Top 7 # Xét Nghiệm Chức Năng Thận Gồm Những Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Gồm Những Gì?

Nhiều người nghi ngờ thận của mình hoạt động kém và muốn thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, tuy nhiên lại không biết xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Khi nào thì cần làm xét nghiệm đánh giá chức năng của thận? Bài viết sau đây, sẽ chỉ ra các trường hợp bạn nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra chức năng của thận, và những loại xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng thận.

Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận?

Xét nghiệm chức năng thận được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ thận hoạt động kém như

Tiểu nhiều lần

Tiểu ít, tiểu buốt

Nước tiểu có máu

Nước tiểu có màu sẫm hoặc chứa nhiều cặn

Kèm theo các biểu hiện như: đau nhói ở khu vực thận, đau lưng, mệt mỏi, xanh xao, mất ngủ, có thể sốt,… Ngoài ra các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cũng được thực hiện trong các trường hợp tầm soát và chủ động kiểm tra sức khỏe của thận như:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, nhằm đánh giá tình hình sức khỏe nói chung và chức năng thận nói riêng.

Tiền căn gia đình có người mắc phải các bệnh lý di truyền về thận hoặc có người bị suy thận.

Người mắc các bệnh lý viêm đường tiết niệu, hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài,…

Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Để đánh giá chức năng thận một cách chính xác nhất, chúng ta cần thực hiện sinh thiết thận. Tuy nhiên, việc tiến hành sinh thiết là một việc làm không hề đơn giản, và các bác sĩ cần cân nhắc thật kỹ trước khi sinh thiết vì sinh thiết có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận gồm:

Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận.

Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure tăng trong trường hợp viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,…

Ure giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Nếu Creatinin tăng cao, có thể bạn đang bị rối loạn chức năng thận và có thể phải đối mặt với bệnh lý suy thận.

Điện giải đồ

Sự rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Việc thực hiện xét điện giải đồ nhằm đánh giá các chỉ số như Sodium (Natri), Potasimum (Kali), Canxi máu. Từ đố giúp đanh giá chức năng thận.

Rối loạn cân bằng kiềm toan

Việc đo nồng độ pH trong máu cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng hoạt động của các men tế bào, yếu tốt đông máu, acid hình thành trong quá trình chuyển hóa cơ thể gây tình trạng toan hóa máu do thận bị yếu gây ra.

Acid uric máu

Đây là xét nghiệm được sử đụng để chẩn đoán các bệnh lý như bệnh gout, bệnh thận, … Nồng độ acid uric trong máu ở mức bình thường là: 180 – 420 mmol/l (nam), 150 – 360 mmol/l (nữ).

Nồng độ acid uric trong máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, bệnh gout, bệnh vẩy nến, …

Albumin huyết thanh

chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương

Đây là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Protein toàn phần trong máu ở những người mắc bệnh lý về thận do màng lọc cầu thận bị tổn thương gây ra.

Xét nghiệm nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu

Người bị suy giảm chức năng thận sẽ làm giảm tỷ trọng nước tiểu (tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1,01-1,02). Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thận, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm,…

Định lượng protein nước tiểu 24 giờ

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm vùng bụng sẽ giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận ứ nước hai bên có thể gây ra suy thận cấp hoặc suy thận mạn. Ngoài ra, siêu âm vùng bụng có thể giúp phát hiện các trường hợp bệnh lý thận đa nang bẩm sinh, di truyền, bệnh lý thận mạn tính thông qua kích thước thận.

Chụp CT scan

Đây là phương pháp thăm dò hình ảnh cho phép nhìn thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc nghi ngờ bị sỏi thận mà kết quả siêu âm không thể hiện rõ được điều này.

Ngoài ra phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính cho phép dựng hình lại toàn bộ đường tiết niệu, có thể phát hiện được vị trí sỏi thận cứ trú và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Đây là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng thận từng bên. Phương pháp này nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận.Tuy nhiên đây là phương pháp khó thực hiện, việc thực hiện phải phụ thuộc máy móc, trình độ và kinh nghiệm bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy khi có các biểu hiện nghi ngờ thận hư, thận yếu hay suy giảm chức năng thận, bạn cần đến gặp ngya bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết. Điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp can thiệp hiệu quả kịp thời như điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Hay muốn đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 5588 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Xét Nghiệm Suy Thận Gồm Những Gì?

Xét nghiệm suy thận là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán, định hướng điều trị bệnh suy thận từ giai đoạn sớm. Nhờ đó, người bệnh có thể điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng sống tốt hơn, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Xét nghiệm suy thận là gì?

Thận đóng vai trò như một màng lọc của cơ thể giúp loại bỏ chất thải và các dịch thừa trong máu. Bệnh suy thận xuất hiện khi chức năng lọc máu của thận bị giảm sút, thậm chí là mất hoàn toàn. Chất thải tồn dư theo máu di chuyển đến các cơ quan gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.

Xét nghiệm suy thận là tổng hợp các kỹ thuật cho phép xác định lượng chất dư thừa trong máu hoặc nước tiểu. Các chỉ số xét nghiệm suy thận giúp bác sĩ nắm được mức độ lọc máu hiện tại của thận và các nguy cơ với sức khỏe của bệnh nhân. Đây cũng là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân sau đó.

Chỉ số tiêu chuẩn khi xét nghiệm suy thận

Nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết cần làm xét nghiệm gì để biết suy thận? Các bác sĩ cho biết, có 4 loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán suy thận, bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết thận.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có biết suy thận không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế cho thấy, kết quả xét nghiệm hóa sinh máu là cơ sở quan trọng để bác sĩ chẩn đoán suy thận.

Cụ thể, các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bao gồm:

Chỉ số Ure máu: Ure là sản phẩm thoái hóa từ protein được lọc ra khỏi cơ thể bởi cầu thận thông qua đường nước tiểu. Nồng độ của Ure trong máu người bình thường dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l. Bệnh nhân có nguy cơ suy thận khi chỉ số Ure máu tăng cao quá ngưỡng.

Chỉ số Creatinin huyết thanh: Creatinin là chất thoái hóa từ creatin trong cơ và được đào thải qua thận. Khi chức năng thận suy giảm, creatinin ứ lại nhiều hơn trong huyết thanh. Do đó, chỉ số nồng độ creatinin huyết thanh càng cao thì mức độ suy thận càng lớn. Ngưỡng giá trị creatinin bình thường ở nam là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Xét nghiệm độ kiềm toan máu: Ở bệnh nhân suy thận, khả năng lọc thải các acid trong máu bị giảm sút khiến độ toan của máu tăng cao. Thông thường, pH máu ổn định ở mức 7,37 – 7,43. Nếu chỉ số này thấp hơn, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị suy thận.

Chỉ số Protein huyết tương toàn phần: Màng lọc cầu thận bị tổn thương là nguyên nhân gây giảm protein huyết tương. Nồng độ protein huyết tương trong máu người bình thường nằm trong khoảng 60 – 80 g/L.

Chỉ số Albumin huyết thanh: Chỉ số albumin huyết thanh bình thường dao động trong khoảng 35 – 50 g/L. Khi người bệnh mắc các bệnh về cầu thận, chỉ số này sẽ bị giảm mạnh.

Chỉ số điện giải: Nồng độ bình thường của các chất điện giải Natri, Kali, Canxi trong cơ thể lần lượt là, 135 -145 mmol/L, 3,5- 4,5 mmol/L, 2,2 – 2,6 mmol/L. Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân khiến Natri máu giảm, Kali và Canxi máu tăng.

Xét nghiệm nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu: Ở người bình thường, tỷ trọng nước tiểu dao động trong mức 1,01 – 1,020. Khi bị suy thận, các chất thải từ máu không được đưa ra nước tiểu khiến tỷ trọng nước tiểu bị giảm.

Chất lượng nước tiểu là yếu tố phản ánh trực tiếp chức năng thận. Có 2 loại xét nghiệm nước tiểu phổ biến bao gồm: Xét nghiệm protein niệu và tổng phân tích nước tiểu.

Chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh các chỉ số sinh hóa, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cũng được sử dụng phổ biến trong các xét nghiệm suy thận. Các máy móc hiện đại cho phép mô phỏng lại hình ảnh thận của bệnh nhân. Thông qua đó, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các vấn đề bất thường.

Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này giúp phát hiện các trường hợp tắc nghẽn niệu quản khiến thận bị ứ nước. Trường hợp ứ nước 2 bên thận, người bệnh có thể bị suy thận cấp hoặc mãn tính. Ngoài ra, siêu âm còn cho phép xác định các nang thận bẩm sinh, sỏi thận, khối u hay cấu trúc bất thường của thận (kích thước nhỏ, nhiều nang, mất phân biệt vỏ tủy,… ).

Chụp CT bụng: Là phương pháp tái tạo hình ảnh hệ tiết niệu bằng tia X. Kỹ thuật này thường áp dụng khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiết niệu.

Chụp xạ hình bằng đồng vị phóng xạ: Đây là phương pháp duy nhất có thể đánh giá chức năng của từng bên thận. Bác sĩ có thể quan sát được khả năng lọc của thận, tỷ lệ tưới máu và đưa ra đánh giá về chức năng thận.

Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến khi thăm khám suy thận gồm có:

Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng trong các trường hợp: suy thận cấp nội tại, ung thư thận, viêm kẽ thận, viêm mô giữa ống thận, hoại tử ống thận cấp, chết mô thận, viêm cầu thận,…

Để áp dụng kỹ thuật này, bác sĩ cần lấy một mẫu bệnh phẩm từ thận làm thành tiêu bản soi dưới kính hiển vi. Dựa trên hình ảnh phóng đại thu được, bác sĩ sẽ phát hiện ra những tế bào bất thường trong từng trường hợp và đưa ra kết luận.

Trên thực tế, bạn không cần quá lo lắng về việc cần làm xét nghiệm gì để biết suy thận. Vấn đề này sẽ được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn trong quá trình thăm khám. Thay vào đó, bạn hãy lưu tâm hơn đến những yếu tố cá nhân để hạn chế sai sót trong khi thực hiện xét nghiệm suy thận.

Lưu ý khi làm xét nghiệm suy thận

Một số thói quen của người bệnh có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm suy thận. Điều này khiến bác sĩ đưa ra phán đoán sai khiến cho bệnh nhân lo lắng, hoang mang hoặc không điều trị bệnh kịp thời.

Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 hay kháng sinh. Những thuốc này có thể làm tăng creatinin, gây sai số khi xét nghiệm suy thận.

Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Với mẫu bệnh như nước tiểu, người bệnh sẽ phải tự lấy mẫu. Do đó, hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra sai sót.

Bạn nên vệ sinh vùng kín trước khi thực hiện xét nghiệm suy thận.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang điều trị các bệnh lý đường sinh dục bằng thuốc điều trị tại chỗ.

Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín khi đi xét nghiệm suy thận. Những hóa chất trong đó có thể trở thành yếu tố gây sai lệch kết quả xét nghiệm.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm ở các cơ sở y tế lớn. Những đơn vị này sở hữu đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này giúp hạn chế tối đa các sai sót không đáng có trong quá trình khám bệnh.

Xét Nghiệm Các Chức Năng Gan Bao Gồm Những Gì

Gan được coi như quả tim thứ 2 của cơ thể bởi nó làm rất nhiều chức năng duy trì sự sống cho cơ thể, tuy nhiên gan cũng rất dễ bị tổn thương. Để kiểm tra sự bất thường ở gan, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm chức năng gan khi cần thiết. Sau xét nghiệm, dựa vào kết quả có được, bác sĩ có thể đánh giá các chức năng khác nhau của gan hoặc có căn cứ để nói về những tổn thương mà gan đang mắc phải.

Khi nào cần kiểm tra chức năng gan

Thường những người đang có các triệu chứng hay các bệnh lý về gan nên tiến hành xét kiệm để kiểm tra gan.

Khi cơ thể có các dấu hiệu mệt mỏi, sốt, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau nhức vùng hạ sườn phải thì nên tiến hành kiểm tra bởi đây là dấu hiệu các bệnh về gan như gan bị virus viem gan B,C,D tấn công , hay những người uống rượu lâu năm,dùng thuốc, người bị béo phì thường dễ khiến gan bị tổn thương nhất.

Các dấu hiệu của bệnh dù không rõ ràng nên người bệnh không bận tâm, đến khi đi kiểm tra thì bệnh thường đã ở giai đoạn nặng. Các bác sĩ khuyến khích mỗi người nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh.

Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh hóa, được dùng để chỉ định trong việc đánh giá được các chức năng khác nhau của tế bào gan. Qua đó có thể khẳng định được sự phỏng đoán trước đó về việc gan của bạn đã bị tổn thương, và mức độ tổn thương hiện tại như thế nào.

Xét nghiệm chức năng gan gồm những gì

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc bác sĩ sẽ định lượng một số enzym và kiểm tra nồng độ protein trong máu của người bệnh. Từ kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ enzym và protein trong máu tĩnh mạch cao hơn hay thấp hơn mức bình thường, có thể dẫn đến sự bất thường ở gan một cách chính xác nhất.

► Kiểm tra Men gan có tên là men transaminase, gồm có : AST (SGOT), ALT (SGPT) , ALP và gamma GT (GGT).

Men AST (Aspartat transaminase) hay còn gọi là SGOT: là một enzym hiện diện ở các mô có hoạt động chuyển hóa mạnh, với nồng độ thấp dần trong tim, gan, cơ, thận, não, tụy, lách và phổi.

Men ALT (Alanin aminotransferase) hay còn gọi là SGPT có nhiều ở gan và có ít ở thận, tim và cơ.

Men GGT: Gamma Glutamyl Transferase( gamma GT) : Là một enzyme của màng tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi các axit amin qua màng tế bào. Gamma GT là men đầu tiên bị thay đổi chỉ số khi xảy ra các bệnh lý gan và đường mật.

Men ALP: có trong xương, gan, ruột.

Bảng chỉ số men gan ở người bình thường

Khi các tế bào chết đi sẽ giải phóng một lượng men gan vào máu với nồng độ ở mức cho phép và chỉ số này gần như cố định, nếu các chỉ số này tăng cao chứng tỏ lượng men gan trong máu cũng tăng cao. Thông thường chỉ số men gan sẽ tỉ lệ thuận với tình trạng hư tổn của gan.

► Xét nghiêm Albumin và tổng số protein: Albumin là một trong những protein được tạo ra trong gan. Cơ thể cần những protein này để chống nhiễm trùng và để thực hiện các chức năng khác. Nồng độ albumin và tổng số protein thấp là dấu hiệu cảnh báo có tổn thương ở gan hoăc bệnh về gan. Ở người lớn chỉ số Albumin bình thường ở mức 3.5-.4,8 g/Dl , trẻ từ 0-4 tháng tuổi chỉ số này rơi vào khoảng 2,0 – 4,5 g/dL, trẻ từ 4 tháng-16 tuổi là 3,2 – 5,2 g/dL.

► Kiểm tra Bilirubin: Bilirubin được sản xuất từ huyết sắc tố (hemoglobin). Huyết sắc tố là một hóa chất trong tế bào hồng cầu được phóng thích khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết trong phân. Khi gan bị tổn thương sẽ không thể hấp thu cũng như giải phóng được Bilirubin làm lượng Bilirubin trong máu tăng cao. Kiểm tra nồng độ bilirubin cao có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh lý gan. Bilirubin toàn phần trong huyết thanh gồm Bilirubin gián tiếp (70%) và Bilirubin trực tiếp (30%). Bình thường ở người lớn, chỉ số Bilirubin toàn phần là 1.2 mg/DL . Nếu nồng độ Bilirubin tăng cao hơn bình thường chứng tỏ gan đang có vấn đề cần điều trị.

Xét nghiệm máu đông: Gan sản xuất protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi gan bị rối loạn chức năng không thể sản xuất đầy đủ các loại protein và do đó làm cho quá trình đông máu chậm lại. Do đó kiểm tra đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rối loạn chức năn gan nhất định.

Trước khi tiến hành cá c xét nghiệm chức năng gan , nên để bụng đói và ngưng một số loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Việc xét nghiệm chức năng gan là bước kiểm tra cần thiết giúp phát hiện và điều trị bệnh chính xác. Bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra ở các phòng khám chuyên về gan để có kết quả tốt nhất. khi có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy gọi ngay đến số 028.3924.2222 hoặc tới địa chỉ 160-162 Lê Hồng Phong,P3, Q5, HCM phòng khám đa khoa Hồng Phong là một trong những nơi đi đầu về điều trị các bệnh về gan. Với đội ngũ y bác sĩ tận tình với bệnh nhân, giỏi chuyên môn có nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến nhất, phòng khám luôn cập nhật các phương pháp điều trị mới để phụ vụ đắc lực giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được sức khỏe của mình.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Bao Gồm Những Chỉ Số Gì

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người có chức năng điều tiết, miễn dịch, trao đổi chất mạnh mẽ. Ở Việt Nam có khoảng 18 triệu người mắc các chứng bệnh về gan do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các việc thực hiện xét nghiệm chức năng gan được dùng để phát hiện bệnh, chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ của các bệnh về gan thông qua kiểm tra nồng độ của một số enzyme và protein trong máu qua đó hỗ trợ cho việc điều trị chính xác, vì thế hầu hết các bệnh nhân gan nào cũng phải thực hiện chúng. Nó không chỉ kiểm tra bệnh gan giúp phát hiện ra các bệnh mà còn là một phương pháp bảo vệ sức khỏe hữu ích. Vì thế các bác sĩ chuyên khoa gan khuyên người bệnh cần kiểm tra các chức năng gan định kỳ để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Những chỉ số xét nghiệm chức năng gan cần phải biết

Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm để đánh giá bằng việc kiểm tra nồng độ enzym và protein trong máu. Nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường có nghĩa là tình trạng của gan đang gặp vấn đề. Thông qua đó phản ánh tình trạng hoạt động của gan, phát hiện ra bệnh về gan, theo dõi tiến triển của bệnh như viêm gan siêu vi hoặc viêm gan do rượu và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đang áp dụng. Đo mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là xơ gan, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.Các chỉ số xét nghiệm chức năng gan bao gồm:

♦ ALT (Alanine Transaminase) : ALT là một loại enzyme được tìm thấy trong gan giúp chuyển hóa protein. ALT có chỉ số bình thường < 40 UI/L, nồng độ ALT máu thường tăng khi gan bị tổn thương hoặc viêm như viêm gan do rượu hoặc xơ gan.

♦ AST (Aspartate Transaminase) : AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Hiện diện trong bào tương là ty thể của tế bào ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan, ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. Tương tự như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp với chỉ số bình thường là < 37 UI/L. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh viêm gan.

♦ GGT(Gamma-glutamyltransferase) : GGT là một enzym trong máu có nhiều ở gan, do các tế bào biểu mô đường mật bài tiết ra . Chỉ số GGT bình thường là 20-40UI/L. Khi nồng độ cao hơn bình thường của GGT có thể cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại như tắc mật , viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan.

♦ ALP ( Alkaline Phosphatase) : ALP là một enzym trong gan, ống dẫn mật và xương, chỉ số trung bình là 53-128 UI/L, ALP tăng có thể biểu hiện cho các bệnh về tim mạch, viêm gan hoặc nhiễm trùng máu,ống dẫn mật bị chặn hoặc bệnh về xương.

♦ Albumin và tổng số protein : Là một trong những protein được tạo ra trong gan. Cơ thể cần những protein này để chống nhiễm trùng và thực hiện các chức năng khác. ALB chỉ số trung bình là 4 g/dL. Nồng độ chỉ số ALB giảm cảnh báo tình trạng cơ thể dinh dưỡng kém, mắc bệnh viêm gan mãn tính, có nguy cơ chuyển sang xơ gan.

♦ Bilirubin : Bilirubin có chất màu vàng được sản xuất từ huyết sắc tố (Hemoglobin) tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu già. Huyết sắc tố là một hóa chất trong tế bào hồng cầu được phóng thích khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết trong phân. Khi chất này tăng lên, mắt và da cũng có màu vàng (vàng da), nước tiểu sẫm màu như trà đặc, phân có màu đất sét nhạt.. Nồng độ bilirubin cao có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh lý gan.

Dựa vào kết quả xét nghiệm các chức năng gan trên cùng một số xét nghiệm khác,bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán xác định các bệnh về gan hoặc tổn thương gan, từ đó lên kế hoạch điều trị thích hợp.

Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm : Không sử dụng kháng sinh, thuốc trị lao, viêm phổi … điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Nhịn ăn : Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác nếu người bệnh nhịn đói từ 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Tránh rượu bia, thuốc lá : Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả xét nghiệm chuẩn xác.

Đối với các xét nghiệm máu : Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, rượu chè, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu.

 Nếu còn bất cứ điều gì chưa rõ về việc xét nghiệm chức năng gan bao gồm những chỉ số gì thì vui lòng liên hệ trực tiếp Phòng Khám đa khoa Hồng Phong để được tư vấn miễn phí.