Cập nhật thông tin chi tiết về Trách Nhiệm Của Nhà Máy In Tiền Quốc Gia Về Việc In Đúc Tiền mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trách nhiệm của Nhà máy in tiền Quốc gia về việc in đúc tiền được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là em là một sinh viên trường Học viện cảnh sát nhân dân ngành quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, em có một thắc mắc muốn tìm hiểu xin nhờ anh/ chị giải đáp như sau. Trách nhiệm của Nhà máy in tiền Quốc gia về việc in đúc tiền được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn!Thanh Tú (thanhtu***@gmail.com)
Trách nhiệm của Nhà máy in tiền Quốc gia về việc in đúc tiền tại Điều 20 Thông tư 37/2014/TT-NHNN quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:
1. Xây dựng và trình Thống đốc (qua Cục Phát hành và Kho quỹ) ban hành quy trình công nghệ chế bản, in, đúc tiền; quy định về quản lý chất lượng chế bản và chất lượng đồng tiền trong toàn bộ quá trình in, đúc tiền.
2. Xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về việc quản lý vật tư chuyên dùng in, đúc tiền, các bản in, khuôn đúc, tiêu hủy các bản in hỏng, khuôn đúc hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng; việc quản lý thông tin, dữ liệu về mẫu thiết kế đồng tiền, chế tạo bản in, khuôn đúc, hệ thống máy tính (hoặc mạng máy tính nội bộ), phần mềm chuyên dùng trong thiết kế mẫu tiền, chế tạo bản in, khuôn đúc; việc bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động in, đúc tiền và việc đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình sản xuất.
3. Gửi Cục Phát hành và Kho quỹ các tài liệu sau:
– Tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
– Các báo cáo định mức tiêu hao vật tư và mức tiêu hao vật tư thực tế về giấy in, mực in (offset, Intaglio, in số, in phủ) của từng loại tiền và tỷ lệ sản phẩm hỏng.
– Báo cáo kết quả thí nghiệm đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm in, đúc thử và sản phẩm in, đúc chính thức.
Trân trọng!
Nhà Máy In Tiền Quốc Gia Được Sản Xuất Vàng Miếng
Thứ ba – 06/01/2015 22:50
Sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng là những chức năng mới bổ sung của Nhà máy In tiền quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có Quyết định số 2809/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Nhà máy In tiền Quốc gia, có hiệu lực từ ngày 31/12/2014.
Theo đó, Quyết định này sửa đổi, bổ sung Điều 3 về ngành, nghề sản xuất-kinh doanh của Nhà máy In tiền Quốc gia gồm: In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng.
Cụ thể, nhà máy có chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ in, đúc các loại tiền giấy, tiền kim loại, sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng và các loại giấy tờ có giá theo kế hoạch giao của Thống đốc NHNN; Tổ chức chế bản in, tạo khuôn đúc tiền, vàng miếng, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng theo hợp đồng với NHNN; Tham gia thiết kế mẫu tiền theo quyết định của Thống đốc NHNN.
Nhà máy In tiền Quốc gia được nhập khẩu hoặc nhận ủy thác nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ in, đúc tiền và giấy tờ có giá của Nhà máy và doanh nghiệp khác theo quy định hiện hành của Nhà nước về nhập khẩu; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc NHNN giao; Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh thêm phù hợp với khả năng của Nhà máy và nhu cầu thị trường với điều kiện: Được sự đồng ý bằng văn bản của NHNN; Không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ hoạt động công ích.
Nhà máy In tiền Quốc gia cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho việc in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng; Đăng ký bổ sung ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành; Hạch toán riêng phần hoạt động sản xuất, kinh doanh thêm; Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với phần sản xuất, kinh doanh thêm theo quy định của pháp luật.
Theo Nhật Nam
chúng tôi
Chính Sách Tiền Tệ Quốc Gia
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2015:
Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và kết quả đạt được trong điều hành năm 2014, NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 như sau:“Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Là Gì? Vai Trò Của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế là gì?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tiếng Anh là International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế được mô tả như “Một tổ chức của 189 quốc gia” thực hiện việc “nuôi dưỡng” tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao cũng như giảm bớt đói nghèo. IMF chịu sự điều hành và chịu trách nhiệm trước 189 quốc gia thành viên.
IMF có cơ cấu tổ chức gồm những bộ phận chính như sau:
Hội đồng thống đốc: Đây là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc và một thống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên. Thống đốc được chỉ định bởi quốc gia thành viên và thông thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân hàng trung ương.
Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộ trưởng là: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế (IMFC- International Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee).
Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IMF được hình thành vào tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc ở New Hampshire, Hoa Kỳ. Lúc này 44 quốc gia tham dự đã tìm cách xây dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế và tránh lặp lại tình trạng phá giá tiền tệ cạnh tranh đã góp phần vào cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Ngày 8/5/1947, IMF tiến hành cho vay khoản đầu tiên.
IMF xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua phí thành viên, được gọi là hạn ngạch. Mỗi quốc gia thành viên trả tiền cho một hạn ngạch dựa trên quy mô kinh tế của quốc gia đó, vì vậy các nền kinh tế lớn phải trả nhiều tiền hơn. Như vậy, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của quỹ là do các nước thành viên đóng góp. IMF đã xây dựng một hạn mức cho vay và hạn mức đóng góp với các nước thành viên. Số phiếu biểu quyết của mỗi nước tùy thuộc vào mức độ đóng góp của nước đó cho IMF. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp.
Trải qua các thời kỳ biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỷ giá hối đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử.
Năm 1972, theo Hiệp định Jamaica, các tỷ giá hối đoái được thả nổi. Điều này đã đẩy các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) không duy trì tỷ giá đồng tiền của mình theo đồng đôla nữa mà mỗi nước tự do quy định, tuyên bố hay không tuyên bố tỷ giá đồng tiền của mình. Lúc này vàng bị gạt ra khỏi hệ thống tiền tệ và được thay thế bằng quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights – SDR) để tăng thêm mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế.
Về quy mô thành viên, hiện IMF có 189 thành viên. Đây là con số lớn hơn gấp nhiều lần so với con số 44 thành viên khi IMF được thành lập.
Có thể thấy IMF hiện đang là một tổ chức lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Bạn có thể truy cập vào trang web Quỹ tiền tệ quốc tế để tìm hiểu các thông tin chi tiết về quá trình thành lập cũng như hoạt động của IMF.
Chức năng và nhiệm vụ của IMF
Nhiệm vụ chính của IMF là đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế – hệ thống tỷ giá hối đoái và thanh toán quốc tế cho phép các quốc gia và công dân của họ giao dịch với nhau.
Quỹ tiền tệ Quốc tế hỗ trợ các nước thành viên thông qua 3 chức năng chính sau đây:
– Giám sát: Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu và các nước thành viên, đồng thời tư vấn về chính sách kinh tế cho các nước thành viên. Điều này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu, thống kê, phân tích và dự báo các nền kinh tế quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu. Ngoài ra, IMF sẽ cung cấp lời khuyên cho các nước thành viên và thúc đẩy các chính sách được thiết kế để thúc đẩy sự ổn định kinh tế, giảm tính dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, và nâng cao mức sống.
– Hỗ trợ tài chính: Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước thành viên khi họ gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Cụ thể như đưa ra các nguồn vốn cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài. Nhiệm vụ hỗ trợ tài chính này chính là trách nhiệm cốt lõi của IMF.
– Phát triển năng lực: Trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên nhằm cải thiện khả năng điều hành kinh tế. Ví dụ như thiết kế và thực hiện các chính sách hiệu quả hơn đối với thuế và quản lý, quản lý chi tiêu, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, giám sát và điều tiết hệ thống ngân hàng và tài chính, khuôn khổ lập pháp và thống kê kinh tế.
Các loại tín dụng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IMF là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu. Từ đó thiết lập tài chính an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế cũng như đẩy mạnh việc làm, tăng trưởng kinh tế cao và giảm bớt đói nghèo. Xuất phát từ mục đích này IMF cũng đưa ra các loại tín dụng để hỗ trợ các nước thành viên trong việc phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:
– Tín dụng thông thường: Loại này yêu cầu nước được vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế ngắn hạn.
Mức cho vay tối đa là 100% cổ phần của nước đó tại qũy
Thời hạn vay từ 3 – 5 năm
Thời gian ân hạn 3 năm
Lãi suất khoảng 5% – 7,5%/năm
– Vốn vay bổ sung: Loại tín dụng này có:
Mức vay có thể từ 100% – 350% cổ phần của nước đó tại quỹ (tuỳ theo mức độ thiếu hụt)
Thời hạn vay từ 3 – 5 năm
Thời gian ân hạn 3,5 năm
Lãi suất được tính theo lãi suất thị trường
– Vay dự phòng: Loại tín dụng này của IMF có các đặc điểm:
Mức vay tối đa được 62,5% cổ phần
Thời hạn vay 5 năm
Thời gian ân hạn 3,5 năm
Lãi suất áp dụng theo thị trường
– Vay dài hạn: Nước đi vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế trung hạn và mọi khoản vay phải theo sát với việc thực hiện chương trình theo từng quý, năm. Trong đó:
Mức vay bằng 140% cổ phần tại quỹ
Thời hạn vay 10 năm
Thời gian ân hạn 4 năm
Lãi suất từ 6 – 7,5%/năm
– Vay bù đắp thất thu xuất khẩu: Đây là khoản vay cho các nước đang phát triển có đột biến thiếu hụt cán cân thương mại trong năm. Theo đó:
Mức vay tối đa bằng 100% cổ phần của nước đó tại quỹ
Thời hạn vay từ 3 – 5 năm
Lãi suất khoảng 5% – 7,5%/năm
– Vay chuyển tiếp nền kinh tế: Đây là loại tín dụng mới xuất hiện của IMF để hỗ trợ cho các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, theo đó:
Thời hạn vay 5 năm
Thời gian ân hạn 3,25 năm
Lãi suất theo mức lãi suất thị trường.
Bên cạnh đó, IMF còn có một số loại tín dụng khác như: vay để duy trì dự trữ điều hòa, vay để điều chỉnh cơ cấu…
Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán các nước thành viên có thể rút vốn. Tức là mua đồng tiền nước ngoài của IMF bằng đồng tiền của nước mình trong giới hạn bằng 125% hạn mức của mình, trong đó các nước có thể rút 25% đầu tiên bất kì khi nào có nhu cầu.
Khi muốn rút một hay cả bốn phần 25% còn lại, các nước phải nhất trí với IMF về một chương trình bao gồm các biện pháp xử lý thâm hụt cán cân thanh toán của mình.
Các nước thành viên phải hoàn trả lại phần rút vốn của mình trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm.
Trong hoạt động kinh tế nói chung và tiền tệ nói riêng, IMF đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó:
– IMF đóng vai trò trong việc phát triển các công cụ để các nước đo lường, đánh giá và cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô, bao gồm chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng như ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả. Theo đó, IMF sẽ giúp các nước tìm ra giải pháp tốt hơn để thực hiện các biện pháp trong tất cả các lĩnh vực nói trên và xác định những bài học từ kinh nghiệm của nhiều nước, qua đó có thể làm sáng tỏ các lựa chọn mà một quốc gia cụ thể bất kỳ có thể có.
– Thông qua đối thoại, nghiên cứu, tư vấn, cũng hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, IMF sẽ giúp tạo ra một cộng đồng toàn cầu các chuyên gia thực hành.
– IMF đóng vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.
– Quỹ tiền tệ Quốc tế tạo điều kiện mở rộng, tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế, từ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên.
– Tăng cường ổn định ngoại hối để duy trì một cách có trật tự các hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên. Từ đó tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh giữa các nước.
– Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên cũng như xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.
– Bằng việc cung cấp các nguồn lực dự trữ của quỹ, đảm bảo an toàn, tạo ra cơ hội cho các nước sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế, IMF đã tạo niềm tin cho các nước thành viên.
– Có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.
Giải đáp các câu hỏi về Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Việt Nam tham gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm nào?
Việt Nam Cộng hòa gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 1956. Năm 1975 ghế hội viên chuyển cho Cộng hoà Miền Nam Việt Nam kế thừa. Năm 1976 thì CHXHCN Việt Nam chính thức tham gia chiếu theo hội viên của hai quốc gia trước, chính thức kế tục quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF.
Trong giai đoạn 1976 – 1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Khoảng thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa Việt Nam – IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô. Tháng 10/1993, Việt Nam nối lại quan hệ tài chính với IMF.
Giai đoạn 1993 – 2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, giải ngân được 670,8 triệu USD – trong đó 209,2 triệu USD của chương trình Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo PRGF. Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt Nam – IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn.
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế hiện tại là ai?
Người hiện tại trên cương vị Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế là bà Kristalina Georgieva, người Bulgaria. Bà được bổ nhiệm vào cương vị Tổng Giám đốc mới của thể chế tài chính gồm 189 nước thành viên.
Nhiệm kỳ của bà Georgieva tại IMF có thời hạn 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/10/2019. Bà Georgieva đã trở thành nữ tổng giám đốc thứ hai của IMF sau bà Christine Lagarde.
Chuyên gia IMF là gì?
Chuyên gia IMF là nhân viên cao cấp làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Chuyên viên IMF có nhiệm vụ giám sát, tư vấn về chính sách kinh tế cho các nước thành viên. Điều này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu, thống kê, phân tích và dự báo các nền kinh tế quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu.
Giống nhau
– Đều được thành lập tại Bretton Woods, New Hampshire vào tháng 07/1944 nhằm hỗ trợ nền kinh tế thế giới.
– Cả hai đều có trụ sở tại Washington, D.C (Mỹ)
Mục đích
Giám sát chính sách kinh tế của các thành viên và sự trao đổi tiền tệ tự do trong hệ thống tỷ giá cố định. IMF hoạt động như một nhà cung cấp các khoản vay khẩn cấp cho các thành viên gặp khó khăn.
– WB bao gồm hai tổ chức: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA). IBRD cho các quốc gia đang phát triển vay với lãi suất ưu đãi, còn IDA chỉ cho các nước nghèo nhất vay và không tính lãi suất.
Có thể thấy Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF đang ngày càng phát triển và có những chính sách hướng đến mục tiêu phát triển, hỗ trợ tiền tệ cũng như kinh tế cho các nước thành viên. Từ đó đảm bảo phát triển kinh tế toàn diện. Tạo ra các chương trình mới có lợi cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo chính là những nỗ lực phát triển của IMF trong tương lai.
Bạn đang xem bài viết Trách Nhiệm Của Nhà Máy In Tiền Quốc Gia Về Việc In Đúc Tiền trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!