Xem Nhiều 3/2023 #️ Uông Bí Tăng Cường Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản # Top 6 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Uông Bí Tăng Cường Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Uông Bí Tăng Cường Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Uông Bí là một trong số địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối lớn. Để nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ  tài nguyên khoáng sản, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân.

Đoàn giám sát HĐND TP Uông Bí kiểm tra thực địa dự án cải tạo môi trường, hoàn nguyên đóng cửa mỏ khai trường Công ty CP Xí nghiệp than Uông Bí, tháng 5/2020. Ảnh: Huyền Trang (Trung tâm TT-VH Uông Bí)

Song song với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức tới cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản trái phép được đẩy mạnh, triển khai bằng nhiều nội dung hình thức, đa dạng, phong phú.

Theo thống kê, từ năm 2014-2019, lực lượng chức năng thành phố đã triệt phá 12 cửa lò và 27 lượt hố đào bới, thăm dò moi móc than xít trái phép; kiểm tra, phát hiện và xử lý 151 vụ (157 đối tượng) vận chuyển than trái phép; phối hợp với Công ty PT Vietmindo tổ chức tháo dỡ trên 500 lán trại, cắt 30 đoạn đường, san lấp 23 điểm đường ngăn chặn người dân vào khai trường của công ty để nhặt than trái phép…

Đối với khoáng sản ngoài than, từ năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng phối hợp tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý 6 vụ (7 đối tượng) vi phạm trong hoạt động khai thác cát và đá làm vật liệu xây dựng; một số vụ việc hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu khai thác đất, cát trái phép đã được kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Với việc quyết liệt thực hiện các giải pháp, công tác quản lý các hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn TP Uông Bí đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giữ gìn an ninh trật tự trong sản xuất kinh doanh khoáng sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển.

Thanh Hoa

Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản

Thời gian qua, công tác quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp và chặt chẽ hơn. Việc sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng hợp lý, hiệu quả đã góp phần tích cực trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhiều chủ trương, chính sách về quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản được ban hành và tổ chức thực hiện tốt. Các biện pháp quản lý, sử dụng được siết chặt hơn với phương châm kiên quyết xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm…

Hoạt động khai thác cát tại mỏ cát thuộc thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh. Ảnh: Phong Sắc

Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình cấp phép thăm dò, khai thác đối với các khu vực khoáng sản đã khoanh định, công bố các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Sau đó, báo cáo UBND tỉnh dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường; yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực; các tổ chức, cá nhân được cấp phép phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, kiểm kê trữ lượng khoáng sản trước khi thực hiện công tác đóng cửa mỏ. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh… Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng yêu cầu các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất ký cam kết chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về đất đai; ban hành quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, trường hợp địa phương nào để xảy ra tình trạng vi phạm về đất đai mới mà không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, gây phức tạp về an ninh trật tự thì sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp huyện, xã; phân công cán bộ theo dõi từng địa bàn để nắm bắt chặt chẽ diễn biến quá trình quản lý, sử dụng đất, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất, xây dựng công trình để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai phạm; chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đất đai…

Trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các quy hoạch đã được ban hành theo thẩm quyền làm căn cứ cho quản lý và tổ chức thực hiện khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương như: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm quý hiếm và nhóm vật liệu thông thường…

Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản được triển khai mạnh mẽ. Từ năm 2016 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, tình trạng khai thác cát trái phép cơ bản đã được ngăn chặn, các doanh nghiệp đã nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tham mưu ban hành quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh trong công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; khoanh định vùng cấm hoạt động khoáng sản; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Quy chế phối hợp với các tỉnh giáp ranh trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Tổ chức 95 cuộc kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; kiểm tra theo kế hoạch 286 mỏ đá, cát trên địa bàn, yêu cầu dừng khai thác 28 đơn vị; đóng cửa 96 mỏ do khai thác không hiệu quả, ảnh hưởng đến môi trường… Sau kiểm tra đã chỉ đạo các địa phương xử lý, ngăn chặn kịp thời, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện kiểm điểm tập thể, cá nhân, làm rõ trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Tham mưu cho UBND tỉnh cấp 390 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 468,8 tỷ; thuế tài nguyên 578,8 tỷ.

Để nâng cao hiệu quả khai thác khoáng sản gắn với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật về tài nguyên khoáng sản nhằm hạn chế các vi phạm về khai thác khoáng sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý khai thác khoáng sản tại địa phương; tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật…

Trần Hằng

Khai Thác Và Sử Dụng Bền Vững Tài Nguyên Khoáng Sản

Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng, là nội dung không thể thiếu trong chương trình phát triển bền vững quốc gia, là một nội dung cần được đặc biệt ưu tiên. Bao gồm các hoạt động khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, trong đó sử dụng tiết kiệm là chủ đạo.

So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam có những lợi thế quan trọng về tài nguyên khoáng sản. Hiện cả nước có hơn 1.000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác. Nhưng do quản lý thiếu chặt chẽ nên tình trạng khai thác thiếu quy hoạch, rất bừa bãi đối với các mỏ nhỏ, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, hủy hoại môi trường, thảm thực vật, gây sự cố môi trường như sạt lở, sập hầm lò…

Đặc biệt, các mỏ nhỏ nằm phân tán ở các địa phương không được quản lý thống nhất, đồng bộ nên tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường càng trầm trọng hơn. Bên cạnh việc làm lãng phí tài nguyên do không tận thu được hàm lượng khoáng sản hữu ích, việc khai thác bằng công nghệ lạc hậu còn gây ra tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển.

Bên cạnh đó, phương thức chế biến và và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như tiêu dùng còn nhiều bất cập, chưa thân thiện với môi trường nên đã và đang tác động xấu đến nhiều vùng trong cả nước, đe dọa đến sự phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống xã hội trong hiện tại và tương lai.

Nếu so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nhiều loại khoáng sản. Có thể kể đến như Dầu khí, Than, Sắt, Titan, Bauxit, Vàng, Đất hiếm, Apatit, Đá vôi xi măng, Đá xây dựng.

Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, từ độ sâu 30m đến 100m nước vùng bờ biển, các nhà khoa học đã phát hiện một số mỏ sa khoáng có ý nghĩa kinh tế như các mỏ chứa Inmenit, Rutin, Monazit, Ziacon, Vàng, Croom, Titan, sắt ,…

Tuy vậy, khi đánh giá về tiềm năng khoáng sản Việt Nam , các nhà khoa học đều cho rằng nước ta có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết không nhiều. Đơn cử như dầu khí đã khai thác trên 300 triệu tấn, với sản lượng khai thác gần 20 triệu tấn quy dầu/năm, thì lượng dầu khí chỉ khai thác được chừng 30 năm nữa sẽ cạn kiệt.

Một số loại khoáng sản như bauxit, đất hiếm…Việt Nam có dự báo đạt tầm cỡ thế giới, nhưng thế giới cũng có nhiều và không có nhu cầu tiêu thụ lớn. Điều đó có nghĩa là loại khoáng sản thế giới cần thì Việt Nam lại không có. Đây là vấn đề phải được quan tâm nghiên cứu đánh giá khách quan giữa cung và cầu, để có chiến lược sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng đắn, hợp lý, phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi-Trường Đại học Luật Hà Nội và Tiến sĩ Phạm Quang Tiến-Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Nhằm mục đích sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bền vững, lâu dài nguồn lực khoáng sản phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết phải tiến hành công tác kiểm kê tổng thể số lượng, trữ lượng các mỏ đã có và khai thác trên phạm vi cả nước. Làm cơ sở đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về tiềm năng tài nguyên khoáng sản đẩy mạnh công tác điều tra, tìm kiếm, thăm dò để phát hiện mỏ mới. Đi đôi với việc Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về đấu thầu quyền thăm dò, khai thác đối với các mỏ. Đồng thời quy hoạch một cách cụ thể từng loại khoáng sản. Có biện pháp tăng cường việc sử dụng các phương pháp tiên tiến trong khai thác, chế biến sâu nhằm năng cao hiệu quả kinh tế, tránh được xuất khấu thô, loại bỏ được nạn “quặng tặc”…

Mặt khác sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và chế tài pháp luật thực hiện có hiệu quả Luật Khoáng sản. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên khoáng sản từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng quy hoạch thống nhất sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ làm trước, mỏ khó bỏ lại; tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ.

Về kỹ thuật: Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến để tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường. Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng các loại quặng có hàm lượng thấp, góp phần giảm thiểu tối đa khối lượng đất đá thải; thu hẹp diện tích bãi thải; thu hồi các chất hữu ích từ các bãi thải quặng vừa làm sạch môi trường lại vừa tránh được lãng phí tài nguyên.

Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả Trong Lĩnh Vực Tài Nguyên, Khoáng Sản

Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện đầy đủ biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; khắc phục tình trạng hạn hán, lũ lụt, thiếu nước; buộc thực hiện việc trám lấp giếng, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các giải pháp phục hồi môi trường khu vực khai thác;

b) Buộc xử lý, khắc phục sự cố sụt, lún đất hoặc sự cố bất thường khác;

c) Buộc thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa; các biện pháp vận hành hồ chứa để đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ; các biện pháp vận hành, cắt giảm lũ cho hạ du; các biện pháp vận hành bảo đảm lưu lượng nước sau công trình trong mùa cạn hàng năm; các biện pháp vận hành đảm bảo mực nước tối thiểu của hồ chứa trong mùa cạn; các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ du hồ chứa;

d) Buộc khắc phục các thiệt hại đối với các hành vi vi phạm gây ra lũ, lụt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa;

đ) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;

e) Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;

g) Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò; phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò; buộc san lấp, cải tạo, phục hồi môi trường;

h) Thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn; phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

i) Buộc phải khai thác đúng phương pháp khai thác; phương án khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), phương án mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); khai thác đúng trình tự khai thác, hệ thống khai thác; sử dụng bãi thải đúng vị trí và diện tích xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản;

k) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra;

l) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;

m) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;

n) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;

o) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;

p) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;

q) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ khoản tiền sử dụng thông tin về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nộp bổ sung phần tiền do chậm nộp.

Trân trọng!

Bạn đang xem bài viết Uông Bí Tăng Cường Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!