Top 9 # Việc Thực Hiện Chức Năng Nhiệm Vụ Của Chi Bộ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Nhiệm Vụ Của Phó Bí Thư Chi Bộ Cần Thực Hiện

Chức danh này thường do các đồng chí Chi ủy viên hoặc các đồng chí Đảng viên của chi bộ thực hiện. Và được bầu cử tại Đại hội cơ sở. Nếu chi bộ tiến hành bầu cử lần 1 nhưng không đồng chí nào đủ số phiếu để đảm nhận chức danh này. Thì có thể tiến hành bầu lần 2 và lần 3. Khi bầu đến lần thứ 3 vẫn không thành công thì cấp ủy cấp trên sẽ chỉ định một đồng chí đảm nhiệm chức danh này.

2. Nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ là gì?

Phụ trách công tác kiểm tra, công tác giám sát, công tác kỷ luật Đảng viên, công tác đối với các đoàn thể, công tác tuyên truyền giáo dục cho Đảng viên và quần chúng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi người phó bí thư chi bộ phải có tư tưởng vững vàng, kiên định đi theo đường lối của Đảng. Phải nắm chắc tất cả các văn bản, nghị quyết của Đảng và nhà nước, các quy định điều lệ Đảng, nhiệm vụ của người Đảng viên. Phải am hiểu và có kiến thức ở tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội. Phải linh hoạt và nhạy bén.

Thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động của chi bộ, đôn đốc các đảng viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức kiểm tra theo định kỳ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này người phó bí thư chi bộ cần phải đạt được kỹ năng về lập kế hoạch, kỹ năng đánh giá.

Thực hiện chủ trì các cuộc họp với chi bộ, họp thay khi bí thư chi bộ vắng mặt. Hoặc khi bí thư chi bộ ủy quyền. Đồng thời phải chịu trách nhiệm với chi bộ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thực hiện soạn thảo văn bản, lập báo cáo về các chương trình được phụ trách. Chịu trách nhiệm về các văn bản và báo cáo đó. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng về tin học, công nghệ thông tin, kỹ năng soạn văn bản, kỹ năng lập báo cáo.

Để hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ, phải có chuyên môn năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Có sự uy tín trong cộng đồng và là tấm gương sáng mẫu mực cho các đảng viên và quần chúng noi theo.

3. Phó bí thư chi bộ cần giữ các mối quan hệ như thế nào?

Phó Bí thư Chi bộ chịu sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ cơ sở. Do vậy phó bí thư chi bộ phải phục tùng và chịu sự chỉ đạo của Đảng bộ. Tích cực xây dựng và đóng góp cho Đảng bộ ngày càng vững mạnh.

3.2. Mối quan hệ với các ban, ngành đoàn thể

Người phó bí thư chi bộ phải nắm được các nhiệm vụ cơ bản mà các ban, ngành, đoàn thể phải thực hiện. Để từ đó mới có phương pháp chỉ đạo và kịp thời uốn nắn nếu các đoàn thể thực hiện sai.

3.3. Đối với chính quyền địa phương

Chi bộ cũng có mối quan hệ mật thiết với chính quyền nơi cư trú. Đồng thời phải tạo mối quan hệ tốt đối với các đơn vị có công chức và Đảng viên tham gia công tác. Điều này giúp cho việc thực quản lý Đảng viên được dễ dàng.

Để mối quan hệ này được tốt, đòi hỏi người phó bí thư chi bộ phải có tinh thần hợp tác, đoàn kết.

Báo Cáo Công Tác Tự Kiểm Tra Việc Thực Hiện Nhiệm Vụ Kiểm Tra, Giám Sát Của Chi Bộ Theo Chức Năng Nhiệm Vụ Quyền Hạn

BÁO CÁO Công tác tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của chi bộ theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn I. Khái quát tình hình của chi bộ

Căn cứ vào nghị quyết chi bộ trường MN Hương Sen nhiệm kỳ 2015-2017;

Căn cứ vào quy chế làm việc của chi ủy và chi bộ nhiệm kỳ 2015-2017 của chi bộ trường MN Hương Sen.

Thực hiện kế hoạch số 04 – KH/UBKT ngày 14/10/2016 về việc báo cáo việc kiểm tra, giám sát của chi bộ theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn

– Đặc điểm tình hình của chi bộ:

+ Tổng số đảng viên của chi bộ: 13 đ/c (trong đó dự bị 04 đ/c)

– Ngày 4/12/2015 kết nạp: 1 đ/c.

– Ngày 7/10/2016 kết nạp: 3 đ/c

+ Đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt: Không.

+ Đảng viên sinh hoạt tạm thời: Không.

+ 3 đ/c BGH đã qua lớp trung cấp lý luận chính trị.

Chi bộ nhà trường đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2015 . Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục là tổ chức tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tuổi mầm non. Trong quá trình thực hiện công tác chi bộ có những khó khăn, thuận lợi như sau:

Tập thể chi bộ luôn đoàn kết, thống nhất, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, 100% đảng viên có trình độ chuyên môn đại học và cao đẳng, có nhận thức đúng đắn, có lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt.

Là chi bộ trường học, đảng viên làm việc tập trung tại trường, là đồng nghiệp, do đó rất thuận lợi trong việc quán triệt và thực hiện nghị quyết Đảng các cấp, nghị quyết chi bộ và công tác thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của chi bộ.

– Cấp ủy chi bộ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thời gian dành cho công tác tự kiểm tra còn ít và dựa trên công tác đặc thù của chuyên môn

II. Việc thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra giám sát 1. Việc lãnh đạo triển khai các văn bản của trung ương, của tỉnh, thành ủy và của Đảng ủy về công tác kiểm tra giám sát.

– Tháng 3/2015 đại hội chi bộ xong, chi bộ đã xây dựng nghị quyết nhiệm kỳ 2015-2017 và đã xây dựng quy chế làm việc.

Đã phân công cho 10 đ/c đảng viên từ tháng 3/2015; tháng 10/2016 bổ sung phân công cho 3 đ/c đảng viên mới kết nạp.

– Chi bộ đã xây dựng quy chế làm việc của chi ủy và chi bộ nhiệm kỳ 2015-2017, đã phân công cho các đ/c đảng viên, đ/c phó bí thư về công tác kiểm tra giám sát của chi bộ, giám sát đối với đảng viên.

– Chi bộ đã thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra theo từng công tác kiểm tra theo từng tháng, quý năm theo kế hoạch nghị quyết đã đề ra

– Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của điều lệ đảng

– Chi bộ tổ chức quán triệt triển khai các văn bản của các cấp như quy định, hướng dẫn thi hành điều lệ đảng, trong đó chương VII công tác kiểm tra, giám sát của đảng và ủy ban kiểm tra các cấp, điều 30,31,32,33.

– Triển khai công văn số: 01-CTr/UBKT ngày 30/7/2015 về chương trình công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra đảng ủy khóa XI nhiệm kỳ 2015-2020.

– Chi bộ đã thực hiện công tác kiểm tra giám sát theo chức trách nhiệm vụ được phân công dựa trên nhiệm vụ của từng đ/c đảng viên, có sơ kết, tổng kết cùng với đánh giá công tác lãnh đạo theo tháng, quý, sáu tháng, một năm.

2. Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát.

– Chi bộ đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra giám sát, phân công cho đ/c phó bí thư chi bộ phụ trách công tác kiểm tra giám sát là đ/c Nguyễn Thanh Giang.

– Chi bộ đã gửi quy chế làm việc + phân công nhiệm vụ cho từng đ/c đảng viên trong chi bộ.

– Chi bộ kiểm tra 100 % đảng viên sinh hoạt trong chi bộ theo kế hoạch phân công cụ thể

– Kiểm tra đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hiện nhiệm vụ đảng viên:

+ Nội dung kiểm tra: Việc thực hiện chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hiện nhiệm vụ đảng viên

+ Kết quả kiểm tra: Không có trường hợp nào vi phạm

– 100 % đảng viên chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị quy định của đảng của cấp ủy, cấp trên, và của đảng ủy, pháp luật của nhà nước.

– Các đ/c trong chi bộ luôn chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc chế độ công tác thực hiện dân chủ trong đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

– Các đ/c đảng viên trong chi bộ luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên

* Đánh giá chung: Chi bộ luôn coi trọng việc lãnh đạo, tổ chức, triển khai, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng các cấp. Bước đầu đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát góp phần ngăn ngừa, phát hiện và khắc phục những thiếu sót của đảng viên trong chi bộ, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Chi bộ.

– Ưu điểm: Chi bộ đã xây dựng được kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát. Qua kiểm tra đã đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng đảng, kịp thời nhắc nhở đảng viên hoàn thành tốt nhiệm v ụ được giao.

– Nguyên nhân: Do cấp ủy chưa được tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra công tác đảng và còn kiêm nhiệm nhiều công tác chính quyền, chuyên môn, đoàn thể, thời gian hạn hẹp, còn tập trung nhiều vào công tác chuyên môn.

+ Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trước hết phải luôn xác định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của công tác xây dựng Đảng;

+ Phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát cụ thể, trong đó xác định rõ nội dung và đối tượng được kiểm tra, giám sát;

+ Trong công tác kiểm tra, giám sát phải thực hiện đúng các quy định, trình tự thủ tục và hướng dẫn của tổ chức đảng cấp trên; trước khi ban hành kết luận kiểm tra, giám sát, kết quả kiểm tra phải được báo cáo Chi ủy và báo cáo xin ý kiến các đảng viên tại các cuộc sinh hoạt Chi bộ.

+ Chi ủy luôn quan tâm, tập trung sự lãnh đạo đối với công tác kiểm tra, giám sát; trong nội dung kiểm tra, giám sát cần chú trọng đến tình hình chính trị tư tưởng và rèn luyện phẩm chất đạo đức của đảng viên; tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Chi ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát đã ban hành; đảm bảo thực hiện đúng quy định, quy trình thủ tục, kịp thời, linh hoạt và tính hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát;

+ Chi ủy thường xuyên bám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng cấp trên, tình hình thực tế của cơ quan để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung và hình thức kiểm tra, giám sát đảm bảo phù hợp, thiết thực, hiệu quả; đồng thời báo cáo, xin ý kiến tổ chức đảng cấp trên xem xét, hướng dẫn xử lý những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kiểm tra, giám sát.

+ Chi ủy tăng cường công tác theo dõi, đánh giá việc thực hiện các kết luận và kiến nghị sau kiểm tra, giám sát đối với các đảng viên;

+ Căn cứ vào tính chất và nội dung kết luận các cuộc kiểm tra, giám sát, Chi ủy xem xét tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau các cuộc kiểm tra, giám sát hoặc gắn với hội nghị kiểm điểm đánh giá Chi ủy Chi bộ cuối năm.

5. Những đề xuất, kiến nghị:

Ủy Ban Kiểm Tra Huyện Ủy Giám Sát Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Đối Với Chi Bộ Bưu Điện

Vừa qua, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy do đồng chí Lê Văn Dân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chi bộ Bưu điện huyện Lương Sơn.

Toàn cảnh buổi giám sát

Bưu điện huyện Lương Sơn là đơn vị phục vụ và kinh doanh các dịch vụ Bưu chính viễn thông, trực thuộc Bưu điện tỉnh Hòa Bình. Tổng số có 16 cán bộ, công nhân viên; Chi bộ Bưu Điện là c hi bộ cơ sở, trực thuộc Huyện ủy Lương Sơn , tính đến thời điểm giám sát chi bộ có 7 đảng viên chính thức và là chi bộ không có cấp ủy; năm 2015, 2016, 2017 chi bộ được tổ chức đảng cấp trên đánh giá đạt chị bộ “trong sạch, vững mạnh”.

Chi bộ x ác định được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; c ăn cứ vào Nghị quyết, Chương trình công tác, Quy chế làm việc toàn khóa, hàng năm ban hành các văn bản để lãnh đạo cán bộ, nhân viên và người lao động đề cao tinh thần trách nhiệm, tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác tổ chức, cán bộ được quan tâm ; Quy chế làm việc được quy định chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho cán bộ, nhân viên và người lao động phù hợp với từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ .

Tuy nhiên, chi bộ Bưu điện cũng còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục như: Việc xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm chưa thật sự phù hợp với nhiệm vụ chính trị của chi bộ; một số ít cán bộ, đảng viên còn thụ động trong công việc, chất lượng hiệu quả giải quyết công việc chưa cao; v iệc phát huy tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình đối với của một số đồng chí đảng viên trong chi bộ ; việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách còn sơ sài, chưa khoa học.

Đoàn Giám sát yêu cầu Chi bộ Bưu điện : Tiếp tục nghiên cứu các văn bản của Đảng, của Nhà nước để nâng cao nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Chi bộ cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho Đảng viên, CBCNV , thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Duy trì tốt mối quan hệ công tác với các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy để được hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thời gian để Chi bộ Bưu điện khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn qua Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy trước ngày 31/12/2018./.

Bạch Xuân Thơ (Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy)

Kế Hoạch Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Bộ Tư Pháp Theo Nghị Định Của Chính Phủ

Trụ sở Bộ Tư pháp

Kế hoạch được ban hành nhằm thực hiện toàn diện, kịp thời, thống nhất và hiệu quả các quy định của Nghị định số 96/2017/NĐ-CP; bảo đảm tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức các đơn vị thuộc Bộ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; về vai trò, trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện Nghị định số 96/2017/NĐ-CP; Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện hiệu quả Nghị định số 96/2017/NĐ-CP.

Kế hoạch xác định, ở cấp Bộ: Quán triệt, phổ biến nội dung của Nghị định số 96/2017/NĐ-CP bằng các hình thức phù hợp đến Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ. Tổ chức hội nghị, tọa đàm quán triệt kế hoạch thực hiện Nghị định số 96/2017/NĐ-CP và nội dung Đề án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phổ biến, quán triệt các nội dung của Nghị định số 96/2017/NĐ-CP tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.

Đối với các cơ quan tư pháp, thi hành án dân sự địa phương: Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung của Nghị định số 96/2017/NĐ-CP đến đội ngũ công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại đơn vị.

Về việc xây dựng, ban hành các văn bản, đề án thực hiện Nghị định số 96/2017/NĐ-CP: Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ Tư pháp theo quy định của Nghị định số 96/2017/NĐ-CP; Xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Đề án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của Nghị định số 96/2017/NĐ-CP; Trình Bộ trưởng ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ.

Giao biên chế, tinh giản biên chế, sắp xếp, luân chuyển, điều động, giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động theo yêu cầu nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp theo quy định tại Nghị định số 96/2017/NĐ-CP. Bên cạnh đó, xây dựng dự thảo Thông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp địa phương.