Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò &Amp; Tác Dụng Các Biện Pháp Tu Từ mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người thực hiện: Phạm Văn ThànhTRƯỜNG THCSTRẦN PHÚ Vai trũ v tỏc d?ng c?a cỏc bi?n phỏp tu t? trong tỏc ph?m van h?cTrường THCS Trần Phú – Tổ Xã HộiChuyên Đề : Ngữ VănA – D?t v?n d? : Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ. Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng. Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật. Trong chương tiếng Việt ở các lớp 6.7.8 các em đã được làm quen với các biện pháp tu từ thông dụng như: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, liệt kê, … Để từ đó ta hiểu vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học là rất quan trọng.4-Biện pháp so sánh, ẩn dụ và nhân hóa là những biện pháp tu từ ngữ nghĩa gần nhau. -Ẩn dụ là một biến thể của so sánh hay còn gọi là so sánh ngầm. Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ nhằm làm cho đối tượng được nói đến (là vật) trở nên dễ hiểu, gần gũi với con người hơn. -Nếu như so sánh có tác dụng tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm thì ẩn dụ lại làm cho ý nghĩa của từ ngữ trở nên trìu tượng hơn, sâu xa hơn và dễ làm rung động lòng người.B – N?i dung :5
Các biện pháp tu từ từ vựngBiện pháp tu từ từ vựng: – Là biện pháp sử dụng từ, ngữ cố định một cách sáng tạo để diễn đạt nội dung một cách nghệ thuật (làm tăng hiệu quả diễn đạt của từ ngữ).
6Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
Các biện pháp tu từ từ vựng:1- So sánh:Khỏi ni?m: so sỏnh l d?i chi?u s? v?t, s? vi?c ny v?i s? v?t, s? vi?c khỏc cú nột tuong d?ng .Tỏc d?ng: d? lm tang s?c g?i hỡnh, g?i c?m cho s? di?n d?t.– Cú hai ki?u so sỏnh:+ So sỏnh ngang b?ng+ So sỏnh khụng ngang b?ng7Tác dụng của so sánh: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.8* Định nghĩa: ?n d? l g?i tờn s? v?t, hi?n tu?ng ny b?ng tờn s? v?t, hi?n tu?ng khỏc cú nột tuong d?ng v?i nú * Tỏc d?ng: nh?m tang s?c g?i hỡnh, g?i c?m cho s? di?n d?t.2. ẩn dụ:
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:Ẩn dụ hình thứcẨn dụ phẩm chấtẨn dụ cách thứcẨn dụ chuyển đổi cảm giác9 Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)103.Hoán dụKhái niệm: Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó *Tác dụng: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.11Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:Lấy một bộ phận để gọi toàn thểLấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng.12Ví dụ: o chm dua bu?i phõn liC?m tay nhau bi?t núi gỡ hụm nay. (T? H?u)134. Nhân hóa*Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … Bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.*Tác dụng: nhằm làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … Trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.Ví dụ: Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa14Có ba kiểu nhân hóa thường gặp làDùng những từ vốn gọi người để gọi vật.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.155. Điệp ngữ* Khái niệm: Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ .* Tác dụng: Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.16Các loại điệp ngữ: Điệp ngữ nối tiếpVí dụ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công, thành công, đại thành công.-Điệp ngữ cách quãngNhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân lên dõng dạc đường hoàng. (“Nhớ rừng” – Thế Lữ)
17Điệp ngữ vòngVí dụ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một màu,Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. (“Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm)186. Th? d?ng nghia:Ví dụ: M?t s? phu?ng san d?n tham dũ d? giang b?y b?t con c?p xỏm. Nhung con ỏc thỳ tinh l?m, d?t m?i to v ngon d?n dõu cung khụng l?a n?i nú. (Truy?n c? tớch)*Khái niệm: Thế đồng nghĩa là một biện pháp tu từ, trong đó người ta dùng từ ngữ đồng nghĩa để gọi tên đối tượng đã được nói đến.*Tác dụng: Nhằm bổ sung cho đối tượng đó những đặc trưng thuộc về một khía cạnh mới nào đó.197. Phản ngữKhái niệm: là biện pháp tu từ trong đó người ta đặt trong cùng một đoạn văn, thơ những khái niệm hình ảnh ý nghĩa đối lập nhau được diễn đạt bằng những đơn vị lời nói khác nhau.Tác dụng: Nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả nhờ thế đối lập tương phản. 20Ví dụ:
– Gặp em anh nắm cổ tayKhi xưa em trắng, sao rày em đen. (Ca dao)– Khúc sông bên lở bên bồiBên lở thì đục bên bồi thì trong. (Ca dao)21* Xác định các biện pháp tu từ và nêu giá trị biểu cảmThân cò ý nói người phụ nữ trong xã hội cũ (Bà Tú) chịu nhiều bất hạnh khổ cực. Ở đây ông Tú muốn nói bà Tú suốt cả cuộc đời vất vả khổ cực vì chồng vì con.Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ trên.Bài tập 1: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. (Trần Tế Xương)C – LUY?N T?P :22Bài tập 2: Dân tộc Việt Nam nay bị đặt trước hai con đường : một là khoanh tay cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập. (Hồ Chí Minh) – Đây là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. (1946) Bác đã đưa ra hai hình ảnh tương phản nhau: nô lệ và tự do, nhằm cổ vũ khích lệ nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do cho tổ quốc. – Tác giả đã sử dụng phép tu từ phản ngữ trong đoạn văn trên.23Bài tập 3
Đã nghe nước chảy lên non,Đã nghe đất chuyển thành con sông dài.Đã nghe gió ngày mai thổi lại,Đã nghe hồn thời đại bay cao.
– Nhà thơ vui mừng khi đất nước thống nhất, đang từng ngày thay đổi. Cuộc sống của người dân ta bước sang trang sử mới. – Nhà thơ biện pháp tu từ điệp ngữ.
Vai Trò Cuả Nhà Hàng
Vai trò cuả nhà hàng ảnh hưởng đến phát triển nhà hàng giữ vị trí củng cố và phát triển giao lưu tình đoàn kết dân tộc.
– Đáp ứng nhu cầu ăn uống xã hội ngày càng tăng
Kinh doanh nhà hàng giữ vai trò và vị trí quan trọng thỏa mãn nhu cầu ăn uống của xã hội tăng lên. Dẫn đến sản xuất xã hội tăng thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cách sống của con người, tổ chức bữa ăn cho gia đình dần dần nhường chỗ cho tổ chức ăn uống cho xã hội đảm nhận, có nghĩa là kinh doanh nhà hàng hình thành và phát triển.
– Phát triền nhà hàng kinh doanh ăn uống chính là nơi hội tụ dòng tộc và giao lưu các cộng đồng dân cư nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.
– Nhà hàng có vị trí quan trọng để phát triển ngành du lịch.
+ Nhà hàng là một bộ phận cấu thành của khách sạn, không có nhà hàng thì hoạt động của khách sạn cũng bị tê liệt.
+ Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch thực hiện các chuyến đi là thưởng thức các món ăn đặc sản dân tộc nơi đến. Nhà hàng sẽ thỏa mãn nhu cầu này.
+ Phát triển nhà hàng góp phần khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào kinh doanh, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
+ Thúc đẩy sản xuất ở địa phương phát triển, đặc biệt sản xuất nông nghiệp.
+ Tạo cơ hội cho người lao động ở địa phương có việc làm và tăng thu nhập dân cư ở địa phương.
– Phát triển nhà hàng góp phần giữ gìn, khôi phục và phát triển bản sắc văn hóa xã hội.
+ Như chúng ta đều biết ăn uống là văn hóa ẩm thực
+ Ăn uống thể hiện phong tục tập quán dân tộc
+ Xu hướng chung, kinh doanh ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà nảy sinh từ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật.
Vai trò cuả nhà hàng đối với phát triển kinh tế – xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Admin Mr.Luân
Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍
Vai Trò Của Kiểm Tra
Việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục đích vì không thể đánh giá mà không dựa vào kiểm tra.
Kiểm tra – đánh giá (KT-ĐG) có 3 chức năng là so sánh, phản hồi và dự đoán. Muốn thực hiện được những chức năng trên thì phải tìm những phương tiện KT-ĐG chính xác, đúng mức và tin cậy. Bởi kiểm tra kết quả học tập được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Do đó các phương pháp KT-ĐG cũng là một phương pháp dạy học nhưng chúng được sử dụng ở giai đoạn giảng dạy khi giáo viên có đầy đủ căn cứ để yêu cầu học sinh báo cáo sự lĩnh hội tài liệu đã học và đánh giá trình độ lĩnh hội tài liệu của từng em.
Có hai hình thức KT-ĐG là KT-ĐG hình thành và KT-ĐG tổng kết. Theo đó, KT-ĐG hình thành dựa trên cơ sở sự hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong học tập và tạo ra động lực phát triển. Đó là sự phản hồi nhanh để kịp thời sửa chữa ở mỗi giai đoạn cần thiết của sự phát triển trong quá trình học tập. Ngoài ra, KT-ĐG hình thành có thể thực hiện một cách thường xuyên ngay trong quá trình học bài mới hay vận dụng kiến thức đã học, một cách định kỳ sau mỗi chương, học phần hay học kỳ. Trong khi đó KT-ĐG tổng kết được thực hiện vào cuối năm học, cuối môn học.
Để tăng cường khả năng đánh giá một cách khách quan, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp KT-ĐG. Ảnh: Anh Khôi
KT-ĐG thường dựa theo hai phương pháp: Thứ nhất đó là phương pháp quan sát dùng để xác định những thái độ, những sự phản ứng vô thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu. Thứ hai là phương pháp vấn đáp thường dùng với kiến thức rời rạc và khi hỏi một cách tự phát trong khi kiểm tra. Kiểm tra vấn đáp còn được dùng khi tác động giữa người chấm và người học là quan trọng như khi xác định thái độ, phỏng vấn… Bên cạnh đó còn có các phương pháp kiểm tra khác như kiểm tra miệng, kiểm tra viết bằng trắc nghiệm tự luận – khách quan, kiểm tra thực hành… Kiểm tra miệng là phương tiện giúp cho học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến, luyện tập khả năng đối đáp, diễn đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ nói chính xác và tập cho các em tính linh hoạt, suy nghĩ phán đoán được nhanh chóng. Tuy nhiên kết quả trả lời của học sinh không thể xem là đại diện cho cả lớp. Kiểm tra viết bằng trắc nghiệm tự luận có ưu điểm là kiểm tra được cả lớp trong thời gian ngắn và khuyến khích cho học sinh có thói quen tập suy diễn, tổng quát hóa và sáng tạo. Tuy nhiên, trắc nghiệm tự luận có độ tin cậy thấp, đề tài dù rộng bao nhiêu cũng không khái quát hết chương trình. Còn với trắc nghiệm khách quan, ưu điểm là có độ tin cậy cao, chấm bài nhanh và bao quát toàn bộ chương trình. Tránh được lối học vẹt – học tủ theo kiểu tầm chương trích cú. Tuy nhiên ở phương pháp này, đòi hỏi giáo viên tốn nhiều công biên soạn ngân hàng câu hỏi và chủ yếu đánh giá được kết quả tư duy và khả năng tái nhận, tái hiện của học sinh. Kiểm tra thực hành là phương pháp kiểm tra kỹ năng thực hiện của người học trong các lĩnh vực kỹ thuật và hiện nay có ba loại thông dụng là kiểm tra thành phẩm thực hành, kiểm tra quá trình thực hành và kiểm tra phối hợp. Kiểm tra thực hành là loại kiểm tra duy nhất đánh giá được tay nghề và kỹ năng thực hiện của người học, đồng thời hình thành tác phong công nghiệp và ý thức an toàn lao động cho người học. Tuy nhiên đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ đồng đều giữa các học sinh.
Do mỗi hình thức KT-ĐG có những ưu, nhược điểm nhất định nên phải vận dụng các phương pháp như thế nào để hạn chế các nhược điểm của từng loại kiểm tra; đồng thời phát huy mặt mạnh để tăng cường khả năng đánh giá một cách chính xác, khách quan. Điều này đòi hỏi bản lĩnh nghề nghiệp của mỗi giáo viên.
TS. Phan Long
(Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)
Thi là hình thức kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt và cho điểm là dạng đánh giá phổ biến xác định bằng định lượng trình độ của học sinh. KT-ĐG kết quả học tập của người học có thể hiểu là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được của người học sau một quá trình học tập với kết quả thực tế và mục tiêu dạy học ban đầu đề ra.
Vai Trò Của Nhà Quản Lí
Quản lí là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Như vậy chức năng cơ bản của quản lí là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra.
Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Nhà quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm đương nhiều vai trò khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm quản lí đều phải thực hiện:
– Vai trò giao tiếp, quan hệ:
+ Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.
+ Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung.
- Vai trò thông tin:
+ Thu thập thông tin từ cấp dưới.
+ Phổ biến thông tin từ cấp trên.
+ Cung cấp thông tin cho bên ngoài.
- Vai trò quyết định: Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý. Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lí lí tưởng cần thực hiện các vai trò cụ thể sau:
– Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự: Để hoàn thành một công việc theo cách có lợi nhất, con người luôn cần có sự an toàn. Nhà quản lý sẽ không bao giờ thành công nếu như đặt sự an toàn và sức khỏe của nhân viên vào vòng nguy hiểm, các cộng sự chính là đối tượng mà nhà quản lý phải tìm kiếm sự trợ giúp và lòng trung thành ở họ vì thế nhất thiết phải tạo cho họ niềm tin và sự an toàn.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung: Nhà quản lý phải hợp tác với nhóm cộng sự của mình, với cấp quản lý cao hơn và với toàn thể nhân viên trong công ty. Về nguyên tắc, một nhà quản lý tốt phải đặt lợi ích của tập thể trong tính toàn thể. Vai trò của nhà quản lý vì thế chủ yếu là việc tìm thấy một sự cân bằng giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp quản lý cao hơn và nhu cầu của nhân viên.
– Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể: Đạo đức tốt và tinh thần tập thể là hai thành phần chủ yếu của một nhóm. Bản chất của tinh thần tập thể có thể là sự nhiệt tình hứng khởi, những kết quả làm hài lòng, sự vui thích. Nó có thể bắt nguồn từ sự quan tâm dù nhỏ của nhà quản lý như một bó hoa trên bàn, một bức vẽ hài hước trên bảng thông báo, một chiếc bánh gatô. Tóm lại, những hành động như thế phải được tiến hành đủ để cho nhân viên thấy được nhà quản lý có quan tâm đến họ. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng hết sức vì công việc chung.
– Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm: Nhà quản lý tài năng thường dành nhiều thời gian để cải thiện năng lực những cộng sự của mình, truyền cho họ những hiểu biết, kinh nghiệm bản thân sao cho họ có thể từ đó mà phát triển hơn. Chính qua hành động này, nhà quản lý đã đào tạo được người thay thế mình trong tương lai, một nhân vật có đủ khả năng được thăng tiến, điều này càng có ý nghĩa kích thích các cộng sự hơn.
– Sáng suốt trong việc xử lý tài liệu: Có vẻ như tồn tại hai dạng nhà quản lý: những người ghê sợ đống giấy tờ ngập đầu trong văn phòng và những người say mê chúng. Một nhà quản lý tốt phải biết mình thuộc loại người nào để có cách khắc phục: nếu anh ta ghét loại công việc này thì tốt nhất là nên giao việc này cho một ai đó làm, nên giao cho người có năng khiếu và yêu thích việc soạn thảo hay đọc báo cáo và tài liệu; nhưng hãy biết quản lý họ một cách có hiệu quả nhất. Nếu ngược lại, anh ta là người mê giấy tờ, hãy tránh khả năng chìm đắm trong niềm say mê đó.
Thành tích vượt trội thường đến với những nhà quản lý có mối quan hệ tốt và lôi cuốn được cả trái tim cũng như trí tuệ của nhân viên.
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa, bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra cho giáo dục có thêm vai trò mới: Giáo dục vừa là động lực cho việc vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức – đó là nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội mới; đang tạo ra một bức tranh đa dạng của các hệ thống giáo dục thế giới, nhưng vẫn có sự thống nhất về xu thế vận động và phát triển, đó là: phổ cập hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, thương mại hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo dục…; đồng thời tạo ra sức ép cho các hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong đào tạo – bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội những con người có khả năng: làm việc theo nhóm, làm công dân, làm lãnh đạo, năng động và sáng tạo… phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại.
CBQLGD có vai trò của người điều hành một hệ thống lớn và phức tạp, đồng thời thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề mới nảy sinh như: Phân cấp quản lý, trách nhiệm xã hội, huy động nguồn lực, dân chủ hóa giáo dục, tin học hóa quản lý… CBQLGD đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo dục và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục. Vai trò của CBQLGD thay đổi một cách căn bản:
– Nếu CBQLGD trước đây hướng tới ổn định và trật tự thì CBQLGD ngày nay hướng tới đổi mới và phát triển.
– CBQLGD trước đây quản lý bằng mệnh lệnh; còn CBQLGD ngày nay phải đóng vai trò nhà chính trị để tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ và tổ chức.
– CBQLGD trước đây không biết đến sức ép tài chính, còn CBQLGD ngày nay phải xoay xở như một doanh nhân…
– CBQL của cơ quan QLGD trước đây thường chỉ huy, ra lệnh và kiểm soát thì ngày nay cần hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện.
– CBQL cấp trường trước đây: thực hiện mệnh lệnh cấp trên trong mọi lĩnh vực: chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính thì ngày nay: quyết định, tổ chức thực hiện, minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và kĩ năng chủ yếu của họ là giải quyết vấn đề.
Trước yêu cầu mới của xã hội học tập, người CBQLGD không chỉ hô hào mọi người học tập thường xuyên mà phải là tấm gương cho đội ngũ về học tập thường xuyên, suốt đời. CBQLGD cần có kế hoạch chiến lược về nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng về các kiến thức chính trị – xã hội, chuyên môn – nghiệp vụ quản lý, đo lường và đánh giá trong giáo dục, công nghệ thông tin, ngoại ngữ… để phát triển chính mình. Muốn trở thành CBLQGD chất lượng cao phải có tính kiên nhẫn, sự khổ luyện, lòng can đảm, tự tin… trong học tập thường xuyên và phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp.
Trong thời đại thông tin, vai trò của CBQLGD không hề giảm mà có cơ hội tăng lên, đòi hỏi CBQLGD phải có kỹ năng sử dụng CNTT&TT; làm chủ được môi trường CNTT&TT mới, vận dụng CNTT&TT vào quản lý có hiệu quả, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản của họ khi bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn – nghiệp vụ quản lý và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng về số lượng người học, do đó CBQLGD phải chỉ đạo giáo viên, giảng viên dạy số lượng người học đông hơn, đa dạng hơn theo các cách thức khác nhau dùng các phương pháp và công nghệ mới.
Quản lý giáo dục hiện đại đã và đang có thêm nhiều nội dung mới, đòi hỏi CBQLGD phải tiếp nhận và biết vận dụng nhiều phương pháp và phương tiện quản lý hiện đại phù hợp và có hiệu quả. Do vậy, yêu cầu tất yếu cần làm hiện nay là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD mà cách làm chủ yếu là thông qua đào tạo – bồi dưỡng.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, song vẫn còn nhiều bất cập:
– Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế.
– Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao (do hầu hết là những nhà giáo được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý), có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Công tác sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cũng còn nhiều khó khăn, bất cập, như: chưa giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với những nhà giáo được điều động sang làm công tác quản lý; thu nhập của cán bộ quản lý giáo dục ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đông cán bộ quản lý giáo dục gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên nhiều người chưa thực sự yên tâm công tác.
Vì vậy, chúng tôi có một số đề xuất sau:
Cần tăng cường công tác quản lý cán bộ, thực hiện tốt việc đánh giá gắn với phân công bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ. Đây là một nội dung quan trọng, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức Đảng phải nghiên cứu quán triệt một cách sâu sắc để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, đối với cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị để có đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với tình hình mới. Quá trình thực hiện phải có sự nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, tính chiến lược trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân sự cho nhiệm kỳ kế tiếp và chủ động tạo nguồn cán bộ cho những nhiệm kỳ tiếp theo với chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Có quản lý tốt mới có đánh giá chính xác về cán bộ, là cơ sở để phân công, bố trí hợp lý, giúp cán bộ phát huy năng lực sở trường công tác, cống hiến tài năng cho sự nghiệp cách mạng. Trong quá trình đánh giá cán bộ phải đảm bảo tính khách quan, công khai, trung thực và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Đồng thời đề cao tính trung thực của cán bộ khi tự đánh giá về mình và phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện nhân tài để bồi dưỡng, sử dụng và phát huy hết khả năng của cán bộ.
Thực hiện đúng qui trình 3 khâu giữa công tác quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Phải căn cứ vào Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ thuộc phạm vi quản lý và đề xuất qui hoạch các chức danh thuộc diện cấp trên quản lý. Cán bộ trong diện qui hoạch phải là những người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, nhưng cần được tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn; chú trọng lựa chọn nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật; mỗi chức danh quy hoạch phải có từ 2 đến 3 đồng chí và một đồng chí có thể quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh, theo hướng “mở” và “động” (không khép kín, không hạn chế số người được định sẵn một cách chủ quan như vừa qua nhiều nơi đã làm và được rà soát, điều chỉnh thường xuyên theo sự phát triển của cán bộ để kịp thời bổ sung nhân tố mới). Sau đào tạo nhất thiết phải gắn với bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ.
Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, coi đây là khâu đột phá trong công tác cán bộ. Vừa đẩy mạnh việc luân chuyển, vừa thận trọng, giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Quá trình thực hiện công tác luân chuyển cần có bước đi thích hợp, làm tốt công tác tư tưởng, nêu rõ mục đích, yêu cầu luân chuyển đối với nơi đi, nơi đến và đối với cán bộ được luân chuyển, đồng thời theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ.
Nâng cao năng lực lãnh đạo. Trước hết, phải tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp ra nghị quyết theo hướng ngắn, gọn, thiết thực, mang tính khả thi cao, xác định khâu trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện. Chú trọng việc xây dựng qui chế làm việc, qui chế phối hợp hoạt động giữa các khối, các ngành, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ, hội họp. Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong Đảng coi trọng công tác thanh tra của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể trong việc chấp hành các Nghị quyết của Đảng pháp luật của Nhà nước. Xây dựng một đội ngũ cán bộ cốt cán từ trường đến phòng đến sở thật sự là hạt nhân lãnh đạo.
Phải tiếp tục kiện toàn các cơ quan tham mưu, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành, chuyên sâu từng lĩnh vực để có tầm nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, góp phần làm tốt vai trò tham mưu. Một vấn đề cũng hết sức quan trọng thuộc về trách nhiệm của Đảng và Nhà nước cấp trên, đó là cần có chính sách, chế độ tốt hơn, hợp lý hơn trong công tác cán bộ. Thực tế cho thấy: Chính sách, chế độ công bằng, hợp lý là một trong những nguyên nhân khơi dậy lòng nhiệt thành, sức cống hiến và sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ; khuyến khích sự suy nghĩ sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân, tạo điều kiện cho cán bộ trở thành người lãnh đạo và quản lý giỏi.
Vai Trò Dinh Dưỡng Của Lipid
Thành phần các acid béo (trong đó có cả acid béo no và acid béo chưa no) quyết định giá trị dinh dưỡng của lipid.
Acid béo chưa no
Là những acid béo cần thiết.
Ảnh hưởng tới nhiều chức năng sống.
Este với cholesterol tạo thành các este cơ động không bền vững dễ dàng bài xuất ra khỏi cơ thể theo đường mật nên có tác dụng ngăn ngừa bệnh vữa xơ động mạch.
Acid béo no
Khi este với cholesterol sẽ khó được vận chuyển khỏi tế bào, khi chúng ứ đọng trong tế bào dưới nội mạc của động mạch sẽ cùng các triglycerid tạo thành hạt treo, làm cho lớp nội mạc dầy lên, ngăn cản tuần hoàn máu.
Chất béo thức ăn vào cơ thể dư thừa sẽ được dự trữ thành các lớp mỡ dưới da và quanh phủ tạng tạo thành tổ chức bảo vệ. Đó là tổ chức đệm và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh. Người gầy, lớp mỡ dưới da mỏng thường kém chịu đựng với sự thay đổi của thời tiết.
Cholesterol là thành phần quan trọng của sterol trong mỡ động vật, là thành phần cấu trúc tế bào và tham gia một số chức năng chuyển hoá quan trọng như: Là tiền chất của acid mật tham gia vào quá trình nhũ tương hoá ở ruột, tham gia tổng hợp vitamin D3 và các nội tiết tố vỏ thượng thận (cortison, testosterol, andosterol, nội tiết tố sinh dục). Cholesterol có vai trò liên kết các độc tố tan máu xaponin và có lẽ cả các độc tố tan máu của vi trùng, ký sinh trùng.
Lipid là nguồn năng lượng quan trọng trong khẩu phần
Thức ăn giàu lipid là nguồn năng lượng cần thiết cho người lao động nặng, cần thiết cho thời kỳ phục hồi dinh dưỡng đối với người ốm.
Khẩu phần thiếu năng lượng thì:
Chất béo thức ăn được huy động tối đa để đốt cháy cho năng lượng.
Hậu quả của khẩu phần đói năng lượng là bề dầy lớp mỡ dưới da giảm nên cơ thể gầy mòn.
Khi khẩu phần thừa năng lượng thì:
Các acid béo no sẽ được dự trữ trong các lipid đơn giản và tập trung ở lớp mỡ dưới da và mỡ bao quanh phủ tạng.
Hậu quả của khẩu phần dư thừa lipid là tình trạng thừa cân, béo phì.
Làm cho thức ăn trở lên đa dạng, hấp dẫn, gây cảm giác thèm ăn, ngon miệng
Tác dụng kích thích tăng tiết dịch đường tiêu hoá, chất béo có khả năng tồn tại lâu nhất trong ống tiêu hoá nên tạo ra cảm giác no lâu.
Nhu cầu Lipid
Nhu cầu lipid được tính theo nhu cầu năng luợng của cơ thể, theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam thì:
Lipid nên cung cấp 18 – 25% năng lượng của khẩu phần người trưởng thành.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ tối thiểu cần đạt 20% năng lượng khẩu phần.
Tỷ lệ năng lượng do lipid cung cấp không nên vượt quá 25% năng lượng khẩu phần. Khi tỷ lệ này vượt quá 35% hay thấp hơn 10% đều bất lợi đối với sức khoẻ.
Tỷ lệ acid béo no không được vượt quá 10% năng lượng, acid béo không no phải đảm bảo 4 – 10% năng lượng
Nên tăng 5% năng lượng do lipid cung cấp trong khẩu phần cho vùng có khí hậu lạnh và giảm 5% cho vùng có khí hậu nóng.
Nguồn cung cấp lipid
Mỡ động vật : (mỡ lợn, mỡ bò,…) Thường có nhiều acid béo no
Dầu thực vật : (dầu vừng, dầu đậu nành…)
Có chứa nhiều acid béo chưa no hơn mỡ động vật và không có Cholesterol.
Acid béo chưa no linoleic, linolenic và arachidonic cùng với các sản phẩm đồng phân của chúng là các acid béo chưa no cần thiết vì chúng không tổng hợp được trong cơ thể.
Photphatid và sterol cũng là những thành phần lipid quan trọng.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Vai trò dinh dưỡng của lipid
Bạn đang xem bài viết Vai Trò &Amp; Tác Dụng Các Biện Pháp Tu Từ trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!