Top 10 # Ý Nghĩa Của Biện Pháp Liệt Kê Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Biện Pháp Liệt Kê Là Gì?

Trong ngữ pháp Việt Nam có nhiều biện pháp tu từ khác nhau như so sánh, ẩn dụ, rút gọn câu … Một trong những biện pháp từ thường được sử dụng trong văn thơ là liệt kê. Trong seri hướng dẫn ngữ văn 7 này mình sẽ giới thiệu cách sử dụng và các khái niệm cơ bản về liệt kê từ, cụm từ.

Liệt kê là gì?

Liệt kê là cách sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau, có thể là từ đồng âm hoặc không nhưng phải có chung một nghĩa. Hay nói cách khác thì liệt kê là cách dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc.. Mục đích nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.

Các phương pháp liệt kê phổ biến

Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu, có 4 kiểu liệt kê chính gồm:

1 Liệt kê theo từng cặp

Mỗi cặp từ được liệt kê thường liên kết bằng những từ như và, với, cùng..Những cặp từ này thường có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác.

Ví dụ: Kệ sách của Trâm Anh có nhiều loại sách hay như sách toán với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng anh với tiếng Nhật, truyện tranh với truyện chữ….

2 Liệt kê không theo từng cặp

Chỉ cần thỏa điều kiện các từ cùng mô tả một điểm chung nào đó như sự vật, con người, mối quan hệ, thiên nhiên… đều được. Giữa các từ cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy.

Ví dụ: Trên kệ sách của Hồng Ảnh có nhiều loại sách gồm sách văn học, sách ngoại ngữ, sách toán, sách hóa, sách lịch sử.

3 Liệt kê tăng tiến

Tăng tiến có nghĩa là phải theo đúng một thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc hợp quy luật nhất định. Thường thì ta liệt kê từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn….

Ví dụ: Trong công ty Minh gồm có những người là nhân viên Minh, Tiến Lan, phó phòng là anh Hải và trưởng phòng là anh Phúc.

Ta thấy chức vụ các nhân viên được liệt kê từ thấp đến cao, theo đúng cấp bậc trong một phòng.

4 Liệt kê không tăng tiến

Không quan trọng vị trí các từ cần liệt kê, câu vẫn có nghĩa và người đọc vẫn hiểu ý nghĩa toàn bộ câu.

Ví dụ: Gia đình An đang sống có các thành viên gồm: cha mẹ An, anh trai An, ông bà nội An, em gái An và An.

Những lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê

Đây là một trong các phép tu từ đơn giản, dễ nhận biết và sử dụng nhất. Tuy nhiên để sử dụng hợp lý, đúng cách cần lưu ý những điều sau:

Với phương pháp liệt kê tăng tiến, cần xác định đúng thứ tự theo vị trí thấp đến cao.

Giữa các từ cần liệt kê cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc các từ kết hợp như ” với, và”.

Phép liệt kê xuất hiện nhiều trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn… hầu như hiếm khi xuất hiện trong thơ ca.

Kết luận: Phép liệt kê giúp mô tả, nhấn mạnh một sự vật, sự việc cần diễn tả, đây là biện pháp tu từ bạn nên biết để phân tích và viết tập làm văn.

Liệt Kê Là Gì? Tác Dụng Của Liệt Kê

Để các bạn học sinh nắm vững thêm về phép liệt kê, mời các bạn tham khảo tài liệu Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê do chúng tôi sưu tầm và đăng tải sau đây. Mời các bạn tham khảo để học tập tốt môn Ngữ Văn 7 hơn. A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ: phần I trang 104 SGK.

2. Các kiểu liệt kê:

a) Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

Ví dụ: mục 1, phần II trang 105 SGK.

– Câu a: liệt kê không theo từng cặp.

– Câu b: liệt kê theo từng cặp (với quan hệ từ “và”).

b) Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.

Ví dụ: mục 2, phần II trang 105 SGK.

– Câu a: có thể đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê.

– Câu b: không thể đảo thứ tự bởi các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI I. Thế nào là phép liệt kê?

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Liệt kê ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp thường thấy trong cách nói, cách viết của một số người. Cần phân biệt hai hiện tượng này để:

+ Một mặt, học tập cách diễn đạt có hiệu quả cao theo phép liệt kê.

+ Mặt khác, khắc phục lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong cách nói, cách viết.

Ví dụ:

– Thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng củng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ.

(Nguyễn Tuân)

Các cụm danh từ chè vối, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xươìig và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ cùng làm thành tố phụ cho cụm động từ có động từ trung tâm là chở nhằm gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận và sự đa dạng của các sản vật vùng biên.

– Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông, đất nước ta.

Các cụm danh từ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta cùng làm chủ ngữ của câu nhằm biểu hiện cảm xúc và suy nghĩ của ngưòi viết về lòng biết ơn vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta với vị cha già của dân tộc.

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!

(Tố Hữu)

Các cụm động từ khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm và các cụm danh từ cơm vắt được sắp xếp đặt cạnh nhau nhằm làm cho sự miêu tả thêm đậm nét về những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ Điện Biên phải trải qua, đồng thời việc sắp đặt này cũng gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhât để mở, trong ngăn bac đầy những’trầu vàng, cau đâu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bac, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.(…) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (…).

(Phạm Duy Tốn)

Các cụm danh từ trên cùng làm chủ ngữ của câu.

2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự với kết cấu như trên có tác dụng làm cho sự miêu tả thêm đậm nét nhằm giúp người tiếp nhận thấy được sự giàu sang vô lối của tên quan phụ mẫu.

II. Các kiểu liệt kê

– Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt:

+ Kiểu liệt kê theo từng cặp.

+ Kiểu liệt kê không theo từng cặp.

– Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt:

+ Kiểu liệt kê tăng tiến.

+ Kiểu liệt kê không tăng tiến.

Liệt Kê Là Gì ? Các Kiểu Liệt Kê Và Cho Ví Dụ Dễ Hiểu

Liệt kê là gì ?

Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

3. Tác dụng của phép liệt kê

Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

Ví dụ: Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp liệt kê để nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân, chứng minh cho lòng yêu nước đó là bất tử “…Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”

4. Ví dụ về biện pháp liệt kê

– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.

Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

– Ví dụ về liệt kê tăng tiến

Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

– Ví dụ về liệt kê không tăng tiến

Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.

BT1: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê

+ Giờ ra chơi trên sân trường tôi thật náo nhiệt: các bạn nữ chơi nhảy dây, các bạn nam đá bóng, một vài tốp học sinh ngồi ghế đá nói chuyện tíu tít với nhau.

+ Bằng tinh thần sục sôi, ý chí chiến đấu và lòng yêu nước nồng nàn, các chiến sĩ đã chiến đấu vì nền độc lập của nước nhà.

+ Đồng chí của Chính Hữu là bài ca về tình đồng chí, đồng đội với tinh thần cùng cảnh ngộ, ý chí, lý tưởng chiến đấu đấu.

BT2: Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, chỉ rõ các phép liệt kê đó

Chúng tôi thích nhất là giờ dạy văn của cô Hà. Cô Hà là người giáo viên dạy giỏi, có nhiệt huyết, lòng đam mê và rất yêu thương học sinh. Mỗi bài giảng của cô đều đem lại kiến thức bổ ích cho mỗi thế hệ học trò. Các bạn trong lớp ai cũng yêu mến cô qua những bài giảng văn trên lớp. Mỗi giờ lên lớp, giọng cô truyền cảm, đôi mắt trìu mến nhìn học sinh, thả hồn vào từng bài giảng. Không chỉ dạy trên lớp truyền thụ kiến thức mà ngoài đời cô còn rất quan tâm đến học trò của mình. Cô hay trò chuyện, tìm hiểu, chia sẻ để và thấu hiểu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Ngoài ra cô còn rất quan tâm đến các bạn có học lực kém để tìm các phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp các em hiểu bài hơn. Nhờ đó mà chúng tôi luôn đạt điểm cao trong học tập.

Qua bài học trên các em cần nắm vững kiến thức về khái niệm liệt kê, các kiểu liệt kê và một số ví dụ minh họa. Chúc các em hiểu bài và học tập tốt.

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Đông Máu

Trong thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa, rối loạn đông – cầm máu là một bệnh lý có thể gặp bất cứ lúc nào. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ giúp đánh giá loại và mức độ tình trạng bất thường, đó cũng là ý nghĩa xét nghiệm đông máu.

1. Tổng quan về xét nghiệm đông máu

Cơ chế đông – cầm máu bao gồm 3 thành phần chính là co mạch, tiểu cầu ở lớp nội mạc tạo nút cầm máu và hoạt hóa quá trình đông máu. Trong đó, yếu tố cuối cùng cũng được chia 3 thành con đường đông máu nội sinh, đông máu ngoại sinh và đông máu chung.

Xét nghiệm đông máu toàn bộ là các xét nghiệm tương ứng với từng giai đoạn của quá trình trên, chẳng hạn như cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, hầu như những xét nghiệm máu đông đều được tiến hành bằng máy móc tự động dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn. Có hai hình thức kiểm tra chính là cơ bản và nâng cao (chuyên sâu).

Các xét nghiệm tổng quát ở mức cơ bản được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện và sẽ cho ra kết quả về thời gian máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, hoặc co cục máu đông. Xét nghiệm cơ bản giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn khi phát hiện sự cầm máu bất thường ở kỳ đầu do bệnh nhân bị thiếu vitamin C, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, cũng như các hội chứng rối loạn đông máu.

Các xét nghiệm đông máu chuyên sâu bao gồm:

Xét nghiệm chuyên sâu kiểm tra chức năng dính cũng như đo độ ngưng tập của tiểu cầu.

Các xét nghiệm APTT, PT, TT, fibrinogen, số lượng tiểu cầu dùng để đánh giá đông máu huyết tương.

Xét nghiệm mix test phát hiện sự có mặt của chất ức chế.

2. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý

Quy trình chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý bao gồm:

Thực hiện các xét nghiệm vòng đầu: Bao gồm các xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh (Thời gian prothrombin) và nội sinh (Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa), cũng như đánh giá con đường chung (Thời gian thrombin) và số lượng tiểu cầu.

Phân tích và đánh giá các kết quả vòng đầu: Dựa trên các trị số là dài, bình thường hay thấp để chẩn đoán bệnh lý hoặc đưa ra chỉ định tiếp tục xét nghiệm vòng 2.

Chẩn đoán rối loạn đông máu: Xác định được loại rối loạn, mức độ rối loạn, phát hiện đặc điểm xuất huyết, bệnh lý kèm theo… Cần phải đánh giá đúng kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản để có hướng xử lý tiếp theo phù hợp.

Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ cho biết chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động tốt hay không. Đây là quá trình cần thiết trong trường hợp bệnh nhân cần làm phẫu thuật hoặc cần phải cầm máu.

3. Ý nghĩa xét nghiệm đông máu

3.1. Tìm ra nguyên nhân chảy máu bất thường

Nhờ vào các xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện hoặc loại trừ nguyên nhân trong trường hợp những bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu, nhưng lại có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn xuất huyết. Một số biểu hiện chảy máu bất thường hay được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm là:

Chảy máu nướu răng

Bầm tím không rõ nguyên do

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh

Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu

Viêm khớp do xuất huyết trong khớp

Suy giảm thị lực đột ngột

3.2. Lựa chọn phác đồ điều trị dựa trên kết quả

Bước đầu tiên được bác sĩ áp dụng khi gặp các trường hợp trên là thu thập thông tin thăm khám triệu chứng lâm sàng, cũng như khai thác kỹ tiền sử chảy máu bất thường của bệnh nhân và người trong gia đình. Tuy nhiên chỉ căn cứ dựa trên quan sát và lời kể của người bệnh thì chưa đủ để có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Do đó chỉ định thực hiện xét nghiệm đông máu và đánh giá kết quả giữ vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán.

Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sớm biết được tình trạng cũng như diễn tiến của bệnh lý rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc phải một cách chính xác. Nhờ vậy việc đưa ra phương hướng điều trị cũng phát huy hiệu quả cao hơn, bởi nếu chẩn đoán sai lầm hoặc thiếu sót trong khám chữa bệnh thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh tình của người mắc rối loạn đông máu.

3.3. Một số chức năng khác

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đông – cầm máu trước khi phẫu thuật để giúp đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân, từ đó đưa ra quyết định có nên tiến hành mổ hay không, hoặc tiên lượng một vài tình huống cần chú ý.

Xét nghiệm đông máu toàn bộ có thể được thực hiện ở cả người lớn hay trẻ nhỏ, trước khi mổ hay giai đoạn hậu phẫu nếu cần thiết. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý cần tuân thủ trình tự các bước với việc đánh giá kết quả xét nghiệm mang tính chuyên môn rất cao. Tìm ra nguyên nhân, thăm dò tình trạng và theo dõi diễn tiến căn bệnh, cũng như chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác là những ý nghĩa xét nghiệm đông máu mang lại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.