Top 7 # Ý Nghĩa Của Biện Pháp Tu Từ So Sánh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Biện Pháp Tu Từ So Sánh

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ so sánh – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 . Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ so sánh

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Thế nào là so sánh ?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sực gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ :

– Thuyền xuôi dưới dòng con sông rộng lớn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

– Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

(Nguyễn Du)

– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

(Tô Hoài)

2. Cấu tạo của phép so sánh

So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức, được sự vật một cách dễ dàng, cụ thể hơn. Vì vậy, một phép so sánh thông thường gồm bốn yếu tố :

– Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.

– Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).

– Từ so sánh.

– Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.

Ta có sơ đồ sau đây :

Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.

+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.

+ Yếu tố (3) có thể là các từ như : giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu… bấy nhiêu, hơn, kém,… Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau

– Như có sắc thái giả định.

– Là có sắc thái khẳng định.

-Tựa thể hiện nlức độ chưa hoàn hảo,…

+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi. Ví dụ :

Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.

(Tế Hanh)

3. Các kiểu so sánh

Dựa vào mục đích và các từ so sánh, người ta chia phép so sánh thành hai kiểu :

a) So sánh ngang bằng

Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây : là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.

Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể, sinh động. Vì thế, phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.

Ví dụ : Cao như núi, dài như sông

(Tố Hữu)

b) So sánh hơn kém

Trọng phép so sánh hơn kém, từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì.

Ví dụ : Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

(Tục ngữ)

Muốn chuyển so sánh hơn, kém sang so sánh ngang bằng, người ta thêm một trong các từ phủ định : không, chưa, chẳng vào trong câu và ngược lại.

Ví dụ : – Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.

– Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học..

4. Tác dụng của so sánh

+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. *

Ví dụ : Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng bay bổng. Vì thế trong thơ của thiếu nhi, các em đã thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.

Ví dụ : Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

(Trần Đăng Khoa)

Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (2) và yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc, người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm pho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.

II. – BÀI TẬP 1.

Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó :

“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

(Đoàn Giỏi)

2. Trong câu ca dao :

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

a) Từ bổi hoi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt ?

b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.

c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện.

a) Em hãy xác định những phép so sánh đó.

b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ?

4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.

5. Em hãy kể càng nhiều càng tốt những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy.

6. Nói về thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ viết: Trẻ em như.búp trên cành.

a) Phép so sánh này bị lược yếu tố nào ?

b) Yếu tố bị lược có thể được thay bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây : tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đấng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn, chưa đáng chú ỷ.

7. Em hãy tìm khoảng mười phép so sánh trong ca dao và thơ, trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

– Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng.

– Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng.

10. Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn :

Chú bé loắt choắt Cái xắc xỉnh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

a) Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào ? Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh đó.

b) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào ? Có tác dụng gì ?

11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:

Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.

(Ca dao)

De Tai ” Biện Pháp Tu Từ So Sánh

Tên đề tàiPhuong phỏp d?y h?c “Bi?n phỏp tu t? so sỏnh” cho h?c sinh l?p 6 theo hu?ng tớch h?p v tớch c?c.

Các biện pháp tu từ nói chung và tu từ so sánh nói riêng là một nội dung tri thức chuyên sâu mang tính chất sáng tạo, phục vụ trực tiếp và đắc lực cho việc học văn. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, văn là học sự phát hiện và rung cảm với cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. Sự phát hiện và rung cảm này bắt đầu bằng ngôn từ và thông qua ngôn từ. Do đó văn học và Tiếng Việt có mối quan hệ khăng khít với nhau. Dạy Tiếng Việt vừa để làm công cụ tư duy giao tiếp vừa cung cấp tri thức chuyên sâu trong lĩnh vực ngôn ngữ phục vụ cho việc cảm thụ, lý giải và bình giá đúng đắn, tinh tế, sâu sắc các giá trị nghệ thuật.

Qua đó, học sinh học Tiếng Việt được vững chắc hơn và hiệu quả hơn khi học văn. Đúng như lời khẳng định của GS-TS. Lê A trong cuốn “phương pháp dạy học Tiếng Việt” – NXB GD-2001-trang 10: “kết hợp hài hoà giữa dạy văn và dạy tiếng sẽ tạo được hiệu quả cao cho hai môn Văn và Tiếng Việt”. Trên tinh thần này, tổ chức dạy tốt biện pháp tu từ so sánh sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn chương và năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách sinh động, giàu hình ảnh trong giao tiếp cho học sinh. Xuất phát từ lí do trên tôi xin mạnh dạn trình bày một vài ý kiến xem như là ý kiến của bản thân đã trải qua thực nghiệm giảng dạy về dạy học biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 6 theo hướng tích hợp và tích cực. Mong góp phần bé nhhỏ của mình vào việc đổi mới PPDH Ngữ văn nói chung và dạy học phần tu từ về từ nói riêng theo hướng tích hợp và tích cực trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ XXI khi mà “giáo dục là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai”. (Đỗ Mười).

II – Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học theo hướng tích hợp tích cực. Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đai đã được nhiều nước trên thế giới vận dụng từ lâu và có hiệu quả lớn. Vận dụng dạy học ở Việt Nam, tích hợp bước đầu được hiểu là: Phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình dạy học riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau. Chương trình môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp là làm sao kết hợp được thật tốt việc hinhd thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết (hiểu theo nghĩa rộng) vốn là hai quá trình gắn bó hữu cơ và hỗ trợ nhau hết sức đắc lực. Việc cải tiến chương trình Ngữ Văn theo hướng tích hợp có ssự vận dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhưng trước hết xuất phát từ thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Trên 2o năm qua, việc tách môn Văn thành ba phần môn đã dem lại một số kinh nghiệm nhất định nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế không nhỏ, nhất là bậc THCS. Nên việc tích hợp này là cần thiết và đáp ứng yêu cầu phát triển toàn xã hội. Dạy học biện pháp tu từ phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 6 theo hướng tích hợp và tích cực giáo viên cần khai thác triệt để những yếu tố thuận lợi để đạt hiệu quả cao. Còn xét về thực trạng hiện nay: chương trình SGK Ngữ văn lớp 6 đac rõ ràng cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực. Về thời lượng cho từng bài còn phải bàn thêm cho thật cân đối và hợp lý với chương trình và phù hợp với hoàn cảnh đa diện của học sinh. Đặcc biệt là các biện pháp tu từ về từ cần chú ý thêm về thời lượng và cách thực hành tạo lập trong nói và viết cho học sinh .

Thực trạng đội ngũ giáo viên Ngữ văn hiện nay ở THCS về số lượng, chất lượng khiến chúng ta không khỏi băn khoăn suy nghĩ. Trong một số nhà trường THCS còn song song tồn tại giáo viên ở nhiều hệ đào tạo khác nhau. Vì vậy, việc giảng dạy không đồng đều, ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách học tập của học sinh và chất lượng chung. Hiện nay có hai thái cực trái ngược nhau: Những giáo viên có tâm huyết đã đi sâu tìm tòi và thực thi dạy theo hướng tích hợp và tích cực đã có kết quả bước đầu. Một só giáo viên vẫn dạy học theo thói quen cũ: Giáo viên chạy theo chương trình, tách rời chuyên môn, lo truyền thụ kiến thức bằng loói thuyêts trình hoặc chứng minh cho các khái niệm. Học sinh chir có một nhiệm vụ ghi chép thụ động để về học thuộc, làm bài tập đối phó qua loa.

So sánh tu từ bộc lộ phong cách sáng tạo của tác giả: mỗi nhà văn có tư duy nghệ thuật riêng, thế giới nghệ thuật riêng, phương thức diễn đạt riêng tạo nên phong cách tác giả. Dựa trên vốn từ vựng Tiếng Việt, nha văn cho mình vốn từ riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. So sánh tu từ cũng nằm trong quy luật ấy. ở mỗi tác giả, hình ảnh đưa ra làm chuẩn so sánh đều mang tính điển hình. Qua so sánh tu từ, người ta có thể nhận ra những nét riêng thuộc về người sử dụng. Có tác giả ưa dùng so sánh tu từ mang tính phát hiện của trí tuệ. Có tác giả ưa sự mộc mạc, chân chất, chính xác mà vẫn tràn đầy cảm xúc yêu thương. Chẳng hạn: Trong thơ Tố Hữu, so sánh tu từ thường là những hình ảnh kỳ vĩ của thiên nhiên như: Trái đất, trường sơn, biển cả, núi sông . khắc hoạ lên vóc dáng to lớn, đẹp đẽ, giàu sức sống, khí thế cao cả mạnh mẽ và tấm lòng thuỷ chung trong sáng của con người. “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa”. Còn đây là so sánh nghệ thuật của Chế Lan Viên với những hình ảnh giàu nhận thức lý trí: “Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?” Một so sánh đẹp là so sánh phát hiện. Phát hiện những gì người thường không nhận ra, không nhìn thấy. Cả hai tác giả, với sự sáng tạo riêng đã xây dựng những hình tượng thẫm mỹ bằng phương thức so sánh nghệ thuật. Hai cách so sánh đều có nhưng nét độc đáo riêng, đặc sắc và thể hiện phong cách mỗi tác giả.

Học sinh lấy một ví dụ bất kỳ. Chẳng hạn: “Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh” (Đồng Xuân Lan). Giáo viên có thể tiến hành bước 1 sau khi kiểm tra bài cũ của học sinh, để chuyển tiếp vào bài mới với việc hình thành khái niệm.Bước 2: Giúp học sinh phân tích các nét đặc trưng cơ bản của khái niệm so sánh. Để thực hiện công việc này có thể sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để hình thành khái niệm so sánh.Ví dụ: Khi hình thành khái niệm so sánh, giáo viên yêu cầu học sinh: Tìm so sánh trong các ngữ liệu đã cho? chỉ ra cơ sở để có thể so sánh như vậy? So sánh như thế nhằm mục đích gì? So sánh với ví dụ khác cũng sử dụng phép so sánh? Rút ra kết luận về so sánh?

Em hãy trả lời các câu hỏi và làm bài tập sau đây: Có mấy kiểu so sánh thường gặp? Em hãy cho ví dụ và chỉ rõ từng kiểu so sánh đó?2. Chỉ rõ và phân tích giá trị tu từ của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn sau: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quoai hàm bạnh ra, cặp mắt nẩy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. (Trích “Quê nội”- Võ Quảng)3. Em hãy viết một đoạn văn trong đó sử dụng cả hai kiểu so sánh đã học?* Phiếu 3: Họ và tên: ……… Lớp: ………. Trường: ………. Mong em vui lòng điền dấu (X) mỗi ý kiến mà em đồng ý: Hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Việt khi học các biện pháp tu từ giúp em:A. Tạo thêm nhiều hứng thú trong học tập ( ).B. Tiếp thu bài dễ dàng, củng cố và khắc sâu kiến thức tốt ( ).C. Thực hiện đúng và nhanh các nhiệm vụ giao tiếp ( ).* Phiếu 4 Họ và tên: ……… Lớp: ………. Trường: ………. Việc phân tích, đánh giá giá trị tu từ so sánh giúp em: A. Nhận diện nhanh, chính xác phép tu từ so sánh ( ). B. Phân tích và đánh giá được giá trị tu từ của phép tu từ so sánh ( ). C. Mong muốn được nói, viết các câu, đoạn sử dụng phép so sánh ( ). Em hãy đánh dấu (X) vào mỗi ý kiến em đồng ý.C. Kết luận: Đổi mới PP nhằm nâng cao chất lượng day và học là một nhiệm vụ quan trọng của ngành GD hiện nay.Vận dụng PPDH theo hướng tích hợp và tích cực vào việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 6 chính là thực hiện đổi mới về PPDH trong nội dung một bài cụ thể. Thực hiện PPDH các biện pháp tu từ về phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ vâưn 6 theo hướng tích hợp và tích cực ngoài việc dựa trên những cơ sở lí luận còn cần quan tâm đến mối quan hệ hữu cơ giữa PPDH với mục tiêu, nội dung dạy học và PPDH là một thành tố của quá trình dạy học.

Đổi mới PPDH theo hướng tích cực và tích hợp là một quá trình lâu dài và phải được thực hiện ở tất cả các lớp học, các môn học, các cấp học. Nhưng việc đổi mới có thể thực hiện được ngay đối với GV môn Ngữ văn khi dạy biện pháp tu từ ở phần Tiếng Việt lớp 6 nếu như mỗi GV trong từng tiết học giúp HS hoạt động nhiều hơn, nhất là được suy nghĩ và giao tiếp nhiều hơn. Khi đó,lớp học qua nhiều cách học khác nhau sẽ là nơi biến quá trình học thành niềm vui thích với nhiều “sản phẩm” sáng tạo của GV và HS. Và chắc chắn HS sẽ tự tin để tham gia vào các hoạt động học tập và giao tiếpcộng đồng.Đó cũng là con đường nối liền nhà trường với xã hội.

Biện Pháp Tu Từ Là Gì? Tìm Hiểu Đặc Điểm Và So Sánh Các Biện Pháp Tu Từ

Số lượt đọc bài viết: 48.281

Mục đích của biện pháp tu từ là gì? – So với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ giúp tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.

Bên cạnh việc nắm được khái niệm biện pháp tu từ là gì, bạn cũng cần ghi nhớ về vai trò của biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật. Trong tiếng Việt, hình thức của biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng. Hầu hết trong các văn bản nghệ thuật đều rất chú trọng sử dụng biện pháp tu từ để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.

Trong một đoạn văn, có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau tùy mục đích biểu đạt, biểu cảm của tác giả. Việc sử dụng biện pháp tu từ góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân trong tác phẩm.

Một số biện pháp tu từ về từ

Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ bao gồm biện pháp tu từ về từ và biện pháp tu từ về cấu trúc. Bạn không chỉ biết được biện pháp tu từ là gì mà cũng cần lưu tâm đến các hình thức của tu từ. Biện pháp tu từ về từ rất phong phú, thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ so sánh là gì? So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Các phép so sánh đều lấy cái cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn. Việc này giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.

Biện pháp so sánh còn giúp cho câu văn gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng hơn. Mục đích của sự so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau. Mà để nhằm diễn tả hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động.

Trong cách nói thường ngày người Việt Nam thường dùng biện pháp so sánh để ví von: Đẹp như tiên giáng trần, hôi như cú, vui như tết, xấu như ma…Còn trong nghệ thuật, biện pháp so sánh được sử dụng như biện pháp tu từ với thế mạnh đặc biệt khi gợi hình, gợi cảm. Đôi khi là có những so sánh bất ngờ, thú vị, góp phần cụ thể hóa được những điều hết sức trừu tượng, khó cân đo, đong đếm.

Cấu tạo của một phép so sánh gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.

Dấu hiệu nhận biết phép so sánh

Dấu hiệu của phép so sánh: để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

Có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như là, bao nhiêu….bấy nhiêu, không bằng….

Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau

Ví dụ về biện pháp so sánh

Trẻ em như búp trên cành

Các kiểu so sánh thường gặp

So sánh bao gồm: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng

So sánh ngang bằng: So sánh ngang bằng còn gọi là so sánh tương đồng, thường được thể hiện qua các từ như là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu. Ví dụ: Môi đỏ như son, da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun; Lông con mèo giống như một cục bông gòn trắng xóa.

hông bằng, chẳng bằng… Ví dụ: “So sánh không ngang bằng: So sánh không ngang bằng còn gọi là so sánh tương phản, thường sử dụng các từ như hơn, hơn là, kém, kém gì, k Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”.

Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ nhân hóa là gì? Đây là một trong các biện pháp tu từ ngữ âm với cách gọi, cách tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người như hành động, suy nghĩ, tính cách.

Tác dụng của biện pháp nhân hóa

Nhân hóa khiến sự vật, sự việc trở nên sinh động, gần gũi với đời sống con người. Biện pháp nhân hóa cũng đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.

Phân loại biện pháp nhân hóa

Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật (ví dụ: chị ong, chú gà trống, ông mặt trời,…)

Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Ví dụ: “Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” (Tre Việt Nam).

Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Ví dụ: trâu ơi, chim ơi,….

Ẩn dụ hình thức: là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về hình thức, ở hình thức này, người viết giấu đi một phần ý nghĩa

Ẩn dụ cách thức: là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về hình thức, thông qua hình thức này người nói, người viết có thể đưa được nhiều hàm ý vào trong câu

Ẩn dụ phẩm chất: là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về phẩm chất, tính chất

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác . Ví dụ: Trời nắng giòn tan.

Những bông kim ngân như thắp lên niềm hi vọng về tương lai tươi sáng.

Hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ hoán dụ là gì? Hoán dụ là một trong các biện pháp tu từ dùng để gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Những hình thức của hoán dụ

Các kiểu hoán dụ được sử dụng phổ biến là:

Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ: anh ấy là chân sút số một của đội bóng.

Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Ví dụ: Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam – Trường hợp này “khán đài” mang nghĩa là những người ngồi trên khán đài

Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật: Ví dụ: cô gái có mái tóc màu hạt dẻ đang đứng một mình dưới mưa.

Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

Cứ mỗi độ hè đến thì những màu áo xanh lại đến những miền khó khăn, xa xôi.

Cả phòng đang lắng nghe một cách chăm chú thầy giảng bài.

Là một trong các biện pháp tu từ sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ ngữ hoặc cả câu một cách có nghệ thuật.

Tác dụng: sử dụng điệp ngữ vừa giúp nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý. Vừa tạo nên âm hưởng và nhịp điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, hay đoạn thơ. Bên cạnh đó, còn vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc.

Các hình thức của phép điệp ngữ

“Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”. (Ca dao)

Điệp ngữ cách quãng: là việc lặp lại một cụm từ, mà theo đó các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp.

Điệp ngữ nối tiếp: là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau

Ví dụ về biện pháp tu từ điệp ngữ

Biện pháp nói quá là một trong các biện pháp tu từ dùng cách nói phóng đại mức độ, tính chất, của sự vật hay hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn được gọi là khoa trương, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ.,…thường được sử dụng trong khẩu ngữ, thông tấn, văn chương.

Tác dụng: B iện pháp nói quá dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng hơn về điều định nói hay tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp nói quá được dùng nhiều trong các PC như: khẩu ngữ, văn chương, thông tấn.

Ví dụ về biện pháp nói quá

Tác dụng của biện pháp nói quá

Sự kết hợp của nói quá với phóng đại nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm, sự sinh động, sự cụ thể hơn để đem lại hiệu quả cao hơn cho lời nói, câu văn.

Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm, nói tránh là một trong các biện pháp tu từ và ví dụ thường gặp trong đời sống. Nói giảm nói tránh là cách nói giảm nhẹ quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của nó.

Ví dụ về phép nói giảm nói tránh

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi” – Tố Hữu

Tác dụng của phép nói giảm nói tránh

Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi”

Tạo nên một cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. Nhằm tăng sức biểu cảm cho lời thơ, lời văn.

Giảm mức độ, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay nặng nề trong những trường hợp cần phải lảng tránh do nguyên nhân từ tình cảm.

Thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe. Và góp phần tạo cách nói năng đúng mực của người có giáo dục, có văn hoá.

Biện pháp tu từ là gì? Chơi chữ là gì? Đây là một trong các biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt các đặc điểm về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của Tiếng Việt. Nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị cho người đọc. Chơi chữ được sử dụng nhiều trong văn trào phúng, câu đối,..

Tác dụng: Biện pháp chơi chữ thường được dùng để nhằm tạo sắc thái dí dỏm và hài hước làm cho sự diễn đạt trở nên hấp dẫn, thú vị. Biện pháp này thường được dùng để châm biếm, đả kích hoặc đùa vui.

Ví dụ về biện pháp tu từ chơi chữ

Các hình thức chơi chữ thường gặp

Biện pháp kiệt kê trong khái niệm chính là sự nối tiếp, sắp xếp của các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau để diễn tả các khía cạnh, hay tư tưởng tình cảm một cách rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc đến người đọc và người nghe.

Biện pháp liệt kê được sử dụng trong nhiều loại văn bản khác nhau. Để nhận biết phép liệt kê, bạn có thể quan sát trong bài viết sẽ có nhiều từ hay cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và hay cách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ về biện pháp liệt kê

Ví dụ về liệt kê theo từng cặp: Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loại quả như xoài, ổi, hồng xiêm và bưởi.

Ví dụ về liệt kê tăng tiến: Gia đình em gồm nhiều người như em, anh trai em, bố mẹ và ông bà.

Các kiểu liệt kê thường gặp

Theo cấu tạo

Liệt kê theo từng cặp.

Liệt kê không theo từng cặp.

Theo ý nghĩa

Liệt kê tăng tiến.

Liệt kê không theo tăng tiến.

Phép tương phản trong khái niệm có nghĩa là tạo ra những cảnh tượng, những hành động hay những tính cách trái ngược nhau, từ đó nhằm làm nổi bật nội dung, tư tưởng của tác giả hay của chính tác phẩm.

Ví dụ như trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”.

Sự tuyệt vọng khốn cùng của nhân dân trước sự thịnh nộ của thiên nhiên khi chống lại bão lũ.

Please follow and like us:

Biện Pháp So Sánh Là Gì? Cách Đặt Câu Có Biện Pháp So Sánh – Định Nghĩa Mọi Thứ.

Biện pháp so sánh là gì?

So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Mục đích của biện pháp so sánh là gì? So sánh giúp làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật và sự việc, qua đó nhấn mạnh đến ý tưởng và mục đích của người nói, người viết.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh

Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu

Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? –  Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

Các kiểu so sánh thường gặp

So sánh sự vật với sự vật

Ví dụ: Ngôi nhà to lớn như một tòa lâu đài

Mái tóc như chổi lông gà

Cảnh bình minh tựa như như bức tranh mùa xuân

Sự vật 1 (sự vật được so sánh) Từ so sánh Sự vật 2 (sự vật để so sánh)

Ngôi nhà

như

Tòa lâu đài

Mái tóc

như

Chổi lông gà

Cảnh bình minh

Tự như

Bức tranh mùa xuân

So sánh sự vật với con người

Ví dụ: Đứa trẻ tươi tắn như một nụ hoa chớm nở

Mẹ em như là một bảo bối thần kỳ

Cậu thanh niên giống như một ngọn núi sừng sững

Thân em như tấm lụa đào

Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2

Đứa trẻ (con người)

như

Nụ hoa chớm nở (sự vật)

Mẹ em (con người)

Như là

Bảo bối thần kỳ (sự vật)

Cậu thanh niên (con người)

Giống như

Ngọn núi sừng sững (sự vật)

Thân em (con người)

như

Tấm lụa đào

So sánh đặc điểm của 2 sự vật

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát

Cánh đồng lúa vàng ươm như một dải lụa

Các ngón tay tròn đầy như là nải chuối

Sự vật 1 Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật 2

Tiếng suối

trong

như

Tiếng hát

Cánh đồng lúa

Vàng ươm

như

dải lụa

Các ngón tay

Tròn đầy

Như là

Nải chuối

So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ: Tiếng chim trong như tiếng sáo

Tiếng hát thánh thót như tiếng họa mi

Tiếng trống dồn vang như tiếng sấm

Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2

Tiếng chim

như

Tiếng sáo

Tiếng hát

như

Tiếng họa mi

Tiếng trống

như

tiếng sấm

So sánh hoạt động với hoạt động

Ví dụ: Điệu múa của vũ công tựa như một con thiên nga đang xòe cánh

Con sóc chạy nhanh như bay

Sự vật/ con người 1 Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2 Sự vật 2

Vũ công

Điệu múa

Tựa như

Xòe (cánh)

Con thiên nga

Con sóc

Chạy

như

bay

Các hình thức trong biện pháp so sánh

Từ định nghĩa biện pháp so sánh là gì, dấu hiệu của so sánh và các kiểu so sánh, chúng ta cũng cần nắm được các hình thức được sử dụng trong biện pháp so sánh. Dựa theo mức độ so sánh, có thể phân thành:

Dựa vào đối tượng so sánh, có thể phân thành:

Luyện tập về biện pháp so sánh

Câu 1 + 2 SGK lớp 6 tập 2 trang 24:

Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 24

a)

Vế A (cái được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (cái để so sánh)

Trẻ em

như

Búp trên cành

Rừng đước

Dựng lên cao ngất

như

Dãy tường thành vô tận

b)

Vế A (cái được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (cái để so sánh)

Chí lớn cha ông

Trường Sơn

Lòng mẹ

Bao la sóng trào

Cửu Long

Con người

Không chịu khuất

như

Tre mọc thẳng

Câu 1: SGK lớp 6 tập 2 trang 25

Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 25

Câu 3: SGK lớp 6 tập 2 trang 25: Tìm câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

Trong bài “Bài học đường đời đầu tiên”

Trong bài “Sông nước Cà Mau”

(Nguồn: www.youtube.com)

Tác giả: Việt Phương