Top 6 # Yêu Cầu Biện Pháp Xây Dựng Tình Đồng Chí Đồng Đội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xây Dựng Tình Đồng Chí, Đồng Đội

Tình đồng chí, đồng đội là tình cảm đặc biệt, gắn bó những người tuy có hoàn cảnh khác nhau, nhưng có cùng lý tưởng, mục tiêu, giai cấp, đến bên nhau bằng tình yêu thương, sự sẻ chia, để phấn đấu, hi sinh, chiến đấu vì lý tưởng chung. Và đương nhiên, sức mạnh của tập thể sẽ tăng gấp bội nếu tình đồng chí, đồng đội được thắt chặt và ngược lại, sẽ rất nguy hiểm nếu mối quan hệ ấy bị xem nhẹ, áp đặt tiêu cực theo lối “bằng mặt nhưng không bằng lòng”.

Cán bộ Trạm Ra đa 50, Trung đoàn 294 (Sư đoàn 367) nắm tư tưởng chiến sĩ khi người thân lên thăm.

Chuyện từ thực tiễn

Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, ai trong mỗi chúng ta đều được học tập, thấu hiểu về tình đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Đồng chí” của Nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ là sự đúc kết từ thực tế sinh động của tình đồng chí, đồng đội nói chung, tình đồng chí, đồng đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Trong thực tiễn sinh động ấy, những người có chung chí hướng, mục đích, lý tưởng cùng kề vai sát cánh; tuy không cùng quê quán, khác xa nhau về tập quán, vùng, miền, nhưng coi nhau như ruột thịt, sẵn sàng chia sẻ buồn vui, gian khổ, thậm chí hi sinh cả mạng sống để bảo vệ nhau. Chính điều đó đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước; để người người một lòng sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì sự phát triển phồn vinh của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta.

Bên cạnh tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó mà không áng thơ văn, thước phim nào có thể diễn tả hết, chúng ta lại chợt buồn và đau xót, vì ngày nay, vẫn có tập thể, cá nhân cán bộ, chiến sĩ ta, nhất là cán bộ trẻ, hạ sĩ quan, binh sĩ vì một lý do nào đó đã xem nhẹ tình đồng chí, đồng đội, để rồi không gìn giữ trọn vẹn lời thề “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc ra trận…”. Mà câu chuyện lẻ tẻ của sự mất đoàn kết; sự xô sát từ lời nói đến hành động đã gây ra những tổn thương về tâm hồn, thể xác vẫn còn xảy ra.

Tại sao lại có những trường hợp đơn lẻ như vậy?

Cũng có yếu tố khách quan như tác động của mặt trái đời sống xã hội, cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để xảy ra sự mất đoàn kết dẫn đến chính những người “thề sống chết có nhau” có lời nói, hành động làm phai nhạt, sứt mẻ tình đồng chí, đồng đội, ở một số tập thể, cá nhân đơn lẻ thì nhân tố chủ quan là chủ yếu.

Bởi lẽ, nguyên nhân sâu xa của sự mất đoàn kết, dẫn đến làm phai nhạt tình đồng chí, đồng đội là do vẫn còn tình trạng cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quân phiệt, bè phái, cục bộ địa phương, thậm chí có tư tưởng thực dụng, toan tính cá nhân, thiếu trung thực, gây bè kéo cánh, phá vỡ sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ đơn vị. Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp cán bộ trẻ, hạ sĩ quan, binh sĩ vì thiếu tu dưỡng, rèn luyện, tự tách mình ra khỏi tập thể; coi trọng cái tôi dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cán bộ các cấp trong Quân đội: “Đối với binh sĩ, thì lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Người khẳng định: “Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”. Người chỉ rõ: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng Tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, vai trò của lãnh đạo, chỉ huy, hay nói chung là cán bộ là rất quan trọng trong xây dựng mối đoàn kết thống nhất và xây dựng mỗi gắn bó keo sơn của đồng chí, đồng đội với nhau.

Trách nhiệm của chúng ta

Để xây dựng mối đoàn kết thống nhất trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, cấp ủy, chỉ huy các cấp phải có những biện pháp tích cực, phù hợp, hiệu quả trong giáo dục, bồi đắp lý tưởng cách mạng, lý tưởng sống cho cán bộ, chiến sĩ, thông qua giáo dục truyền thống, kết hợp với tập trung xây dựng môi trường sống nhân văn, lành mạnh, có tính kỷ luật cao trong đơn vị. Trong đó, việc thực hiện hiệu quả “3 cùng, 5 nắm” trong quản lý bộ đội và “5 chủ động” trong quản lý tư tưởng bộ đội; duy trì nghiêm chế độ ngày, tuần là biện pháp căn cốt, hàng đầu.

Đối với cán bộ các cấp, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực sự là hạt nhân đoàn kết; phải thực sự là tấm gương trong phát huy truyền thống, sống có tình thương, giữ vững kỷ cương, đề cao trách nhiệm để xây dựng tình đồng chí, đồng đội. Song song với đó, cần giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của quân nhân; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, chống mọi biểu hiện độc đoán, gia trưởng, quy chụp, áp đặt ý kiến cá nhân, thành kiến, trù dập hoặc e dè nể nang, thiếu trung thực, không dám đấu tranh với những nhận thức và hành động sai trái không chỉ trong sinh hoạt đảng, đoàn và các tổ chức quần chúng khác mà cả trong đời sống thường nhật.

Bên cạnh việc không ngừng tăng cường các biện pháp dự báo, phân tích, đánh giá, giải quyết để quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng của bộ đội, cũng cần phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, nhạy bén phát hiện và kịp thời báo cáo theo phân cấp, xử lý thỏa đáng, triệt để những nảy sinh về tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở từng đơn vị.

Tình đồng chí, đồng đội không tự nhiên sinh ra, chẳng tự nhiên mất đi; vậy nên, để xây dựng mối tình cảm thiêng liêng ngày càng keo sơn, gắn bó, mỗi cá nhân cần xác định rõ, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình để ứng xử, giải quyết các mối quan hệ cho thấu đáo, có lý, hợp tình, góp phần tạo thành lũy tư tưởng, mối đoàn kết thống nhất vững chắc; cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ, thách thức, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Xây Dựng Tình Đồng Chí, Đồng Đội Cho Chiến Sĩ Mới

Chiến sĩ mới là những người bắt đầu bước vào thời kỳ hình thành, phát triển các đặc trưng nhân cách của người quân nhân cách mạng. Để trở thành quân nhân cách mạng, chiến sĩ mới phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện mang tính toàn diện để có sự phát triển cả về đức – trí – thể – mỹ… trong đó, việc chiến sĩ mới xây dựng tình đồng chí, đồng đội có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Quá trình hình thành, phát triển các đặc trưng nhân cách của người quân nhân cách mạng sẽ giúp chiến sĩ mới loại bỏ những suy nghĩ, thói quen hành vi của người thanh niên ngoài quân đội và hình thành, củng cố những thuộc tính thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực nhân cách của người quân nhân cách mạng; xây dựng ở tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thương yêu, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau; tôn trọng nhau; biết tin tưởng và giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác; phấn đấu vì mục tiêu chung thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đơn vị; hoàn thành tốt trong thời gian làm nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc và nhân dân.

Do đặc điểm tâm sinh lý của chiến sĩ mới là tuổi còn trẻ, kinh nghiệm sống và hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động quân sự còn ít, vì thế nhận thức còn đơn giản, phiến diện; thái độ và hành vi thường thụ động, khả năng tiếp nhận, chọn lọc và xử lý thông tin còn hạn chế… làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển tình đồng chí, đồng đội. Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng tình đồng chí, đồng đội cho chiến sĩ mới đã và đang phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, lối sống cơ hội thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, lãnh đạm với đồng chí, đồng đội, đề cao lợi ích vật chất… đang tạo ra những khó khăn trở ngại đến việc xây dựng tình đồng chí, đồng đội.

Vì vậy, xây dựng tình đồng chí, đồng đội cho chiến sĩ mới là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong tình hình mới.

NGUYỄN HỮU THẮNG

Giáo Dục, Bồi Dưỡng Phẩm Chất “Yêu Thương Đồng Chí, Đồng Đội”

Thường vụ Ðảng ủy Trung đoàn xác định: “Công tác giáo dục đạo đức cách mạng và phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp; là một trong những nhân tố tinh thần tạo nên sức mạnh của tập thể quân nhân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm của từng cơ quan, đơn vị”. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong đơn vị luôn nhận thức đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục, xây dựng phẩm chất “Yêu thương đồng chí, đồng đội”, tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đơn vị. Coi đây là điều kiện, yếu tố cơ bản để xây dựng tổ chức vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ðể thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, truyền thống, đạo đức, bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho quân nhân các đơn vị của trung tâm đã kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chung với giáo dục riêng, thực hiện đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tác động tới quân nhân nhiều chiều, kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị với gia đình và địa phương để quản lý, giáo dục quân nhân. Ðồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thi đua, chăm lo xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh phong phú trong đơn vị để xây dựng, phát triển nhân cách quân nhân như: “Toàn đơn vị hành động theo điều lệnh”, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú” trong quân đội gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” xây dựng cảnh quan đơn vị chính quy, sáng, xanh, sạch, đẹp; phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa, xây dựng khuôn viên cây xanh, tổ cắt tóc thanh niên, tổ 3 người cùng tiến… Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thống nhất, gắn bó chặt chẽ, thân tình, cởi mở giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa chiến sĩ với chiến sĩ và với nhân dân. Duy trì tốt sinh hoạt dân chủ, công bằng, công khai về chính trị, kinh tế… trong đơn vị. Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong các ngày nghỉ, ngày lễ, tết, sinh hoạt ngoại khóa, sinh nhật đồng đội cho quân nhân… đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ.

Bên cạnh đó, Cấp ủy, chỉ huy các cấp của Trung đoàn thường xuyên nắm, quản lý, dự báo, định hướng tình hình tư tưởng, mối quan hệ xã hội của quân nhân và giúp đỡ quân nhân giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc nảy sinh.

Trung đoàn tập trung đầu tư củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở ở đơn vị như: Nhà Câu lạc bộ quân nhân, thư viện, phòng Hồ Chí Minh, tủ sách pháp luật… phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao kiến thức mọi mặt, vừa định hướng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp và hướng dẫn hành động đúng đắn cho bộ đội. Tổ chức nhiều loại hình hoạt động nâng cao hiểu biết cho bộ đội, góp phần củng cố tình yêu thương đồng chí, đồng đội trên nhiều lĩnh vực, như: Hội thi “Tiếng hát tân binh”; sinh hoạt chính trị tư tưởng, tọa đàm, diễn đàn, hội trại truyền thống… Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí… đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi, lạc quan trong đơn vị. Tổ chức tốt ngày chính trị, văn hóa, tinh thần hàng tháng theo phân cấp. Qua đó, giúp cán bộ, chiến sĩ cập nhật thông tin, giải đáp kịp thời những băn khoăn vướng mắc, nhất là về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách hiện hành, tạo được lòng tin và sự gắn bó giữa cán bộ với chiến sĩ, cấp trên với cấp dưới, góp phần xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở trong từng cơ quan, đơn vị.

Tích cực, chủ động trong việc đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hóa xấu độc, các tệ nạn xã hội xâm nhập vào đơn vị. Các cấp đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết, nghị định của các cấp về đấu tranh bài trừ các sản phẩm văn hóa xấu độc, các tệ nạn, tiêu cực xã hội.

Tích cực phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân phòng chống, đấu tranh với những hành vi, các tệ nạn xã hội xấu độc như: Mại dâm, ma túy, cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan… không để thẩm lậu vào đơn vị. Thực hiện tốt mối quan hệ đoàn kết quân – dân trên địa bàn đơn vị đóng quân.

Thượng tá Cao Xuân Thành, Chính ủy Trung đoàn khẳng định: công tác giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng phẩm chất “yêu thương đồng chí, đồng đội” của Trung đoàn 82 đã được cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong đơn vị, trực tiếp là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nhằm củng cố và phát huy phẩm chất “yêu thương đồng chí, đồng đội” của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Nhớ Lời Người Dặn: “Phải Có Tình Đồng Chí Thương Yêu Lẫn Nhau”

“PHẢI CÓ TINH THẦN TỰ CHỈ TRÍCH “

Người cách mạng theo Hồ Chí Minh muốn toàn tâm, toàn ý hành động và phấn đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân thì nhất định phải có đạo đức cách mạng; phải thấm nhuần 23 điều răn về “Tư cách một người cách mệnh” được chỉ rõ trong tác phẩm Đường Cách mệnh, xuất bản năm 1927. Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức cách mạng đó phải được thường xuyên, liên tục rèn luyện; được quy về 3 mối quan hệ chủ yếu, đó là: Đối với người, đối với việc và đối với mình.

Thấm nhuần lời dạy của Người, trong tiến trình đấu tranh cách mạng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng đã không chỉ luôn sẵn sàng tận tâm, tận lực phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân mà còn luôn quán triệt thực hiện tự phê bình và phê bình: Đối với mình thì phải “cả quyết sửa lỗi”, đối với người thì “có lòng bày vẽ” để trở thành những người luôn gương mẫu đi đầu, làm mực thước cho nhân dân noi theo. Trong gian lao kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cả trong cuộc sống đời thường, vì Đảng, vì dân, trên cơ sở của tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, đã có biết bao tấm gương cán bộ, đảng viên bất chấp mọi hiểm nguy, nguyện hy sinh lợi ích cá nhân, sẵn sàng đem tính mạng của mình bảo vệ, che chở cho đồng đội, đồng bào. Những tấm gương sáng về sự nỗ lực phấn đấu, gương mẫu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, nêu gương trong khi tiến hành tự phê bình và phê bình trên tinh thần đồng chí ở trong Đảng, thể hiện sinh động qua các thời kỳ cách mạng là một trong những nhân tố quan trọng làm nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất của Đảng, giúp Đảng làm tròn nhiệm vụ mà giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc giao phó trong gần 90 năm xây dựng và trưởng thành.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những người “tưởng vào Đảng thì dễ tìm công ăn việc làm. Có người vào Đảng mong làm chức này, tước nọ. Có người vì anh em bạn hữu kéo vào,v.v..”, nên khi có chức, có quyền đã sa vào chủ nghĩa cá nhân, độc đoán, chuyên quyền, tham ô, tham nhũng, xu nịnh cán bộ cấp trên nhưng lại ức hiếp cán bộ cấp dưới và quần chúng… Họ và những người thoái hóa, biến chất như họ đã mắc bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ và nhiều bệnh khác như: hữu danh vô thực, kéo bè kéo cánh, cận thị, v.v.. khiến quần chúng không tin, không phục, không yêu. Do thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, giảm sút ý chí chiến đấu, họ không nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mà chạy theo danh lợi, tiền tài, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc… Vì thế, đã không quy tụ và lãnh đạo được quần chúng, dẫn đến rời xa quần chúng, phá vỡ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.

Vì vậy, để mỗi cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo sáng suốt, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, thì chữa chạy những sai lầm, khuyết điểm không chỉ là yêu cầu tất yếu, nội tại mà còn phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Năm 1951, Hồ Chí Minh đã viết bài ” Tự phê bình ” (đăng báo Nhân dân, 20/5/1951); trong đó nhấn mạnh: “Tự phê bình là gì? Là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa”, bởi “ai cũng cần tắm rửa cho mình mẩy sạch sẽ. Thì ai cũng cần tự phê bình cho tư tưởng và hành động đúng đắn”. Chỉ ra rằng, tự phê bình và phê bình là “thang thuốc đặc trị” để phát huy ưu điểm và sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, song Hồ Chí Minh cẩn trọng nhắc nhở: dùng thuốc phải dùng đúng, dùng sai hiệu quả sẽ khôn lường. Theo Người, “mục đích của tự phê bình và phê bình để giúp nhau tiến bộ, sửa chữa sai lầm”, chứ không phải là để “bới lông tìm vết”, để trả thù, nên cách thức tiến hành phải có lý, có tình, có nghĩa. Trong mọi mối quan hệ, khi công tác hay ứng xử đời thường, Hồ Chí Minh cũng đều chú trọng chữ “tình”, vì theo Người “nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế”.

Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng, người đời không phải thánh thần, mỗi con người đều có cá tính, sở trường, đời sống riêng, hơn nữa trong lòng mỗi người đều có cả điều thiện và điều ác, cho nên, nếu biết làm cho những điều thiện nảy mầm, điều ác thui chột dần đi, thì mỗi con người sẽ tốt hơn lên, xã hội vì thế mà phát triển. Cán bộ, đảng viên cũng vậy, trong công tác hay cuộc sống thường ngày cũng không tránh khỏi khuyết điểm cần phải khắc phục, vì thế: “Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích”, nghĩa là phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, vì “không chịu tự phê bình, tự chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được” [3].

Học và làm theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình ở hai điều chính cốt nhất: mục đích và phương pháp, vì nếu cả hai điều này được tiến hành đúng và kịp thời thì hiệu quả của tự phê bình và phê bình sẽ cao, góp phần hoàn thiện bản thân mỗi người, của tất cả mọi người và đó cũng chính là một trong những phương thức cơ bản giải phóng mọi tiềm năng của mỗi người, để con người đạt tới tự do. Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng của Đảng, là việc làm cần thiết, vừa để chỉ ra ưu điểm và khuyết điểm để rút kinh nghiệm vừa qua đó tìm được biện pháp, học được cách thức để khắc phục hạn chế, chứ không phải là đấu tố, hạ bệ nhau. Hồ Chí Minh quan niệm, “tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình”, “phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình” cho nên “tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau”. Theo đó, mục đích của tự phê bình và phê bình là “cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau sửa chữa khuyết điểm”, làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, cốt để giúp nhau tiến bộ; cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn; cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ. Do đó, phương pháp tự phê bình và phê bình là phải được tiến hành thường xuyên như “rửa mặt hằng ngày” với tâm và động cơ trong sáng; phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt; phải vạch rõ cả ưu điểm và những khuyết điểm để cùng tiến bộ; lời nói phải hợp tình, hợp lý, chớ dùng lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc… Tuy nhiên, sai lầm và khuyết điểm của mỗi con người khác nhau thì hình thức phê bình, xử lý cũng phải khác nhau, mới đảm bảo được tính nghiêm túc, nếu không sẽ sinh ra thói “thậm thà thậm thụt” mà “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng to mồm”.

Vì vậy, để tự phê bình và phê bình đúng và hiệu quả, nguyên tắc này phải được tiến hành trên cơ sở tình thương yêu, khoan dung của mỗi người. Mỗi người đều có một trái tim, trái tinh chân thành, nhân hậu; trái tim đó khi tự phê bình mình cũng như phê bình người là “phê bình việc làm chứ không phê bình người”[4]. Bởi, phê bình cũng như chữa bệnh cứu người, để giúp họ vui lòng nhận ra lỗi lầm mà sửa chữa, để khỏe mạnh trở lại trong cả suy nghĩ và hành động thì trước hết phải thương yêu, phải kịp thời, đúng lúc và đúng chỗ, công khai và thẳng thắn. Nếu làm trái những điều đó, tính giáo dục của thang thuốc tự phê bình và phê bình sẽ không còn tác dụng. Còn người bị phê bình phải thật thà nhận, công khai nhận và “vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”. Tự phê bình và phê bình chỉ thực sự phát huy tác dụng, góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết thống nhất trong mỗi tổ chức, cơ quan, địa phương, đơn vị khi “người có ưu điểm thì phải cố gắng thêm, và người khác phải cố gắng bắt chước. Mọi người phải tích cực sửa chữa khuyết điểm của mình và giúp anh em sửa chữa khuyết điểm của họ”[5]; “phải thực hành khẩu hiệu chí công vô tư; cần, kiệm, liêm, chính”.

Đồng thời, tự phê bình và phê bình phải được thực hiện nghiêm túc theo phương châm “trên trước, dưới sau”, “từ trong ra, từ ngoài vào”, “từ trên xuống, từ dưới lên” để phê bình và tự phê bình bảo đảm dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, có chất lượng gắn với khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. Không phải ngẫu nhiên chỉ hơn một tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945), Hồ Chí Minh đã nêu rõ sáu căn bệnh cần đề phòng của một bộ phận “quan cách mạng”, đó là “trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo”, để sau đó, Người ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ (27/11/1945); Quốc lệnh khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình (26/1/1946) và khẳng định: “Chính phủ đã hết sức làm gương và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết”[6].

“PHẢI CÓ TÌNH ĐỒNG CHÍ THƯƠNG YÊU LẪN NHAU”

Vì người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm, cho nên chúng ta không sợ khuyết điểm, chỉ sợ có lỗi mà không sửa, có lỗi mà giấu giếm, lừa cấp trên, chèn ép cấp dưới dẫn đến tự phê bình và phê bình hình thức, chung chung, vì sợ “mất uy tín”, “mất thể diện”. Tự phê bình và phê bình đúng sẽ “chẳng những không làm giảm thể diện và uy tín của cán bộ, của Đảng. Trái lại, còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín và thể diện càng tăng thêm”… Do đó, để thực hiện lời căn dặn của Hồ Chí Minh về “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” và phải được tiến hành trên tinh thần “có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, trong mọi hoàn cảnh, ở mọi cấp, mỗi tổ chức Đảng phải thường xuyên nhìn thẳng vào sự thật, phải “có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó” và “mỗi cán bộ, mỗi đảng viên hằng ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”.

Sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong Đảng được tạo nên bởi tổ chức mà tổ chức đó là sự kết nối chặt chẽ giữa các đảng viên của Đảng, trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, cho nên theo Hồ Chí Minh, “hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin tức là phải sống với nhau đầy tình nghĩa như vậy. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”. Tình đồng chí ở đây, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc về tổ chức, Điều lệ và chế độ sinh hoạt Đảng còn cần phải xuất phát từ tấm lòng nhân ái, bao dung của mỗi con người, của tình đồng chí từng “nếm mật, nằm gai”, “chia ngọt, sẻ bùi”… Thực tế cho thấy, đã có không ít cơ quan, đơn vị mất đoàn kết từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng trong đời thường mà xuất phát điểm chính là do suy nghĩ và hành động thiếu “tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Tại một tổ chức, nếu đội ngũ cán bộ chủ chốt mất đoàn kết, không thống nhất trong tư tưởng và hành động thì ở nơi đó sẽ có tình trạng cấp trên và cấp dưới cách biệt nhau, là đồng chí với nhau nhưng thường không nói trước mặt mà chỉ nói sau lưng, vì thế, cần phải phát huy vai trò nêu gương, thống nhất giữa nói và làm trước hết từ cấp ủy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bằng trái tim thương yêu rộng lớn đầy khoan dung, nhân ái và sự gương mẫu tự phê bình và phê bình của chính mình, Hồ Chí Minh căn dặn tự phê bình và phê bình trong Đảng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; từ trên xuống và từ dưới lên; không chỉ thực hiện trong nội bộ Đảng mà cần phải mở trong nhân dân; bảo đảm dân chủ, công khai và gắn với kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; có thưởng phạt gắn với biểu dương, nhân rộng gương điển hình. Trong đó, dân chủ là một trong những yếu tố quan trọng để việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng vừa nghiêm túc vừa đạt hiệu quả cao trên cơ sở tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Vì dân chủ đã “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, để nhân dân tham gia giám sát, góp ý cho cán bộ, đảng viên và thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn… Cho nên, học và làm theo Hồ Chí Minh không chỉ ở mục đích, phương pháp của tự phê bình và phê bình mà còn là xây dựng tình đồng chí thương yêu lẫn nhau để kiến tạo một môi trường công tác dân chủ, đoàn kết và thống nhất, thiết thực xây dựng cơ quan, địa phương, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Đó cũng chính là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, học từ Người cách ứng xử tình và lý quyện chặt vào nhau, tràn đầy tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Vì vậy, để thực hiện lời căn dặn của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, trong thời gian tới, một số nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện là:

Một là, mỗi cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén nhất để giúp mỗi người hằng ngày sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, để ngày càng tiến bộ; để Đảng luôn đoàn kết, thống nhất chặt chẽ trong tư tưởng và hành động, ngày càng thêm mạnh, ngày càng phát triển. Theo đó, tự phê bình và phê bình được thể hiện qua sinh hoạt chi bộ định kỳ; hội nghị chi bộ, đảng bộ thường kỳ; đại hội đảng các cấp; các đợt sinh hoạt chính trị tập trung; các báo cáo định kỳ và đột xuất của các tổ chức đảng các cấp.

Hai là, “các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người, mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa”. Theo đó, khi đã “tìm thấy cái nguồn gốc của những sai lầm khuyết điểm đó, và chắc chắn tìm được cách sửa chữa” thì “khéo dùng cách phê bình và tự phê bình để giúp đồng chí khác sửa đổi những sai lầm và khuyết điểm, giúp họ tiến bộ”. Thông qua việc phát hiện “nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa. Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói “trước mặt thì nể, kể lể sau lưng”. Phê bình thì phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, thành thật – mục đích là cốt sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng”, để thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Ba là, đổi mới nội dung và hình thức tự phê bình và phê bình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, với những vấn đề cụ thể, những vấn đề cấp thiết nóng bỏng của cuộc sống đang đặt ra. Trong tự phê bình và phê bình phải thấm nhuần quan điểm nhân văn, xuyên suốt của Hồ Chí Minh, đó là phê bình việc làm chứ không phải phê bình người, để “ai nấy đều phải thiết thực sửa đổi”. Trong đó, người phê bình “quyết không nên phùng mang trợn mắt, quở trách, giễu cợt” người bị phê bình; còn người bị phê bình “không nên tự tôn, tự đại” mà phải lắng nghe ý kiến của người phê bình nhằm khắc phục, phòng và chống tình trạng khi quá “tả”, khi lại quá “hữu, gây mất đoàn kết nội bộ.

Bốn là, phát huy vai trò gương mẫu tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng để khắc phục và phòng, chống tình trạng: “Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản”, dẫn đến nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Năm là, đảm bảo dân chủ, công khai trong tự phê bình và phê bình; khắc phục tình trạng mất dân chủ hoặc áp đặt trong tự phê bình và phê bình, phê bình mang tính hình thức gắn với kịp thời khen thưởng và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên và tổ chức có hành vi trù dập người thẳng thắn phê bình, đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của cấp trên. Thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp phù hợp để thực hiện tự phê bình và phê bình sát với thực tế, bảo đảm chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực.

NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA”

– Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.

– Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

– Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

– Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”…

(Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII)

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khu vực II