Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Dàn Âm Thanh Nghe Nhạc Lossless mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghe nhạc Lossless là gì?
Nhạc Lossless là cái tên viết tắt của Lossless Music Compression. Chúng được dịch ra với nghĩa là Nhạc nén bảo toàn dữ liệu. Thực chất, Lossless không phải là một thể loại âm nhạc, mà chúng chỉ là một định dạng file nhạc. Chúng hoàn toàn khác với thể loại nhạc Mp3 với định dạng Lossy mà chúng ta vẫn thường thấy và thường nghe. Các file định dạng nhạc Lossless thường tồn tại dưới các dạng có đuôi như: FLAC, APE, ALAC, TAK, TTA…
Bitrate của một âm thanh gốc là 1411 kbps ( Kb/s)
Nghe nhạc Lossless chính là nghe nhạc từ các dàn máy âm thanh như đầu đĩa CD, đầu lọc đĩa, Ampli nghe nhạc… Nếu bạn không phải là một người có niềm đam mê âm nhạc thì khá khó để bạn có thể hiểu hết về nhạc Lossless. Còn đối với dân sành, đây là một cách để thỏa mãn cơn “thèm” âm thanh tiết kiệm chi phí nhất!
Nhạc Lossless khác gì với nhạc bình thường?
Nghe nhạc bằng nhạc Lossless, bạn sẽ được tận hưởng và cảm nhận những âm thanh chân thực, chi tiết và chính xác hơn các thể loại nhạc Lossy. Bạn sẽ có cảm giác rằng dường như mình đang được thưởng thức các giai điệu âm thanh từ một chiếc đĩa CD gốc chứ chẳng phải là một file nén âm thanh điện tử.
Nhạc MP3 là gì?
Nhạc từ các phòng thu và các đĩa CD có dung lượng khá cao, vì thế mà việc truyền tải gặp nhiều khó khăn hơn. Người ta bắt buộc phải chuyển nó về định dạng số (digital) để dễ dang nén và bỏ những tín hiệu không cần thiết. Phương pháp măng tên lossy compression – nén không bảo toàn dữ liệu. Phi được nén là file nhạc MP3
Và do đó, khi một file nhạc được nén xuống định dạng MP3, sẽ có 2 sự thay đổi lớn:
Dung lượng giảm nhiều: . Một file nhạc lớn 40 MB, khi nén xuống MP3 có thể sẽ chỉ còn 3 – 4 MB, giảm đi gần 10 lần
Tốc độ truyền dần bị giảm: Một file nhạc CD có tốc độ 1411 Kbps (tức là truyền được 1411 kilobit trên mỗi giây), còn của MP3 là 320 Kpbs (tức là truyền được 320 kilobit trên mỗi giây).
Nhạc Hi-Res là gì?
Nhạc Hi-Res là loại nhạc có độ phân giải cao (viết tắt của cụm từ high-resolution audio). File nhạc Hi-Res thường là nhạc được thu gốc, hay được gọi là nhạc phòng thu. Nhạc Hi-Res có chất lượng cao hơn nhạc Lossless, nhạc đĩa CD gấp 3 lần.
Hiện nay, Hi-Res được đánh giá là cao cấp và có chất lượng âm thanh tốt và hay nhất. Để nghe được nhạc Hi-res cần có nguồn nhạc tốt, thiết bị phát, bộ giải mã đạt chuẩn Hi-Res mới cho ra âm thanh chất lượng cao.
Nhạc lossless, nhạc MP3, Hi-Res có gì khác nhau
Nhạc MP3 Nhạc Lossless Nhạc Hi-Res Dung lượng – Nhẹ nhất trong 3 loại, chỉ khoảng 3 đến 4 MB một bài hát.– Thuận tiện để lưu trữ, chia sẻ. Nặng hơn nhạc MP3, khoảng 25 – 35 MB. – Nặng nhất trong 3 loại. Một số file nhạc Hi-Res có thể nặng đến 500 MB.– Muốn lưu trữ nhiều file nhạc Hi-Res yêu cầu thiết bị phải có bộ nhớ cao. Chất lượng âm thanh – Chất lượng thấp nhất trong 3 loại.– Bạn sẽ chỉ nghe được những dãy âm chính của bài nhạc. Còn các chi tiết nhỏ, các âm siêu trầm… thường khó nghe được. – Chất lượng cao hơn MP3, không bằng Hi-Res.– Bạn có thể nghe được nhạc chất lượng gần bằng CD, nhạc chi tiết hơn, dãy âm rộng hơn, âm trầm tốt hơn so với MP3. – Nghe hay nhất trong 3 loại, với chất lượng gấp 3 lần Lossless.– Bạn có thể nghe được những âm thanh chân thực nhất được thu tại phòng thu, như đang ngồi giữa một buổi hoà nhạc. Nguồn nhạc Dễ dàng tìm kiếm ở bất kì trang web trực tuyến nào. Không nhiều bằng MP3 nhưng hiện nay cũng khá phổ biến, được chia sẻ nhiều trên các trang web chuyên nhạc Lossless, các diễn đàn. Khó kiếm, miễn phí lại càng khó. Thông thường, bạn phải mất tiền để mua được file nhạc Hi-Res bản quyền, với chi phí có thể lên đến 5 hoặc 10 $. Điều kiện để nghe được Dễ. Bất kì một thiết bị nào từ điện thoại, máy tính, loa… đều mở được, dù là loa rẻ tiền hay đắt tiền. – Đầu tiên, nguồn nhạc bạn nghe phải là nhạc Lossless.– Bạn có thể nghe trực tuyến, hoặc tải về máy tính, điện thoại… Muốn nghe được nhạc Lossless trên các thiết bị này, bạn cần có phần mềm giải mã nhạc Lossless ví dụ như Flac Player, KMP Player….– Còn nếu nghe nhạc trên loa, dàn máy thì các thiết bị này cần hỗ trợ nghe được Lossless. – Cần có một nguồn nhạc Hi-Res.– Thiết bị phát phải là thiết bị hỗ trợ phát Hi-Res, có bộ giải mãi Hi-Res.– Bên cạnh loa, tai nghe, dàn máy phát được nhạc Hi-res thì hiện nay còn có nhiều mẫu Smart Phone cao cấp hỗ trợ phát nhạc Hi-Res. Chi phí Rẻ nhất. File nhạc MP3 thường được chia sẻ miễn phí trên mạng internet, nếu có tính phí thì cũng rẻ hơn Lossless hay Hi-Res. Rẻ, tiết kiệm hơn so với nghe nhạc CD gốc mà chất lượng cũng gần bằng. Chi phí cao, phải đầu tư dàn máy, thiết bị… cao cấp có hỗ trợ Hi-Res thì mới nghe được chất lượng cao nhất.
Tư vấn dàn âm thanh nghe nhạc Lossless
Đối với các thể loại nhạc của file Lossy, khi chuyển chúng từ đĩa CD gốc sang file nén và đăng lên internet, dung lượng nhạc sẽ bị giảm. Bởi vậy, chất lượng nhạc mà bạn nghe được cũng không được như ban đầu. Còn đối với nhạc Lossless thì khác, chúng khắc phục được hoàn toàn nhược điểm đó. Toàn bộ dung lượng và chất lượng âm thanh được đảm bảo nguyên vẹn. Đó cũng chính là lý do vì sao sau khi chuyển sang file nhạc Lossless mà bạn vẫn có thể cảm nhận được chất lượng âm thanh hay như bản CD gốc. Và cũng chính vì thế, ngày càng nhiều người yêu thích, sử dụng thể loại nhạc này.
Thiết bị lưu trữ
Bạn chắc chắn cần có một thiết bị lưu trữ để lưu giữ những file nhạc Lossless. Có rất nhiều thiết bị lưu trữ mà bạn có thể sử dụng. Ví dụ như: USB, Ổ cứng, điện thoại, thẻ nhớ, máy nghe nhạc, thậm chí là Driver… Chúng cũng có khả năng lưu trữ không khác gì một chiếc đĩa CD, nhưng dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần.
Thiết bị đọc dữ liệu
Vì nhạc Lossless là một thể loại định dạng file nhạc, nên bạn cần có thiết bị đọc dữ liệu trong dàn âm thanh nghe nhạc của mình. Chúng có thể là những thiết bị không chuyên như laptop, máy tính, tv box hay những thiết bị chuyên nghiệp như Music sever, bộ giải mã Dac… cho chất lượng âm nhạc sẽ được đọc một các rõ ràng và chính xác nhất.
Dây kết nối Digital và Anolog
Các loại dây kết nối này có chức năng và nhiệm vụ truyền tín hiệu âm thanh từ máy tính đến DAC. Bạn có thể sử dụng các loại dây USD, dây Oftical, dây Coaxial, dây ISS… Ngoài ra bạn còn cần đến những dây nối từ DAC ra Ampli để được nghe nhạc. Lúc này, bạn hãy sử dụng các thể loại dây Alog.
Amply
Loa nghe nhạc
Thiết bị cuối cùng trong bộ dàn âm thanh nghe nhạc Lossless chính là loa. Khi đã lựa chọn được Amply ưng ý, bạn phải lựa chọn được loa phù hợp với Amply. Đó là điều cơ bản mà bất cứ người nghe nhạc nào cũng cần phải biết. Bạn có thể chọn những mẫu loa nghe nhạc chuyên nghiệp có 2 đường tiếng hoặc 3 đường tiếng để nghe nhạc hay nhất.
3 Lưu Ý Lựa Chọn Dac Nghe Nhạc Lossless Phù Hợp
[tintuc]Có rất nhiều lựa chọn DAC nghe nhạc lossless trên thị trường hiện nay bởi sự đa dạng mẫu mã và thương hiệu. Với những người có tài chính dồi dào thì việc lựa chọn DAC nghe nhạc dễ dàng hơn nhiều, vì khả năng tài chính cho phép họ có được tất cả những gì mình muốn.
Trái lại, với những người tài chính còn eo hẹp, hoặc mới bước chân vào con đường nghe nhạc lossless thì một vài gợi ý sau đây sẽ giúp bạn.
DAC NGHE NHẠC LOSSLESS LÀ GÌ? HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
DAC nghe nhạc là thiết bị giải mã tín hiệu âm thanh. Chuyển đổi tín hiệu âm thanh Digital sang analog (Digital Audio Convert). Với định nghĩa đơn giản như vậy, có lẽ bạn đã có thể hình dung ra công dụng của DAC rồi. Trước khi chơi DAC bạn cần tìm hiểu về tín hiệu âm thanh analog, Digital và file nhạc Lossless.
Tín hiệu âm thanh analog có dạng hình SIN rất mềm mại, liên tục và không bị ngắt quãng. Và những thiết bị cho ra âm thanh analog đó là BĂNG CỐI, ĐĨA VINY, BĂNG CASTSET, Chính vì tín hiệu âm thanh có dạng hình SIN mềm mại nên âm thanh analog nghe rất mộc mạc và chi tiết. Không có hiện tượng méo tiếng hay ù xì.
Tuy nhiên, tín hiệu analog thì rất dễ bị nhiễu bởi các nguồn nhiễu bên ngoài như nguồn điện, máy móc thiết bị, dây dẫn.vv. Vì vậy, để nghe được âm thanh chuẩn Analog bạn cần đầu tư rất tốn kém và nhiều thiết bị đã không còn phổ biến.
Đồ thị tín hiệu âm thanh Analog và Digital, càng mềm mại âm thanh càng hay
Tín hiệu âm thanh Digital là tín hiệu âm thanh kỹ thuật số, tín hiệu âm thanh analog thay vì được ghi vào BĂNG CỐI, đĩa Vinny thì lại được mã hóa thì file nhạc qua các thiết bị thu âm kỹ thuật số. Rồi từ những file nhạc này nhà sản xuất ghi ra đĩa CD bán ra thị trường. Việc lưu trữ bằng đĩa CD thì đơn giản, gọn nhẹ và ít tốn kém hơn là BĂNG CỐI, VINNY, CASSET.
Nhưng để nghe nhạc bằng CD thì bạn cũng cần đầu tư một khoản tiền lớn để mua CD gốc, đầu CDplayer (thực chất là 1 loại DAC) vô cùng tốn kém và cồng kềnh. VÌ vậy, nghe nhạc trực tiếp từ file DIgital sẽ nhanh gọn và tiết kiệm hơn, chỉ cần bạn lựa chọn được DAC nghe nhạc ưng ý.
Phổ âm thanh của nhạc Lossless và Mp3. Mật độ phổ càng dầy âm thanh càng chi tiết
lựa chọn loại để có chất âm ưng ý.
File nhạc Lossless chất lượng cao là file nhạc được nén (RIP) lại từ CD gốc mà không làm suy giảm tín hiệu âm thanh. Thực chất là cho dù có dùng thuật toán nào thì sự suy giảm tín hiệu đều có. Nhưng đối với nhạc lossless thì sự suy giảm là không đáng kể. Và để giải mã được file nhạc này, bạn cần DAC nghe nhạc lossless chất lượng cao để có chất âm ưng ý.
LỰA CHỌN DAC: NGHE NHẠC HAY NGHE THIẾT BỊ?
Hiện nay trên thị trường có hàng tá các loại DAC nghe nhạc đến từ các thương hiệu khác nhau. Với mức giá từ vài triệu đến vài trăm triệu. Công dụng của chúng là như nhau, nhưng mỗi hãng lại có một bí quyết riêng để cho ra chất âm khác nhau. Và không thể phủ nhận DAC càng đắt tiền thì chất âm đem lại càng tốt. Tất nhiên là không có sự khác biệt quá rõ ràng.
Dac nghe nhạc vàng tốt nhất , nhất định phải sử dụng linh kiện chất lượng đến từ những nhà cung cấp danh tiếng. Bởi vì DAC cấu thành từ các linh kiện điện tử nên chất lượng linh kiện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh.
Đừng để giá thiết bị ảnh hưởng đến cảm nhận âm nhạc của bạn, hãy nghe bằng đôi tai
Thương hiệu tốt cho ra một sản phẩm tốt điều này là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố khiến người chơi phải tiêu rất nhiều tiền. Thay vì nghe nhạc bằng đôi tai, một vài người lại nghe bằng thiết bị. Cứ là thương hiệu danh tiếng thì mặc định là nghe hay hơn, điều này là vô cùng sai lầm. Lời khuyên dành cho bạn chính là hãy nghe bằng đôi tai của mình.
Mua DAC khi bạn đã hiểu về nó, đừng mua một sản phẩm nếu bạn chưa tìm hiểu kỹ. Hãy nghiêm túc xem xét lại kiến thức và nhu cầu của mình cần gì thì bạn sẽ lựa chọn được DAC nghe nhạc ưng ý. Nếu bạn chỉ có nguồn nhạc mp3 mà lại mua DAC để cho chất âm hay hơn thì quả là lãng phí.
KINH NGHIỆM LỰA CHỌN DAC NGHE NHẠC HAY
Mới chơi thì mua DAC nào? Đây là câu hỏi mà SHOP longmobi nhận được nh iều nhất. Đa số là từ những người nghe nhạc từ máy tính, từ tivi thông minh và một vài người đã chán chơi CD F1. Và câu trả lời dành cho họ luôn là hãy lựa chọn DAC nghe nhạc lossless có giá <5tr. Đây là mức đầu tư vừa phải với những người mới tập chơi.
Tất nhiên, trước khi bán DAC bạn cần hiểu rõ về nhạc lossless. Bởi vì có rất nhiều trường hợp mua về rồi hỏi tại sao nghe nhạc mp3 qua DAC lại không thấy khác biệt gì, rồi lại đổ cho DAC không chúng tôi Cũng có rất nhiều người nghe nhạc qua youtube và nhờ shop tư vấn để âm thanh hay hơn…quả thật là SHOP cũng chịu.
Có rất nhiều lựa chọn Dac nghe nhạc nếu $ không phải vấn đề
Còn đối với những người nghe nhạc qua máy tính thì họ đã có sẵn một lượng kiến thức nhất định về nhạc lossless nên cách sử dụng DAC của họ nhanh hơn nhiều. Họ hiểu rõ cần phải dùng nguồn nào, phần mềm gì và DAC đã thay đổi chất lượng âm thanh như thế nào.
Xin lưu ý rằng, nguồn vào cho DAC phải luôn là nhạc lossless, với các chuẩn file FLAC, ALAC, M4A…v.v và đầu vào của DAC phải là cổng kỹ thuật số như: Optical, Bluetooth, USB, thẻ nhớ, Coxial..hoặc là máy nghe nhạc lossless chuyên dụng .vv.
MỘT VÀI GỢI Ý DAC NGHE NHẠC LOSSLESS CHO NGƯỜI MỚI CHƠI
Amply tích hợp DAC Nghe nhạc lossless MS-30D: Giải pháp tẩt cả trong 1, bạn chỉ cần cắm loa và thưởng thức.
Amply tích hợp DAC giải pháp đơn giản để thưởng thức nhạc
Dac nghe nhạc lossless X6: Linh kiện chất lượng cao, hiệu năng/giá thành tốt nhất.
Dac nghe nhạc X6, hiệu năng/ giá thành tốt nhất. 100% linh kiện đến từ Mỹ, Hàn, Đài Loan, Nhật Bản
Dac nghe nhạc bluetooth JC-SQ1 : Dac chuyên dụng dành cho các bác nghe nhạc qua smartphone.
Dac nghe nhạc bluetooth, dễ dàng thay đổi chất âm theo sở thích, chơi nhạc trực tiếp từ Smartphone
Dac nghe nhạc chất âm đèn Tube 01: Thực chất đây là 1 thành phần của DAC giúp âm thanh trở lên trầm ấm hơn với chất âm đèn.
Chất âm đèn hoàn hảo cho các bác thích nghe nhạc vàng
Amply nghe nhạc FX502A Pro: Sự kết hợp hoàn hảo với DAC
Mini Amply trợ thủ đắc lực của DAc nghe nhạc
Khuếch Đại Âm Thanh Là Gì? Công Dụng Của Nó Đối Với Dàn Âm Thanh
Khuếch đại âm thanh là gì?
Khuếch đại âm thanh còn có tên gọi khác là máy tăng âm hay ampli điện, loại máy khuếch đại điện tử này có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh điện tử ở mức năng lượng thấp. Với mục đích bắt được tín hiệu với công suất cao, có khả năng vận hành thiết bị hay bất kỳ linh kiện khác nào, nhất là các loại thiết bị sử dụng năng lượng điện đó để tái tạo âm thanh.
Bình thường các máy khuếch đại âm thanh có sẽ được đặt ở những vị trí có khả năng thu nhận nguồn tín hiệu chẳng hạn như microphone, cảm biến âm thanh có trong những hộp nhạc cụ, Cassette, đĩa CD, mạch tách sóng của máy thu thanh hay thu hình, đầu đọc tín hiệu ở băng từ,…
Hiện nay dải tần số âm thanh được ước tính nằm trong khoảng 20Hz đến 20kHz. Ngoài ra còn có một số loại khuếch đại âm thanh đặc biệt với băng tần mở rộng đến mức 44 kHz có khả năng khuếch đại loại tín hiệu mang stereo.
Bộ khuếch đại âm thanh thường được tích hợp trong dàn Amply
Lịch sử hình thành máy khuếch đại âm thanh:
Ông Lee De Forest là người đã phát minh ra máy khuếch đại âm thanh này vào năm 1909 trong lúc ông sáng chế ra triode bóng chân không. Triode được biết đến là một thiết bị có gắn 3 cực kèm với một tấm điều khiển với nhiệm vụ đo dòng chảy của các electron từ vị trí dây tóc dẫn tới các tấm. Chiếc đài AM đầu tiên đã sử dụng bộ khuếch đại triode chân không này.
Đa phần những bộ khuếch đại công suất âm thanh thường hoạt động dựa theo những ống chân không, đặc biệt một vài loại máy còn đạt ở chất lượng rất cao. Còn đối với những thiết bị khuếch đại âm thanh hiện đại ngày nay hầu hết đều hoạt động dựa trên những thiết bị có dạng cứng, ví dụ như các transistor bao gồm BJTs, FETs hay MOSFETs.
Thế nhưng một số khách hàng vẫn ưa chuộng sử dụng kiểu khuếch đại chân không hơn. Vào khoảng cuối những năm 1960, những bộ khuếch đại dựa trên transistor mới thực sự phổ biến.
Một bo mạch khuếch đại âm thanh
Hertz (Hz) là gì? Kiến thức cần biết về Hz
Sự cộng hưởng các yếu tố tần số, độ khuếch đại, độ ồn và cả độ méo chính là những thông số thiết kế chủ yếu cho các bộ khuếch đại âm thanh. Các thông số này sẽ có sự tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Trong đó nếu tăng độ khuếch đại cũng thường kéo theo tăng độ ồn và méo. và ngược lại nếu độ khuếch đại bị giảm cũng làm độ méo giảm theo. Đa phần các bộ khuếch đại âm thanh đều là những bộ khuếch đại theo tuyến tính , và thông thường hoạt động trong lớp AB.
Công dụng của bộ khuếch đại âm thanh:
Bộ tiền khuếch đại được xem là thiết bị điện tử sở hữu hệ thống nhận tín hiệu đầu vào từ các nguồn cứng bao gồm USB, đầu CD, VCD, DVD, hoặc điện thoại hay là bất kỳ loại vật dụng nào khác có khả năng lưu trữ dữ liệu âm thanh, tiếp đến sẽ tận dụng tín hiệu đầu vào từ những nguồn này, từ đó vận chuyển tín hiệu trong ampli công suất. Đây là thiết bị được xem là vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó là vị trí tiếp nhận đầu vào, hay việc chọn đầu vào như thế nào, tín hiệu ra sao trong ampli công suất.
Cách đây vài thập niên, bộ tiền khuếch đại thường được tách rời ra và có những chức năng của riêng nó, tuy nhiên ngày nay công nghệ sản xuất cao đã được áp dụng do đó bộ tiền khuếch đại hiện nay có thể tích hợp trong nhiều loại thiết bị riêng biệt. Thế nhưng nếu làm đúng cách, việc tích hợp chức năng cũng giúp người dùng tiết kiệm một lượng chi phí đáng kể và cả những thứ khác, ngược lại nếu sai nguyên lý, không đúng khoa học sẽ dẫn tới chất lượng âm thanh dở tệ.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại bộ tiền khuếch đại ra đời, thế nhưng mỗi loại đều mang những đặc điểm riêng biệt, cách thức hoạt động, sử dụng cũng như chức năng khác nhau. Bởi vì mỗi lại máy tiền khuếch đại sẽ có cấu tạo riêng của nó và sử dụng những vật liệu chế tạo khác nhau, cho nên khách hàng khi chọn mua cũng cần lưu ý lựa chọn cẩn thận sao cho phù hợp với dàn âm thanh của mình.
Sử dụng bộ khuếch đại âm thanh sẽ mang đến cho bạn hiệu ứng âm thanh sinh động và tuyệt vời nhất
Bộ khuếch đại âm thanh được ứng dụng ở đâu?
Một số ứng dụng cần thiết trong cuộc sống cũng sử dụng đến thiết bị khuếch đại công suất âm thanh này gồm có những hệ thống địa chỉ công cộng, các hệ thống tái tạo âm thanh dùng cho những rạp hát, hay rạp hát gia đình, nhạc cụ khuếch đại âm thanh ví dụ như guitar điện, bộ gõ điện… Hiện nay, những thiết bị khuếch đại âm thanh thường được dùng cho mục đích nghe nhạc, hát karaoke hay còn được gọi với cái tên thông dụng là amply karaoke.
Phân loại bộ khuếch đại âm thanh:
Bộ khuếch đại âm thanh thường được phân chia thành 2 cách. Thứ nhất là phân chia theo chức năng, có 2 loại chính là khuếch đại điện áp cùng với khuếch đại công suất. Tiếp theo là phân loại theo tần số đáp ứng của nó, được chia thành 3 loại chính bao gồm: bộ khuếch đại âm thanh, bộ khuếch đại tần số vô tuyến và bộ khuếch đại video.
Mua Micro Shure USA 100% chính hãng
Chức Năng Của Các Bộ Xử Lý Tín Hiệu Trong Dàn Âm Thanh
Chức năng của các bộ xử lý tín hiệu trong dàn âm thanh sẽ giúp bạn xác định rõ vai trò của từng món đồ mình đang có, qua đó phối ghép, sử dụng hiệu quả khi cân chỉnh, sử dụng dàn âm thanh phục vụ các nhu cầu gia đình, tổ chức hoặc trình diễn chuyên nghiệp.
Với những người không biết về các thiết bị trong dàn âm thanh, thì âm thanh đơn giản chỉ là micro hút tiếng người nói và loa phát ra “y hệt” những gì đã nhận được. Tuy nhiên ở góc độ là kỹ thuật viên hoặc người có kiến thức về âm thanh, thì để loa phát ra tiếng được rõ ràng hoặc ngọt ngào, bay bổng cho các ca sỹ trình diễn tốt trên sân khấu, nó là cả một quá trình XỬ LÝ TÍN HIỆU phức tạp và cực kỳ quan trọng. Bài viết sẽ giới thiệu với bạn chức năng của các bộ xử lý tín hiệu trong dàn âm thanh để hiểu rõ hơn về các thiết bị cũng như tầm quan trọng của quá trình này.
1. Mixer (bàn trộn tín hiệu):
Bàn trộn tín hiệu – Mixer được xem như một “trái tim” trong dàn âm thanh, với khả năng kết nối, trộn tất cả các tín hiệu đầu vào và truyền đi cho các thiết bị phát. Các thiết bị đầu vào như: micro, nhạc cụ… có mức độ tín hiệu rất nhỏ, thường trong khoảng -40dB đến – 20dB, bởi thế chúng cần phải được khuếch đại lên một điện thế chuẩn để có thể chỉnh sửa lại một cách dễ dàng. Và trong các mixer sẽ có sẵn chức năng khuếch đại tín hiệu đầu vào.
1 channel (hay còn gọi là 1 ngõ vào) của mixer phổ biến sẽ bao gồm các nút chức năng như sau:
Giắc kết nối: Thông thường sẽ là cổng Balanced (XLR, canon) cho ngõ vào microphone hay cổng TRS cho các line in tín hiệu. Ngoài ra một số mixer cũng có thêm một ngõ vào Insert để đưa tín hiệu ra thiết bị khác cho ngõ vào đó khi cần (ít được sử dụng).
Biến trở tín hiệu: hay còn được biết đến tên Gain (độ lợi) hoặc Sen (sensitivity – độ nhạy) để tùy chỉnh độ nhạy tín hiệu cho line đầu vào, từ -20dB đến 20dB. Nút vặn này thường được khống chế đến một ngưỡng lớn nhất định phù hợp cho độ lớn âm thanh mà vẫn đảm bảo loa không bị hú.
Biến trở điều chỉnh âm sắc (equalizer) cho mỗi kênh: Tùy vào loại mixer mà khu vực này sẽ bao gồm 2, 3 hay 4 tùy chọn điều chỉnh khác nhau, bao gồm: High hay treble (dải tần cao), Mid (dải tần trung) và Low hay Bass (dải tần thấp), để tùy biến âm sắc của từng thiết bị đầu vào như microphone, nhạc cụ hay đầu đĩa phát nhạc…
Pan hay Balance: Chức năng điều khiển phát tín hiệu âm thanh qua cụm loa trái hoặc phải theo yêu cầu.
Mute và đèn báo: nằm phía trên các fader điều chỉnh mức độ tín hiệu, cho phép “đóng” hoặc “mở” từng ngõ vào tín hiệu trên bàn mixer, và đèn báo kiểm tra mức độ tín hiệu đầu vào của line input.
Fader: Cần điều chỉnh mức độ tín hiệu cho từng channel trên bàn mixer, thường sẽ có thêm các nút “định hướng” tín hiệu bên cạnh như: L-R (left – right) hay Group 1-2, 3-4…
Tất cả những tín hiệu đưa vào mixer sẽ được trộn và gửi đến các “địa điểm” theo các ngõ Output: Stereo Out, Aux Out, Group Out… tùy nhu cầu sử dụng và chức năng bàn mixer. Ngoài ra các mixer còn có thể có những ứng dụng như nguồn phantom 48V cho các channel sử dụng micro condenser, hay dạng gửi tín hiệu Aux Post hay Aux Pre… các bạn thắc mắc có thể tham khảo trên internet rất chi tiết.
2. Equalizer – Bộ lọc trong dàn âm thanh:
Khác với mixer trộn các tín hiệu đầu vào lại, khuếch đại và gửi chúng đi với mức độ theo ý muốn, equalizer chỉ có chức năng điều chỉnh âm sắc cho dàn âm thanh. Tín hiệu từ mixer truyền đến equalizer và nó cho phép người sử dụng tăng, giảm biên độ của từng tần số cố định, từ 20Hz-20kHz, trong dải tai người có thể nghe được. Mỗi tần số được quy định như 1 “band” của equalizer, và tùy thiết bị mà có thể có từ 5-31 band trên một equalizer, với thiết kế mono hay stereo.
Biên độ gia tăng của các loại equalizer thông thường cho phép trong khoảng ±12 dB. Người ta dùng Equalizer để cân chỉnh cho âm sắc của các line tín hiệu đầu vào và khả năng của loa sao cho phù hợp với không gian sử dụng, âm thanh ra đẹp, rõ ràng và sắc nét, không bị hú hay rít khi sử dụng.
Mỗi dàn âm thanh thường có từ 1-2 equalizer để chỉnh âm sắc, tuy nhiên hiện nay nhu cầu thực tế cần chỉnh âm sắc riêng biệt cho từng thiết bị đầu vào là khác nhau: micro căn chỉnh khác, nhạc cụ khác và nhạc nền khác, vì thế sử dụng chỉ duy nhất 1 equalizer có thể sẽ không đủ chất lượng cho cả bộ dàn, nên nhiều dàn âm thanh đầu tư sử dụng các loại mixer kỹ thuật số (digital), tích hợp sẵn khá nhiều bộ máy equalizer và cho phép tùy chỉnh từng đường tín hiệu đầu vào với 1 máy equalizer riêng biệt để tạo hiệu quả âm thanh tốt nhất.
3. Crossover (phân tần số cho loa):
Tín hiệu đầu ra thì chỉ có một nhưng nhiều dàn âm thanh lại bao gồm nhiều cụm loa, với các chức năng khác nhau: hệ thống loa cho tiếng ca, hệ thống loa sub, hệ thống loa monitor… và mỗi cụm loa như thế có chức năng và thế mạnh riêng của nó, chuyên cho một dải tần số nhất định với chất lượng tốt nhất. Chính vì thế mà cần phải có Crossover để phân chia tần số cho từng cụm loa theo khả năng và mục đích sử dụng.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn từng bộ phân tần khác nhau, với các loại Crossover dạng analog truyền thống, hay dạng digital và từ 2-8 đường Output khác nhau cho từng cụm loa. Hiện nay các dàn âm thanh trình diễn đa số sử dụng các bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số (còn gọi là DSP) với nhiều kết nối đầu vào – ra đa dạng: 2 in – 4 out, 3 in – 6 out hay 4 in – 8 out để setup dàn âm thanh cách hiệu quả nhất. Các bộ máy này thường có sẵn các chức năng: căn chỉnh Equalizer, delay, limit… cho các ngõ ra riêng biệt để bạn setup dàn âm thanh cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Truy cập vào website: https://vidiashop.net/
Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Dàn Âm Thanh Nghe Nhạc Lossless trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!