Top 7 # Zalo Có Chức Năng Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Có Những Tính Năng Mới Gì Trong Zalo Phiên Bản Mới?

Tính năng mới nổi bật trên Zalo PC

1. Thu hồi tin nhắn trên Zalo

Tính năng thu hồi tin nhắn đã gửi trên Zalo được cập nhật ở bản Zalo Android, iOS trước. Và bây giờ khi bạn dùng Zalo PC phiên bản mới cũng đã có thể lấy lại những tin nhắn gửi nhầm trên Zalo. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý tính năng này chỉ áp dụng khi người nhận chưa xem nội dung tin nhắn mà thôi.

Chỉ cần nhấn chuột phải vào tin nhắn muốn thu hồi rồi chọn Thu hồi là được. Cả 2 bên sẽ nhận được thông báo Tin nhắn đã thu hồi.

2. Tìm kiếm file trong kho media

Trong bản Zalo mới cập nhật gần đây thì trình tìm kiếm trong kho media đã được mở rộng ra, không chỉ với hình ảnh mà còn tìm kiếm được các tập tin, link. Điều này sẽ giúp người dùng có thể xem lại những dữ liệu mà mình đã gửi lên Zalo.

Bước 1:

Bạn nhấn vào cuộc trò chuyện trên Zalo rồi mở rộng giao diện nhắn tin. Tại đây người dùng sẽ thấy những dữ liệu đã gửi được chia ra làm 3 phần Media với hình ảnh, File với các tập tin và Link với link chia sẻ.

Với Media bạn có thể chọn Người gửi, Ngày gửi để tìm ảnh. Với mục File có thể nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm, hoặc phân thành Loại file gửi gồm PDF, Word, Excel, PowerPoint. Chúng ta cũng có thể chọn Người gửi và Ngày gửi.

Với Link bạn cũng có thanh Tìm kiếm link để nhập từ khóa và thêm tùy chọn Người gửi và Ngày gửi.

3. Tạo mã khóa cho Zalo PC

4. Thay đổi trạng thái Zalo PC

Bản Zalo trên máy tính đã có thể thay đổi trạng thái online sang những trạng thái khác như đang bận, tạm vắng tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.

Tính năng mới nổi bật trên Zalo Android, iOS

1. Tạo biệt danh cho tài khoản

Tính năng tạo biệt danh giúp bạn bè dễ nhận biết bạn hơn. Đặc biệt chúng ta có thể đăng nhập qua biệt danh mà không cần tới số điện thoại hay email. Bạn cũng có thể sử dụng URL với tên biệt danh Zalo để giới thiệu tới người khác mà không cần số điện thoại.

Lưu ý tên username trên Zalo sẽ không được phép đổi và chỉ tạo 1 lần duy nhất.

Bước 1:

Người dùng truy cập vào trang cá nhân rồi nhấn chọn vào biểu tượng 3 dấu chấm. Tiếp đó nhấn vào phần Thông tin để cập nhật thông tin.

Bước 2:

Chuyển sang giao diện mới nhấn vào phần Username và tiến hành đặt biệt danh cho tài khoản. Các ký tự phải viết liền không có dấu cách, khoảng cách.

Khi tên username có màu xanh và thông báo Username hợp lệ thì tên đó đã không trùng với ai. Nếu trùng có thể thêm số vào sau để phân biệt tên.

2. Thêm tìm kiếm sticker Zalo

3. Trả lời tin nhắn thành viên nhóm chat

Trước đây để trả lời tin nhắn của 1 ai bạn phải nhấn @ rồi nhấn vào tên người muốn trả lời. Tuy nhiên với bản Zalo mới này chỉ cần nhấn vào tin nhắn muốn trả lời rồi nhấn Trả lời trong giao diện tùy chọn là xong.

Tại đây bạn cũng sẽ có tùy chọn chuyển tin nhắn quan trọng thành thông báo khi nhấn vào biểu tượng Ghim, hay chia sẻ tin nhắn tới tài khoản Zalo khác.

4. Bật/tắt tự động phát video Zalo

Zalo hiện tại đã có thêm tùy chỉnh bật, tắt video tự động phát trên Zalo để tiết kiệm dung lượng dữ liệu di động. Bạn có thể tùy chọn chỉ phát video khi có WiFi hoặc dừng hẳn tự động phát video.

5. Thêm chỉnh ảnh đăng Khoảnh khắc Zalo

Mục Khoảnh khắc trên Zalo đã có thêm tính năng chỉnh sửa hình ảnh, cụ thể thêm bộ lọc ảnh, thêm sticker cho ảnh, các hiệu ứng chuyển động,… Như vậy nội dung trên Khoảnh khắc video sẽ thú vị hơn.

Niệu Đạo Có Chức Năng Gì?

1. Vị trí của Niệu đạo

Hệ tiết niệu của con người gồm có hai thận, hai niệu quản hai bên bàng quang và cuối cùng là niệu đạo

Niệu đạo là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ tiểu (lỗ sáo) để đưa nước tiểu ra bên ngoài. Ngoài ra đối với nam giới, niệu đạo còn có chức năng trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài.

2. Cấu tạo của Niệu đạo

Đối với niệu đạo nữ, là ống dài khoảng 3-5cm rất đàn hồi và có thể dãn ra đến 1cm. Lỗ niệu đạo ngoài là chỗ hẹp nhất của niệu đạo, nó nằm sau âm vật trước lỗ âm đạo và nằm giữa hai môi bé.

Đối với niệu đạo nam, dài gấp 6 lần niệu đạo nữ, khoảng 18-20cm và được chia làm 4 đoạn

Niệu đạo trước tiền liệt: dài khoảng 1-1,5cm, nằm ở trong cổ bàng quang và chỉ tồn tại khi bàng quang đầy.

Niệu đạo tiền liệt: dài từ 2,5 đến 3cm và là phần giãn to nhất của niệu đạo.

Niệu đạo màng: là đoạn hẹp nhất và ngắn nhất, chỉ dài 1,2cm. Bắt đầu từ mặt dưới tuyến tiền liệt đến hoành niệu dục.

Niệu đạo xốp: là đoạn dài nhất của niệu đạo, dài khoảng 12-15cm đi trong hành xốp dương vật và ra lỗ niệu đạo ngoài.

3. Chức năng của Niệu đạo

Chức năng chính của niệu đạo ở cả nam giới và nữ giới là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nước tiểu có vai trò rất quan trọng trong việc đưa vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo ra khỏi cơ thể.

Riêng ở nam giới, niệu đạo còn đồng thời là đường đi chung của hệ sinh dục và hệ tiết niệu. Lồi tinh nằm ⅓ đoạn giữa và ⅓ đoạn dưới của đoạn tiền liệt tuyến, có hình bầu dục bắt đầu từ mào niệu đạo nở rộng. Giữa lồi tinh có lỗ của túi bầu dục tuyến tiền liệt. Hai lỗ của ống phóng tinh nằm ở 2 bên lỗ túi. Hai bên lồi tinh có 2 rãnh, có nhiều lỗ nhỏ của các tuyến tiền liệt đổ vào ở đáy rãnh. Niệu đạo nam không chỉ có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài mà còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài (xuất tinh). Vì vậy việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo ở nam giới và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

4. Các bệnh thường gặp

Hẹp niệu đạo

Viêm niệu đạo

5. Những điều cần lưu ý

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài, việc vệ sinh không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh sẽ là nguyên nhân chính gây lên bệnh viêm niệu đạo, đặc biệt ở nữ giới có hệ thống niệu đạo và những giai đoạn sinh lý tương đối đặc biệt Vì vậy để phòng tránh viêm niệu đạo ở nữ giới cần

Vệ sinh sạch sẽ để ngăn các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào

Quan hệ tình dục an toàn: việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc gây ra bệnh viêm niệu đạo.

Sử dụng băng vệ sinh và các loại dung dịch vệ sinh đúng cách.

Uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn. Viêm niệu đạo thường gây khó chịu khi tiểu như tiểu rát, tiểu buốt, nóng,… điều này khiến nhiều người thường xuyên nhịn tiểu khiến cho bàng quang lưu trữ nước tiểu lâu và vi khuẩn xâm nhập vào sẽ có thời gian sinh sôi và tấn công. Việc đi tiểu có vai trò rất quan trọng là đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể.

Nguồn: Vinmec

Dạ Dày Có Chức Năng Gì?

Khi dạ dày rỗng, thành bên trong sẽ tạo nên những nếp gấp nhỏ. Khi ăn, dạ dày lại giãn ra để chứa thức ăn và những nếp gấp này sẽ biến mất. Nhờ những nếp gấp này mà dạ dày có khả năng chứa được trung bình 1 – 2 lít thực phẩm và đồ uống sau các bữa ăn bình thường và tối đa có thể lên đến hơn 5 lít khi ăn nhiều. Các nếp gấp còn có vai trò giữ thức ăn bên trong dạ dày để phân hủy.

Dạ dày thường giữ thức ăn trong vòng từ 3 đến 5 tiếng rồi sẽ tiếp tục đẩy sang các cơ quan tiêu hóa tiếp theo.

Dạ dày tiêu hóa thức ăn bằng một hỗn hợp gồm có enzyme và axit được gọi là dịch dạ dày hay dịch vị. Sở dĩ dạ dày không bị lượng dịch này ăn mòn là nhờ lớp niêm mạc được phủ chất dịch nhầy ngăn các tế bào tiếp xúc với dịch vị. Nếu không có lớp bảo vệ này thì dạ dày sẽ “tự tiêu hóa” chính nó và đây là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Các tế bào niêm mạc dạ dày tạo ra các hoạt chất sau đây trong dịch vị:

Pepsin: Enzyme tiêu hóa protein này bắt đầu hoạt động khi thức ăn vào dạ dày.

Hydrochloric acid: Loại axit cực mạnh này phân hủy thức ăn và bất kỳ vật lạ nào ví dụ như vi khuẩn gây bệnh. Các cơ vòng cũng cũng góp phần bảo vệ dạ dày không bị axit ăn mòn bằng cách co bóp để đẩy thức ăn và chất dịch bên trong không ngừng di chuyển. Đầu bên trên của dạ dày có cơ vòng thực quản ngăn cách thực quản và dạ dày. Khi cơ này không giãn ra được một cách bình thường, bạn sẽ gặp hiện tượng khó nuốt. Ở đầu bên kia của dạ dày có cơ thắt môn vị với nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ thức ăn di chuyển xuống ruột non.

Sau khi dạ dày thực hiện xong phần việc của mình, hỗn hợp dịch vị và thức ăn (được gọi là dưỡng chấp) rời khỏi dạ dày, di chuyển qua cơ thắt môn vị và đi vào tá tràng trước khi vào ruột non.

Vì sự cân bằng các chất trong dạ dày rất dễ bị phá vỡ nên nhiều vấn đề có thể phát sinh với dạ dày, trong đó có các vấn đề phổ biến như:

Ethernet Switch Có Chức Năng Gì?

Ethernet Switch có chức năng gì?

Switch là một thiết bị chọn lựa đường dẫn để gửi frame đến đích, hoạt động ở Lớp 2 của mô hình OSI. Đôi khi Switch còn được gọi là Bridge đa port hay Hub chuyển mạch. Switch quyết định chuyển frame dựa trên địa chỉ MAC, do đó nó được xếp vào thiết bị Lớp 2. Chính nhờ Switch có khả năng lựa chọn đường dẫn để quyết định chuyển frame nên mạng LAN có thể hoạt động hiệu quả hơn. Switch nhận biết máy nào kết nối với cổng của nó bằng cách học địa chỉ MAC nguồn trong frame mà nó nhận được. Khi hai máy thực hiện liên lạc với nhau, Switch chỉ thiết lập một mạch ảo giữa hai cổng tương ứng mà không làm ảnh hưởng đến lưu thông trên các cổng khác.

Do đó, mạng LAN có hiệu suất hoạt động cao thường sử dụng chuyển mạch toàn bộ. Switch tập trung các kết nối và quyết định chọn đường dẫn để truyền dữ liệu hiệu quả. Frame được chuyển mạch từ cổng nhận vào đến cổng phát ra. Mỗi cổng là một kết nối cung cấp chọn băng thông cho host. Trong Ethernet Hub, tất cả các cổng kết nối vào một mạng chính, hay nói cách khác, tất cả các thiết bị kết nối Hub sẽ cùng chia sẻ băng thông mạng. Nếu có hai máy trạm được thiết lập phiên kết nối thì chúng sẽ sử dụng một lượng băng thông đáng kể và hoạt động của các thiết bị còn lại kết nối vào Hub sẽ bị giảm xuống.

Để giải quyết tình trạng trên, Switch xử lý mỗi cổng là một đoạn mạng (segment) riêng biệt. Khi các máy ở các cổng khác nhau cần liên lạc với nhau, Switch sẽ chuyển frame từ cổng này sang cổng kia và đảm bảo cung cấp chọn băng thông cho mỗi phiên kết nối.

* Tách biệt giao thông trên từng đoạn mạng: Ethernet Switch chia hệ thống mạng ra thành các đơn vị cực nhỏ gọi là microsegment. Các segment như vậy cho phép các người dùng trên nhiều segment khác nhau có thể gửi dữ liệu cùng một lúc mà không làm chậm các hoạt động của mạng. Bằng cách chia nhỏ hệ thống mạng, sẽ làm giảm số lượng người dùng và thiết bị cùng chia sẻ một băng thông. Mỗi segment là một miền đụng độ riêng biệt. Switch giới hạn lưu lượng băng thông chỉ chuyển gói tin đến đúng cổng cần thiết dựa trên địa chỉ MAC Lớp 2.

* Tăng nhiều hơn lượng băng thông dành cho mỗi người dùng bằng cách tạo ra miền đụng độ nhỏ hơn. Switch bảo đảm cung cấp băng thông nhiều hơn cho người dùng bằng cách tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn. Switch chia nhỏ mạng LAN thành nhiều đoạn mạng (segment) nhỏ. Mỗi segment này là một kết nối riêng giống như một làn đường riêng 100 Mbps. Mỗi server có thể đặt trên một kết nối 100 Mbps riêng. Trong các hệ thống mạng hiện nay, Fast Ethernet Switch được sử dụng làm đường trục chính cho mạng LAN, còn Ethernet Switch, Ehternet Hub hoặc Fast Ethernet Hub được sử dụng kết nối xuống các máy tính. Khi các ứng dụng mới như truyền thông đa phương tiện, video hội nghị… ngày càng trở nên phổ biến hơn thì mỗi máy tính sẽ được một kết nối 100 Mbps riêng vào Switch.

Nguyễn Khắc Phong – VnPro