vững, các kênh truyền thông đại chúng. Những vấn nạn về môi trường đang là “nỗi lo chung” của toàn xã hội loài người. Chính vì vậy, mỗi con người chúng ta cần phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, cải thiện tình trạng môi trường hiện tại… Đừng trông chờ vào bất cứ ai, hãy hành động vì môi trường, vì cuộc sống và sự phát triển của chính chúng ta.

Có thể hiểu đơn giản bảo vệ môi trường là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường luôn được xanh, sạch đẹp, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời bảo vệ môi trường là đảm bảo sự cân bằng của môi trường sinh thái, ngăn chặn những hành vi gây hại cho môi trường.

Những biện pháp giúp bảo vệ môi trường

Giữ gìn cây xanh, chống chặt phá rừng

Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Cây xanh có thể hút khó bụi, các chất độc hại đồng thời chống xói mòn, sạc lở đất… giúp bảo vệ và cải thiện môi trường. Ngày nay, diện tích đất rừng đang ngày càng bị thu hẹp, số lượng cây xanh ở các thành phố lớn có xu hướng ít đi, tình trạng chặt phá rừng ngày một gia tăng… là những nguyên ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, mỗi con người cần phải có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ cây xanh… bảo vệ môi trường và không tiếp tay với những hành vì xấu gây hại cho môi trường xung quanh.

Khi xã hôi ngày càng phát triển, con người ngày càng quan tâm đến những nguồn năng lượng sạch không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Những nguồn năng lượng sạch có thể kể đến như: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Nếu nguồn năng lượng sạch được phổ biến rộng rãi, quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản giảm, quá trình đốt cháy nhiên liệu giảm… sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Giảm thiểu sử dụng túi ni lông

Những túi ni lông không thể phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên đến hàng trăm năm. Ngày nay, công tác xử lý chất thải túi ni lông chưa thực sự được đẩy mạnh, khiến đây vẫn trở thành một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Thay vì sử dụng túi ni lông chúng ta có thể sử dụng các loại túi giấy, túi có thể phân hủy được… để bảo vệ môi trường.

Tiết kiệm

Tiết kiệm năng lượng điện, nước và tài nguyên thiên nhiên là một trong những việc làm giúp bảo vệ môi trường. Để sản xuất ra nguồn năng lượng sử dụng trong cuộc sống thường ngày phải tiêu tốn rất nhiều công sức, tiền của, hoạt động sản xuất năng lượng cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bỏ rác đúng nơi quy định

Rác thải, chất thải… cần được xử lý kịp thời để tránh gây ô nhiễm môi trường. Việc bỏ rác đúng nơi quy định là hành động góp phần bảo vệ môi trường. Thông thường rác trong các thùng rác, rác được bỏ đúng nơi quy định sẽ nhanh chóng được gom và xử lý. Chính vì vậy, hãy tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Thông qua các kênh phương tiện truyền thông tại chúng, các trang mạng xã hội… chúng ta có thể truyền tải những thông điệp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nếu tất cả mọi người đều có ý thức môi trường sẽ trở nên xanh sạch, đẹp hơn rất nhiều.

Những phong trào những biện pháp nhằm tuyên truyền ý thức trong việc bảo vệ môi trường, những chương trình trồng cây, gây rừng, giờ trái đất… là những hoạt động mà bạn nên tham gia để góp phần cải thiện môi trường sống của chúng ta.

Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, hủy hoại các giống loài và làm cạn kiệt tài nguyên… Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thức thánh đáng quan tâm như: thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển; thách thức giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường vào nền nếp; thách thức giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải đang ngày càng tăng lên; thách thức giữa nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ môi trường với khả năng có hạn của ngân sách Nhà nước và sự đầu tư của doanh nghiệp và người dân cho công tác bảo vệ môi trường còn ở mức rất thấp…

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay: biện pháp thứ nhất

Để công cuộc bảo vệ môi trường tốt nhất, trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến các đồng bào ở vùng núi, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá.

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay: biện pháp thứ hai

Một trong những biện pháp cũng rất quan trọng đó là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội. Với hiện trạng ngày nay, rất nhiều người dân không có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác bừa bãi, xả các chất thải bừa bãi không đúng quy định, hoặc có cả những công ty rut ham cau cũng xả chất thải hầm cầu ra ngoài môi trường. Vì thế, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp bách được ưu tiên hàng đầu. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay: biện pháp thứ ba

Một trong những biện pháp cũng không kém phần quan trọng, đó là coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển. Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá; Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay: biện pháp thứ tư

Một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường đó là dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng khí tượng thủy văn, chung sức và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 và hai đề án: Hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn; Hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn; Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cộng đồng quốc tế trong việc tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu; lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2011-2020) và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2011-2015), xác định các giải pháp chiến lược và chính sách thực thi, bố trí các nguồn lực cần thiết để tổ chức và triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay: biện pháp thứ năm

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai cũng là một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam; Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 – 2015. Xác lập cơ chế cung – cầu, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng xác lập cơ chế quản lý tài nguyên nước đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay: biện pháp thứ sáu

Một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay đó là đẩy mạnh thực hiện “kinh tế hóa” trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản theo hướng giảm cơ chế “xin – cho”, tăng cường áp dụng hình thức đấu thầu quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá mỏ để tăng thu cho ngân sách Nhà nước và lựa chọn được tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm tham gia hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; nâng cao tính thống nhất, tránh chồng chéo trong quản lý; tăng cường phân cấp cho các địa phương quản lý khoáng sản; chú trọng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật…Đồng thời, tiếp tục giảm xuất khẩu thô, đẩy mạnh chế biến sâu nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản, hướng tới mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp khai khoáng ổn định, bền vững. Phát triển kinh tế biển, bảo vệ an ninh trên biển.

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay: biện pháp thứ bảy

Một trong những biện pháp cũng rất quan trọng nhằm bảo vệ môi trường đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ Luật Môi trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu khả thi. Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Hay nói ngắn gọn lại theo một số độc giả trên trang hỏi đáp của Yahoo rằng: Chúng ta cần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên hiện có và khôi phục bằng nhiều cách khác nhau như trồng cây gây rừng, tăng cường sử dụng năng lượng sạch không gay ô nhiễm (năng lượng mật trời, năng lượng gió, năng lượng sóng và thủy triều…), thu gom và xử lí hợp lí các chất thải rắn , trong đó chú ý tới việc tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất , quan trọng hơn cả là việc giáo dục ý thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường…

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường

Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển?

S ử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên: Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái (ecosystem-based economy) của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn của biển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệucác sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển”,… Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, biển Việt Nam”: xây dựng “Hướng dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo”, cũng như “Nhãn sinh thái bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-7/6) và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6). Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ (1959): ” Biển cả của ta do nhân dân ta làm chủ!“. biển cho

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Đất Hiện Nay

Đất là một trong những thành phần của môi trường, được con người sử dụng để phục vụ cho hoạt động nuôi trồng nông nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng (nhà ở, cửa hàng, đường xá,…). Bên cạnh đó, đất còn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của các loài động, thực vật khác trên hành tinh. Tuy nhiên, môi trường này đang ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra những hệ lụy khó lường. Trước thực trạng này, chúng ta cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường đất được đề ra.

Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống Pháp luật, đặc biệt là chú trọng đến các quy định về mức xử phạt cho những hành vi gây nguy hại đến nguồn đất. Các hình thức xử phạt này phải đủ sức răn đe, ngăn chặn được các hành vi có thể hoặc sẽ làm môi trường đất bị ô nhiễm. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tài nguyên đất dần trở nên quý giá hơn. Vậy nên, Nhà nước cũng phải liên tục có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống Pháp luật về bảo vệ môi trường đất sao cho phù hợp với thời cuộc.

2. Có định hướng và chiến lược bảo vệ môi trường đất

Con người thường khai thác và sử dụng đất để phục vụ cho những mục đích riêng của mình. Nếu các hoạt động này không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến hệ quả khó lường, cụ thể là ô nhiễm môi trường đất, khó khăn trong công tác quản lý. Vậy nên, Nhà nước cần phải đưa ra những định hướng chiến lược cụ thể về: Sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý; Quy hoạch đất xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị;….

3. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân

Bảo vệ môi trường đất không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là của toàn xã hội. Những thói quen tưởng chừng vô hại như: sử dụng hóa chất để bảo vệ cây trồng, dùng bao bì nilon,…đều có thể làm môi trường đất bị ô nhiễm nếu ai ai cũng thực hiện. Vậy nên, trước hết mỗi bản thân chúng ta cần phải thay đổi những thói quen xấu đồng thời tích cực thực hiện các giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường đất. Tiếp đó, chúng ta cần phải tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất của mọi người xung quanh bằng những hành động sau:

– Hạn chế sử dụng túi nilon: Bao bì nilon là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Vì khó phân hủy nên bao bì nilon có thể tồn tại trong đất đến hàng chục, hàng trăm năm. Chúng gây cản trở cho các hoạt động sống của sinh vật trong lòng đất và sự phát triển của cây trồng.

– Sử dụng phân bón hữu cơ: Để bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, hầu hết người nông dân đều sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng lớn. Tuy nhiên, cây trồng chỉ hấp thụ một phần nhỏ, dư lượng còn lại sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm. Trong khi đó, các loại phân bón hữu cơ hoàn toàn thân thiện với môi trường đồng thời vẫn giúp cây trồng phát triển tốt.

– Xả rác đúng nơi quy định: Rác thải không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí mà còn ảnh hưởng đến nguồn đất. Nếu không được xử lý đúng cách, nước và các loại khí từ rác thải sẽ làm cho các thành phần của đất bị thay đổi, dẫn đến ô nhiễm.

– Xử lý nước thải tốt: Nước thải từ sinh hoạt hay các nhà máy sản xuất đều cần phải được xử lý theo đúng tiêu chuẩn trước khi xả ra ngoài môi trường để bảo vệ nguồn đất, nước và cả không khí.

– Tăng độ phì nhiêu của đất: Để đất không trở nên cằn cỗi, bạc màu, chúng ta nên thực hiện các giải pháp như: Luân canh cây trồng; Khử chua cho đất bằng các chất có tính kiềm; Xen canh tăng vụ; Sử dụng phân hữu cơ;….Đất phì nhiêu không chỉ giúp cây trồng sinh trưởng tốt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn tạo điều kiện cho các sinh vật có lợi trong lòng đất sinh sôi, nảy nở.

– Trồng cây xanh: Xói mòn đất là một trong những hiện tượng có thể xảy ra do lũ quét, mưa dông. Hiện tượng này gây ra những hậu quả nặng nề và làm cho đất có thể bị ô nhiễm. Để ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, chúng ta nên tích cực trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng.