Top 7 # Xét Nghiệm Chức Năng Tiểu Cầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Tiểu Cầu

Tiểu cầu là tế bào máu vô cùng quan trọng của cơ thể. Khi có những dấu hiệu bất thường về số lượng hoặc chức năng tiểu cầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề của tiểu cầu và can thiệp kịp thời trước khi có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Tiểu cầu là một tế bào máu không nhân, là những mảnh tế bào vỡ ra từ mẫu tiểu cấu khổng lồ của tủy xương. Tiểu cầu có đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 2 – 3 micromet. Mỗi tiểu cầu có thể sống khoảng 5 – 7 ngày. Sau đó, các tế bào tiểu cầu sẽ được tiêu hủy bởi lá lách. Khi lá lách có vấn đề, chức năng tiêu hủy tiểu cầu già sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

Tuy có kích thước nhỏ, nhưng vai trò của tiểu cầu lại rất lớn, quyết định nhiều quy trình quan trọng trong cơ thể như: Quá trình đông máu, cầm máu, co cục máu đông, co mạch, khả năng miễn dịch… Trong đó quá trình đông máu là chức năng quan trọng nhất của tiểu cầu. Mục đích chính của các xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu hầu hết đều là khảo sát chức năng này.

Khi có mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu sẽ hoạt hóa, phóng thích chất bên trong và biến đổi hình dạng, liên kết thành nút tiểu cầm tạm thời chặn vết thương, tham gia vào quá trình đông máu, cầm máu cho cơ thể

Bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết chưa tìm được nguyên nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu, cùng với một vài xét nghiệm khác (nếu cần thiết).

Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu cổ điển gồm các xét nghiệm:

Xét nghiệm thời gian máu chảy

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp quang học

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp trở kháng

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu và sự phát quang

Xét nghiệm Adenine nucleotide

Xét nghiệm kính hiển vi điện tử

Xét nghiệm phân tích điện di

Xét nghiệm co cục máu đông

Xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ

Xét nghiệm Glass filter meter

Xét nghiệm đánh dấu chất phóng thích từ tiểu cầu như βTG PF4…

Bác sĩ chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất, dụng cụ lấy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm

Mã ID và thông tin của bệnh nhân sẽ được ghi lên lam kính

Buộc garo lên vùng cần lấy máu

Sát khuẩn vùng lấy máu

Dùng kim chích vào vị trí tĩnh mạch và rút một lượng máu phù hợp để thực hiện xét nghiệm

Tháo garo cho bệnh nhân

Cầm máu tại vị trí chích

Mẫu máu sau khi được lấy sẽ nhỏ ngay 1 giọt lên lam kính đã đánh dấu thông tin của bệnh nhân và tiến hành kéo lam tiêu bản máu

Để tiêu bản trên bàn nhiệt 37 độ C chờ khô hoàn toàn rồi xếp tiêu bản lên giá, cố định tiêu bản bằng cồn tuyệt đối

Nhuộm tiêu bản máu bằng phương pháp Giemsa, chờ tiêu bản khô và lấy kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu là một trong những xét nghiệm quan trọng, thường được thực hiện với nhiều xét nghiệm khác để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tính trạng bệnh lý mắc phải. Do đó, bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại để có kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát hiện và điều trị bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước. Đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên y tế được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm tại Vinmec sẽ trực tiếp thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm, đọc kết quả xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân. Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất mang đến kết quả chính xác, nhanh chóng. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy yên tâm, thoải mái trong quá trình thăm khám và điều trị.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chức Năng Của Tế Bào Tiểu Cầu (Plt) Trong Xét Nghiệm Máu

Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương. Số lượng tiểu cầu (PLT) trong máu là thông số đánh giá một số bệnh lý của cơ thể.

1. Tổng quan về tiểu cầu (PLT)

Trong máu, số lượng tiểu cầu thông thường là 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trong mỗi µl máu.

2. Chức năng của tiểu cầu

Chức năng chính của tiểu cầu là góp phần vào sự cầm máu, tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết) bị thương. Khi đó chúng sẽ tập trung tại vết thương, làm máu vón cục và đông lại.

Quá trình cầm máu này có 3 giai đoạn như sau:

Kết dính: Tiểu cầu kết dính với các chất bên ngoài nội mạc.

Phát động: Chúng thay đổi hình dạng, kích hoạt thụ quan (receptor) và tiết ra các tín hiệu hóa học.

Tập hợp, chúng kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.

Sự hình thành các “nút tiểu cầu” này (sự cầm máu sơ cấp) thường kết hợp với sự cầm máu thứ cấp bằng tơ huyết (fibrin) tổng hợp.

3. Tiểu cầu (PLT) tăng, giảm trong trường hợp nào?

Bệnh tăng tiểu cầu (thrombocytosis)

Tăng tiểu cầu căn nguyên: xảy ra khi những tế bào bất thường trong tủy xương sản sinh quá nhiều tiểu cầu không rõ nguyên do.

Tăng tiểu cầu thứ cấp: cũng giống như trên nhưng có lý do là vì các bệnh như thiếu máu, ung thư, nhiễm trùng

Chỉ số PLT giảm trong trường hợp

Khi người bệnh mắc bệnh giảm tiểu cầu (thrombocytopenia)

Lý do của bệnh là do một số tác nhân gây ức chế việc sản sinh tiểu cầu như:

Do dùng thuốc

Bệnh di truyền

Một số loại ung thư chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc lymphoma.

Việc hóa trị liệu ung thư

Nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng thận

Uống quá nhiều rượu.

Để biết cơ thể mình có thiếu tế bào tiểu cầu (PLT) hay không, cần phải làm xét nghiệm công thức máu. Đây là xét nghiệm quan trọng để giúp bác sĩ có thêm những thông tin hữu ích trong chẩn đoán hoặc tiên lượng bệnh. Để đăng ký khám và xét nghiệm, mẹ bầu có thể truy cập vào Website: chúng tôi hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Các Bệnh Tiểu Cầu (Tiểu Cầu Suy Nhược, Loạn Chức Năng Tiểu Cầu)

Tên khác: tiểu cầu suy nhược, loạn chức năng tiểu cầu

Triệu chứng

Thường thấy chấm xuất huyết, vết bầm máu (bầm tím), khối máu tụ, chảy máu cam và chảy máu da, niêm mạc, xuất hiện đặc biệt sau khi bị một chấn thương không đáng kể. Thời gian chảy máu kéo dài. Số lượng tiểu cầu vẫn bình thường, nhưng tiểu cầu bị thiếu hụt về chất lượng, tuy hình thể của chúng có thể vẫn bình thường hoặc bị biến đổi.

Các thể lâm sàng

BỆNH TIỂU CẦU MẮC PHẢI: tiểu cầu thể hiện những bất thường chức năng, đôi khi cả bất thường hình thái (loạn dưỡng) thấy trong bệnh xơ gan, suy thận mạn tính (urê- huyết), trong những trường hợp globulin huyết thanh không bình thường (ví dụ bệnh đa u tủy xương, bệnh macroglobulin-huyết, bệnh globulìn-huyết tủa lạnh, V..V…), trong những bệnh tạo keo, bệnh thiếu Vitamin c, trong những trường hợp ngộ độc (acid acetylsalicylic, phenacetin,. thuốc chống viêm không Steroid, Clofibrat, chloral), hoặc sau phẫu thuật tim- phổi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.

BỆNH TIỂU CẦU NGUYÊN PHÁT, BẨM SINH HOẶC THỂ TRẠNG

Bệnh tiểu cầu suy nhược Glanzmann (ban xuất huyết chảy máu di truyền):bệnh di truyền (nhiễm sắc thể thân kiểu lặn), hiếm gặp, đặc hiệu bởi chảy máu dưới da và niêm mạc (đôi khi chảy máu cam rất nặng) nhưng không giảm tiểu cầu. Thường có những dấu hiệu: thời gian chảy máu kéo dài, cục máu đông không co, những test ngưng tụ tiểu cầu in vitrokhông bình thường. Lực kháng mao mạch giảm (dấu hiệu dây thắt dương tính). Có glycoprotein GP la bất thường.

Hội chứng Bernard và Soulier (loạn dưỡng tiểu cầu xuất huyết bẩm sinh):bệnh di truyền (nhiễm sắc thể thân kiểu lặn), đặc hiệu bởi có những tiểu cầu khổng lồ xuất hiện trong máu ngoại vi. Những tiểu cầu này có một hạt nhiễm sắc giống như một nhân tế bào. Tiểu cầu không ngưng tụ khi có sự hiện diện của ristocein. Thời gian chảy máu kéo dài. Mức tiêu thụ prothrombin và lực kháng mao mạch bình thường. Có glycoprotein GP Ilb và GP nia bất thường.

Hội chứng Naegeli:bệnh tiểu cầu di truyền kiểu trội đặc hiệu bởi những bất thường hình thái và chức năng của tiểu cầu, với các triệu chứng: ban xuất huyết, chảy máu dưới da, niêm mạc và chảy máu tiết niệu sinh dục. Thời gian chảy máu kéo dài, cục máu đông không co, lực kháng mao mạch giảm (dấu hiệu dâ 7 thắt dương tính).

Hội chứng Chediak-Higashi (xem hội chứng này): đôi khi bao gồm cả những bất thường về ngưng tụ tiểu cầu.

Hội chứng May-Hegglin(xem hội chứng này): bao gồm sự xuất hiện những tiểu cầu khổng lồ trong máu, giảm số lượng tiểu cầu, và những bất thường của các bạch cầu hạt.

Hội chứng Hermansky-Pudlak: bất thường về khả năng ngưng tụ của tiểu cầu, các tế bào võng trong tủy xương nhiễm sắc tố, và chứng bạch tạng mắt-da.

Thiếu cyclo-oxygenase:thường đi kèm những bất thường về khả năng ngưng tụ của tiểu cầu. Bệnh di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu trội.

Hội chứng tiểu cầu màu xám và bệnh tiểu cầu “rỗng nguồn”: bệnh bẩm sinh, di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu trội, đặc hiệu bởi thiếu dự trữ tiểu cầu.

Hội chứng tiểu cầu Montreal:giảm số lượng tiểu cầu với những tiểu cầu khổng lồ ngưng tụ tự phát.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Xét nghiệm chức năng gan là công cụ đặc biệt hữu ích. Nó giúp xác định tình trạng hoạt động của gan bằng cách đo nồng độ protein, men gan, hoặc bilirubin trong máu.

Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường không có nghĩa là mắc bệnh gan hoặc tổn thương gan. Kết quả có thể cao bất thường mà nguyên nhân không do gan.

2. Xét nghiệm tổn thương gan: AST và ALT.

Một số xét nghiệm chức năng gan thông thường bao gồm:

3. Các xét nghiệm thường gặp khác

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Xét nghiệm chỉ số Alkaline phosphatase (ALP): ALP là một loại enzyme được tìm thấy trong xương, ống dẫn mật và gan. Xét nghiệm ALP thường được thực hiện chung với một số xét nghiệm khác. Hàm lượng ALP cao có thể do tổn thương gan, tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc bệnh về xương. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có mức ALP cao hơn vì xương của chúng đang phát triển. Mang thai cũng có thể làm tăng nồng độ ALP. Chỉ số ALP bình thường là 45-115 (U/L).

Xét nghiệm chỉ số Albumin: Albumin là loại protein chính do gan sản xuất. Albumin thực hiện nhiều chức năng cơ thể quan trọng. Xét nghiệm albumin giúp đánh giá khả năng gan tạo ra loại protein này. Kết quả albumin máu thấp chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém và có thể bất thường chức năng gan. Chỉ số albumin máu bình thường là 3,5-5,0 (g/dL).

Xét nghiệm chỉ số Bilirubin: Bilirubin là sản phẩm thải từ sự phân hủy của các hồng cầu già. Billirubin thường được xử lý tại gan trước khi được bài tiết qua phân. Khi gan bị tổn thương, không thể xử lý bilirubin tốt, dẫn đến nồng độ bilirubin cao trong máu. Chỉ số bình thường của bilirubin là 0,1-1,2 (mg/dL).

Xét nghiệm thời gian đông máu: Gan sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi gan bị rối loạn chức năng không thể sản xuất đầy đủ các loại protein, làm cho quá trình đông máu chậm lại. Do đó kiểm tra thời gian đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rối loạn chức năng gan nhất định

4. Tại sao cần làm xét nghiệm chức năng gan?

Khi gan gặp các vấn đề bất thường, dẫn tới hoạt động chức năng của gan bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể đe dọa tính mạng

5. Khi nào làm xét nghiệm chức năng gan?

Loại bỏ chất độc, vi khuẩn khỏi máu.

Chuyển đổi chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào.

Lưu trữ khoáng chất và vitamin.

Tạo các yếu tố đông máu.

Sản xuất protein, enzyme và mật.

Tạo ra các yếu tố chống nhiễm trùng….

Xét nghiệm chức năng gan thường được đề nghị trong các tình huống sau đây:

6. Những triệu chứng của bệnh lý về gan?

Những triệu chứng bệnh ở gan thường gặp:

sàng lọc các trường hợp viêm gan siêu vi như viêm gan C

theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan

theo dõi diễn tiến bệnh và đáp ứng với điều trị trong trường hợp người đang mắc bệnh về gan

đánh giá mức độ xơ hóa gan

trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng về bệnh gan

phụ nữ dự định mang thai

chán ăn

buồn nôn, nôn

mệt mỏi, đau khớp

đau bụng, đau tức hạ sườn phải

vàng da

nước tiểu sậm màu

phân bạc màu, trắng như phân cò

ngứa da

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

7. Chuẩn bị gì trước một xét nghiệm chức năng gan?

Một số loại thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ của các loại enzyme và protein trong máu. Để tránh các sai lệch, khi đi xét nghiệm chức năng gan cần lưu ý:

Không nên uống thuốc: các loại kháng sin , thuốc điều trị lao, tâm thần…

Nhịn ăn: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Tránh rượu bia, thuốc lá: người làm xét nghiệm cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu