Top 6 # Xét Nghiệm Máu Để Biết Chức Năng Thận Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Đo Chức Năng Thận Bằng Xét Nghiệm Máu Thường Quy

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.

Chức năng của thận là gì?

Thận điều chỉnh lượng nước và muối trong cơ thể. Hai quả thận làm điều này bằng cách lọc máu qua hàng triệu cấu trúc nhỏ được gọi là đơn vị chức năng của thận (nephron). Thận cũng đưa một số loại chất thải ra khỏi cơ thể. Nước tiểu được tạo thành từ lượng nước dư thừa, muối và các chất đã được thải qua thận xuống bàng quang.

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy

Các xét nghiệm máu thường quy để kiểm tra hoạt động của thận bao gồm việc đo nồng độ urea (urê), creatinine và một số loại muối hòa tan trong máu.

Urea. Urea là một sản phẩm hay “chất thải” tạo ra từ sự phân hủy của protein, thường được lọc qua nước tiểu. Nồng độ urea trong máu cao là một dấu hiệu cho thấy thận có thể không hoạt động tốt, hoặc bạn đang bị mất nước.

Creatinin. Creatinin là một sản phẩm thải ra từ cơ, đi vào máu và thường được lọc qua nước tiểu. Nồng độ creatinin trong máu cao là dấu hiệu cho thấy thận có thể không hoạt động tốt. Creatinin thường phản ánh chức năng thận chính xác hơn urea.

Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR). Mặc dù mức creatinin trong máu là một chỉ số hữu ích phản ánh chức năng thận, eGFR là thước đo chính xác hơn. Mức creatinin trong máu có thể được sử dụng để ước tính eGFR khi có các thông tin về tuổi tác, giới tính và chủng tộc. Con số này thường được tính bằng máy tính và báo cáo kèm theo xét nghiệm creatinine máu. Chỉ số bình thường của eGFR là 90-120 ml/phút. Chỉ số eGFR dưới 60 ml/phút gợi ý rằng thận đã bị tổn thương. Chỉ số eGFR càng thấp, mức độ tổn thương thận càng nghiêm trọng.

Muối hòa tan. Muối hòa tan thường được đo là sodium (natri), potassium (kali), cloride (clorua) và bicarbonate. Đôi khi chúng được gọi là chất điện giải. Nồng độ trong máu của bất kỳ loại muối hòa tan nào không bình thường đều có thể là do thận có vấn đề. Tuy nhiên một số bệnh khác cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng muối trong máu.

Ai cần đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy?

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện khi:

Khám sức khỏe tổng quát.

Nghi ngờ bị mất nước (khi nồng độ urea tăng).

Nghi ngờ suy thận. Nồng độ urea và creatinin trong máu càng cao, thận làm việc càng kém. Mức creatinine thường được sử dụng như là tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy thận. Thông thường, bạn cần được lọc máu nếu mức creatinine trong máu cao hơn một giá trị nhất định.

Trước và sau khi bắt đầu điều trị với một số loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm tổn thương thận. Do đó, chức năng thận thường được kiểm tra trước và sau khi bắt đầu dùng các thuốc đó.

Các xét nghiệm chức năng thận khác

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy thường được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Tuy nhiên, một kết quả xét nghiệm máu bất thường không thể nói lên nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận. Trong trường hợp đó, bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm nước tiểu, chụp X -quang, sinh thiết thận, hoặc các loại xét nghiệm máu khác.

http://www.patient.co.uk/health/routine-kidney-function-blood-test

http://www.unckidneycenter.org/kidneyhealthlibrary/glomerulardisease.html

Chức Năng Thận Và Xét Nghiệm Để Kiểm Tra Chức Năng Thận

Chức năng thận và xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Cơ quan này có vai trò rất quan trọng và nếu cơ quan này hoạt động tốt thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, ngược lại nếu thận gặp “trục trặc” sẽ khiến cơ thể bị trì trệ và sinh bệnh. Để bảo vệ thận hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ về chức năng thận và xét nghiệm nên làm.

Tìm hiểu chức năng của thận

Thận là cơ quan nằm ở sát thành sau của bụng và ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng. Cơ quan này có hình hạt đầu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng, mặt sau sần sùi. Đây là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng giúp cơ thể hoạt động bình thường. Cụ thể là:

Thận có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người

+ Thận có chức năng chính là lọc máu và các chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải sau khi được thận loại bỏ sẽ vào dịch lọc và hình thành nước tiểu.

+ Cơ quan này còn có chức năng điều hòa thể tích máu, giúp kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Tức là khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu cũng sẽ tăng lên.

+ Trong máu có rất nhiều chất và thận sẽ giúp hòa tan các chất này. Thận còn giúp điều chỉnh độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào máu.

Thận có chức năng rất quan trọng đối với sự sống. Nếu thận khỏe thì cơ thể con người sẽ bài tiết được nhiều chất thải. Nếu thận không tốt sẽ khiến các chất thải tích tụ trong thận và làm thận suy yếu. Từ đó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và cả ngoại hình bên ngoài nữa. Do đó tìm hiểu chức năng thận và xét nghiệm để đánh giá khả năng hoạt động của cơ quan này là rất cần thiết.

Kiểm tra chức năng thận bằng những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là xét nghiệm thường được bác sĩ dùng để đánh giá chính xác hoạt động của thận. Cụ thể là có những xét nghiệm như sau:

+ Độ lọc cầu thận (GFR)

Đây là phương pháp xét nghiệm để đo lưu lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian. Xét nghiệm này sẽ giúp tính toán được độ creatinin huyết thanh – sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ được đào thải qua thận. Tất nhiên việc tính toán này sẽ kết hợp với các yếu tố độ tuổi, cân nặng, giới tính và kích thước cơ thể. Xét nghiệm này sẽ giúp xác định sớm bệnh suy thận mạn.

Xét nghiệm độ lọc cầu thận sẽ giúp chẩn đoán bệnh suy thận

+ Xét nghiệm ure máu

Urê được tạo ra từ quá trình thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Nếu chỉ số ure trong máu là 2.5 – 7.5 mmol/l tức là thận của bạn đang hoạt động bình thường. Còn nếu chỉ số ure tăng hay giảm thì rất có thể người bệnh sẽ mắc một trong các căn bệnh về thận.

+ Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận thì sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Nếu bệnh nhân mắc bệnh suy thận thì sẽ làm mất độ pH cân bằng trong máu là 7,37 – 7,43 làm tăng nồng độ acid trong máu và các cơ quan trong cơ thể.

+ Xét nghiệm acid uric máu

Đây là một xét nghiệm được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận… Nếu người bệnh có chỉ số acid trong máu tăng hơn 180 – 420 mmol/l ở nam giới và 150 – 360 mmol/l ở nữ giới thì sẽ bị suy thận, gout, vảy nến…

Khi muốn tìm ra những bất thường qua hình ảnh thận thì bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm hình ảnh:

+ CT scan có cản quang

Sử dụng chất cản quang để chụp hình ảnh thận sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các cấu trúc bất thường của thận và nguyên nhân khiến nghẽn dòng nước tiểu.

+ Siêu âm

Xét nghiệm này sẽ giúp tìm ra những bất thường của thận và các vật thể gây nghẽn dòng nước tiểu. Tuy nhiên xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để có hình ảnh của thận.

Siêu âm là một xét nghiệm thường được chỉ định để xác định bất thường ở thận

+ Sinh thiết thận:

Xét nghiệm này sẽ được dùng trong quá trình chữa bệnh thận và khi ghép thận. Sinh thiết thận được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim mỏng với một cạnh sắc bén cắt những miếng nhỏ của mô thận để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này thường được bác sĩ chỉ định khi muốn biết lượng nước tiểu mà cơ thể sản xuất ra hoặc đo lượng protein trong vòng 24 giờ của bệnh nhân.

+ Điện di nước tiểu

Xét nghiệm này giúp phân biệt được viêm cầu thận cấp hay protein niệu do tổn thương ống thận và giúp xác định, phân loại các protein nước tiểu.

+ Tổng phân tích nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện một số bệnh như bệnh thận mãn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang và sỏi thận.

Tổng phân tích nước tiểu dùng để xác định một số bệnh

+ Protein trong nước tiểu

Tình trạng lượng protein dư thừa trong nước tiểu được gọi là protein niệu. Khi có quá nhiều lượng protein trong nước tiểu thì bệnh nhân sẽ có thể mắc các bệnh như viêm cầu thận, suy thận, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Tìm hiểu chức năng thận và xét nghiệm để đánh giá chức năng hoạt động của cơ quan này rất cần thiết trong quá trình chữa bệnh. Các xét nghiệm này cần kết quả chính xác chính vì thế khi đi thăm khám người bệnh cần thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sĩ.

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Xét Nghiệm Chức Năng Đông Cầm Máu.

Xét nghiệm đông, cầm máu có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chuẩn đoán và xử lý các rối loạn đông, cầm máu. Các xét nghiệm này thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chảy máu..

Cơ chế đông, cầm máu của cơ thể:

Cơ chế đông, cầm máu:

Bản chất của quá trình đông máu là sự thay đổi tính chất của máu, máu từ thể lỏng ( trong lòng mạch) chuyển thành thể rắn (khi ra khỏi lòng mạch) để ngăn chặn sự chảy máu ra khỏi bên ngoài cơ thể. Nó gồm các chu kì: cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết.

Quá trình đông máu huyết tương được phát động bằng hai con đường: nội sinh và ngoại sinh. Kết quả khởi động hai con đường này đều tạo ra phức hệ prothrombinase làm nhiệm vụ chuyển prothrombin thành thrombin.

Fibrinogen dưới tác động của thrombin sẽ tạo ra lưới fibrin giam giữ tiểu cầu và các thành phần khác của máu tạo nên cục máu ổn định vững chắc có đủ khả năng cầm máu.

Ý nghĩa của quá trình đông cầm máu:

Ngăn không cho máu thoát ra khỏi mạch máu đi vào khoảng gian bào.

Hình thành nút bịt kín vết thương lớn, giúp cầm máu tránh nguy cơ mất máu cấp tính, tránh được sự nguy hiểm của tính mạng.

Trong y học, quá trình này được ứng dụng để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm.

Các xét nghiệm chức năng đông, cầm máu thường làm:

Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin (PT)

Máu ra khỏi lòng mạch sẽ bị đông theo đường ngoại sinh. Khi cho thừa thromboplastin và calci vào máu chống đông bằng citrat thì con đường đông máu ngoại sinh được thực hiện ồ ạt. Đo thời gian từ khi bổ sung calci và nhiều thromboplastin đến lúc huyết tương đông lại để phản ánh hoạt tính các yếu tố đông máu tạo nên Prothrombin là yếu tố II, V, VII, X còn gọi là yếu tố đông máu theo con đường ngoại sinh.

Ý nghĩa: 

Thời gian Prothrombin kéo dài có thể do thiếu hụt yếu tố đông máu hoạt động theo con đường ngoại sinh. Trong 4 yếu tố đó thì 3 yếu tố II, VII, X được sản xuất tại gan và phụ thuộc vitamin K, vì vậy khi gan bị suy hay dùng thuốc kháng vitamin K thì PT héo dài. Mức độ kéo dài phụ thuộc vào mức độ giảm yếu tố và liều vitamin K đã dùng. Do vậy có thể dùng xét nghiệm này để theo dõi kháng vitamin K.

Đọc kết quả:

PT% : tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn. Bình thường, giá trị này nằm trong khoảng 70% – 140%. Nếu PT% < 70% thì quá trình đông máu có vấn đề.

PT(s): thời gian hình thành cục máu đông. Trị số bình thường rơi vào khoảng 10 – 14 giây tùy phòng xét nghiệm.

INR (chỉ số bình thường hóa quốc tế): ngoài chỉ định thường quy, chỉ số này còn có vai trò trong theo dõi để chỉnh liều ở các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K. Chỉ số này nằm trong khoảng 0,8 – 1,2. Một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 – 3 nhưng vẫn được đánh giá là bình thường.

Xét nghiệm Thromboplastin từng phần được hoạt hoá (aPTT – Activated Partial Thromboplastin Time)

Xét nghiệm aPTT đo chức năng hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen…). Xét nghiệm aPTT được chỉ định trong các trường hợp:

Làm bilan đông máu trước khi phẫu thuật.

Theo dõi tình trạng bệnh nhân khi điều trị bằng heparin.

Đánh giá mức độ nặng của bệnh lý về gan hay đông máu nội mạch lan tỏa.

Ý nghĩa:

Đọc kết quả:

Xét nghiệm này nhằm khảo sát con đường đông máu nội sinh. Kết quả xét nghiệm được biểu thị như sau:

APTT: thời gian đông máu từng phần. Bình thường giá trị này nằm trong khoảng 30 – 35 giây.

rAPTT: tỷ lệ giữa APTT của mẫu xét nghiệm so với APTT mẫu chuẩn. Giá trị này nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.

Xét nghiệm định lượng Fibrinogen:

Huyết tương của bệnh nhân trong xét nghiệm này được pha loãng ở các nồng độ khác nhau rồi cho thrombin vào. Đối chiếu các kết quả với đường cong chuẩn để xác định nồng độ fibrinogen.

Ý nghĩa:

Dùng trong trường hợp xác định sự có mặt của viêm nhiễm.

Thăm dò rối loạn đông máu khi người bệnh có biểu hiện chảy máu bất thườn.

Làm bilan đông máu trước mổ.

Theo dõi tình trạng bệnh nhân trong quá trình điều trị fibrin.

Dùng trong ứng dụng theo dõi bệnh gan tiến triển như thế nào.

Đọc kết quả:

Định lượng Fibrinogen: lượng Fibrinogen huyết tương người bình thường nằm trong khoảng 2 – 4g/l.

Những lưu ý trước khi xét nghiệm chức năng đông, cầm máu:

Tương tự các loại xét nghiệm khác, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bởi vì các chất này làm thay đổi thành phần, tính chất của máu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Nếu đang sử dụng thuốc phải dưới sự theo dõi và khuyến cáo của bác sĩ.

Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này 2 – 3 ngày trước khi đi xét nghiệm.

Nên xét nghiệm vào sáng sớm để cho kết quả chính xác.

Xét nghiệm đông, cầm máu tại Đà Nẵng

.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Và Những Điều Cần Biết Năm 2022

Thận là một cơ quan, quan trọng trong cơ thể, nhiệm vụ của nó là bài tiết các chất thải, và các dịch thừa của máu dưới dạng nước tiểu.

Do vậy khi kiểm tra thận cần làm xét nghiệm gì? Người ta thường xét nghiệm nước tiểu, hoặc qua cái hình ảnh chụp các lớp cụ thể… nhưng người dân Việt Nam thường rất chủ quan, chỉ đến khi có những biểu hiện khó chịu khi tiểu tiện thì mới bắt đầu đi khám và nhận được nhiều kết quả tổn thương thận…

Bộ phận thận và chức năng thận.

Trong cơ thể người mỗi quả thận dài có kích thước trong khoảng 10 – 13 cm, rộng 4.5 – 6 cm, dày 3 – 4 cm và nặng khoảng 175g, có một bên lồi và bên còn lại lõm, được bọc bởi một lớp vỏ mỏng.

Ở bên lõm có chỗ lõm sâu xuống được gọi là cuống rốn của thận, đây chính là nơi mà mạch máu liên kết với các bộ phận xung quanh với thận. Vùng vỏ ngoài thận màu hồng, đỏ hay đỏ đậm dày khoảng 8 – 10 mm, vùng tiếp đến phần tủy thận và các khoang của thận.

Thận là một bộ phận rất quan trọng của hệ bài tiết, không chỉ có chức năng bài biết mà nó còn có rất nhiều chức năng khác như điều chỉnh các chất điện phân trong cơ thể , duy trì độ ổn định axit – bazơ trong cơ thể , và điều chỉnh lượng huyết áp cũng như lượng đường có trong cơ thể.

Thận được xem như máy bơm thứ hai sau tim, lọc máu và đưa về tuần hoàn tự nhiên trong cơ thể, trong khi lọc, các chất độc hại, sẽ được bài tiết ra ngoài, các dưỡng chất cho máu, ví dụ như các vitamin sẽ được giữ lại.

Các loại xét nghiệm chức năng thận

Có một số loại xét nghiệm sinh hóa máu cụ thể thường xuyên được sử dụng để xét nghiệm chức năng thận như sau:

Xét nghiệm Ure máu cho thận

Xét nghiệm Urê máu cho thận là xét nghiệm lọc sản phẩm Ure thoái hóa của protein mà thận đã phân lập ra. Nếu mức độ Urê trong máu không vượt quá mức cho phép thì thận bình thường.

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh của thận

Xét nghiệm Creatinin là một loại xét nghiệm sản phẩm thoái hóa của mà thận đào thải ra cũng giống như Ure, nếu nồng độ tăng cao đồng nghĩa với việc chức năng thận bị rối loạn dẫn đến đến nhiều bệnh đặc biệt là suy thận.

Một số nguyên nhân rối loạn chức năng thận làm mất cân bằng bằng các chất điện giải trong cơ thể có thể nhắc đến đó là việc đường tiêu hóa thừa hoặc một số loại muối như thiếu Natri, Kali, Canxi, trong máu.

Xét nghiệm sự rối loạn mức cân bằng kiềm toan

Đây là một loại xét nghiệm chức năng thận khi mức độ PH trong máu vượt quá mức duy trì.

Tức là trên 7,5 nó sẽ làm cho thận giảm sự đào thải các axit trong quá trình chuyển hóa và tăng nồng độ Axit trong máu cũng như trong các cơ quan.

Việc xét nghiệm này sẽ phát hiện bệnh thận bằng xét nghiệm mức rối loại kiềm toan trong máu.

Xét nghiệm các acid uric trong máu

Mức độ axit này tăng cao trong máu cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh thận.

Định lượng đạm niệu (protein nước tiểu) 24 giờ

Tức là đo lượng protein có trong nước tiểu, nếu lượng protein này quá cao dễ dẫn tới viêm cầu thận và một vài bệnh khác.

Ngoài ra bạn cũng có thể xét nghiệm chức năng thận dựa theo việc chuẩn đoán qua hình ảnh thận như siêu âm bụng, chụm CT ổ bụng, ..

Ý nghĩa của việc xét nghiệm chức năng thận thường xuyên

Do thận luôn luôn phải hoạt động để điều tiết và đào thải các chất độc hại, dư thừa trong cơ thể ra ngoài nên thân là một cơ quan hết sức nhạy cảm, vì vậy việc xét nghiệm chức năng thận thường xuyên là việc hết sức cần thiết. Bạn nên đến bệnh viện và xét nghiệm các chức năng của thân một năm 2 lần.