Top 8 # Xn Chức Năng Đông Máu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xét Nghiệm Chức Năng Đông Cầm Máu.

Xét nghiệm đông, cầm máu có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chuẩn đoán và xử lý các rối loạn đông, cầm máu. Các xét nghiệm này thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chảy máu..

Cơ chế đông, cầm máu của cơ thể:

Cơ chế đông, cầm máu:

Bản chất của quá trình đông máu là sự thay đổi tính chất của máu, máu từ thể lỏng ( trong lòng mạch) chuyển thành thể rắn (khi ra khỏi lòng mạch) để ngăn chặn sự chảy máu ra khỏi bên ngoài cơ thể. Nó gồm các chu kì: cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết.

Quá trình đông máu huyết tương được phát động bằng hai con đường: nội sinh và ngoại sinh. Kết quả khởi động hai con đường này đều tạo ra phức hệ prothrombinase làm nhiệm vụ chuyển prothrombin thành thrombin.

Fibrinogen dưới tác động của thrombin sẽ tạo ra lưới fibrin giam giữ tiểu cầu và các thành phần khác của máu tạo nên cục máu ổn định vững chắc có đủ khả năng cầm máu.

Ý nghĩa của quá trình đông cầm máu:

Ngăn không cho máu thoát ra khỏi mạch máu đi vào khoảng gian bào.

Hình thành nút bịt kín vết thương lớn, giúp cầm máu tránh nguy cơ mất máu cấp tính, tránh được sự nguy hiểm của tính mạng.

Trong y học, quá trình này được ứng dụng để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm.

Các xét nghiệm chức năng đông, cầm máu thường làm:

Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin (PT)

Máu ra khỏi lòng mạch sẽ bị đông theo đường ngoại sinh. Khi cho thừa thromboplastin và calci vào máu chống đông bằng citrat thì con đường đông máu ngoại sinh được thực hiện ồ ạt. Đo thời gian từ khi bổ sung calci và nhiều thromboplastin đến lúc huyết tương đông lại để phản ánh hoạt tính các yếu tố đông máu tạo nên Prothrombin là yếu tố II, V, VII, X còn gọi là yếu tố đông máu theo con đường ngoại sinh.

Ý nghĩa: 

Thời gian Prothrombin kéo dài có thể do thiếu hụt yếu tố đông máu hoạt động theo con đường ngoại sinh. Trong 4 yếu tố đó thì 3 yếu tố II, VII, X được sản xuất tại gan và phụ thuộc vitamin K, vì vậy khi gan bị suy hay dùng thuốc kháng vitamin K thì PT héo dài. Mức độ kéo dài phụ thuộc vào mức độ giảm yếu tố và liều vitamin K đã dùng. Do vậy có thể dùng xét nghiệm này để theo dõi kháng vitamin K.

Đọc kết quả:

PT% : tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn. Bình thường, giá trị này nằm trong khoảng 70% – 140%. Nếu PT% < 70% thì quá trình đông máu có vấn đề.

PT(s): thời gian hình thành cục máu đông. Trị số bình thường rơi vào khoảng 10 – 14 giây tùy phòng xét nghiệm.

INR (chỉ số bình thường hóa quốc tế): ngoài chỉ định thường quy, chỉ số này còn có vai trò trong theo dõi để chỉnh liều ở các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K. Chỉ số này nằm trong khoảng 0,8 – 1,2. Một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 – 3 nhưng vẫn được đánh giá là bình thường.

Xét nghiệm Thromboplastin từng phần được hoạt hoá (aPTT – Activated Partial Thromboplastin Time)

Xét nghiệm aPTT đo chức năng hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen…). Xét nghiệm aPTT được chỉ định trong các trường hợp:

Làm bilan đông máu trước khi phẫu thuật.

Theo dõi tình trạng bệnh nhân khi điều trị bằng heparin.

Đánh giá mức độ nặng của bệnh lý về gan hay đông máu nội mạch lan tỏa.

Ý nghĩa:

Đọc kết quả:

Xét nghiệm này nhằm khảo sát con đường đông máu nội sinh. Kết quả xét nghiệm được biểu thị như sau:

APTT: thời gian đông máu từng phần. Bình thường giá trị này nằm trong khoảng 30 – 35 giây.

rAPTT: tỷ lệ giữa APTT của mẫu xét nghiệm so với APTT mẫu chuẩn. Giá trị này nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.

Xét nghiệm định lượng Fibrinogen:

Huyết tương của bệnh nhân trong xét nghiệm này được pha loãng ở các nồng độ khác nhau rồi cho thrombin vào. Đối chiếu các kết quả với đường cong chuẩn để xác định nồng độ fibrinogen.

Ý nghĩa:

Dùng trong trường hợp xác định sự có mặt của viêm nhiễm.

Thăm dò rối loạn đông máu khi người bệnh có biểu hiện chảy máu bất thườn.

Làm bilan đông máu trước mổ.

Theo dõi tình trạng bệnh nhân trong quá trình điều trị fibrin.

Dùng trong ứng dụng theo dõi bệnh gan tiến triển như thế nào.

Đọc kết quả:

Định lượng Fibrinogen: lượng Fibrinogen huyết tương người bình thường nằm trong khoảng 2 – 4g/l.

Những lưu ý trước khi xét nghiệm chức năng đông, cầm máu:

Tương tự các loại xét nghiệm khác, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bởi vì các chất này làm thay đổi thành phần, tính chất của máu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Nếu đang sử dụng thuốc phải dưới sự theo dõi và khuyến cáo của bác sĩ.

Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này 2 – 3 ngày trước khi đi xét nghiệm.

Nên xét nghiệm vào sáng sớm để cho kết quả chính xác.

Xét nghiệm đông, cầm máu tại Đà Nẵng

.

Các Xét Nghiệm Thăm Dò Chức Năng Đông Máu

Trích trong “Thực hành cấp cứu và điều trị bệnh nội khoa” Hà Hoàng Kiệm. NXB YH 2013. Tr 282 – 286.

1. XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU TOÀN BỘ

Bảng 1. Giá trị bình thường của các xét nghiệm thăm dò chức năng đông máu

2. Ý NGHĨA CỦA CÁC XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU

Đánh giá toàn bộ các yếu tố đông máu, nếu thời gian máu đông tăng phải kiểm tra toàn bộ các yếu tố đông máu.

Đánh giá tình trạng thành mạch và chức năng tiểu cầu.

2.3. Thời gian co cục máu

Đánh giá chức năng tiểu cầu (số lượng, chất lượng).

Là thời gian phục hồi calci, giá trị tương tự như thời gian máu đông nhưng ưu điểm hơn là loại được thromboplastin ngoại sinh do tổn thương thành mạch khi làm xét nghiệm máu đông sinh ra, loại được yếu tố tiếp xúc lam kính, nhiệt độ của môi trường.

2.5. Tỉ lệ prothrombin

Đánh giá các yếu tố II, V, VII, X do gan sản xuất cần có vitamin K (nếu tỉ lệ prothrombin < 70% và thời gian Howell kéo dài là có tổn thương chức năng gan).

Đánh giá bước chuyển thrombin thành fibrinogen rồi thành fibrin. Thời gian thrombin kéo dài khi số lượng fibrinogen giảm, chất lượng fibrinogen kém.

2.7. Thời gian PTT (partial thromboplastin time with kaulin)

Kaulin là chất kích hoạt các yếu tố đông máu thay cho tổn thương thành mạch. Xét nghiệm có giá trị thăm dò toàn bộ các yếu tố đông máu.

Phát hiện các phức hợp hoà tan hình thành do sự kết hợp các fibrinmonomer và fibrinogen hay các chất phân giải trong hội chứng DIC.

2.9. ATIII (anti thrombin III)

Trong cơ thể luôn tồn tại một lượng ATIII cân bằng với lượng thrombin. Nếu ATIII giảm thì prothrombin và thrombin tăng sẽ chuyển fibrinogen thành fibrin gây tăng đông.

2.10. INR (international normal ratio): chỉ số bình thường về đông máu quốc tế

Chỉ số INR được tính như sau: lấy nồng độ prothrombin trong máu của bệnh nhân chia cho nồng độ prothrombin mẫu, kết quả được bao nhiêu đem tra bảng ISI, giá trị tra được từ bảng ISI là INR. ISI (international sensitivity index) là bảng chỉ số nhậy cảm quốc tế sử dụng riêng cho tính INR. Giá trị bình thường của INR là 1,2-1,8. Khi sử dụng thuốc chống đông, để có hiệu quả cần duy trì INR khoảng 2-4.

2.11. Tiêu chẩn đoán hội chứng DIC (disseminated intravascular co-agulation)

Chẩn đoán hội chứng DIC (hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch) căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

+ Số lượng tiểu cầu < 90 ´ 10 9/lít.

+ Nồng độ fibrinogen < 1 g/lít.

+ Nghiệm pháp rượu dương tính

+ ATIII < 70%.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Những Dưỡng Chất Và Thực Phẩm Chức Năng Giúp Chống Đông Máu

Cần tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng các chất chống đông máu

1. Vitamin E

Vitamin E làm giảm đông máu theo một vài cách khác nhau. Những tác động này phụ thuộc vào lượng vitamin E mà bạn tiêu thụ.

Tuy chưa rõ cần bao nhiêu vitamin E để làm loãng máu, nhưng có khả năng mọi người sẽ cần phải tiêu thụ hơn 400IU mỗi ngày. Dùng liều cao vitamin E (trên 1.500IU mỗi ngày) trong thời gian dài, có thể gây ra tác động tiêu cực.

Những người đang dùng thuốc chống đông máu nên tránh dùng liều lượng lớn vitamin E

Để tránh nguy cơ quá liều vitamin E, bạn nên tiêu thụ các thực phẩm tự nhiên giàu vitamin này, bao gồm: Hạnh nhân, dầu cây rum, dầu hướng dương, hạt hướng dương, dầu mầm lúa mì và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

2. Ginkgo biloba

Ginkgo biloba (bạch quả) được cả Đông y và Tây y sử dụng để điều trị rối loạn máu, các vấn đề về trí nhớ và năng lượng thấp. Gingko biloba làm loãng máu và có tác dụng phân hủy fibrin. Điều này có nghĩa là nó có thể hòa tan cục máu đông.

Một nghiên cứu báo cáo rằng chiết xuất gingko biloba có tác dụng tương tự như Streptokinase – một loại thuốc dùng để điều trị cục máu đông. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm và cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xem liệu rằng gingko biloba có tác dụng tương tự đối với cơ thể con người hay không.

Có thể dễ dàng tìm thấy ginkgo biloba trong nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất thực phẩm chức năng lớn từ Tây sang Đông như: Whole Foods, CVS, Walgreens…

Không dùng chung các thực phẩm chức năng chứa gingko biloba với các thuốc chống đông máu (Warparin, Heparin) hay các thuốc ngăn ngừa sự tập kết tiểu cầu (Aspirin, Dipyridamol, Ticlopidin).

3. Chiết xuất hạt nho

Có một số bằng chứng cho thấy rằng chiết xuất hạt nho có thể có lợi ích tiềm năng trong điều trị các vấn đề máu và tim. Nó chứa chất chống oxy hóa có thể bảo vệ các mạch máu và ngăn ngừa tăng huyết áp. Chiết xuất hạt nho cũng có thể hoạt động như một chất chống đông máu tự nhiên.

Vì những tác động này, Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia (Mỹ) khuyến cáo những người bị rối loạn máu, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu và những người sắp phẫu thuật không nên dùng chiết xuất hạt nho.

4. Đương quy

Đương quy còn được gọi là “nhân sâm cho phái nữ”. Nó là một loại thảo dược truyền thống của Đông y có thể làm chống đông máu hiệu quả.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sử dụng đương quy có thể làm tăng đáng kể thời gian cầm máu để đông máu (thời gian prothrombin).

Đương quy chứa coumarin – một tác nhân làm loãng máu mạnh mẽ 5. Cúc feverfew

Cúc feverfew thường được dùng để giảm đau nửa đầu, một số rối loạn tiêu hóa và sốt.

Nên đọc

Nó cũng có thể hoạt động như một chất làm loãng máu bằng cách ức chế hoạt động của tiểu cầu và ngăn ngừa đông máu. Cúc feverfew có sẵn ở dạng viên nang hoặc dạng lỏng.

6. Bromelain

Bromelain là một loại enzyme được chiết xuất từ ​​dứa. Nó có thể mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp.

Một số nghiên cứu cho thấy bromelain có thể làm loãng máu, phá vỡ cục máu đông và giảm sự hình thành cục máu đông. Enzyme này cũng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ.

Nên tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng các dưỡng chất và thực phẩm chức năng chống đông máu, vì tùy vào các điều kiện khác nhau chúng có thể không hoạt động tốt như thuốc và có thể gây trở ngại cho một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Biết Tuốt H+

Bài 15. Đông Máu Và Nguyên Tắc Truyền Máu

I/ Đông máuII/ Các nguyên tắc truyền máu 1. Các nhóm máu ở người.Đầu thế kỉ XX (1901), Các Lanstâynơ – Nhà khoa học người áo gốc Do Thái mới tìm ra nguyên nhân đúng của các tai biến là sự kết dính các hồng cầu khi được truyền vào máu của nhóm không phù hợp. Ông đã được giải thưởng Nôben.Tìm hiểu thí nghiệm của Các Lanstâynơ:– Hồng cầu của máu người có những loại kháng nguyên nào?– Huyết tương của máu người có những loại kháng thể nào? – Trong trường hợp nào thì hồng cầu bị kết dính? + Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B. + Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là anpha và bêta. + Anpha gây kết dính A, bêta gây kết dính B. – Vậy trong máu có cả anpha và A hoặc bêta và B được không? Vì sao? – ở người có mấy loại nhóm máu? Đó là những nhóm máu nào? + Không được, vì hồng cầu sẽ bị kết dính không vận chuyển trong mạch được. + ở người có 4 loại nhóm máu: O, A, B, ABBài 15Đông máu và nguyên tắc truyền máu

I/ Đông máuII/ Các nguyên tắc truyền máu 1. Các nhóm máu ở người. – ở người có 4 loại nhóm máu: O, A, B, AB– Sơ đồ “Mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu “O OA AAB ABB BBài 15Đông máu và nguyên tắc truyền máu

I/ Đông máuII/ Các nguyên tắc truyền máu 1. Các nhóm máu ở người. 2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu– Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?– Máu không có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?– Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut HIV, virut viêm gan B.) có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?+ Không. Vì gây kết dính hồng cầu.+ Có. Vì không gây kết dính hồng cầu.+ Không. Vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được truyền máu.Vậy khi truyền máu phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Cần làm xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến.– Tránh nhận máu người bị nhiễm các tác nhân gây bệnh.Trong máu còn có các yếu tố phụ Rh. Nếu Rh+ gặp Rh- cũng gây ngưng máu.Y học đã thành lập ngân hàng máu, sản xuất máu nhân tạo để cứu người bệnh.Khi bị chảy máu, vấn đề đầu tiên cần giải quyết là gì?Chọn phương án đúng trong các phương án sau:Câu 1. Chức năng của enzim tiểu cầu là:A. Tập trung các tế bào máu tạo thành cục.B. Làm đông đặc huyết tương để đông máu.C. Làm biến đổi chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu.D. Cả A, B, C đều đúng.Rất tốt!Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm:A. Huyết tương và các tế bào máu.B. Tơ máu và các tế bào máu.C. Tơ máu và hồng cầu.D. Bạch cầu và tơ máu.Bạn đã nắm được bài!Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O, A, B vì:A. Nhóm máu AB hồng cầu có cả kháng nguyên A và B.B. Nhóm máu AB huyết tương có cả anpha và bêta.C. Nhóm máu AB ít người có.Rất đúng!Về nhà: Trả lời câu hỏi cuối bài. Đọc mục “Em có biết”. Ôn lại 2 vòng tuần hoàn ở lớp thú.