Cập nhật thông tin chi tiết về Tp. Thái Nguyên: Quyết Liệt Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(TN&MT) – Thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đang trong quá trình phát triển mạnh . Các hoạt động xây dựng đô thị; chế biến, sản xuất kinh doanh gia tăng nên không tránh khỏi sự tác động đến môi trường. Để đảm bảo sức khỏe đời sống nhân dân, thành phố đề ra nhiều giải pháp bảo vệ môi trường bền vững, trong đó tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là phòng chống rác thải nhựa. Quyết liệt bảo vệ môi trườngÔng Nguyễn Văn Tuệ, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Thái Nguyên cho biết: Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố đã thực hiện như thế nào đối với công tác bảo vệ môi trường là rất quyết liệt, trách nhiệm. Để triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố Thái Nguyên phát triển bền vững, ngày 10/11/2016, UBND thành phố Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 12/8/2013 của Thành ủy Thái Nguyên về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, trong đó đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Thành phố Thái Nguyên nỗ lực phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường sạch sẽ, trong lành.UBND thành phố đã xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên và Môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020 và được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua. Thành phố giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường, xã triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết kịp thời khắc phục khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện. UBND các phường, xã của thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường và mang lại những kết quả hết sức tích cực.
Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của ác cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cộng đồng dân cư được nâng cao, công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường bước đầu đạt được những kết quả nhất định thông qua việc đăng ký tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp, thành lập mô hình “5 không 3 sạch”, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia xử lý chất thải. Chất lượng môi trường không khí, đất, nguồn nước mặt, nước dưới đất trên địa bàn thành phố bước đầu được kiểm soát, các điểm nóng về môi trường được kịp thời giải quyết hạn chế những bức xúc của nhân dân.
Nhiều giải pháp căn cơ
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố vẫn có những hạn chế: Ý thức của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường chưa cao, vẫn còn một bộ phận cộng đồng dân cư và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường; Một số cơ sở chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc có đầu tư xây dựng nhưng không vận hành thường xuyên.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên không có điều kiện để đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải. Kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, vùng nông thôn, làng nghề trên địa bàn thành phố còn hạn chế.
TP. Thái Nguyên đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường.Nhiều doanh nghiệp sản xuất, cơ sở chăn nuôi nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhưng chưa có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn biến phức tạp.
Trước thực trạng đó, thành phố Thái Nguyên đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo sức khỏe đời sống nhân dân: Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Trong đó tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm và thường xuyên có ý kiến phản ánh của cử tri; tăng cường hoạt động lấy mẫu giám sát, đánh giá chất lượng xả thải.
Tăng cường công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí thông qua chương trình quan trắc môi trường hàng năm, quản lý chặt chẽ các nguồn chất thải nhất là chất thải nguy hại trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và y tế.
Phụ nữ tiên phong chống rác thải nhựa.Xây dựng, lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo và các lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Triển khai các hoạt động hưởng ứng các ngày kỷ niệm về bảo vệ môi trường trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường.
Phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các hội viên và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, xây dựng và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Bảo Vệ Môi Trường Và Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường
Khẩu hiệu bảo vệ môi trường – bảo vệ cuộc sống của chúng ta có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề thường xuyên được nhắc đến trong các diễn đàn phát triển bền vững, các kênh truyền thông đại chúng. Những vấn nạn về môi trường đang là “nỗi lo chung” của toàn xã hội loài người. Chính vì vậy, mỗi con người chúng ta cần phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, cải thiện tình trạng môi trường hiện tại… Đừng trông chờ vào bất cứ ai, hãy hành động vì môi trường, vì cuộc sống và sự phát triển của chính chúng ta.
Có thể hiểu đơn giản bảo vệ môi trường là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường luôn được xanh, sạch đẹp, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời bảo vệ môi trường là đảm bảo sự cân bằng của môi trường sinh thái, ngăn chặn những hành vi gây hại cho môi trường.
Những biện pháp giúp bảo vệ môi trường
Giữ gìn cây xanh, chống chặt phá rừng
Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Cây xanh có thể hút khó bụi, các chất độc hại đồng thời chống xói mòn, sạc lở đất… giúp bảo vệ và cải thiện môi trường. Ngày nay, diện tích đất rừng đang ngày càng bị thu hẹp, số lượng cây xanh ở các thành phố lớn có xu hướng ít đi, tình trạng chặt phá rừng ngày một gia tăng… là những nguyên ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, mỗi con người cần phải có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ cây xanh… bảo vệ môi trường và không tiếp tay với những hành vì xấu gây hại cho môi trường xung quanh.
Khi xã hôi ngày càng phát triển, con người ngày càng quan tâm đến những nguồn năng lượng sạch không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Những nguồn năng lượng sạch có thể kể đến như: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Nếu nguồn năng lượng sạch được phổ biến rộng rãi, quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản giảm, quá trình đốt cháy nhiên liệu giảm… sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Giảm thiểu sử dụng túi ni lông
Những túi ni lông không thể phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên đến hàng trăm năm. Ngày nay, công tác xử lý chất thải túi ni lông chưa thực sự được đẩy mạnh, khiến đây vẫn trở thành một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Thay vì sử dụng túi ni lông chúng ta có thể sử dụng các loại túi giấy, túi có thể phân hủy được… để bảo vệ môi trường.
Tiết kiệm
Tiết kiệm năng lượng điện, nước và tài nguyên thiên nhiên là một trong những việc làm giúp bảo vệ môi trường. Để sản xuất ra nguồn năng lượng sử dụng trong cuộc sống thường ngày phải tiêu tốn rất nhiều công sức, tiền của, hoạt động sản xuất năng lượng cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bỏ rác đúng nơi quy định
Rác thải, chất thải… cần được xử lý kịp thời để tránh gây ô nhiễm môi trường. Việc bỏ rác đúng nơi quy định là hành động góp phần bảo vệ môi trường. Thông thường rác trong các thùng rác, rác được bỏ đúng nơi quy định sẽ nhanh chóng được gom và xử lý. Chính vì vậy, hãy tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Thông qua các kênh phương tiện truyền thông tại chúng, các trang mạng xã hội… chúng ta có thể truyền tải những thông điệp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nếu tất cả mọi người đều có ý thức môi trường sẽ trở nên xanh sạch, đẹp hơn rất nhiều.
Những phong trào những biện pháp nhằm tuyên truyền ý thức trong việc bảo vệ môi trường, những chương trình trồng cây, gây rừng, giờ trái đất… là những hoạt động mà bạn nên tham gia để góp phần cải thiện môi trường sống của chúng ta.
Bảo Vệ Môi Trường Vùng Miền Núi, Dtts: Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ, Quyết Liệt
Là một tiêu chí quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới, vấn đề môi trường đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với các địa phương, đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số (DTTS).
Người dân xã Đại Dực (huyện Tiên Yên) tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho đồng bào DTTS là vấn đề nan giải của một số xã vùng miền núi, đặc biệt khó khăn của huyện Hải Hà. Để thay đổi tập tục sinh hoạt, thói quen lạc hậu của người dân, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, các xã thống kê số nhà dân chưa có nhà vệ sinh, số hộ cần di chuyển chuồng nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà ở. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động xã hội hóa 250 tấn xi măng, trên 30 vạn viên gạch, huy động hàng trăm ngày công của các đoàn thể, lực lượng bộ đội để hỗ trợ người dân xây dựng công trình nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh.
Tại huyện Bình Liêu, việc triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn, miền núi cũng được địa phương thực hiện đồng bộ, tích cực. Xác định tuyên truyền là giải pháp then chốt, huyện đã tập trung vận động nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua việc phát tờ rơi, hệ thống loa truyền thanh, lồng ghép tại các cuộc họp thôn, bản… Ngoài ra, huyện còn thường xuyên tổ chức phát động và duy trì hiệu quả hoạt động “Ngày chủ nhật xanh” tại khu dân cư; xây dựng mô hình “3 sạch”, “Tuyến đường xanh – sạch – đẹp”, hướng dẫn bà con dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, để từ đó nâng cao ý thức, nhận thức cho thế hệ trẻ dần thay đổi thói quen, xây dựng nền nếp sinh hoạt tiến bộ, văn minh.
Cán bộ thôn Khe O, xã Lục Hồn (huyện Bình Liêu) tuyên truyền, vận động người dân ăn ở, sinh hoạt hợp vệ sinh.
Thời gian qua, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ trong bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường tại các địa phương, tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai Đề án cải tạo môi trường tỉnh, quy hoạch quản lý tài nguyên nước, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt quan tâm đến môi trường nông thôn, vùng DTTS và miền núi. Trong thực hiện tiêu chí số 17 của Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương triển khai xây dựng các điểm tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt, thành lập các tổ hợp tác xã xây dựng và dịch vụ về môi trường; lồng ghép công tác vệ sinh môi trường vào hương ước, quy ước. Đồng thời, hướng dẫn người dân thực hiện ăn ở hợp vệ sinh, di chuyển, sắp xếp chuồng trại hợp lý, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; xây dựng mô hình điểm “3 trong 1” (hầm khí biogas, chuồng chăn nuôi, nhà tiêu hợp vệ sinh) tại vùng DTTS và miền núi. Công tác quy hoạch bãi xử lý rác thải, nghĩa trang nhân dân được bố trí phù hợp với quy hoạch tổng thể của các địa phương và phong tục, tập quán của đồng bào DTTS, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư.
Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh cũng bố trí ngân sách đầu tư xây dựng 43 công trình nước sinh hoạt tập trung cho 2.178 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.638 hộ, qua đó, góp phần thực hiện tốt một số tiêu chí, chỉ tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng miền núi.
Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên xã Đại Dực (Tiên Yên) hướng dẫn bà con gấp chăn, màn, thực hiện nếp sống văn minh.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân được các địa phương chú trọng. Việc thực hiện nếp sống văn minh gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Các phong trào: “5 không, 3 sạch”, “ngày chủ nhật xanh”, “đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng”, “thanh niên tình nguyện hè”… được các tổ chức, đoàn thể phát động và thực hiện thường xuyên. Nhiều mô hình về thu dọn rác, giữ gìn vệ sinh môi trường được triển khai và nhân rộng, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
Với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, công tác bảo vệ và cải thiện môi trường ở khu vực miền núi, DTTS đã có nhiều tiến triển, ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân cũng được nâng lên đáng kể, qua đó, tạo nên diện mạo mới cho khu vực này.
Yến Vy
Nêu Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường
1. Trồng nhiều cây xanh
Cây xanh là lá phổi của hành tinh này, cung cấp oxi và hấp thụ cacbonic. Cây xanh là bức tường ngăn xói mòn đất, ngăn hiệu ứng nhà kính, tạo môi trường sống tuyệt vời cho con người và động vật.
Bạn nên trồng cây xanh xung quanh nhà, trồng hoa nơi ban công phòng ngủ hoặc công ty để cuộc sống rực rỡ và trong lành hơn.
Trồng cây xanh bảo vệ tương lai của chúng ta
2. Xử lý môi trường vệ sinh xung quanh
Cuộc sống hằng ngày nhả vào bầu khí quyển một lượng rác thải, khí thải cực kỳ lớn, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Vậy nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự giác thu gom, phân loại rác thải và vệ sinh môi trường xung quanh. Một hành động nhỏ nhưng có tác động lớn.
3. Hạn chế sử dụng túi nilon
Nilon là vật liệu khó phân hủy, trong môi trường bình thường nó có thể tồn tại hàng trăm năm. Chẳng mấy năm nữa, thế giới sẽ biến thành bãi rác của chính chúng ta. Để giảm thiểu túi nilon, trước tiên hãy thay thế túi nilon bằng các loại túi giấy hay các loại túi có thể phân hủy, thân thiện với môi trường.
Sử dụng túi chất liệu có thể phân hủy được để bảo vệ môi trường
4. Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu xuất sử dụng cao và lâu. Gia đình nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm chi phí và tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên thời đại mới này.
5. Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, sử dụng các biện pháp khoa học mới áp dụng vào nông nghiệp, công nghiệp, thời trang, giải trí… hoặc tái chế sử dụng các vật dụng tiết kiệm chi phí, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế ô nhiễm môi trường
Bạn đang xem bài viết Tp. Thái Nguyên: Quyết Liệt Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!