Top 13 # Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Tiểu Cầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Tiểu Cầu

Tiểu cầu là tế bào máu vô cùng quan trọng của cơ thể. Khi có những dấu hiệu bất thường về số lượng hoặc chức năng tiểu cầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề của tiểu cầu và can thiệp kịp thời trước khi có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Tiểu cầu là một tế bào máu không nhân, là những mảnh tế bào vỡ ra từ mẫu tiểu cấu khổng lồ của tủy xương. Tiểu cầu có đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 2 – 3 micromet. Mỗi tiểu cầu có thể sống khoảng 5 – 7 ngày. Sau đó, các tế bào tiểu cầu sẽ được tiêu hủy bởi lá lách. Khi lá lách có vấn đề, chức năng tiêu hủy tiểu cầu già sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

Tuy có kích thước nhỏ, nhưng vai trò của tiểu cầu lại rất lớn, quyết định nhiều quy trình quan trọng trong cơ thể như: Quá trình đông máu, cầm máu, co cục máu đông, co mạch, khả năng miễn dịch… Trong đó quá trình đông máu là chức năng quan trọng nhất của tiểu cầu. Mục đích chính của các xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu hầu hết đều là khảo sát chức năng này.

Khi có mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu sẽ hoạt hóa, phóng thích chất bên trong và biến đổi hình dạng, liên kết thành nút tiểu cầm tạm thời chặn vết thương, tham gia vào quá trình đông máu, cầm máu cho cơ thể

Bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết chưa tìm được nguyên nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu, cùng với một vài xét nghiệm khác (nếu cần thiết).

Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu cổ điển gồm các xét nghiệm:

Xét nghiệm thời gian máu chảy

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp quang học

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp trở kháng

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu và sự phát quang

Xét nghiệm Adenine nucleotide

Xét nghiệm kính hiển vi điện tử

Xét nghiệm phân tích điện di

Xét nghiệm co cục máu đông

Xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ

Xét nghiệm Glass filter meter

Xét nghiệm đánh dấu chất phóng thích từ tiểu cầu như βTG PF4…

Bác sĩ chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất, dụng cụ lấy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm

Mã ID và thông tin của bệnh nhân sẽ được ghi lên lam kính

Buộc garo lên vùng cần lấy máu

Sát khuẩn vùng lấy máu

Dùng kim chích vào vị trí tĩnh mạch và rút một lượng máu phù hợp để thực hiện xét nghiệm

Tháo garo cho bệnh nhân

Cầm máu tại vị trí chích

Mẫu máu sau khi được lấy sẽ nhỏ ngay 1 giọt lên lam kính đã đánh dấu thông tin của bệnh nhân và tiến hành kéo lam tiêu bản máu

Để tiêu bản trên bàn nhiệt 37 độ C chờ khô hoàn toàn rồi xếp tiêu bản lên giá, cố định tiêu bản bằng cồn tuyệt đối

Nhuộm tiêu bản máu bằng phương pháp Giemsa, chờ tiêu bản khô và lấy kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu là một trong những xét nghiệm quan trọng, thường được thực hiện với nhiều xét nghiệm khác để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tính trạng bệnh lý mắc phải. Do đó, bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại để có kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát hiện và điều trị bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước. Đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên y tế được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm tại Vinmec sẽ trực tiếp thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm, đọc kết quả xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân. Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất mang đến kết quả chính xác, nhanh chóng. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy yên tâm, thoải mái trong quá trình thăm khám và điều trị.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Đánh Giá Chức Năng Tiểu Cầu

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TIỂU CẦU

1. Cấu tạo và chức năng tiểu cầu

b. Chức năng

Tiểu cầu đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều quá trình bao gồm đông cầm máu, tạo cụ máu đông, co cục máu đông, co mạch và sửa chửa, miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch.

Khi tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu các tiểu cầu phải trải qua giai đoạn hoạt hóa để phóng thích chất trong các hạt chức năng và biến đổi hình dạng để kết dính lại với nhau tạo nút chặn tiểu cầu và cục máu đông.

2. Các phương pháp đánh giá chức năng tiểu cầu

Theo dòng thời gian phát triển của khoa học kỹ thuật thì xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu ngày một phong phú và tiến bộ hơn. Có thể chia làm hai nhóm xét nghiệm, nhóm xét nghiệm chức năng tiểu cầu cổ điển (bảng 1) và nhóm xét nghiệm chức năng tiểu cầu mới (bảng 2)

Bảng 1. Danh sách các xét nghiệm chức năng tiểu cầu cổ điển.

Bảng 2. Danh sách các xét nghiệm chức năng tiểu cầu mới.

3. Một số hướng dẫn đánh giá chức năng tiểu cầu

Để chẩn đoán bệnh lý rối loạn đông máu do số lượng tiểu cầu thì khá dễ dàng, nhưng bệnh lý do chức năng tiểu cầu, đặc biệt là các bệnh lý di truyền dẫn đến khiếm khuyết chức năng tiểu cầu, thì rất phức tạp, đòi hỏi tiến trình gồm nhiều xét nghiệm.

Sơ đồ 1 được trích từ Williams Hematology, xuất bản năm 2007.

Chú thích: TC – Tiểu cầu, BT – Bình thường, DT – Di truyền, KT – Kiểm tra, vWD – Bệnh Von Willebrand, TS – Thời gian máu chảy, HĐ ĐM – Hoạt động đông máu, Tg – thời gian, gđ – giai đoạn, KS – Khảo sát, HC – Hội chứng, KHV- Kính hiển vi, PƯ – Phản ứng, RLCN – Rối loạn chức năng, SPD – Thiếu dự trữ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Daaryl J. Adam và cộng sự. (2009). Wintrobe’s Clinical Hematology. Xuất bản lần thứ 12. NXB Lippincott Williams & Wilkins.

2. Lawrence Brass. (2010). Understanding and Evaluating Platelet Function. Hematology.

3. Marshalla A. Lichtman và cộng sự. (2007).Williams Hematology. Xuất bản lần thứ 7. NXB McGraw-Hill

4. Pau Harison.(2004). Platelet function analysis. Elsevier.

5. Sara J. Israels. (2011). Review Platelet Disorders in Children: A Diagnostic Approach. Pediatric Blood Cancer.

Lê Phương Thảo

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận.

Thận là bộ phận có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như lọc máu, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, tạo nước tiểu, điều hòa huyết áp, điều hòa quá trình đông máu, kích thích quá trình tạo máu… Xét nghiệm đánh giá chức năng thận giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, theo dõi các bệnh lý về thận. Xét nghiệm chức năng thận thường theo dõi 2 chỉ số urea và creatinine. Vậy ý nghĩa 2 chỉ số này là gì?

Creatinine là sản phẩm của phản ứng phân hủy Creatin. Creatinine trong cơ thể được tạo ra bởi thực phẩm từ các bữa ăn hàng ngày hoặc được tổng hợp từ gan.

Creatinin được lọc qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu. Xét nghiệm nồng độ Creatinine trong máu được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chức năng thận.

Vì chỉ khi có những rối loạn ở thận hay các bệnh lý về thận thì giá trị creatinine mới thay đổi. Xét nghiệm này còn được dùng để chuẩn đoán và đánh giá mức độ suy thận.

Ý nghĩa của chỉ số Creatinin máu:

Chú ý: Xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, nên bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

Giá trị bình thường:

+ Nữ giới trưởng thành: 44 – 97 µmol/l.

+ Nam giới trưởng thành: 53 – 106 µmol/l.

+ Trẻ sơ sinh: 26 – 106 µmol/l.

Lưu ý:

Kết quả xét nghiệm sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

– Máu bị vỡ hồng cầu.

– Sau bữa ăn có chứa lượng lớn protein có thể làm giá trị xét nghiệm tăng.

Nếu nồng độ Creatinin tăng cao so với giá trị bình thường, bạn có nguy cơ bị suy thận.

Người có chỉ số Creatinine máu tăng thường mắc bệnh lý về thận, như sau:

Suy thận nguồn gốc trước thận do suy tin mất bù, mất nước làm giảm khối lượng tuần hoàn, xuất huyết, hẹp động mạch thận.

Suy thận nguồn gốc tại thận do:

Tổn thương cầu thận gặp trong bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống..

Tổn thương ống thận: sỏi thận, viêm bể thận, đa u tủy xương, viêm nhú thận, tăng canxi máu, tăng acid uric.

Suy nguồn gốc sau thận: sỏi thận, u bàng quang, u tử cung, ung thư tuyến tiền liệt…

Các nguyên nhân gây giảm nồng độ Creatine trong máu :

Máu bị hòa loãng.

Suy dinh dưỡng nặng.

Phụ nữ có thai.

Hội chứng tiết Hormon ADH không thích hợp.

Một số bệnh gây teo mô cơ.

Ure là sản phẩm của quá trình chuyển hóa nito. Ure nitrogen (BUN) là phần nitrogen của ure. Vì vậy, xét nghiệm BUN còn được gọi tên khác là xét nghiệm ure.

Ure được tổng hợp ở gan. Quá trình này được gọi là chu trình Krebs – Henseleit được sơ đồ hóa như sau:

Protein → Acid amin → NH3 → Carbamyl phosphate → Citrulin → Arginin → Ure

Theo sơ đồ trên, nồng độ ure máu phụ thuộc cùng lúc vào khẩu phần ăn, chức năng thận, quá trình dị hóa protein nội sinh và tình trạng cân bằng điện giải trong cơ thể.

Ure được đào thải qua 2 con đường:

Đường tiêu hóa: Một phần ure được đào thải trong lòng ruột sẽ được chuyển hóa thành NH3 nhờ enzyme urease của ruột.

Tại thận: Ure được lọc qua cầu thận và tái hấp thu thụ động qua ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuốc vào lượng nước tiểu.

Ý nghĩa chỉ số Ure trong máu:

– Nồng độ Ure máu: Nam : 3,0 – 9,2 Nữ : 2,6 – 7,2 mmol/l.

Nếu chỉ số Ure tăng bất thường : báo hiệu bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, sỏi niệu quản, viêm ống thận, tiêu chảy, mất nước do sốt cao, suy tim sung huyết, tiêu chảy…

Chỉ số Ure trong máu giảm: suy giảm chức năng gan, ăn ít protein, truyền nhiều dịch…

Xét nghiệm Ure mang lại những lợi ích gì?

Xét nghiệm này cho phép đánh giá mức độ nặng của suy thận, giúp bác sĩ đưa ra quyết định người bệnh có cần lọc máu hay không?

Đối với người bị suy thận, xác định nồng độ ure kết hợp với nồng độ creatine máu giúp chẩn đoán:

Trường hợp nồng độ ure máu tăng, tính toán tỉ lên ure niêu/ure máu giúp cung cấp các thông tin xác định nguồn gốc suy thận:

Đây còn là xét nghiệm không thể thiếu trước khi cho người bệnh dùng loại thuốc có nguy cơ gây độc cho thận.

Nguyên nhân gây thay đổi ure trong máu:

Nồng độ ure bình thường: 2,5 – 7.5 mmol/l.

Nồng độ ure máu tăng trong các trường hợp sau:

Ăn nhiều protein.

Bị sốt, bỏng, suy dinh dưỡng, nhịn đói, bệnh lý u tân sinh làm tăng dị hóa protein nội sinh.

Xuất huyết đường tiêu hóa.

Suy thận.

Nguồn gốc trước thận: mất nước, giảm thể tích máu, suy tim.

Nguồn gốc tại thận: tổn thương ống thận, cầu thận.

Nguồn gốc sau thận: sỏi, u hóa sau phúc mạc, u bàng quang hay u tử cung, u biểu mô tuyến hay ung thư tuyến tiền liệt.

Các nguyên nhân khác: ngộ độc thủy ngân, nhiễm trùng nặng.

Đang tuổi phát triển.

Phụ nữ có thai.

Hòa loãng máu: lọc máu, có thai các tháng cuối, hội chứng thận hư, tăng gánh thể tích.

Hội chứng tiết ADH không phù hợp.

Suy gan, viêm gan nặng cấp tính hay mạn tính, xâm nhiễm di căn lớn, xơ gan.

Bệnh Celiac.

Chế độ ăn không cung cấp đủ protein.

Hội chứng giảm hấp thu.

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu:

Tìm Hiểu Xét Nghiệm Đánh Giá Độ Lọc Cầu Thận

Xét nghiệm độ lọc cầu thận GRF là một chỉ số dùng để đánh giá tình trạng hoạt động chức năng của thận qua việc đánh giá chỉ số thanh lọc của một số chất trong cơ thể như creatinin, ure… chứ không phải sử dụng để chẩn đoán trực tiếp các bệnh lý của thận. Trong cấu thành của thận, cầu thận được coi là các đơn vị chức năng quan trọng, có nhiệm vụ lọc máu, toàn bộ các chất được tái hấp thu hay đào thải qua đường bài tiết đều phải đi qua quả lọc cầu thận. Do đó, xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận.

Khi hai quả thận khỏe mạnh, trung bình mỗi ngày có thể lọc được khoảng 200 lít máu để tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu. Ngược lại, khi thận bị tổn thương hay bị mắc các bệnh lý về thận, chức năng thận bị suy giảm dẫn tới giảm thiểu khả năng lọc và các chất thải sẽ được tích tụ tăng dần trong máu. Lúc này, việc chỉ định xét nghiệm là hoàn toàn cần thiết để đánh giá hoạt động của thận.

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận được thực hiện bởi việc kiểm tra và đo lượng creatinin trong máu. Creatinin là một trong những sản phẩm được tạo ra trong quá trình vận động của cơ bắp rồi vào máu và được lọc ra khỏi máu tại cầu thận. Khi thận bị tổn thương hay gặp các vấn đề làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận sẽ dẫn tới hệ quả là creatinin không được lọc hết ra khỏi máu mà còn tồn đọng trong máu với hàm lượng cao. Do đó, việc xét nghiệm đánh giá định lượng creatinin trong máu là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chức năng hoạt động của thận.

Hoạt động thanh lọc các chất của thận có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên nếu muốn đánh giá chính xác nhất về độ lọc cầu thận thì cần có công thức tính toán chính xác dựa trên các kết quả xét nghiệm kiểm tra được.

Thận có chứa rất nhiều các đơn vị chức năng khác nhau được gọi là nephron. Trong quá trình lọc và đào thải các chất, các nephron thường hoạt động độc lập với nhau. Do đó, để tính độ lọc cầu thận chuẩn, người ta ước tính độ lọc cầu thận của cả hai thận bằng độ lọc cầu thận của mỗi nephron nhân với tổng số nephron cấu thành nên thận. Số nephron của mỗi cơ thể là khác nhau, mức độ lọc của mỗi nephron trong một cá thể cũng là khác nhau, nên độ thanh lọc cầu thận của mỗi cơ thể hiển nhiên là khác nhau.

2. Công thức tính độ lọc cầu thận GRF

Công thức tính độ lọc cầu thận GRF: Hiện nay có rất nhiều các phương trình khác nhau được đưa ra để được áp dụng vào tính toán mức lọc cầu thận. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tính toán, áp dụng công thức dễ hiểu, người ta đã nghiên cứu và chứng minh ra công thức tính độ lọc cầu thận như sau:

Độ lọc cầu thận = số lượng Nephron x Độ lọc cầu thận của 1 Nephron.

Độ lọc cầu thận = Số lượng Nephron x Hệ số siêu học x Diện tích lọc x (PCG – PBC) – (GC – BC)

Trong đó:

K là hệ số siêu lọc

S là diện tích lọc

PCG là áp lực thủy tính của các mao mạch cầu thận

PBC là áp lực thủy tĩnh của khoang Bowman

GC là áp lực keo của các mao mạch cầu thận

BC là áp lực keo của khoang Bowman

Dựa vào kết quả xét nghiệm độ thanh thải creatinin, đánh giá độ lọc cầu thận, người ta chia tính trạng hoạt động chức năng của thận thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Độ lọc cầu thận lớn hơn hoặc bằng 90 ml/phút/1.73m2.

Chức năng thận vẫn hoạt động bình thường

Lâm sàng có một vài biểu hiện triệu chứng bất thường cảnh báo nguy cơ tổn thương thận như xét nghiệm nước tiểu có máu dương tính, nồng độ protein cao…

Giai đoạn 2: Độ lọc cầu thận trong khoảng từ 60 – 90 ml/phút/1.73m2.

Chức năng hoạt động của thận bị suy giảm nhẹ.

Có thể có hoặc chưa có các biểu hiện trên lâm sàng. Lưu ý với những trường hợp lâm sàng bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng, không vội vàng kết luận chẩn đoán mà cho theo dõi bệnh nhân thêm một thời gian nữa, kiểm soát cả về chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng và các dấu hiệu lâm sàng.

Giai đoạn 3: Giai đoạn này có 2 mức độ khác nhau: giai đoạn 3A, độ lọc cầu thận từ 45 – 59 ml/phút/1.73m2. Giai đoạn 3B, độ lọc cầu thận nằm trong khoảng từ 3- – 40 ml/phút/1.73m2.

Chức năng hoạt động của thận bị suy giảm ở mức trung bình.

Lâm sàng có hoặc không có các bệnh lý về thận.

Giai đoạn 4: Độ lọc cầu thận ở khoảng từ 15 – 29 ml/phút/1.73m2.

Giai đoạn 5: Ở giai đoạn này, độ lọc cầu thận xuống thấp, dưới 15 ml/phút/1.73m2.

3. Những lưu ý khi làm xét nghiệm độ thanh lọc cầu thận

Các trường hợp bệnh nhân có cơ bắp không hoạt động như bị liệt vận động, teo cơ…

Người bị dị tật bẩm sinh hay do tai nạn chấn thương dẫn đến bị thiếu một phần chi, có thể là thiếu một tay, một chân hay thiếu cả hai

Trường hợp bị suy dinh dưỡng hay bị suy thận cấp

Các bệnh nhân bị phù, tăng tích nước trong cơ thể

Phụ nữ có thai và trẻ em

Một số loại thuốc điều trị có thể làm thay đổi lượng creatinin trong máu như thuốc giảm đau chống viêm non-steroid, thuốc hạ cholesterol máu, thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh, thuốc chống virus…

Trong cơ thể, thận là một bộ phận quan trọng, giữ vai trò chủ chốt trong việc lọc máu và tạo ra nước tiểu để bài tiết chất thải ra ngoài. Khi thận bị suy giảm hoạt động chức năng sẽ dẫn tới rất nhiều hệ quả khác mà có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Việc làm xét nghiệm kiểm tra và đánh giá mức lọc cầu thận là hoàn toàn cần thiết để có thể giúp hỗ trợ cho việc định hướng chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng về sau.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.