Top 14 # Xét Nghiệm Chức Năng Gan Thận Có Cần Nhịn Ăn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Có Cần Nhịn Ăn Không?

14/10/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 6.488 lượt xem

Xét nghiệm chức năng gan cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật. Vậy để có kết quả chính xác thì xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn không?

1.Xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm yêu cầu nghiêm ngặt với người bệnh. Để có được kết quả chính xác, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Một trong số đó là chúng ta cần nhịn ăn trước khi kiểm tra chức năng gan.

Thông thường, các bác sỹ thường khuyên rằng nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi xét nghiệm để kết quả xét nghiệm được chính xác. Nếu trước khi làm xét nghiệm mà bạn ăn sẽ có thể khiến kết quả sai lệch.

Nhịn đói lấy máu tức là lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng sớm chưa ăn sáng, lúc này các thành phần sinh hóa tương đối ổn định. Các chỉ số đo được có thể phản ánh khá chính xác sự thay đổi sinh hóa trong cơ thể. Nếu như lấy máu sau khi ăn, thành phần sinh hóa trong máu sẽ xuất hiện thay đổi tạm thời, các kết quả đo được không thể phản ánh đúng tình trạng cơ thể, từ đó sẽ cản trở việc đưa ra những phán đoán lâm sàng chính xác.

Trước khi xét nghiệm vài tiếng, tuyệt đối không được dùng tất cả các loại thuốc như: thuốc bổ, thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh,… Việc dùng thuốc sẽ làm tăng một số chỉ tiêu trong xét nghiệm chức năng gan.

Ngoài ra, không nên sử dụng những chất kể trên ít nhất 4 tiếng đồng hồ. Thành phần của những chất này có thể khiến làm biến đổi các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan.

2.Xét nghiệm chức năng gan ở đâu?

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều thực hiện xét nghiệm chức năng gan, tuy nhiên để có kết quả chính xác, bạn cần thực hiện tại cơ sở có uy tín, có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện xét nghiệm chức năng gan trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật, bệnh viện Thu Cúc đáp ứng mọi tiêu chí để có được kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất. Theo đó, người bệnh khi thực hiện xét nghiệm sẽ được:

Xét nghiệm bởi hệ thống trang bị máy móc hiện đại, kỹ thuật phân tích chính xác, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp lấy máu nhanh chóng, nhẹ nhàng, chuẩn xác.

Bác sĩ giỏi trực tiếp khám, đọc kết quả và đưa ra kết luận chính xác.

Quy trình lấy máu đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Toàn bộ xét nghiệm được thực hiện và phân tích tại bệnh viện, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Có Cần Nhịn Ăn Không?

Có bao nhiêu phương pháp xét nghiệm chức năng thận?

–   Xét nghiệm ure máu

Bạn có biết ure máu là sự phân hủy protein có trong những thực phẩm hàng ngày, ure được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Thông qua xét nghiệm ure máu, bác sĩ có thể đánh giá chức năng thận và theo dõi các bệnh về thận.

–   Xét nghiệm chỉ số Creatinin huyết thanh:

Creatinin là dạng chất thải được tiết ra từ quá trình hoạt động của cơ bắp. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Về hàm lượng, tùy từng độ tuổi, giới tính, nồng độ Creatinin sẽ khác nhau. Nếu hàm lượng vượt qua mức, rất có thể bạn đang bị rối loạn chức năng thận.

–   Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể dựa vào 2 yếu tố: tỷ trọng nước tiểu và protein. Tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1,01 – 1,020. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các phương pháp như xét nghiệm acid uric máu, xét nghiệm Cystatin C, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT scan ổ bụng, siêu âm bụng.

Xét nghiệm chức năng thận có cần nhịn ăn không? 

Vậy xét nghiệm chức năng thận có cần nhịn ăn không? Về cơ bản, bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm thận sẽ cần nhịn ăn trong 8-10 giờ trước khi xét nghiệm để đảm bảo có kết quả tốt nhất. Nếu bệnh nhân không nhịn ăn trong khoảng thời gian này, sẽ khó đảm bảo được các kết quả xét nghiệm sẽ chính xác, điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Nên xét nghiệm chức năng thận ở bệnh viện nào?

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lựa chọn những bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm chức năng thận. Nếu bạn đang phân vân với câu hỏi “xét nghiệm chức năng thận ở đâu?”, bệnh viện đa khoa Hà Nội là địa chỉ uy tín mà bạn có thể tin tưởng và lựa chọn.

Với hơn 200 Y bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện đều từng học tập và công tác tại những bệnh viện lớn như Bệnh viện Việt Pháp, Bạch Mai,… bệnh nhân có thể đảm bảo yếu tố chuyên môn.

Bên cạnh đó, cơ sở y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Nội cũng là một trong những điểm cộng lớn của bệnh viện. Môi trường khám bệnh luôn sạch sẽ, rộng rãi với hơn 50 giường bệnh hiện đại. 

Một trong những yếu tố bệnh nhân thường quan tâm khi đi khám là chi phí xét nghiệm chức năng thận là bao nhiêu. Với chất lượng tốt, chi phí tại bệnh viện đa khoa Hà Nội lại rất phải chăng. Hầu hết bệnh nhân không cần lo lắng nhiều về chi phí khám bệnh tại bệnh viện, thậm chí những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn khi đến khám sẽ được hỗ trợ về chi phí. Bởi vậy, mọi người đến khám có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn có cái nhìn tổng quát về chức năng thận cũng như địa chỉ khám bệnh tốt nhất. Nếu vẫn băn khoăn với câu hỏi “Khám thận ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội”, hãy liên hệ hotline hoặc qua FB của bệnh viện để được tư vấn về bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân!

Trước Kiểm Tra Xét Nghiệm Chức Năng Gan Có Cần Nhịn Ăn Không

Xét nghiệm chức năng găn là xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng hoạt động của gan đồng thời cũng sẽ tìm được nguyên nhân khiến gan bị tổn thương.

Việc xét nghiệm gan sẽ giúp người nhanh sớm nhận thấy được tình trạng suy giảm chức năng gan mà tiến hành chữa trị kịp thời, tránh để chức năng gan bị suy giảm nặng sẽ kéo theo rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng viêm gan B, C, D, xơ gan, ung thư gan…

♦ Đau hạ sườn phải là dấu hiệu chính của bệnh gan.

♦ Thể trạng suy nhược, yếu kém, chán ăn, sụt cân.

♦ Thường xuyên xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đầy hơi…

♦ Vàng da, vàng mắt (đây là dấu hiệu nghiêm trọng của chức năng gan suy giảm)

♦ Nổi mụn, phát ban ở cơ thể, kèm theo tình trạng mệt mỏi, nóng sốt giống với triệu chứng bệnh cảm.

Khi nhận thấy bản thân có một trong những dấu hiệu trên, người bệnh hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc.

Những điều lưu ý trước khi xét nghiệm gan

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi, trước khi xét nghiệm có cần nhịn ăn không, hay nên xét nghiệm thời gian nào để có kết quả chính xác? Với câu hỏi này, các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hồng Phong trả lời như sau:

Để kết quả kiểm tra chức năng gan được chính xác nhất, người tiến hành xét nghiệm phải nhịn ăn ít nhất từ 4 đến 6 tiếng cho đến khi thời gian xét nghiệm. Tuy nhiên, với mật độ công việc và cuộc sống vội vả như hiện nay, việc nhịn ăn trong 6 tiếng có thể là khá khó khăn với người bệnh. Chính vì thế, tốt nhất, người bệnh nên tiến hành kiểm tra gan vào lúc sáng sớm, sau khi ngủ dậy hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thực hiện xét nghiệm sớm nhất mà không cần phải nhịn ăn. Do đó, bạn đọc chắc chắn đã có thể tự tìm cho mình phương pháp cụ thể để tiến hành xét nghiệm gan một cách hiệu quả mà không cần phải thắc mắc trước kiểm tra xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn không.

Thời gian tốt nhất để cho kết quả xét nghiệm chức năng gan chính xác là vào buổi sáng sớm. Đồng thời, việc kiểm tra vào buổi sáng cũng đồng nghĩa với việc bạn không cần phải nhịn ăn quá lâu. Sauk hi tiến hành xét nghiệm, bạn có thể hoàn toàn thoải mái ăn uống.

Các chất kích thích này hoàn toàn không có lợi mà sẽ trở thành yếu tố dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch khi xét nghiệm gan.

Tốt nhất, hãy ngưng uống rượu, bia, cà phê, các chất kích thích, thuốc lá ít nhất là 4 giờ đồng hồ trước khi đi xét nghiệm chức năng gan.

Trước khi tiến hành kiểm tra chức năng gan, tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ( dù là thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ…). Việc dùng thuốc sẽ làm tăng chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan, sẽ cho kết quả xét nghiệm không chính xác.

Có một số trường hợp việc xét nghiệm chức năng gan sẽ kèm theo việc siêu âm gan. Do đó trước khi siêu âm kiểm tra gan phải uống nhiều nước và nhịn tiểu để kết quả siêu âm được chính xác nhất. Uống nhiều nước sẽ làm cho ổ bụng căng lên, việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn và cũng cho kết quả hình ảnh siêu âm chính xác và rõ nét hơn.

Để được tiến hành xét nghiệm gan một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất, Đa khoa Hồng Phong sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy nhất. Tại đây, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực khám và chữa trị bệnh gan, người bệnh sẽ có được một kết quả xét nghiệm chính xác và tỉ mĩ nhất.

* Đa khoa Hồng Phòng là phòng khám chuyên gan uy tín nhất được hoạt động dưới sự giám sát và cấp phép của bộ y tế.

* Trang thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn, được phòng khám chú trọng chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng, giúp cho kết quả xét nghiệm gan được chính xác nhất.

* Đội ngũ y bác sĩ là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đã công tác nhiều năm ở các bệnh viện lớn sẽ là người trực tiếp đứng ra tiến hành xét nghiệm cho bệnh nhân.

* Chi phí xét nghiệm gan hợp lí, được niêm yết và báo giá trực tiếp cụ thể với bệnh nhân trước khi tiến hành bất kỳ hạng mục nào. Nhiều gói khám và xét nghiệm gan ưu đãi được áp dụng thường xuyên, tạo điều kiện cho bất kỳ bệnh nhân nào cũng có thể tiến hành xét nghiệm chức năng gan của mình mà không cần phải lo lắng quá về chi phí xét nghiệm.

Xét Nghiệm Nhóm Máu Có Cần Nhịn Ăn Không?

Xét nghiệm nhóm máu để biết nhóm máu của mỗi người. Trong các loại xét nghiệm máu, xét nghiệm nhóm máu có cần nhịn ăn không sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu là người bệnh được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước trước khi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm, thông thường nếu có thì cũng chỉ nhịn ăn trong một thời gian ngắn.

1. Vì sao cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Có một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Nguyên nhân là do sau khi ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, sẽ làm cho lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng cao, nếu làm xét nghiệm máu sẽ cho kết quả không chính xác.

2. Xét nghiệm nhóm máu có cần nhịn ăn không?

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu định làm mà người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn hoặc không.

Đối với xét nghiệm nhóm máu, mục đích làm xét nghiệm máu là để biết nhóm máu. Có rất nhiều nhóm máu, việc phân loại nhóm máu dựa trên loại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu trong máu. Hiện nay, khoa học đã tìm thấy nhiều loại kháng nguyên đặc hiệu khác nhau, tuy nhiên, loại ABO và loại Rhesus là quan trọng nhất. Các loại kháng nguyên này lại được quy định bởi gen di truyền mà mỗi người nhận được từ cha và mẹ. Do đó, xét nghiệm nhóm máu không cần nhịn ăn.

Các nhóm máu chính phổ biến được biết đến đó là:

Nhóm máu A+: Có kháng nguyên A và kháng nguyên Rhesus.

Nhóm máu A-: Có kháng nguyên A và không có kháng nguyên Rhesus.

Nhóm máu B+: Có kháng nguyên B và kháng nguyên Rhesus.

Nhóm máu B-: Có kháng nguyên B và không có kháng nguyên Rhesus.

Nhóm máu AB+: có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rhesus.

Nhóm máu AB-: có kháng nguyên A, B và không có kháng nguyên Rhesus.

Nhóm máu O+: không có kháng nguyên A hoặc B nhưng có kháng nguyên Rhesus.

Nhóm máu O-: không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rhesus.

3. Những loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

3.1. Xét nghiệm đường huyết

Bên cạnh xét nghiệm nhóm máu, mục đích của xét nghiệm đường huyết là đo lượng đường trong máu để đánh giá nó có bình thường không, và có thể dùng xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Để đảm bảo kết quả được chính xác, người bệnh cần nhịn ăn hoặc uống (trừ nước) trong khoảng 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Việc nhịn ăn giúp đảm bảo kết quả ghi nhận chính xác lượng đường trong máu. Kết quả này được bác sĩ dùng để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh tiểu đường.

3.2. Xét nghiệm sắt trong máu

Ngoài xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm sắt trong máu để đo lượng sắt trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định các bệnh do thiếu sắt, như thiếu máu.

Trong một số loại thực phẩm có chứa sắt, khi ăn, sắt được hấp thu rất nhanh từ thực phẩm vào trong máu. Vì vậy, nếu ăn trước khi xét nghiệm sắt thì sẽ cho kết quả không chính xác. Do đó, cần tránh sử dụng các thực phẩm chức năng hay vitamin trước khi xét nghiệm, vì có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

Để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước làm xét nghiệm.

Trong trường hợp đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa sắt, nên ngưng sử dụng trong 24 giờ trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả.

3.3. Xét nghiệm mỡ máu

Khác với xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm mỡ máu để xác định các chỉ số đánh giá tình trạng mỡ trong máu bao gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Nếu lượng LDL-cholesterol và triglycerid tăng cao có nghĩa là người bệnh có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao.

Xét nghiệm mỡ máu thường được khuyến cáo đối với những người trên 45 tuổi và nên làm xét nghiệm 5 năm/lần hoặc những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và tiểu đường.

Nếu người bệnh có tiền sử bị tim mạch thì sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm này thường xuyên hơn để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Giống như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu cũng cần nhịn đói từ 8 – 10 giờ trước khi xét nghiệm vì thức ăn sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả.

3.4 Xét nghiệm chức năng gan

Ngoài xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh thường được chỉ định đối với người bệnh để đánh giá các chức năng của gan hoặc xem xét tình trạng tổn thương gan.

Khi có các triệu chứng như sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện bia, rượu, hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gan thì xét nghiệm này được tiến hành để theo dõi tình trạng bệnh gan.

4. Các xét nghiệm máu khác cần nhịn ăn

Những xét nghiệm chuyển hóa cơ bản hoặc toàn diện, bao gồm: xét nghiệm đường huyết, cân bằng điện giải, và chức năng thận. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 10 – 12 giờ trước khi thực hiện một trong những xét nghiệm này. Xét nghiệm nhóm máu thường được tiến hành cùng với xét nghiệm này.

Bộ chỉ số đánh giá chức năng thận: để xem thận đang hoạt động như thế nào. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm Vitamin B12: để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 6 – 8 giờ trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cho bác sĩ biết đang dùng những thuốc nào vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

5. Cần tránh những thực phẩm, thức uống nào trước khi xét nghiệm máu nói chung, xét nghiệm nhóm máu nói riêng?

Rượu ảnh hưởng đến đường huyết và mỡ máu, khiến kết quả của những xét nghiệm cần nhịn ăn trở nên không chính xác. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu, nên tránh uống rượu.

Hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm thì nên tránh hút thuốc lá.

Sử dụng cà phê ảnh hưởng đến tiêu hóa và cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Mặc dù không ảnh hưởng đến xét nghiệm nhóm máu, tuy nhiên do cà phê ảnh hưởng đến tiêu hóa và việc lấy máu để làm xét nghiệm, vì vậy không nên uống cà phê trước khi làm những xét nghiệm máu cần nhịn ăn.

Kẹo cao su có thể làm tăng tốc độ tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nên tránh nhai kẹo cao su, kể cả những loại không đường, nên nhịn ăn để làm xét nghiệm.

Tập thể dục làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, nên tránh tập thể dục trong thời gian nhịn ăn để làm xét nghiệm.

Để có thể nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm máu cũng như xét nghiệm nhóm máu, người bệnh có thể được khuyên:

Uống nhiều nước để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vì nước không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và được chấp nhận khi nhịn ăn.

Sắp xếp thời gian để ăn hoặc uống trước khi xét nghiệm khi xác định thời điểm làm thí nghiệm.

Có thể dùng thuốc như bình thường trong thời gian nhịn ăn, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác.

Phụ nữ mang thai thường được chỉ định làm xét nghiệm nhóm máu cùng với các loại xét nghiệm máu khác để đánh giá sức khỏe thai kỳ, do đó có thể được chỉ định nhịn ăn. Việc nhịn ăn để làm xét nghiệm đối với phụ nữ mang thai thường không gây ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, thai phụ nên thông báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm để được hướng dẫn nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm.

Nếu lỡ ăn hoặc uống trong thời gian trước khi xét nghiệm (do quá đói hoặc nhầm lẫn giờ), nên nói chuyện với bác sĩ và dời lại lịch xét nghiệm máu.

6. Xét nghiệm nhóm máu ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng là bệnh viện duy nhất tại thành phố Hải Phòng sở hữu máy định nhóm máu tự động hoàn toàn Wadiana rất hiện đại từ Tây Ban Nha, cho phép thực hiện kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO/Rh (D) trên máy tự động.

Việc xác định nhóm máu bằng máy tự động này cho phép hạn chế tối đa các sai sót có thể có so với phương pháp thủ công. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên của Vinmec Hải Phòng có trình độ chuyên môn cao, cùng quy trình xét nghiệm máu nghiêm ngặt và chặt chẽ, môi trường kỷ luật, tuân thủ quy định, giúp đảm bảo tuyệt đối độ đúng, chính xác của việc xét nghiệm nhóm máu. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ luôn nhiệt tình và sẵn lòng tư vấn nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02257309888 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.