Top 7 # Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Có Chức Năng Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Đại Từ

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ bắc và từ 105°32′ đến 105°42′ kinh đông; phía bắc giáp huyện Định Hóa, phía đông nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông bắc giáp huyện Phú Lương, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Đại Từ có diện tích 3.562,82 km², Dân số khoảng 160.598 người gồm 5 dân tộc anh em là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu. Đại Từ có 31 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó có 28 xã và 02 thị trấn là Thị trấn Hùng Sơn và Thị trấn Quân Chu . Trong nhiều năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được duy trì tương đối ổn định.

VKSND huyện Đại Từ có vị trí đặt tại Phố Đình, Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và là một đơn vị trực thuộc VKSND tỉnh Thái Nguyên có chức năng nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định tại Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND năm 2014. Từ khi được thành lập, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ pháp luật quy định, đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương, luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2007 và năm 2014 đơn vị được Viện trưởng VKSND tối cao tặng cờ dẫn đầu phong trào thi đua khối. Hàng năm đều được Viện kiểm sát nhân dân tối cao và địa phương tặng bằng khen, giấy khen.

2.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ trong hệ thống các cơ quan Nhà nước tại địa phương ngày càng được thể hiện rõ nét, đóng góp ngày càng tích cực trong lĩnh vực bảo đảm an ninh chính trị và trật tự trị an toàn trên địa bàn huyện, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

3.CƠ CẤU TỔ CHỨC

Từ khi được thành lập chỉ với 02 biên chế nghiệp vụ, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế đến nay VKSND huyện Đại Từ đã có 13 biên chế làm công tác nghiệp vụ do đồng chí Viện trưởng lãnh đạo toàn đơn vị; 02 đồng chí giữ chức vụ Phó Viện trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho Viện trưởng lãnh đạo chỉ đạo 50% số lượng công việc và cán bộ KSV của đơn vị; đơn vị có 05 KSV; 02 Kiểm tra viên; 02 chuyên viên; 01 Kế toán viên; 01 hợp đồng bảo vệ và 01 cán bộ tạp vụ.100% cán bộ làm công tác nghiệp vụ có trình độ Đại học; 01 đồng chí đang theo học lớp cao học Luật; 02 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị và 02 đồng chí đang theo học lớp trung cấp lý luận chính trị. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và ngành dọc cấp trên, hiện nay đơn vị có cơ sở vật chất khang trang với hệ thống 08 phòng làm việc được trang bị đầy đủ các điều kiện về kỹ thuật như hệ thống máy tính, máy in, máy phô tô, mạng Internet…đảm bảo cho các cán bộ, KSV có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công nhằm nâng cao chất lượng, vị trí, vai trò của cán bộ kiểm sát, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời kỳ hiện nay.

Viện trưởng: Đồng chí Vũ Thị Bích Hường

Phó viện trưởng: Đồng chí Lưu Thanh Tuấn, Đồng chí Nguyễn Thanh Phong

4.THÔNG TIN LIÊN HỆ

Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Địa chỉ: Phố Đình, Thị Trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại: 02803.824.239

Email: vienkiemsatdaitu@gmail.com

Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: – Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; – Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: – Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; – Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; – Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; – Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Bình Lục Triển Khai Nhiệm Vụ Công Tác Kiểm Sát Năm 2022

Được sự nhất trí của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam và Thường trực Huyện ủy Bình Lục, ngày 17/01/2019, Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2019.

Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Vũ Hoài Nam – Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam; đồng chí Đặng Thanh Sơn – Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; các đồng chí thủ trưởng các cơ quan khối nội chính của huyện Bình Lục và đại diện lãnh đạo các Phòng nghiệp vụ, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam. Về phía đại biểu Viện kiểm sát huyện Bình Lục có các đồng chí Lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên.

Đ/c Vũ Hoài Nam – Phó Viện trưởng VKSND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Năm 2018, Viện kiểm sát huyện Bình Lục đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Các khâu công tác đều đạt và vượt chỉ tiêu của Quốc hội, của Ngành đề ra, trong đó một số chỉ tiêu vượt cao so với yêu cầu như: tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 92%; tỷ lệ giải quyết án của cơ quan điều tra đạt 89%; tỷ lệ giải quyết án của Viện kiểm sát đạt 100%; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, đúng tội danh đạt 100%, không có vụ án nào trả hồ sơ điều tra bổ sung và không có bị cáo bị Tòa án tuyên không phạm tội. Viện kiểm sát huyện đã phối hợp xác định được 8 vụ án điểm và 1 vụ án rút gọn, chiếm tỷ lệ 15% trên tổng số án thụ lý kiểm sát điều tra; phối hợp tổ chức 4 phiên toà rút kinh nghiệm án hình sự, 2 phiên tòa rút kinh nghiệm án dân sự; kiểm sát 100% bản án, quyết định Tòa án gửi cho Viện kiểm sát; ban hành 25 văn bản yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị trong các khâu công tác kiểm sát và kiến nghị phòng ngừa chung, đều được các cơ quan hữu quan chấp nhận. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành đạt nhiều kết quả tích cực; kỷ cương, kỷ luật được tăng cường. Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong năm 2018, đơn vị Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình lục được Viện kiểm sát nhân dân tối tối cao tặng cờ thi đua ngành và Uỷ ban nhân dân huyện công nhận đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu khối.

Đ/c Đặng Thanh Sơn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị đồng chí Vũ Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và đồng chí Đặng Thanh Sơn, Phó Bí thư Huyện ủy, ghi nhận, đánh giá cao kết quả, thành tích của đơn vị Viện kiểm sát huyện Bình Lục, đồng thời yêu cầu đơn vị tiếp tục quán triệt, triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư pháp. Nghiêm túc quán triệt, triển khai ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh tại Hội nghị triển khai công tác năm 2019, Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019. Xác định công tác tổ chức cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, đào tào, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện tốt chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, nâng cao chất lượng tranh tụng, đảm bảo không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; lựa chọn khâu công tác còn yếu để đề ra biện pháp, giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ công tác trong năm 2019.

Đ/c Nguyễn Anh Bình – Viện trưởng VKSND huyện phát biều tại Hội nghị

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Phú Yên

Thứ Ba, 25/08/2020 17:11 CH

Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh tiếp tục giới thiệu một số nội dung Quy chế kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Quy chế) được ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-VKSTC ngày 19/8/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.

1. Khi nhận được thông báo thụ lý hồ sơ đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án cùng cấp, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức (sau đây viết tắt là công chức) phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát.

2. Công chức kiểm sát chặt chẽ các vấn đề sau đây: a) Thẩm quyền thụ lý của Tòa án theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh số 09/2014; b) Thời hạn và đối tượng Tòa án phải gửi thông báo thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh số 09/2014; c) Nội dung của văn bản thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh số 09/2014; d) Hình thức của Thông báo thụ lý theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP ngày 24/12/2015 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 04/2015).

3. Trường hợp phát hiện việc thụ lý hồ sơ đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án có vi phạm thì công chức tập hợp, báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Quy chế này.

Hồ sơ kiểm sát được lập, sắp xếp, đóng dấu bút lục, thống kê tài liệu theo Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC ngày 19/10/2018 của VKSND tối cao về lập hồ sơ kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính; vụ việc kinh doanh, thương mại; lao động; phá sản; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

1. Sau khi nhận được Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án, công chức kiểm sát các nội dung sau:

a) Thời hạn Thẩm phán ban hành quyết định là 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh số 09/2014; b) Nội dung của quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh số 09/2014; c) Hình thức của quyết định theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2015; d) Thời hạn gửi, đối tượng Tòa án phải gửi quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh số 09/2014.

2. Trường hợp phát hiện Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án có vi phạm thì công chức tập hợp, báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

Tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành phiên họp và người tham gia phiên họp về các nội dung sau:

1. Thời hạn Tòa án phải mở phiên họp là 07 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh số 09/2014. 2. Thành phần, tư cách pháp lý của người tiến hành phiên họp và người tham gia phiên họp theo khoản 2 Điều 16, Điều 17 Pháp lệnh số 09/2014. 3. Việc quyết định thay đổi người tiến hành phiên họp nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Pháp lệnh số 09/2014. 4. Căn cứ tạm dừng phiên họp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh số 09/2014. 5. Việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục tại phiên họp theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh số 09/2014; Điều 6 Nghị quyết số 04/2015.

1. Sau khi những người tham gia phiên họp kết thúc tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về các nội dung sau: a) Việc tuân theo pháp luật của người tiến hành và người tham gia thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; b) Tính có căn cứ và hợp pháp đối với việc đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; c) Quan điểm của Viện kiểm sát về việc áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

2. Việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp được thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh số 09/2014 và Điều 7 Nghị quyết số 04/2015.

3. Văn bản phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên hoàn thiện nội dung văn bản phát biểu để gửi cho Tòa án và lưu vào hồ sơ kiểm sát.