Xem Nhiều 3/2023 #️ Tp Móng Cái: Chuyển Giao Nhiệm Vụ Y Tế Học Đường Về Trạm Y Tế # Top 12 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tp Móng Cái: Chuyển Giao Nhiệm Vụ Y Tế Học Đường Về Trạm Y Tế # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tp Móng Cái: Chuyển Giao Nhiệm Vụ Y Tế Học Đường Về Trạm Y Tế mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TP Móng Cái: Chuyển giao nhiệm vụ y tế học đường về trạm y tế

Thực hiện lộ trình triển khai Đề án 25, đầu tháng 4 vừa qua, Phòng GD-ĐT phối hợp với Trung tâm Y tế TP Móng Cái tổ chức lễ bàn giao và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ y tế học đường của 13 trường THCS về trạm y tế xã, phường ở địa phương.

Chị Hoàng Thị Thắm, chuyên viên tiểu học, kiêm phụ trách về y tế học đường Phòng GD-ĐT TP Móng Cái cho biết: Đến nay, Phòng GD-ĐT thành phố đã thực hiện việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ y tế trường học về trạm y tế xã, phường đối với 13/16 trường THCS. Riêng 3 trường chưa chuyển giao (TH-THCS Bắc Sơn, TH-THCS Vĩnh Trung, THCS Hải Sơn) đều thuộc các xã khó khăn, có 2 cấp học chung, phần lớn học sinh là dân tộc ở nội trú tại trường nên cán bộ y tế thường phải kiêm nhiệm cả công tác quản lý, phụ trách theo dõi, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh trong cả quá trình học tập và sinh hoạt.

Cán bộ y tế Trạm Y tế xã Hải Xuân khám bệnh cho học sinh Trường THCS Hải Xuân (TP Móng Cái).

Thầy giáo Nguyễn Văn Nghĩa, Hiệu trưởng Trường THCS Hải Xuân, xã Hải Xuân chia sẻ: Trước khi thực hiện chủ trương này của Phòng GD-ĐT, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền đến tất cả học sinh và phụ huynh. Hầu hết phụ huynh đều đồng thuận với cách làm này, vì trên thực tế điều kiện cơ sở vật chất phòng y tế của trường chưa đáp ứng tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, trong khi trạm y tế xã chỉ cách trường gần 50m nên khi có tình huống xảy ra thì việc chuyển học sinh sang trạm y tế rất nhanh chóng, thuận lợi. Cùng với đó, nhà trường cũng đã bố trí 1 nhân viên kế toán kiêm nhiệm công tác y tế để kịp thời hỗ trợ học sinh khi xảy ra vấn đề và trực tiếp là đầu mối phối hợp với Trạm Y tế xã để xây dựng, triển khai các kế hoạch khám, tư vấn chăm sóc sức khoẻ định kỳ cho học sinh theo quy định.

Chia sẻ về tiếp nhận nhiệm vụ y tế học đường từ trường học về đơn vị, anh Nguyễn Tiến Tuấn, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hải Xuân cho biết: Mặc dù công việc của đơn vị khá nhiều, tuy nhiên, thực hiện chủ trương về tinh giản bộ máy, biên chế theo Đề án 25, đơn vị đã chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ y tế phụ trách kiêm nhiệm nhiệm vụ y tế học đường, đồng thời phối hợp với trường học để thực hiện tốt công tác này. Từ khi nhiệm vụ y tế học đường chuyển về Trạm Y tế xã, công việc của đơn vị vẫn đảm bảo tốt, chưa gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ…”.

Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, trong thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế, Phòng GD-ĐT thành phố cũng rất quan tâm đến đối tượng diện tinh giản. Đối với 13 cán bộ y tế đã tinh giản từ các trường THCS, đơn vị đã chỉ đạo sắp xếp, bố trí cho các cán bộ này chuyển về công tác tại các trường tiểu học và mầm non trên địa bàn còn thiếu cán bộ y tế chuyên trách. Trong thời gian tới, Phòng GD-ĐT thành phố sẽ tăng cường theo dõi, tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về chất lượng công tác y tế học đường sau khi chuyển giao nhiệm vụ cho các trạm y tế xã, phường. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố tổ chức một số đợt tập huấn về kỹ năng, thao tác sơ, cấp cứu ban đầu cho cán bộ kiêm nhiệm nhiệm vụ y tế tại trường để kịp thời xử lý các tình huống cấp bách trước khi chuyển học sinh sang trạm y tế địa phương.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

Chuyên Ngành Y Tế Học Đường Là Gì? Nhiệm Vụ Của Y Tế Học Đường?

Y tế học đường là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế dự phòng bao gồm một hệ thống các phương pháp, biện pháp nhằm bảo vệ để nâng cao sức khỏe cho học sinh, biến các kiến thức khoa học thành những kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động của lứa tuổi học đường.

Đây là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên sức khỏe của học sinh, trên cơ sở đó xây dựng và tiếp tục thực hiện các kế hoạch triển khai để bảo vệ và đảm bảo các điều kiện thuận lợi để các em học sinh phát triển toàn diện.

Các lĩnh vực của y tế trường học bao gồm: quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học, vệ sinh trường học, giáo dục sức khỏe trong trường học…

Nhiệm vụ của y tế trường học

Thực hiện công tác vệ sinh môi trường trường học

– Vệ sinh môi trường trường học: Bao gồm thực hiện nhiều công việc như vệ sinh quy hoạch, xây dựng trường, vệ sinh phòng học, vệ sinh môi trường chung hoặc phòng thí nghiệm, cung cấp nước và xử lý rác thải…

– Vệ sinh chế độ học tập, lao động và sinh hoạt tại nhà trường.

– Vệ sinh tất cả các trang thiết bị và đồ dùng học tập, dụng cụ như bảng, ghế, bàn cũng như các đồ dùng học tập.

– Vệ sinh nhà ăn, chế độ dinh dưỡng trong nhà trường.

Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học

– Y tế học đường có thể thực hiện khám và điều trị một vài bệnh cảm cúm thông thường hoặc đau bụng, tiêu chảy, nhiễm trùng ngoài da…

– Thực hiện sở cứu ban đầu để xử lý tại chỗ các tai nạn như chảy máu, gẫy xương, bong gân, ngừng tim, ngừng thở điện giật, ngừng tim, đuối nước, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, động kinh hoặc dị ứng…

– Tổ chức các buổi khám sức khỏe định kỳ và kiểm soát tốt sức khỏe học sinh.

– Quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh

Triển khai các chương trình phòng chống bệnh tật và tai nạn thương tích trong trường học

– Thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống các bệnh truyền nhiễm

Một số bệnh như lao, cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, sốt ban, thủy đậu, đau mắt đỏ, quai bị, viêm màng não, SARS, H5N1.. những bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Bệnh truyền qua đường tiêu hoá như tả, lỵ, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy cấp, giun sán, viêm gan siêu virus A.

Sốt Dangue và sốt xuất huyết dangue, viêm não Nhật bản, viêm gan B, sốt vàng; dịch hạch, sốt rét, giun chỉ… các bệnh lây truyền qua đường máu.

Bệnh truyền qua da và niêm mạc (uốn ván, than, lậu cầu, giang mai, leptospira, dại, mắt hột, HIV/AIDS).

– Có kế hoạch phòng chống tình trạng như cong vẹo cột sống, cận thị…

– Phòng chống tai nạn, thương tích.

– Thực hiện những chương trình chăm sóc sức khỏe trường học như chăm sóc răng miệng, phòng chống đau mắt hột, phòng chống lao…

– Tuyên truyền công tác vệ sinh cá nhân cho học sinh.

– Nâng cao kỹ năng phòng chống bệnh tật cho học sinh trong trường.

– Tổ chức các chương trình giáo dục giới tính.

Y tế học đường được chú trọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Công việc của cán bộ y tế trong trường học

– Thực hiện các kế hoạch xây dựng những hoạt động y tế cho năm học được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

– Quản lý tốt tủ thuốc và y dụng cụ để có thể sơ cứu và xử lý ban đầu những bệnh thông thường xảy ra trong trường.

– Tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh, giáo viên

– Lên kế hoạch các chương trình y tế được đưa vào trường học.

– Xây dựng khẩu phần ăn cho học sinh, hướng dẫn tư thế ngồi học đúng chuẩn để tránh những tình trạng cong vẹo cột sống hoặc thị lực, hướng dẫn và tiếp tục triển khai các công tác phòng chống dịch bệnh xảy ra nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo môi trường học tập cho an toàn.

– Nhân viên y tế học đường có nhiều vụ thăm khám, hướng dẫn các em liều dùng, sơ cứu, điều trị và cấp phát thuốc (trong khuôn khổ quy định), chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống phù hợp với thể trạng. Do hệ miễn dịch của học sinh còn chưa thực sự hoàn thiện, nên trong quá trình học tập tại trường, một số em có thể gặp các vấn đề bất thường như cảm lạnh, cảm nắng, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, ngất… Hoặc cũng có những trường hợp trong lúc vui đùa không may bị ngã hay va chạm…

– Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:

Trực tiếp thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu vực trong nhà trường theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà trường

Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, phòng dịch theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương

– Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do ngành Y tế tổ chức cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp quận, huyện đề ra

– Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học đường theo quy định

Thường thì mức lương của từng người sẽ còn tùy thuộc vào năng lực của bản thân. So với mặt bằng các ngành nghề khác trong nước ta hiện nay thì mức lương của chuyên ngành Y tế học đường cũng khá hấp dẫn. Với những cử nhân mới ra trường thì mức lương có thể dao động từ 5 – 7 triệu đồng. Còn khi đã có kinh nghiệm lâu năm trong thời gian dài thì mức lương có thể dao động từ 7 – 10 triệu hoặc có thể cao hơn.

Có thể nói rằng Y tế học đường là một công việc thú vị, ý nghĩa, rất phù hợp với những bạn trẻ yêu thích công việc chăm sóc sức khỏe cho những mầm non tương lai của đất nước. Hơn nữa, cơ hội việc làm cho nghề y tá học đường cũng khá cao.

Nhiệm Vụ Của Nữ Hộ Sinh Tại Trạm Y Tế

Nhiệm vụ của nữ Hộ sinh tại trạm Y tế được quy định tại số số 68/CP ngày 11 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ là khám thai, đỡ đẻ, tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng,…

Ngành Hộ sinh là một trong những ngành Y không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ thời kì sinh sản, những trẻ em dưới 5 tuổi,…Ngành học này ngành càng trở nên đắt giá khi cơ hội nghề nghiệp ngày càng rộng mở. Ra trường sinh viên có thể làm việc tại nhiều cơ sở, trong có có trạm Y tế của xã.

Công việc của nữ hộ sinh chủ yếu là đỡ đẻ

Nữ Hộ sinh làm việc tại trạm Y tế có những nhiệm vụ gì?

Theo quy định của Pháp luật nhà nước hiện hành, nhiệm vụ của nữ Hộ sinh tại trạm Y tế là:

Tham gia công tác khám chữa bệnh, trực các ca cấp cứu theo sự phân công của trạm trưởng.

Khám thai, thực hiện đỡ đẻ cho những ca sinh thường, hỗ trợ và theo dõi các sản phụ đồng thời áp dụng những biện pháp kỹ thuật chuyên môn được giao.

Theo dõi, quản lý, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em về việc cách trông non tại nhà, cho con bú, phòng tránh những bệnh thường gặp như suy dinh dưỡng, tiêu chảy.

Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe

Tham mưu, phối hợp với trạm trưởng trong việc lên kế hoạch thực hiện các tiêu chuẩn, mục tiêu xã hội về Y tế ở địa phương mình trong từng giai đoạn nhất định.

Thống kê số liệu và ghi chép lại theo mẫu đồng thời bàn giaoca, báo cáo với trưởng trạm.

Sẵn sàng làm các công việc khác khi được phân công.

Làm theo đúng và đủ các y lệnh của các bác sĩ điều trị đã chỉ định đồng thời báo cáo kịp thời cho họ nếu sản phụ hay trẻ sơ sinh có gì không bình thường; nhớ ghi lại cụ thể, tỉ mỉ, tránh sai sót hay nhầm lẫn không đáng có.

Tiếp nhận và bàn giao sản phụ với ca trực khác

Giữ gìn thuốc thang, thiết bị y tế, hồ sơ bệnh nhân và các thiết bị khác, hỗ trợ vệ sinh các phòng bệnh và các buồng khác trong phạm vi đã được cấp trên phân công.

Làm việc dưới quyền của trạm trưởng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng trạm và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của trung tâm Y tế huyện.

Thiết lập và duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương và hợp tác với các thành viên khác trong trạm.

Làm thế nào để nữ Hộ sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ?

Có thể ai cũng thuộc lòng và đếm rõ mồn một từng nhiệm vụ nữ Hộ sinh tại trạm Y tế tuy nhiên để hoàn thành tốt điều đó thì không dễ dàng chút nào. Trước hết là do ý thức của mỗi người, sau đó có thể do chương trình đào tạo của ngành Hộ sinh. Một chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ bao gồm những kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, đặc biệt không thể thiếu là tâm lý học. Bởi vì khi nắm bắt được tâm lý của bệnh nhân, nữ Hộ sinh sẽ biết cách điều chỉnh ngôn ngữ giao tiếp để người bệnh hài lòng, giảm bớt áp lực nặng nề.

Sinh viên ngành Hộ sinh thực hành tại trường

Cũng phải khẳng định lại rằng, để làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ, bản thân mỗi người phải nỗ lực cố gắng, không ai có thể làm thay được. Mỗi sinh viên cần nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu có thể, hãy tham gia vào các hoạt động đoàn thể của địa phương, thực tập tại bệnh viện để sau này không chỉ thực hiện công tác chuyên môn mà còn có thể tuyên truyền cho người dân về việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Hơn nữa, qua khảo sát cho thấy, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công, nữ Hộ sinh cũng cần có những tố chất nhất định:

Lòng nhân hậu

Đứa trẻ ra đời là sản phẩm kết tinh của tình yêu đối lứa, là hạnh phúc, là niềm trông mong của bao gia đình. Họ cần biết trân trọng, nâng niu từng khoảnh khắc của em bé chào đời đồng thời nhẹ nhàng với sản phụ để xua tan nỗi “mang nặng đẻ đau”. Rồi mai đây khi làm vợ, làm mẹ, họ càng thấm thía sâu sắc điều này.

Can đảm

Bất kỳ nhân viên Y tế nào cũng cần có lòng dũng cảm, quyết đoán; không ngại bẩn, sợ máu,…Có như vậy người bệnh, thai phụ mới yên tâm giao tính mạng cho đội ngũ Y sĩ được.

Tỉ mỉ, cẩn thận

Một sai sót nhỏ trong lúc đỡ đẻ có thể ảnh hưởng lớn đến thai phụ hoặc trẻ nhỏ sau này. Vì vậy, hơn ai hết, họ phải là người cận thận, giúp đỡ bác sĩ trong từng đường khâu mũi chỉ để đảm bảo những ca sinh phức tạp có vết mổ đẹp hơn, bớt đau hơn, quan trọng nhất là an toàn.

Trách nhiệm

Làm việc gì cũng cần người có trách nhiệm mới đạt kết quả tốt đẹp. Đức tính này lại càng cần thiết với một nữ Hộ sinh. Sau khi xong ca của mình, phải bàn giao đầy đủ các bệnh nhi, sản phụ,…cho ekip khác để đảm bảo người bệnh luôn được chăm sóc chu đáo, đặc biệt kịp thời phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo cho bác sĩ điều trị.

https://caodangduoctphcm.org.vn/ tổng hợp

Hướng Dẫn Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Trạm Y Tế Xã, Phường, Thị Trấn

Cập nhật lúc 14:06, Thứ hai, 02/11/2015

( ĐCSVN) – Bộ Y tế vừa có Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

Theo đó, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã. Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, chức năng của Trạm y tế xã thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật. Về y tế dự phòng, thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch. Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Về khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh, thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Về chăm sóc sức khỏe sinh sản, triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường; thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Về mối quan hệ, trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện. Trạm y tế xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trạm y tế xã có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và Trưởng thôn, bản trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2015./.

Bạn đang xem bài viết Tp Móng Cái: Chuyển Giao Nhiệm Vụ Y Tế Học Đường Về Trạm Y Tế trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!