Top 5 # Yêu Cầu Chức Năng Của Hệ Thống Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Phân Tích Và Đặc Tả Các Yêu Cầu Hệ Thống

Khái niệm ca sử dụng, hay trường hợp sử dụng (Use Case) được Ivan Jacobson đề xuất từ năm 1994 nhằm mô tả các dịch vụ của hệ thống cho khách hàng và xác định mối quan hệ tương tác giữa hệ thống phần mềm với NSD trong nghiệp vụ.

Một cách hình thức hơn, ca sử dụng mô tả tập các hoạt động của hệ thống theo quan điểm của các tác nhân (Actor). Nó mô tả các yêu cầu của hệ thống và trả lời cho câu hỏi:

Hệ thống phải làm cái gì (What ?).

Ca sử dụng mô tả một quá trình từ bắt đầu cho đến khi kết thúc, gồm dãy các thao tác, các giao dịch cần thiết để sản sinh ra cái gì đó (giá trị, thông tin) theo yêu cầu của một tổ chức, của tác nhân, v.v.

Ca sử dụng được ký hiệu là:

Ký hiệu của ca sử dụng

Trong đó, ” Hoạt động ” là các chức năng, nhiệm vụ hay gọi chung là dịch vụ của hệ thống và nó thường được mô tả bằng các động từ, hay mệnh đề động từ đơn,

Bán hàng, thanh toán, khởi động hệ thống, v.v.

Những ca sử dụng phức tạp sẽ được mô tả chi tiết thông qua các kịch bản.

Mục tiêu của ca sử dụng trong cả quá trình phát triển phần mềm:

Mô tả các yêu cầu chức năng của hệ thống, là kết quả của quá trình khảo sát, nghiên cứu các yêu cầu của bài toán và những thoả thuận giữa khách hàng, NSD hệ thống với người phát triển phần mềm.

Làm cơ sở để người phân tích viên hiểu, người thiết kế xây dựng các kiến trúc, người lập trình cài đặt các chức năng của hệ thống,

Cung cấp các cơ sở để kiểm duyệt, thử nghiệm hệ thống.

Các ca sử dụng đóng vai trò rất quan trọng trong cả quá trình phát triển phần mềm, tất cả các pha phân tích, thiết kế sau này đều dựa vào các ca sử dụng. Như vậy, quá trình được hướng dẫn bởi ca sử dụng là một cách hữu hiệu để mô hình hoá hệ thống với UML. Hình 3-2 chỉ cho chúng ta thấy ai sẽ cần đến ca sử dụng và cần để làm gì. Người sử dụng phải nêu được các yêu cầu của hệ thống, phân tích viên phải hiểu được các công việc của hệ thống, người thiết kế (kiến trúc sư) phải kiến trúc sư phải đưa ra được các thành phần để thực hiện các ca sử dụng, người lập trình thực hiện cài đặt chúng và cuối cùng nhân viên kiểm tra hệ thống dựa vào những ca sử dụng đó.

Vai trò của ca sử dụng trong quá trình phát triển phân mềm

Tác nhân ngoài, hay gọi ngắn gọn là tác nhân là những thực thể bên ngoài có tương tác với hệ thống, bao gồm người, vật, thiết bị hay các hệ thống khác có trao đổi thông tin với hệ thống. Nói cách khác, tác nhân đại diện cho người hay một bộ phận của tổ chức mong muốn nhận được các thông tin (dữ liệu) hoặc các câu trả lời từ những ca sử dụng tương ứng.

Khách mua hàng, người bán hàng là hai tác nhân của HBH.

Ký hiệu của tác nhân là hình nhân cùng với tên gọi như hình 3.

Ký hiệu tác nhân Khách hàng

Tên gọi của tác nhân được mô tả bằng các danh từ (chung) và thường phải nêu được vai trò của nó đối với hệ thống.

Tác nhân trao đổi với hệ thống thông qua việc tương tác, sử dụng các dịch vụ của hệ thống là các ca sử dụng bằng cách trao đổi các thông điệp. Như vậy, tác nhân sẽ cung cấp hoặc sử dụng các thông tin của hệ thống thông qua các ca sử dụng.

Tác nhân Khách hàng tương tác với ca sử dụng Thanh toán

Thông thường trong mỗi hệ thống, khách hàng, NSD, người quản lý, người phụ vụ, v.v. có thể xem như là các tác nhân của hệ thống đó. Chúng ta cũng dễ nhận thấy, một ca sử dụng thì phải được khởi động bởi, hay phục vụ cho một hay nhiều tác nhân.

Xác định các tác nhân

Tác nhân là một bộ phận bên ngoài hệ thống nhưng cộng tác chặt chẽ với hệ thống. Nó chính là đối tượng mà hệ thống phục vụ hoặc cần có để cung cấp dữ liệu. Do đó, nhiệm vụ trước tiên của người phân tích là xác định các tác nhân.

Một trong các kỹ thuật hỗ trợ để xác định các tác nhân là dựa trên các câu trả lời những câu hỏi sau:

Ai sẽ sử dụng các chức năng chính của hệ thống?

Ai cần sự hỗ trợ của hệ thống để thực hiện các công việc hàng ngày?

Ai quản trị, bảo dưỡng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động thường xuyên?

Hệ thống quản lý, sử dụng những thiết bị nào?

Hệ thống cần tương tác với những bộ phận, hệ thống nào khác?

Ai hay cái gì quan tâm đến kết quả xử lý của hệ thống?

Xác định các ca sử dụng

Bước tiếp theo là xác định các ca sử dụng dựa trên những tài liệu đặc tả các yêu cầu, thông qua các tác nhân, v.v. Có hai phương pháp chính hỗ trợ giúp ta xác định các ca sử dụng:

1. Phương pháp thứ nhất là dựa vào các tác nhân:

b. Với mỗi tác nhân, tìm những tiến trình (chức năng) được khởi đầu, hay giúp các tác nhân thực hiện, giao tiếp / tương tác với hệ thống.

2. Phương pháp thứ hai để tìm các ca sử dụng là dựa vào các sự kiện.

a.Xác định những sự kiện bên ngoài có tác động đến hệ thống hay hệ thống phải trả lời.

Tương tự như trên, hãy trả lời những câu hỏi sau đây để tìm ra các ca sử dụng:

1. Nhiệm vụ chính của các tác nhân là gì?

2. Tác nhân cần phải đọc, ghi, sửa đổi, cập nhật, hay lưu trữ thông tin hay không?

3. Những thay đổi bên ngoài hệ thống thì tác nhân có cần phải thông báo cho hệ thống hay không?

4. Những tác nhân nào cần được thông báo về những thay đổi của hệ thống?

5. Hệ thống cần có những đầu vào/ra nào?, từ đâu và đến đâu?

Dựa vào các phương pháp nêu trên, chúng ta hãy xác định các tác nhân và các ca

sử dụng của hệ thống HBH.

1. Danh sách các tác nhân của HBH:

+ Khách hàng (Customer): là những người được hệ HBH phục vụ, là khách hàng.

+ Người bán hàng (Cashier): những người cần sử dụng chức năng bán hàng của hệ thống để thực hiện nhiệm vụ của mình.

+ Người quản lý (Manager): những người được phép khởi động (Start Up) hay kết thúc cả hệ thống (Shut Down) tại các điểm bán hàng đầu cuối.

+ Người quản trị hệ thống (System Administrator): có thể bổ sung, thay đổi những NSD.

2. Danh sách các ca sử dụng của HBH

3. Đăng nhập hệ thống (Log In): Người bán hàng cần sử dụng để nhập vào hệ thống và sử dụng nó để bán hàng.

4. Khởi động (Start Up), Đóng hệ thống (Shut Down): Người quản lý thực hiện để khởi động hay kết thúc hoạt động của hệ thống.

5. Bổ sung NSD mới (Add New Users), Loại bỏ NSD (Remove User): Người quản trị hệ thống có thể bổ sung thêm người sử dụng mới hay loại bỏ những NSD không còn cần sử dụng hệ thống.

Sau khi xác định được các tác nhân và các ca sử dụng thì phải đặt lại tên cho chúng. Tên của các tác nhân và ca sử dụng phải đơn giản, rõ nghĩa và phù hợp với lĩnh vực của bài toán ứng dụng.

Tên của tác nhân phải là danh từ chung và biểu hiện được vai trò của nó trong các mối quan hệ với hệ thống.

Tên của ca sử dụng phải bắt đầu bằng động từ, là mệnh đề đơn, ngắn gọn và mô tả đúng nhiệm vụ mà hệ thống cần thực hiện.

Tóm lại, danh sách các tác nhân và ca sử dụng trong hệ HBH được xác định như sau:

Người bán hàng (Cashier)

Đăng nhập hệ thống (Log In)Thu tiền bán hàng (Cash Out)

Khách hàng (Customer)

Mua hàng (Buy Items)Thu tiền, thanh toán (Refund Items)

Người quản lý (Manager) Hay gian hàng trưởng

Khởi động hệ thống (Start Up) để ngườibán hàng có thể sử dụng để bán hàng.Đóng hệ thống khi hết giờ (Shut Down)

Quản trị hệ thống(System Adminitrator)

Bổ sung NSD (Add New Users) Loại bỏ NSD (Delete User)

Các chức năng mua hàng và bán hànglà tương ứng với khách hàng hay người bán, nhưng trong hệ HBH ta có thể sử dụng một tên gọi chung là bán hàng. Tương tự, Thu tiền bán hàng và Thu tiền có thể đồng nhất là Thu tiền hoặc Thanh toán.

Để hiểu rõ hơn về tiến trình xử lý các yêu cầu của hệ thống, ta nên xây dựng các đặc tả cho các ca sử dụng.

Mẫu ( Format) đặc tả ca sử dụng có dạng:

Ca sử dụng: Tên của ca sử dụng bắt đầu bằng động từ.

Mô tả: Mô tả tóm tắt tiến trình xử lý công việc cần thực hiện.

Đặc tả một số ca sử dụng trong HBH

1. Ca sử dụng: Mua hay bán hàng

Tác nhân: Khách hàng, người bán hàng

Mô tả: Khách hàng sau khi đã chọn đủ các mặt hàng cần mua để ở trong giỏ hàng thì đưa hàng đến quầy thu tiền. Người bán hàng lần lượt ghi nhận các mặt hàng trong giỏ hàng của khách và thu tiền. Sau khi thanh toán xong khách hàng được mang số hàng đã mua đi ra khỏi cửa hàng.

Tham chiếu tới: Các chức năng R1.1, R1.2,2 R1.3, R1.6, R1.7, R1.8, R2.1, R2.2, R2.3.

Tác nhân: Khách hàng, người bán hàng.

Mô tả: Khách hàng có thể trả tiền theo 3 phương thức:

1. Trả tiền mặt

2. Trả bằng thẻ tín dụng

3. Trả bằng séc

Người bán nhận tiền mặt, thẻ tín dụng, tiền séc rồi thanh toán tiền thừa cho khách hàng sau khi thẻ tín dụng, séc đã được kiểm duyệt.

Tham chiếu tới: Các chức năng R1.1, R1.2,2 R1.3, R1.9, R2.1, R2.2, R2.3. Tương tự mô tả tiếp các ca sử dụng còn lại.

Như trong đặc tả ca sử dụng ” Thanh toán” ta thấy nó lại được phân làm ba trường hợp: Thanh toán tiền mặt, Thanh toán bằng thẻ tín dụng và Thanh toán bằng séc. Do đó, để hiểu rõ hơn các hoạt động của hệ thống chúng ta có thể bổ sung thêm ba ca sử dụng mới: Thanh toán tiền mặt, Thanh toán bằng thẻ tín dụng và Thanh toán bằng séc. Để thanh toán được bằng thẻ tín dụng và bằng séc thì thẻ tín dụng, séc phải được kiểm duyệt bởi các tác nhân:

+ Bộ phận kiểm duyệt thẻ tín dụng: giúp hệ thống kiểm tra thẻ tín dụng.

+ Bộ phận kiểm duyệt : giúp hệ thống kiểm tra séc.

Ngoài những đặc tả nêu trên, ta còn có thể xây dựng các kịch bản hành động để mô tả các sự kiện xảy ra trong hệ thống. Mỗi kịch bản có thể mô tả theo hai luồng: luồng thực hiện của các tác nhân và luồng tương ứng với hệ thống.

Đối với ca sử dụng “Bán hàng” có kịch bản (luồng công việc chính) thực hiện như sau:

Nếu khách hàng không trả đủ tiền, hoặc khi thẻ tín dụng, séc không hợp lệ thì huỷ bỏ phiên giao dịch đó.Sau đó xây dựng những kịch bản (luồng công việc) khác hoặc những kịch bản con (luồng công việc phụ) để hiểu và nắm bắt được mọi yêu cầu của hệ thống.

Kịch bản con “Thanh toán bằng thẻ tín dụng”

Hệ Thống Crm Và Chức Năng Của Hệ Thống Crm

Nhờ hệ thống CRM, nhân viên giao dịch sẽ dễ dàng nhận ra nhiều đối tượng khách hàng, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật khác trong công ty thực hiện các hoạt động maketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ phù hợp, nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và mang lại sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng.Phần mềm CRM còn giúp ban lãnh đạo công ty xem xét, đánh giá hiệu quả công việc của các nhân viên để đưa ra được các chính sách khen thưởng hoặc kỷ luật. Nhìn chung, hệ thống phần mềm CRM có các chức năng sau:

Hệ thống CRM hoạt động tương tự như đối với chương trình Outlook của Microsoft. Nó cho phép bạn giao dịch thư điện tử trong mạng lưới người sử dụng CRM, đồng thời giao dịch thư tín với bên ngoài nhờ khai báo các tài khoản POP3.

Hệ thống CRM cho phép công ty tạo lập và phân tích thông tin để quản lý và theo dõi những việc cần làm, chẳng hạn công việc diễn ra với khách hàng nào, trong bao lâu, thuộc dự án hay đề tài nào, do ai chịu trách nhiệm…

Hệ thống CRM giúp bạn bố trí lịch làm việc cho cá nhân, cho tập thể, gồm lịch hàng ngày, lịch hàng tuần và lịch hàng tháng.

Hệ thống CRM cho phép quản lý và theo dõi các cuộc gọi điện thoại trong công ty, giúp bạn đặt được kế hoạch vào những thời gian nào cần gọi cho ai, gọi trong bao lâu và bạn đã thực hiện chưa hay đã quên mất…

Hệ thống CRM cho phép bạn đọc và ghi tài liệu dù là bất cứ dạng văn bản gì, nhờ đó, người sử dụng hệ phần mềm có thể chia sẻ với nhau về các tài liệu dùng chung, những tài liệu cần cho mọi người tham khảo. Đặc biệt khi nhân viên đi công tác xa, anh ta vẫn sử dụng được một cách dễ dàng kho tài liệu chung của công ty mình, đồng thời có thể gửi vào đó những hồ sơ tài liệu mới cho đồng nghiệp bất chấp khoảng cách địa lý… Có thể nói, CRM đã loại bỏ hoàn toàn việc gửi văn bản đính kèm qua thư điện tử đến với mọi người một cách rời rạc như trước đây.

Hệ thống CRM cho phép khai báo và quản lý thông tin cần thiết về những dự án mà công ty bạn cần lập kế hoạch và triển khai. Cùng với những thông tin chính về dự án, bạn có thể quản lý danh sách các thành viên tham gia dự án, họ thuộc các công ty nào, tiến trình công việc diễn ra như thế nào, thời điểm các cuộc hẹn ra sao, các hợp đồng nào cần ký kết…. Bạn cũng có thể phân chia dự án thành các dự án nhỏ hơn và lên lịch trình thực hiện chúng.

Hệ thống CRM tạo ra môi trường giao lưu thông tin công khai trên toàn hệ thống thông qua việc viết tin, trả lời tin… Bên cạnh đó, phần mềm CRM có thể giúp từng nhóm người trao đổi trực tuyến để thể hiện quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, bất kỳ họ đang ngồi tại cơ quan hay đang đi công tác.

Hệ thống CRM cho phép quản lý danh sách các hợp đồng kèm theo, dù đó là những nguyên bản hợp đồng lưu dưới dạng PDF.

Theo sunflowerco.com.vn

Yêu Cầu Chức Năng Và Phi Chức Năng

Trong lĩnh vực phần mềm khái niệm “yêu cầu” là một trong những điều thường xuyên được nhắc đến. Trong đó, yêu cầu chức năng (functional) và yêu cầu phi chức năng (non-functional) là một trong những điều quan trọng nhất.

Khái niệm yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ sẽ rất dễ dàng nhầm lẫn.

Nếu có một điều mà bất kì một phần mềm hoặc dự án nào cũng phải có nếu không muốn thất bại. Đó không thể là gì khác ngoài yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng.

Để đạt được sự thành công của phần mềm, hay dự án, đòi hỏi cả người dùng lẫn người lập trình đều phải hiểu được nó. Đây chính là lúc cần đến các yêu cầu để đảm bảo sự cần bằng từ hai bên.

1. Định nghĩa yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng

Tuy nhiên, điều gì thực sự khác nhau giữa yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng? Điều đó không có gì phức tạp, khi mà bạn hiểu được sự khác nhau thì mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng.

1.1 Yêu cầu chức năng ( functional ) là gì?

Yêu cầu chức năng được định nghĩa là sự mô tả của chức năng hoặc dịch vụ của phần mềm hay hệ thống.

Thông thường, yêu cầu chức năng sẽ chỉ ra một hành vi hoặc một chức năng. Ví dụ phần mềm hay hệ thống phải có chức năng:

Hiển thị tên, kích thước, khoảng trống có sẵn và định dạng của một ổ đĩa flash được kết nối với cổng USB. Chức năng thêm khách hàng hay in hóa đơn.

Ví dụ: Yêu cầu chức năng của hộp sữa carton là có thể tích 400ml

Một vài yêu cầu chức năng phổ biến như là:

Nguyên tắc kinh doanh

Các giao dịch đúng, những sự điều chỉnh và hủy bỏ

Chức năng hành chính

Xác thực

Phần quyền

Theo dõi kiểm toán

Giao diện bên ngoài

Yêu cầu chứng chỉ

Yêu cầu báo cáo

Lịch sử dữ liệu

Yêu cầu pháp lí và quy định

1.2 Yêu cầu phi chức năng (Non-Functional) là gì?

Vậy còn Yêu cầu phi chức năng? Chúng là gì? Và chúng khác gì? Có thể nói một cách đơn giản rằng yêu cầu phi chức năng chỉ ra những quy định về tính chất và ràng buộc cho phần mềm hay hệ thống.

Yêu cầu phi chức năng bao gồm tất cả những yêu cầu mà yêu cầu chức năng không có. Chúng chỉ ra những tiêu chí để đánh giá hoạt động của hệ thống thay vì hành vi. Ví dụ:

Thay đổi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu nên được cập nhật cho tất cả người dùng sử dụng hệ thống trong 2 giây.

Ví dụ: Yêu cầu phi chức năng của nón bảo hộ là chịu được sức ép 10,000PSI

Một vài yêu cầu phi chức năng phổ biến như:

Hiệu suất ví dụ như thời gian phản hồi, thông lượng, dùng trong việc gì, thể tích tĩnh

Khả năng mở rộng

Sức chứa

Độ khả dụng

Độ tin cậy

Khả năng phục hồi

Khả năng bảo trì

Dịch vụ có sẵn

An ninh

Quy định

Khả năng quản lí

Môi trường

Toàn vẹn dữ liệu

Khả năng sử dụng

Khả năng tương tác

Như đã nói ở trên, yêu cầu phi chức năng chỉ ra những đặc tính chất lượng hay các thuộc tính chất lượng.

Tầm quan trọng của yêu cầu phi chức năng là không thể xem thường. Có một cách chắc chắn để đảm bảo các yêu cầu phi chức năng không bị bỏ sót đó là sử dụng các nhóm yêu cầu phi chức năng.

2. Sự khác nhau giữa yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng

Như vậy, có thể thấy sự khác nhau rất rõ ràng giữa yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng. Trong đó:

Yêu cầu chức năng: mô tả chức năng hoặc dịch vụ của phần mềm hay hệ thống

Yêu cầu phi chức năng: mô tả những ràng buộc và tính chất của phần mềm hay hệ thống

Vì vậy, trong thực tế yêu cầu phi chức năng sẽ được đánh giá là có phần quan trọng hơn. Nếu không thỏa mãn được các yêu cầu này thì phần mềm hoặc hệ thống sẽ không thể đưa vào sử dụng.

Hiện nay, các khái niệm về yêu cầu đôi lúc gặp phải những khó khăn nhất định về rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng chính xác nhu cầu phần mềm hay hệ thống đòi hỏi những yêu cầu phải thực sự rõ ràng.

Bài viết có sử dụng những phần dịch tiếng Việt để giúp bạn đọc có được cái nhìn trực quan nhất. Mong rằng những kiến thức trên sẽ hữu ích với các bạn, nếu có bất kì câu hỏi nào hãy để lại bên dưới bài viết này.

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST chúng tôi DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.

– Biên tập nội dung BAC –

Các Chức Năng Chính Của Hệ Thống

Hệ thống hỗ trợ sao lưu dữ liệu theo ý muốn của người quản trị, đảm bảo độ an toàn cao cho dữ liệu, tránh bị mất dữ liệu khi dữ liệu trên Server bị hỏng hoặc dữ liệu bị mất.

Việc phân quyền sử dụng hệ thống cũng được người quản trị quản lý một các đơn giản nhưng hiệu quả, đảm bảo sự an toàn dữ liệu của hệ thống và của từng cá nhân, khẳng định quyền cũng như trách nhiệm sử dụng hệ thống của từng cá nhân sử dụng hệ thống

Lượng hàng hoá xuất – nhập được quản lý chặt chẽ thông qua các phiếu xuất – nhập hàng, các phiếu này được lưu trong cơ sở dữ liệu của hệ thống và có thể tìm nhanh theo bất kỳ tiêu chí nào của phiếu.

Hệ thống cho phép người sử dụng xuất dữ liệu ra Word, Excel, Access… in phiếu xuất – nhập hàng trực tiếp ngay trên giao diện xem phiếu khi cần thiết.

Thống kê chi tiết các loại hàng hoá trên phiếu như: tên hàng hoá, mã hàng hoá, số lượng xuất – nhập, đơn giá xuất – nhập, ngày xuất- nhập, tên nhà cung cấp hoặc Khách hàng, hình thức thanh toán…

Quá trình lập phiếu xuất – nhập hàng được tự động liên kết với các chức năng khác của hệ thống nhằm đảm bảo tính logic, chuẩn hoá dữ liệu và chính xác dữ liệu trong quá trình kiểm soát nhập hàng.

Chức năng này cho phép người sử dụng quản lý toàn bộ lượng phiếu xuất hoặc phiếu nhập theo quyền truy cập của mình trên hệ thống.

Các phiếu xuất nhập được lưu trữ và quản lý bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tập trung hoặc phân tán, đảm bảo độ an toàn cao của dữ liệu hệ thống.

Người sử dụng hệ thống có thể kiểm tra và chỉnh sửa các thông tin trên các phiếu nhập một cách dễ dàng với thao tác đơn giản khi phát hiện có sự sai xót trong quá trình nhập liệu.

Với mỗi , hàng hoá vật tư luôn được chứa trong nhiều kho khác nhau. Do nhu cầu kinh doanh sản xuất, quá trình luân chuyển hàng hoá giữa các kho được diễn ra liên tục như: từ kho sản xuất về kho , mua hàng từ kho của nhà cung cấp về kho của công ty…

Hệ thống cho phép quản lý chặt chẽ quá trình luân chuyển của hàng hoá với độ chính xác tuyệt đối, thao tác thực hiện nhanh, dễ điều khiển, dễ thống kê số lượng hàng hoá luân chuyển.

Theo dõi quá trình luân chuyển của hàng hoá, hiện trang hiện tại của một lô hàng hoặc một đang ở vị trí nào, do bộ phận nào quản lý …