Top 14 # Xét Nghiệm Chức Năng Sinh Sản Nữ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xét Nghiệm Khả Năng Sinh Sản Cho Phụ Nữ

Tiền sử bệnh tật, tình trạng phẫu thuật

Loại thuốc đang sử dụng

Hút thuốc lá, uống rượu, ăn hoặc uống đồ uống có caffeine hoặc sử dụng các chất kích thích

Tiếp xúc với hóa chất, chất độc hoặc phóng xạ tại nhà hoặc nơi làm việc

Bác sĩ cũng sẽ muốn biết về đời sống tình dục của bạn, chẳng hạn như:

Bạn đã có thai trước đây chưa?

Kinh nguyệt trong năm qua có đều không?

Kinh nguyệt không đều và biến mất hoặc có đốm máu giữa các chu kỳ không?

Bạn có bất kỳ thay đổi trong lưu lượng máu hoặc sự xuất hiện của cục máu đông lớn không?

Những phương pháp kế hoạch hóa gia đình mà bạn đã sử dụng

Bạn đã bao giờ đi khám bác sĩ về vấn đề vô sinh nữ và đã được điều trị chưa?

Trên thực tế, vẫn chưa có xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán nguyên nhân vô sinh. Do đó, các bác sĩ sẽ phải sử dụng nhiều cách khác nhau để xác định nguyên nhân gây ra rắc rối về khả năng sinh sản của nữ giới.

Đầu tiên, bạn có thể được thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) nhằm phát hiện ung thư cổ tử cung, các vấn đề khác với cổ tử cung hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bất kỳ các bệnh lý nào trong số này có thể can thiệp vào việc mang thai.

Để có thai, bạn cần giải phóng một quả trứng mỗi tháng – được gọi là “rụng trứng“. Bạn có thể cần các xét nghiệm để kiểm tra vấn đề này. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu tại nhà để tìm hoocmon luteinizing, hoặc LH. Hormone này thường xuất hiện ở nồng độ cao ngay trước khi bạn rụng trứng.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức độ hormone progesterone trong máu của bạn. Tăng progesterone cho thấy bạn đang rụng trứng.

Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ cơ thể mỗi sáng. Nhiệt độ cơ thể thường tăng lên một chút ngay sau khi rụng trứng. Bằng cách kiểm tra nhiệt độ mỗi sáng, bạn sẽ hiểu được quy luật rụng trứng của bản thân trong vài tháng.

Bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm trên tuyến giáp của bạn hoặc kiểm tra các vấn đề về nội tiết tố khác nhằm loại trừ các tình trạng có thể mất kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều.

Chụp buồng tử cung vòi trứng cản quang (tiếng anh là hysterosalpingogram và viết tắt là HSG): Kỹ thuật này sử dụng một loạt các tia X để chụp ống dẫn trứng và tử cung sau khi bác sĩ tiêm thuốc cản quang qua âm đạo. Một phương pháp khác sử dụng nước muối và không khí thay vì thuốc nhuộm và siêu âm. HSG có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem ống dẫn trứng của bạn bị chặn hoặc nếu bạn có bất kỳ khiếm khuyết nào ở tử cung hay không. Kỹ thuật chẩn đoán này thường được thực hiện ngay sau kỳ kinh.

Siêu âm qua âm đạo (Transvaginal ultrasound): Một bác sĩ đặt que đầu dò vào âm đạo và đưa nó đến gần các cơ quan vùng chậu. Kỹ thuật này sử dụng sóng âm thanh giúp bác sĩ sẽ có thể nhìn thấy hình ảnh của buồng trứng và tử cung để dễ dàng phát hiện các vấn đề ở trong các cơ quan này.

Nội soi buồng tử cung (Hysteroscopy): Bác sĩ đặt một ống mỏng mềm và ở đầu có gắn một camera, từ từ đưa qua cổ tử cung và vào trong tử cung. Kỹ thuật này giúp bác sĩ nhìn được vào bên trong tử cung và nếu cần thiết có thể lấy mô tử cung để làm xét nghiệm.

Nội soi ổ bụng: Bác sĩ thực hiện kỹ thuật này thông vết cắt nhỏ trên bụng và chèn các dụng cụ đặc biệt vào bên trong, bao gồm cả máy quay. Kỹ thuật này có thể kiểm tra toàn bộ khung xương chậu và có khả năng khắc phục được một số vấn đề, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung.

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để kiểm tra các vấn đề sinh sản.

Xét nghiệm nồng độ hormone nữ bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone kích noãn bào tố (follicle-stimulating hormone, FSH) có chức năng kích hoạt buồng trứng chuẩn bị một quả trứng để rụng mỗi tháng. Nếu nồng độ FSH cao có thể có nghĩa là khả năng sinh sản thấp. Nồng độ FSH trong máu được kiểm tra sớm trong chu kỳ kinh nguyệt (thường là vào ngày thứ 3).

Xét nghiệm thử thách clomiphene citrate (Clomiphene citrate challenge) có thể được thực hiện cùng với xét nghiệm FSH. Bạn uống một viên clomiphene citrate vào ngày thứ năm đến thứ chín của chu kỳ kinh nguyệt. FSH được kiểm tra vào ngày thứ 3 (trước khi bạn dùng thuốc) và vào ngày thứ 10 sau đó. Nồng độ FSH cao cho thấy bạn có cơ hội mang thai thấp hơn.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra hormone anti-müllerian AMH). Mức độ AMH cho thấy phụ nữ có bao nhiêu trứng, đây được gọi là dự trữ buồng trứng. Nếu mức độ càng cao thì cơ hội mang thai càng cao.

Xét nghiệm sau giao hợp (postcoital testing). Bác sĩ kiểm tra chất nhầy cổ tử cung của bạn sau khi bạn quan hệ tình dục.

Sinh thiết nội mạc tử cung

Bạn có thể không cần phải thực hiện tất cả các xét nghiệm này. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán nào phù hợp nhất. Sau khi xét nghiệm xong, khoảng 85% các cặp vợ chồng sẽ tìm được lý do tại sao họ gặp khó khăn khi mang thai.

Khách hàng có thể đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.

Ưu điểm khi khách hàng lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec:

Được trang bị thiết bị hiện đại, hệ thống khí sạch theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng lab, hệ thống tủ cấy đơn tối ưu hóa chất lượng phôi, nâng cao tỉ lệ thành công cho mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo.

Thực hiện hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến trên thế giới: ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn); hỗ trợ phôi thoát màng; dự trữ sinh sản: đông phôi, đông tinh, đông noãn giúp KH chủ động thời gian sinh con theo ý muốn, chuyển phôi ngày 5, giảm thiểu thai; các kỹ thuật vô sinh nam (PESA, MESA, TEFNA, TESE)

Bên cạnh phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và thế giới, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ý Nghĩa Chỉ Số Xét Nghiệm Amh Trong Sức Khỏe Sinh Sản Của Phụ Nữ

AMH (Anti-Mullerian Hormone ) là một hormon được tiết ra từ tế bào nang buồng trứng của phụ nữ. Còn ở nam giới, nó cũng có thể tìm thấy ở các tế bào tinh hoàn. Tuy nhiên phần đó là rất ít, bởi vậy AMH vẫn chủ yếu để đánh giá chính xác khả năng sinh sản của buồng trứng ở nữ giới.

Hình 1: AMH giúp đánh giá khả năng sinh sản ở phụ nữ

Chỉ số AMH cho biết số tế bào nang noãn non có trong của buồng trứng, còn gọi là khả năng dự trữ buồng trứng. Dự trữ buồng trứng càng cao có nghĩa là khả năng sinh sản của phụ nữ càng tốt và ngược lại.

2. Xét nghiệm AMH có ưu điểm so với các xét nghiệm khác như thế nào?

Trước kia khả năng dự trữ buồng trứng thường được đánh giá thông qua chỉ số FSH, LH hay E2. Tuy nhiên các hormon này có 1 số nhược điểm so với AMH:

– Nồng độ FSH thường bị thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Do đó khó có thể đánh giá chính xác khi chu kỳ kinh bị thay đổi. Trong khi đó AMH lại không hề bị dao động và thuận tiện cho người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm vào bất cứ ngày nào.

– FSH sẽ bị ức chế khi nồng độ estradiol tăng cao, như vậy sẽ bị phụ thuộc.

– Xét nghiệm FSH sẽ phải thực hiện vào ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh.

– Nếu phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến nồng độ FSH.

Như vậy hiện nay xét nghiệm AMH luôn được ưu tiên và được coi là tiêu chuẩn tốt nhất để đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm AMH trong việc hỗ trợ sinh sản ở phụ nữ

AMH tiên lượng khả năng sinh sản

Hình 2: AMH giúp đánh giá quá trình điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng

– Nồng độ AMH sẽ cho biết khả năng sinh sản và dự trữ buồng trứng của phụ nữ. AMH bình thường ở phụ nữ dưới 38 tuổi khoảng từ 2,2 đến 6,8 ng/mL . Nếu nồng độ này quá thấp hoặc quá cao sẽ tiên lượng khả năng sinh sản gặp vấn đề, đồng thời việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng gặp ít nhiều khó khăn.

– Nếu AMH quá thấp dưới 0,5 ng/mL đây là một dấu hiệu cho thấy có rất ít trứng được dự trữ và khả năng mang thai là vô cùng khó khăn.

– Nếu AMH thấp khoảng từ 1,0 – 1,5 ng/mL đồng nghĩa với việc khả năng dự trữ buồng trứng bị suy yếu. Tuy nhiên người đó vẫn có có thể mang thai.

– Còn nếu AMH quá cao trên 10 ng/ mL sẽ gợi ý đến bệnh buồng trứng đa nang.

– Như vậy dựa vào chỉ số AMH các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sinh sản của phụ nữ, từ đó tư vấn thời điểm tốt nhất mang thai cũng như phương pháp hỗ trợ đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.

AMH cho biết những dấu hiệu của sự lão hóa buồng trứng

Lão hóa buồng trứng là hiện tượng xảy ra khi số lượng và chất lượng tế bào noãn bị giảm. Như vậy việc xét nghiệm AMH sẽ cho biết số noãn còn lại của buồng trứng, từ đó đánh giá sự lão hóa.

Bên cạnh đó, AMH còn có thể dự đoán tuổi mãn kinh ở phụ nữ bởi nó giảm dần theo độ tuổi. Thông thường tuổi mãn kinh của phụ nữ rơi vào khoảng 45 – 50 tuổi. Khi gần đến tuổi mãn kinh xét nghiệm nồng độ AMH sẽ thấy giảm và dần mất hẳn. Từ đó giúp các chị em phụ nữ có thể chủ động trong việc phòng tránh các bệnh mãn kinh, loãng xương,…

AMH đánh giá tình trạng tổn thương buồng trứng

AMH cho biết số lượng nang noãn hiện đang có ở buồng trứng, chính vì vậy chỉ số này giúp đánh giá tình trạng đáp ứng sau phẫu thuật của buồng trứng có tốt hay không. Đồng thời phát hiện sớm những ảnh hưởng sau phẫu thuật hoặc xạ trị vùng tiểu khung nếu có.

Khi AMH cao trong giới hạn, tương ứng với việc kích thích buồng trứng tốt, số lượng trứng được chọc hút nhiều. Như vậy tỷ lệ thụ tinh thành công cũng cao hơn.

Ngược lại khi AMH thấp, việc kích thích buồng trứng sẽ gặp nhiều khó khăn. Có ít trứng được chọc hút, như vậy tạo ít phôi và tỷ lệ thụ thai sẽ bị giảm. Trong trường hợp này các bác sĩ sẽ phải sử dụng thuốc và các phương pháp đặc biệt để can thiệp nhằm kích thích buồng trứng.

Tuy nhiên người có nồng độ AMH thấp không có nghĩa là không làm được thụ tinh trong ống nghiệm. Bởi các bác sĩ sẽ phải kết hợp thêm nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để xác định chính xác tỷ lệ thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm. Như siêu âm, tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, hormon nội tiết khác,…

4. Những ai nên làm xét nghiệm AMH ?

Những phụ nữ trong các trường hợp sau thường sẽ được bác sĩ sản khoa khuyên nên tiến hành làm xét nghiệm AMH để chẩn đoán:

– Phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn.

– Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

– Người bị rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô kinh.

– Người có các vấn đề về buồng trứng như ung thư buồng trứng, suy buồng trứng,..

– Theo dõi hiệu quả việc điều trị vô sinh và lựa chọn thời gian mang thai hợp lý.

Hình 4: Phụ nữ vô sinh hiếm muộn nên được thăm khám và tư vấn kịp thời

Ngoài ra AMH cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ tuổi, cân nặng, việc sử dụng thuốc tránh thai, rượu, bia và các chất kích thích,…

Quý khách hàng nên tìm đến một cơ sở y tế có đầy đủ khả năng, vật tư cũng như chuyên môn về lĩnh vực xét nghiệm và tư vấn sinh sản. Và MEDLATEC chính là một địa chỉ tin cậy như vậy. Với hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn từ khâu lấy mẫu, vận chuyển, thực hiện xét nghiệm, trả kết quả và tư vấn. Chắc chắn đảm bảo kết quả chính xác và rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi.

Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách sẽ được các chuyên gia hàng đầu về hỗ trợ sinh sản thăm khám, tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất. Nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và chữa khỏi cho các cặp vợ chồng bị vô sinh . Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến của quý khách.

Khám Vô Sinh Nữ: Những Xét Nghiệm Cần Được Thực Hiện

Vô sinh là tình trạng không thể thụ thai với các cặp vợ chồng sống với nhau hơn một năm, quan hệ tình dục bình thường, không sử dụng các phương pháp tránh thai. Khi đó cả hai vợ chồng cần phải đi khám bởi vô sinh có thể gặp ở nam giới hoặc ở nữ giới

1. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

Xét nghiệm máu toàn bộ hay công thức máu đầy đủ là xét nghiệm được tiến hành để đánh giá sức khỏe tổng thể xem có bị thiếu máu, nhiễm trùng hay bệnh bạch cầu hay không. Cụ thể, xét nghiệm cho biết:

Số lượng hồng cầu: các tế bào máu đỏ mang oxy.

Số lượng bạch cầu: các tế bào máu trắng có chức năng kháng viêm.

Số lượng tiểu cầu: có tác dụng giúp đông máu.

Hemoglobin: các protein vận chuyển oxy trong các tế bào máu đỏ.

Hematocrit: tỷ lệ các tế bào máu đỏ so với thành phần chất lỏng hoặc huyết tương trong máu.

Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm cơ bản cho những trường hợp vô sinh muốn điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bởi khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, cần phải phẫu thuật để lấy trứng, vì vậy bác sĩ cần biết các thông số về máu, đặc biệt là nguy cơ thiếu máu.

2. Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng (ESR)

Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng là xét nghiệm máu để biết mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Đây không phải là một công cụ để chẩn đoán độc lập, song nó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sự tiến triển của một tình trạng viêm nhiễm. Mẫu máu xét nghiệm được chứa trong một chiếc ống, các tế bào máu đỏ sẽ lắng xuống đáy. Nếu tốc độ máu lắng càng nhanh thì nguy cơ viêm nhiễm càng lớn.

Khi tốc độ lắng càng nhanh thì nguy cơ bị viêm nhiễm càng lớn. Bởi tình trạng viêm nhiễm làm cho các tế bào liên kết lại, dày đặc hơn so với máu của người khỏe mạnh. Người ta thường đo tốc độ lắng và đo khoảng cách các tế bào máu đỏ trong ống nghiệm trong vòng một giờ. Xét nghiệm này rất cần thiết trong việc chẩn đoán vô sinh.

3. Xét nghiệm đường huyết

Những người ăn chay và người ăn uống bình thường, thường có lượng đường huyết khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng tới cơ hội mang thai của người phụ nữ. Chính vì vậy việc kiểm tra lượng đường trong máu và insulin rất quan trọng để biết nguy cơ vô sinh.

4. Xét nghiệm VDRL

Xét nghiệm VDRL là xét nghiệm tìm kháng thể giang mai. Xét nghiệm này sử dụng kháng nguyên chế từ tim bò, cho phản ứng với huyết thanh của người cần kiểm tra. Nếu thấy kết tủa như bông là phản ứng dương tính, có nghĩa là bệnh nhân đã bị giang mai. Do huyết thanh có nhiều độ pha loãng khác nhau cho nên mức dương tính sẽ được thể hiện bằng các dấu cộng: +, ++, +++,…

Đây là phản ứng nhạy, dễ làm, nhưng độ đặc hiệu không cao. Nếu muốn độ đặc hiệu cao cần phải sử dụng kháng nguyên là bản thân xoắn khuẩn Treponema như trong phản ứng TPI, TPHA. Bệnh giang mai không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Do đó, trước khi có thai cũng như thử nghiệm vô sinh cần làm xét nghiệm này.

5. Xét nghiệm Rubella IgG

Xét nghiệm này để biết nếu đang miễn dịch với virus Rubella thì không cần khám vô sinh. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ đã được miễn dịch với virus này thước khi thụ thai. Sản phụ mang virus trong 03 tháng đầu của thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới thai nhi.

6. Thử nghiệm vitamin B12 và vitamin D3

7. Xét nghiệm hormone tuyến giáp

T3, T4 và TSH là những loại hormone tuyến giáp. Nếu nồng độ các hormon này không nằm trong ngưỡng mong muốn thì thì có thể tuyến giáp đang hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém được gọi là cường giáp và suy giáp.

Rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và mang thai của người phụ nữ. Do đó việc xét nghiệm này là rất cần thiết để biết được nguy cơ gây vô sinh cũng như với nhóm người mắc bệnh tuyến giáp mong muốn có con.

8. Xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm nội tiết được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn của người phụ nữ. Đồng thời, xét nghiệm nội tiết còn được sử dụng để theo dõi sự phát triển của nang noãn và có rụng trứng. Đặc biệt có thể biết được mức độ hormon sinh sản, nguy cơ vô sinh gây ra do sự can thiệp trong quá trình rụng trứng hoặc dự trữ buồng trứng không phù hợp.

8.1. Xét nghiệm Prolactin

Prolactin là một hormon cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Hormon này ức chế hormon sinh sản đó là hormone kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH). Các loại hormon này cần thiết để kích hoạt sự rụng trứng, giúp cho trứng phát triển và trưởng thành.

Vì vậy nếu nồng độ hormone prolactin cao sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và rất dễ gây ra tình trạng vô sinh.

8.2. Xét nghiệm hormone E2 hoặc Estrogen

Xét nghiệm này được làm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Hormone estradiol (E2) hoặc estrogen là hormone sinh dục nữ quan trọng, được sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng trong buồng trứng sẽ tiết ra estrogen kích hoạt các chu kỳ sinh sản.

8.3. Xét nghiệm hormone LH

Xét nghiệm hormone LH cũng thường được làm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. LH là một trong những nội tiết tố quan trọng nhất cho quá trình sinh sản. Nồng độ LH có thể tham gia vào quá trình rụng trứng và chu kinh nguyệt, làm gia tăng nguy có mắc hội chứng buồng trứng đa nang dẫn tới vô sinh.

8.4. Xét nghiệm hormone FSH

Hormone FSH được giải phóng từ thùy trước của tuyến yên trong não. Ở nữ giới, hormone FSH có tác dụng kích thích noãn bào phát triển – một phần của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có nồng độ FSH thấp, điều này gây ra tình trạng không rụng trứng và dẫn tới vô sinh.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ FSH của người phụ nữ sẽ thay đổi theo nhiều mức độ khác nhau. Xét nghiệm hormone FSH được thực hiện vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh. Đây là một xét nghiệm quan trọng trong việc khám vô sinh nữ.

8.5. Xét nghiệm hormone AMH

Nồng độ AMH là hằng định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ. Điều này giúp cho việc xét nghiệm nội tiết đánh giá buồng trứng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều cho bệnh nhân. Bởi trước đây, các xét nghiệm để đánh giá chức năng buồng trứng (FSH, LH, E2) bắt buộc phải thực hiện vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị vô sinh nữ, đặc biệt là trước khi thực hiện kích thích buồng trứng để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

Các xét nghiệm này không chỉ góp phần chẩn đoán tình trạng vô sinh nữ mà còn rất cần thiết trong việc điều trị tình trạng này. Để được khám và tư vấn chính xác, khách hàng có thể đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản để được hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là trung tâm hiện đại tại Việt Nam, được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả Nam khoa và Sản phụ khoa để đưa ra phương án tối ưu cho từng trường hợp người bệnh.

Bên cạnh phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và thế giới, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn có vai trò quyết định thành công của IVF Vinmec:

TS.BS Tô Minh Hương – Trưởng Đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản lâm sàng, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản.

Th.S.BS Lê Thị Phương Lan – Trưởng Đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản Phòng Lab, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Với 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản.

Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đảm bảo điều kiện tốt nhất nuôi cấy phôi như Hệ thống phòng sạch cấp I chuẩn quốc tế ISO 14644-1, Labo được thiết kế một chiều, áp lực dương thổi khí sạch và hệ thống tủ cấy phôi mini.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Xét nghiệm chức năng gan là công cụ đặc biệt hữu ích. Nó giúp xác định tình trạng hoạt động của gan bằng cách đo nồng độ protein, men gan, hoặc bilirubin trong máu.

Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường không có nghĩa là mắc bệnh gan hoặc tổn thương gan. Kết quả có thể cao bất thường mà nguyên nhân không do gan.

2. Xét nghiệm tổn thương gan: AST và ALT.

Một số xét nghiệm chức năng gan thông thường bao gồm:

3. Các xét nghiệm thường gặp khác

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Xét nghiệm chỉ số Alkaline phosphatase (ALP): ALP là một loại enzyme được tìm thấy trong xương, ống dẫn mật và gan. Xét nghiệm ALP thường được thực hiện chung với một số xét nghiệm khác. Hàm lượng ALP cao có thể do tổn thương gan, tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc bệnh về xương. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có mức ALP cao hơn vì xương của chúng đang phát triển. Mang thai cũng có thể làm tăng nồng độ ALP. Chỉ số ALP bình thường là 45-115 (U/L).

Xét nghiệm chỉ số Albumin: Albumin là loại protein chính do gan sản xuất. Albumin thực hiện nhiều chức năng cơ thể quan trọng. Xét nghiệm albumin giúp đánh giá khả năng gan tạo ra loại protein này. Kết quả albumin máu thấp chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém và có thể bất thường chức năng gan. Chỉ số albumin máu bình thường là 3,5-5,0 (g/dL).

Xét nghiệm chỉ số Bilirubin: Bilirubin là sản phẩm thải từ sự phân hủy của các hồng cầu già. Billirubin thường được xử lý tại gan trước khi được bài tiết qua phân. Khi gan bị tổn thương, không thể xử lý bilirubin tốt, dẫn đến nồng độ bilirubin cao trong máu. Chỉ số bình thường của bilirubin là 0,1-1,2 (mg/dL).

Xét nghiệm thời gian đông máu: Gan sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi gan bị rối loạn chức năng không thể sản xuất đầy đủ các loại protein, làm cho quá trình đông máu chậm lại. Do đó kiểm tra thời gian đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rối loạn chức năng gan nhất định

4. Tại sao cần làm xét nghiệm chức năng gan?

Khi gan gặp các vấn đề bất thường, dẫn tới hoạt động chức năng của gan bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể đe dọa tính mạng

5. Khi nào làm xét nghiệm chức năng gan?

Loại bỏ chất độc, vi khuẩn khỏi máu.

Chuyển đổi chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào.

Lưu trữ khoáng chất và vitamin.

Tạo các yếu tố đông máu.

Sản xuất protein, enzyme và mật.

Tạo ra các yếu tố chống nhiễm trùng….

Xét nghiệm chức năng gan thường được đề nghị trong các tình huống sau đây:

6. Những triệu chứng của bệnh lý về gan?

Những triệu chứng bệnh ở gan thường gặp:

sàng lọc các trường hợp viêm gan siêu vi như viêm gan C

theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan

theo dõi diễn tiến bệnh và đáp ứng với điều trị trong trường hợp người đang mắc bệnh về gan

đánh giá mức độ xơ hóa gan

trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng về bệnh gan

phụ nữ dự định mang thai

chán ăn

buồn nôn, nôn

mệt mỏi, đau khớp

đau bụng, đau tức hạ sườn phải

vàng da

nước tiểu sậm màu

phân bạc màu, trắng như phân cò

ngứa da

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

7. Chuẩn bị gì trước một xét nghiệm chức năng gan?

Một số loại thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ của các loại enzyme và protein trong máu. Để tránh các sai lệch, khi đi xét nghiệm chức năng gan cần lưu ý:

Không nên uống thuốc: các loại kháng sin , thuốc điều trị lao, tâm thần…

Nhịn ăn: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Tránh rượu bia, thuốc lá: người làm xét nghiệm cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu