Cập nhật thông tin chi tiết về Venezuela “Oằn Mình” Trong Lạm Phát mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(HNM) – Trong bối cảnh lạm phát liên tục phi mã và khủng hoảng kinh tế chưa có dấu hiệu kết thúc, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vừa ký quyết định tăng 375% lương tối thiểu mỗi tháng cho người lao động, từ mức 40.000 lên 150.000 bolivar soberano (bolivar chủ quyền). Đây là lần thứ ba Venezuela tăng lương tối thiểu trong năm nay.Bên cạnh lương tối thiểu, mức phiếu thực phẩm cũng tăng lên 150.000 bolivar soberano. Như vậy, mỗi người lao động Venezuela sẽ có mức thu nhập tối thiểu là 300.000 bolivar soberano/tháng. Điều đáng nói, dù đã tăng 375% thì mức lương tối thiểu hằng tháng mới của người lao động Venezuela cũng chỉ tương đương gần 8 USD, đủ để mua khoảng 4kg thịt.
Các cửa hàng, siêu thị tại Venezuela thường xuyên trong tình trạng trống trơn.Là một trong những nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới và có tỷ trọng ngành khai thác dầu lớn trong kim ngạch xuất khẩu, đã có thời điểm, Venezuela được xem là quốc gia giàu có nhất ở Mỹ Latinh. Tuy nhiên, do nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ nên khi giá “vàng đen” lao dốc cách đây 5 năm, Venezuela bị rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Cộng với áp lực của các lệnh trừng phạt, cấm vận từ Mỹ, “cường quốc” hoa hậu phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng nhanh.
Tổng thống N.Maduro được cho là đã bán hàng chục tấn vàng trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua để lấy tiền chi trả cho lượng hàng hóa nhập khẩu. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, trong vòng 5 năm qua, 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Venezuela đã “tan thành mây khói”. Doanh nghiệp cạn vốn không thể hoạt động.
Hiện, người dân Venezuela đang phải chật vật sống trong tình cảnh thiếu hụt các loại thực phẩm cơ bản, như sữa, các loại thịt, gạo, dầu ăn cũng như các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác… Nhiều người dân phải xếp hàng chờ đợi trong vô vọng tại các cửa hàng thực phẩm nhưng không thể mua được bất cứ thứ gì, bởi hầu hết cửa hàng và siêu thị đều sạch trơn hàng hóa sau ít phút mở cửa.
Con số thống kê gần đây của Liên hợp quốc cho biết, 7 triệu người, tức khoảng 24% dân số Venezuela cần viện trợ nhân đạo do thiếu lương thực và thuốc men. Số người bị suy dinh dưỡng tại quốc gia Nam Mỹ này hiện lên tới 3,7 triệu người, cao gấp 3 lần so với con số của giai đoạn năm 2010-2012. Ít nhất 22% số trẻ em dưới 5 tuổi mắc chứng suy dinh dưỡng mạn tính. Tình hình quá khó khăn buộc 10% dân số Venezuela phải bỏ nhà sang quốc gia láng giềng Colombia, Peru, Ecuador, Argentina, Brazil… để kiếm sống và dự kiến đến cuối năm nay, sẽ có hơn 5 triệu dân Venezuela sống lưu vong.
Trong khi đó, chương trình phục hồi, tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế mà Caracas đưa ra cách đây hơn 1 năm chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt. Từ việc phát hành đồng tiền mới nhằm giúp Venezuela giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, cho tới lộ trình tăng hàng hóa và dịch vụ trong nước, cân bằng giữa giá cả các mặt hàng tiêu dùng và sức mua… dường như không phải là “liệu pháp” hữu hiệu đối với “căn bệnh trầm kha” mà nền kinh tế Venezuela đang mắc phải.
Các nhà phân tích cho rằng, việc tăng lương sẽ không giúp ích được gì nhiều để giải quyết những khó khăn mà người dân nước này đang phải gánh chịu. Động thái trên chỉ có tác động tích cực trong ngắn hạn với hầu hết người dân Venezuela, vốn đang phải chống chọi với tình trạng thiếu lương thực, thuốc men và năng lượng. Ngược lại, tăng lương sẽ khiến lạm phát tại Venezuela gia tăng.
Theo dự đoán của Quỹ tiền tệ quốc tế, lạm phát tại Venezuela trong năm 2019 có thể lên tới 10.000.000%, gấp 7,7 lần năm trước, kéo theo những vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh, xã hội đáng lo ngại. Nói tóm lại, công cuộc tái thiết đất nước đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và sự nỗ lực tối đa của bộ máy chính quyền đương kim Tổng thống N.Maduro.
Khủng Hoảng Venezuela: Giải Pháp Nào?
Năm thập niên về trước, Venezuela từng là một quốc gia giàu mạnh và dân chủ vững chắc nhất trong vùng, trong đó có tự do truyền thông, hệ thống chính trị rộng mở và các đảng chính trị cạnh tranh thay nhau nắm quyền trong hòa bình. Hạ tầng cơ sở của Venezuela thời đó thuộc hạng nhất Nam Mỹ. Mặc dầu nó vẫn còn nhiều vấn đề như tham nhũng, bất công và sai trái, Venezuela đã hơn xa bất cứ một quốc gia đang phát triển khác. Nhưng vài thập niên sau, Venezuela trở thành một nước nghèo đói, một nhà nước hoàn toàn thất bại và tội phạm hóa mà lãnh đạo là những kẻ chuyên quyền và phụ thuộc nặng nề vào các thế lực ngoại bang, nhất là Cuba, Nga, Trung Quốc, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì sao ra nông nỗi này?
Một cách tóm tắt, chủ nghĩa xã hội, dân túy, giá dầu, cũng như các chính sách điều hành quốc gia độc đoán và sai lầm bởi lãnh đạo bất tài, là những yếu tố đã đưa Venezuela đến khủng hoảng lâu nay.
Vào thập niên 1970, Venezuela là một trong hai mươi quốc gia giàu nhất thế giới, tổng sản lượng quốc gia (GDP) cao hơn cả Tây Ban Nha, Hy Lạp, Do Thái, và chỉ thua Anh 13 phần trăm. Nhưng vào đầu thập niên 1980, giá dầu sụt giảm và cả thị trường dầu hỏa suy yếu đã chấm dứt thời kỳ vàng son của nước này. Một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu hỏa này khi suy yếu đã tác động sâu xa lên bao nhiêu lĩnh vực khác, từ giáo dục, y tế, tiền tệ, lạm phát, ngân hàng, thất nghiệp v.v… Sau một thập niên trì trệ kinh tế, người dân Venezuela trước đó quen sống sung sướng trở thành bất mãn và vỡ mộng. Thời thế đã tạo anh hùng … giả. Hugo Chávez thực hiện cuộc đảo chánh nhưng không thành ngày 4 tháng Hai năm 1992, vì thế bị giam tù rồi trở thành anh hùng dân gian không tưởng tại Venezuela. Sau khi được trả tự do, Chávez đã tranh cử và đắc cử tổng thống năm 1998, chấm dứt hệ thống dân chủ lưỡng đảng kéo dài 40 năm tại Venezuela. Những gì diễn ra sau đó là lịch sử. Và Nicolás Maduro là người được Hugo Chávez chọn làm thừa kế.
Kể từ khi Maduro lên cầm quyền, mọi thứ đều trở nên tồi tệ hơn nữa. Tổng sản lượng quốc gia của Venezuela năm 2013 là 234,4 tỷ đô la Mỹ, năm 2018 chỉ còn 96,3 tỷ, giảm hơn một nửa. Chưa có quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát ở kỷ lục cao như Venezuela, 1,37 triệu phần trăm. Nghĩa là nếu một người có được trong tay 10 ngàn đô la dành dụm vào đầu năm thì đến cuối năm chỉ còn trị giá 73 xu (Tạp chí The Economist cho rằng tỷ lệ lạm phát lên đến 1,7 triệu phần trăm, cho nên 10 ngàn thì chỉ còn 59 xu). Sự thiếu hụt triền miên về thức ăn, thuốc men và điện nước đã làm cho khoảng ba triệu người Venezuela bỏ nước ra đi kể từ năm 2014, trong đó gần nửa triệu đã đến hai quốc gia Mexico và Hoa Kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 34,3 phần trăm. 8 trên 10 người Venezuela được khảo cứu cho biết họ không có đủ thức ăn tại nhà. Tỷ lệ giết người tại Venezuela là thuộc cao nhất thế giới, 58 trên 100 ngàn người. Các dịch vụ công căn bản như giáo dục, y tế và an ninh cũng không còn được bảo đảm nữa. Vào năm 1961, Venezuela được xem là quốc gia đã loại trừ được bệnh sốt rét, thì giờ đây nó đã trở lại, ảnh hưởng hơn 400 ngàn người vào năm 2017. Bệnh sởi cũng trở lại nước này.
Tóm lại, chính quyền Nicolás Maduro tại Venezuela đã thất bại hoàn toàn trong việc điều hành quản trị kinh tế và mọi mặt đời sống, đẩy người dân vào đường cùng của đói nghèo, thất học, bệnh tật và tội phạm. Nhưng Maduro chỉ là người thừa kế. Người đã đưa Venezuela vào con đường tội lỗi này chính là Hugo Chávez. Một chế độ và lãnh đạo bất tài, thối nát và thất bại toàn diện như thế không có bất cứ một lý do chính đáng nào để tồn tại, bởi nó thách đố mọi lôgích, lý lẽ và tình cảm của con người.
Giải pháp quân sự?
Sẽ không có một giải pháp chính trị nào hoàn hảo cho tình hình chính trị phức tạp và lắm chia rẽ như tại Venezuela. Những hệ lụy mà chính quyền Nicolás Maduro, hay người tiền nhiệm Hugo Chávez, để lại hơn hai thập niên qua là chồng chất.
Các cuộc biểu tình rầm rộ lên đến vài trăm ngàn người tại Venezuela, có khi cả triệu người trên toàn quốc, trong những năm qua cũng như cuối tháng Giêng vừa qua thể hiện sự bất mãn tột cùng của người dân với chế độ cầm quyền. Nhưng biểu tình thôi dường như chưa thay đổi được điều gì sâu sắc. Vì thế mà nhiều người cho rằng chỉ có lật đổ chế độ này bằng bạo lực thì mới giải quyết được vấn đề. Nhưng quân đội bấy lâu nay vẫn đứng về phía cầm quyền. Vì thế khi nghe tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gợi ý về giải pháp quân sự cho Venezuela, hiển nhiên nhiều người vui mừng và hoan nghênh ý tưởng này.
Nhưng can thiệp bằng quân sự, do Hoa Kỳ lãnh đạo, có phải là một giải pháp tốt cho Venezuela? Có thể sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ chỉ cần một ngày là hạ sập được chế độ Maduro, nhưng không có gì bảo đảm là Hoa Kỳ có khả năng duy trì và ổn định an ninh nơi này trong thời gian ngắn rồi mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Cuộc chiến Iraq và sau đó Afghanistan cũng như các bài học về chiến tranh trước đây đã làm cho Hoa Kỳ ngày nay rất ngần ngại trong việc tham chiến bất cứ nơi nào. Sau George W Bush, Barack Obama chủ trương hạn chế sự can thiệp về quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt tại những nơi không có tính cách chiến lược hay ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Donald Trump cũng chủ trương giới hạn các hoạt động quân sự, đề cao chủ trương giao dịch (transactional approach). Tuy Trump tuyên bố “chúng ta có nhiều giải pháp cho Venezuela kể cả một giải pháp quân sự khả dĩ, nếu cần thiết”, tức ngược lại với chủ trương bình thường của mình, phần lớn các thành viên trụ cột của chính quyền Hoa Kỳ không tán thành giải pháp này (tuy John Bolton có ám chỉ can thiệp bằng quân sự). Lý do dễ hiểu, bởi vì ngoài khả năng có thể bị sa lầy thêm lần nữa, giải pháp quân sự sẽ tốn kém về tài chánh lẫn nhân mạng, uy tín và chính nghĩa của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bị tổn hại, và qua đó ảnh hưởng sâu đậm lên các chiến lược ưu tiên hiện nay của Hoa Kỳ, trong đó có mục tiêu đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từng nói “Khủng hoảng tại Venezuela không phải là một vấn đề quân sự”.
Thêm vào đó, mọi giải pháp quân sự chỉ là nhất thời, bởi nó không phải là giải pháp cho một bài toán phức tạp tại Venezuela, và chắc chắn không phải là giải pháp mang lại dân chủ. Các nước láng giềng Venezuela đều chống lại giải pháp quân sự. Đó là một tiền lệ mà họ đều e ngại bởi rằng nếu Hoa Kỳ làm được với Venezuela thì cũng có thể đối với họ. Ngoài ra, xây dựng lại quốc gia này với một nền kinh tế kiệt quệ, một quân đội ảnh hưởng quá sâu rộng lên mọi lĩnh vực công, và sự bắt đầu khôi phục lại các dịch vụ căn bản như y tế, giáo dục và thực thi pháp luật, là một thử thách cực kỳ lớn. Giải pháp cho bài toán của Venezuela phải tính thật kỹ đến toàn bộ đến các yếu tố này, nếu không thì giá phải trả sẽ rất đắt đỏ.
Chiến lược nào cho Venezuela?
Giải pháp tối hảo cho Venezuela là ông Nicolás Maduro chính thức từ nhiệm và rời khỏi nước càng sớm càng tốt (ông cùng gia đình và một số thuộc hạ thân tín nhất); quân đội Venezuela đứng ngoài và không can thiệp vấn đề chính trị quốc gia; và ông Juan Guaido tổ chức lại cuộc tổng tuyển cử toàn quốc càng sớm càng tốt với sự giám sát của quốc tế.
Tất cả tùy thuộc khả năng ứng biến chính trị của phe đối lập, đứng đầu là Juan Guaido.
Những rủi ro phải cân nhắc
Hoa Kỳ và các nước Nam Mỹ khác chắc chắn không muốn nhìn thấy một khủng hoảng Venezuela. Nếu cuộc đấu tranh chính trị của phe đối lập, đứng đầu là Juan Guaido, kỳ này không thành thì hậu quả để lại sẽ tàn khốc, và sẽ mất một thời gian rất lâu nữa để có một cơ hội khác có đầy đủ các yếu tố thuận lợi như hiện nay. Không thành công kỳ này thì Venezuela sẽ trở thành một nước phá sản toàn diện để rồi hậu quả nội địa lan tràn sang các nước khác và trong vùng.
Nếu điều trên xảy ra, tình thế sẽ trở nên phức tạp, do đó cần tính trước mọi bước để tiên liệu và đối phó hiệu quả. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và các quốc gia công nhận Juan Guaido có thái độ nào, và sẽ làm gì cụ thể, để bảo vệ Juan Guaido và các nhân sự đối lập chủ chốt, nếu chính quyền Maduro sử dụng bạo lực để đàn áp?
Vài lời kết
Có rất nhiều điều đáng suy ngẫm và có thể rút tỉa cho công cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam nếu quan sát kỹ diễn biến tại Venezuela, mặc dầu có rất nhiều khác biệt giữa hai quốc gia này. Nhưng đây là đề tài cho một dịp khác.
Sau cùng chúng ta có quyền hy vọng rằng chính nghĩa sẽ thắng hung tàn, chí nhân sẽ thay cường bạo, và lẽ phải sẽ đánh bại họng súng, lần này.
(Úc Châu, 01/02/2019)
Venezuela : Một Số Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Siêu Lạm Phát
Khoảng 1,6 triệu người Venezuela phải bỏ xứ ra đi vì khủng hoảng kinh tế. Lạm phát tại Venezuela được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) thẩm định có thể lên đến 1 triệu phần trăm từ nay đến cuối năm 2018. Theo báo cáo được công bố ngày 05/09/2018 của Quốc Hội Venezuela, lạm phát đã tăng thêm 200% chỉ trong tháng Tám, có nghĩa là trong vòng một năm, vật giá đã tăng 200.000%.
Đồng tiền quốc gia bolivar như tờ giấy lộn, mang một đống tiền chỉ có thể mua được một cuộn giấy vệ sinh, hoặc một cân cà rốt, hoặc một con gà… Chính phủ phải phát hành tiền mới bỏ bớt 5 số 0, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018, lập sổ yêu nước để có thể mua xăng dầu với giá ưu đãi, tăng lương tối thiểu thêm 34 lần, từ 52 bolivar/tháng lên thành 1.800 bolivar/tháng. Người nghỉ hưu xếp hàng hơn 5 tiếng để nhận được khoản lương hưu tương đương với một hộp cá mòi.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chưa từng có ở Venezuela, kinh tế gia Eduardo Garzón, thành viên Hội đồng Khoa học Attac Tây Ban Nha, có một cách nhìn khác trong bài phân tích : “Nguyên nhân của tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela”, được đăng trên trang Venesol (01/09/2018). RFI tiếng Việt tóm lược một số nội dung chính.
4 đặc điểm của nền kinh tế Venezuela
Theo kinh tế gia Eduardo Garzón, để hiểu được quá trình lạm phát phi mã tại Venezuela cần phải hiểu được nền kinh tế nước này vận hành như thế nào, cơ cấu sản xuất ra sao, cách thâm nhập ra thị trường nước ngoài, chế độ chính trị, thể chế và xã hội, hệ thống tiền tệ và tài chính… Vì vậy, ông khuyến cáo nên cẩn thận với những phân tích cho rằng nền kinh tế Venezuela lộn xộn hoặc so sánh với một nền kinh tế phát triển hoặc ở châu Âu.
Ông Eduardo Garzón nêu lên bốn đặc điểm chính của nền kinh tế Venezuela :
Thứ nhất, Venezuela luôn có tỉ lệ lạm phát rất cao. Trong những năm 1980, giá cả tăng còn nhanh hơn so với những năm cầm quyền của chính phủ theo chủ nghĩa Bolivar, ngoại trừ năm 2018. Điều này rất quan trọng để hiểu rằng đây không phải là trường hợp mới, có thể hoàn toàn bị tác động do những sự kiện diễn ra gần đây, mà vấn đề này đã có từ lâu.
Tình trạng lạm phát cao và bất thường có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề : Thị trường độc quyền, nhiều lĩnh vực quan trọng nằm trong tay các đại tập đoàn quyền lực, nhà nước không có khả năng điều tiết và kiểm soát cạnh tranh trong giới chủ, tình trạng tham nhũng, tội phạm…
Thứ hai, cần nhắc lại là chế độ Bolivar, bắt đầu từ tổng thống Chavez và đang được tổng thống Maduro tiếp nối, luôn bị đe dọa vì những đặc quyền của tầng lớp tinh hoa trong nước. Quá trình quốc hữu hóa và kiểm soát một phần lớn các lĩnh vực sản xuất chiến lược (đặc biệt là dầu lửa), cũng như việc phân phối rộng hơn về thu nhập (theo CEPAL, Venezuela là nước ít bất công nhất châu Mỹ Latinh) đã đánh vào quyền lực và sự giầu có của tầng lớp lãnh đạo Venezuela. Từ đó, tầng lớp này đã tập hợp dưới nhiều hình thức để cố lật đổ chính phủ và lấy lại những đặc quyền của họ.
Một số ví dụ tiêu biểu là cuộc đảo chính hụt năm 2002, các cuộc biểu tình có vũ trang, tạo khan hiếm nhiều mặt hàng có chủ đích và có kế hoạch trước các kỳ bầu cử, truyền tải hình ảnh xấu thông qua các cơ quan truyền thông quyền lực bên trong và ngoài nước… Tất cả những điều này không có gì mới và cũng chẳng đặc biệt : các nhóm quyền lực đã sử dụng chiến lược từ thời Chilê của tổng thống Allende trong những năm 1970-1973 và ở Nicaragua cuối những năm 1980.
Điểm thứ ba, cơ cấu sản xuất của Venezuela không giống cơ cấu của một nền kinh tế phát triển. Venezuela không có mạng lưới sản xuất đa dạng có khả năng chế tạo các sản phẩm đủ chủng loại, đủ mầu sắc… mà chỉ tập trung vào các lĩnh vực sơ cấp, các ngành công nghiệp và dịch vụ thứ yếu. Vì vậy, người Venezuela phải mua gần như một nửa nhu yếu phẩm từ nước ngoài.
Dầu lửa là lĩnh vực khổng lồ của nền kinh tế, mang lại 95% ngoại hối cho đất nước, 4% còn lại là nhờ vào xuất khẩu nguyên liệu. Có nghĩa là, để người dân có thể có được nhu yếu phẩm hàng ngày, thì phải cần đến ngoại tệ, chủ yếu là đồng đô la Mỹ mà nền kinh tế Venezuela có được nhờ vào xuất khẩu dầu lửa. Đây là một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào một lĩnh vực duy nhất và lĩnh vực này lại có điểm yếu vô cùng lớn. Thực vậy, giá dầu giảm vào năm 2014 đã gây ra một lỗ hổng trong nguồn thu bằng đô la. Điều này tác động đến nhập khẩu, gây khan hiếm hàng hóa, vật giá tăng nhanh trên thị trường nội địa.
Thứ tư, chính phủ Venezuela kiểm soát giá của nhiều mặt hàng cơ bản để bảo đảm cung cấp cho người dân nghèo khó nhất. Điều này lại dẫn đến tình trạng thị trường đen phát triển và chi phối các loại giá cả khác. Để tránh tình trạng người dân đổi đô la Mỹ mang ra nước ngoài, gây chảy máu vốn, vào năm 2003, chính phủ Venezuela áp dụng kiểm soát tỉ giá hối đoái, có nghĩa là áp dụng tỉ giá cố định đối với việc đổi đồng bolivar sang đô la Mỹ. Chính điều này lại dẫn đến việc xuất hiện thị trường đen, nơi đồng bolivar được đổi sang đô la với giá thấp hơn.
4 yếu tố giải thích tình trạng siêu lạm phát
Theo kinh tế gia Eduardo Garzón, bốn đặc điểm về nền kinh tế Venezuela được nêu ở trên giúp hiểu rõ vòng xoáy siêu lạm phát hiện nay, được giải thích theo bốn yếu tố chính :
Thứ nhất là tình trạng khan hiếm hàng hóa một cách có tổ chức và có chọn lọc. Các tập đoàn lớn đối lập với chính phủ Venezuela, có sức mạnh kiểm soát thị trường trong lĩnh vực của họ (như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vệ sinh kiểm soát đến 99% lĩnh vực) “hô biến” khỏi thị trường chính thức một lượng lớn hàng hóa nhưng lại được bán ở chợ đen. Điều này dẫn đến tình trạng giá cả tăng một cách chóng mặt do thiếu hàng hóa và lạm dụng giá trong mạng lưới phân phối bất hợp pháp.
Thứ hai là lạm phát nhập khẩu. Các công ty nhập hàng hóa từ nước ngoài thường thanh toán theo tỉ giá hối đoái chính thức, nhưng họ lại bán ra thị trường nội địa theo tỉ giá không chính thức. Vì vậy, họ vừa thu lợi từ tiền chênh lệch vừa khiến giá cả tăng giả. Đây là yếu tố chính giải thích tình trạng giá cả tăng chóng mặt tại Venezuela, đặc biệt là vào cuối năm 2017 : chỉ trong vòng hai tháng, từ 3.000 bolivar đổi được 1 đô la lên thành 52.000 bolivar một đô la. Chính quyền Venezuela cáo buộc các doanh nghiệp thao túng tỉ giá để thu lợi bất chính và gây bất ổn về kinh tế, xã hội.
Thứ ba, Hoa Kỳ cấm vận tài chính. Ngày 25/08/2018, “để chống lại chế độ chuyên quyền và tái lập nền dân chủ”, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng biện pháp phong tỏa về kinh tế, thương mại và tài chính đối với Venezuela.
Nói một cách khác, chính quyền Caracas gặp thêm khó khăn trong việc nợ bằng đô la và những nguồn thu bằng đô la (trên thị trường chính thức) để nhập khẩu hàng hóa. Điều này cũng dẫn đến việc phải tìm đô la trên thị trường đen với giá đắt hơn. Hậu quả là tình trạng khan hiếm hàng hóa thêm nghiêm trọng, đồng bolivar bị mất giá so với đồng đô la trên thị trường đen và giá cả không ngừng tăng.
Thứ tư, người dân không tin vào đồng tiền quốc gia. Đồng bolivar của Venezuela thực sự chưa bao giờ được ưa chuộng ở trong và ngoài nước vì từ trước đến giờ, đồng tiền của Venezuela vẫn bị mất giá nghiêm trọng và ngày càng bị sụt giá so đồng tiền quy chiếu truyền thống là đô la Mỹ. Điều này lại càng thôi thúc người dân Venezuela không muốn giữ tài sản vốn được định giá bằng bolivar và thay chúng bằng tài sản định giá bằng đô la. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đồng bolivar mất giá. Nền kinh tế bị đô la hóa, giá cả tăng thông qua nhập khẩu là những yếu tố cho thấy chính quyền bất lực trong việc bắt sử dụng đồng tiền quốc gia.
Venezuela Âm Thầm Nới Hạn Chế Thị Trường, Nền Kinh Tế Khởi Sắc
Sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp kiểm soát kinh tế ngặt nghèo, chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã âm thầm và thận trọng thực thi các chính sách thị trường tự do để kiềm chế siêu lạm phát và ngăn đà lao dốc kinh tế. Cho đến nay, các biện pháp này đã bước đầu mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ.
Theo tờ Wall Street Journal, trong mấy tháng gần đây, Venezuela đã giảm bớt hoạt động in tiền vốn ồn ạt trước kia, gần như dừng việc tăng lương liên tục, và hầu như chấm dứt việc kiểm soát giá cả vốn là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khan hiếm thực phẩm nghiêm trọng. Số liệu do Quốc hội Venezuela công bố cho thấy lạm phát 12 tháng của Venezuela đã giảm từ đỉnh 2,6 triệu phần trăm vào tháng 1 xuống còn 135.000% vào tháng 8.
Ngoài ra, kinh tế Venezuela còn đang hưởng lợi từ dòng kiều hối chảy mạnh vào nước này. Do khó khăn kinh tế, khoảng 4 triệu người Venezuela đã di cư ra nước ngoài từ năm 2015. Theo các chuyên gia kinh tế, người Venezuela ở nước ngoài hiện gửi về cho người thân trong nước khoảng 4 tỷ USD mỗi năm.
Dòng kiều hối, cũng như việc Chính phủ Venezuela nới lỏng hạn chế đối với các nhà nhập khẩu và cơ sở kinh doanh, đã dẫn tới sự Đôla hóa trong nền kinh tế mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo có thể suy giảm tới 35% trong năm nay.
Các nhà bán lẻ Venezuela giờ đây thoải mái nhận thanh toán bằng đồng USD. Nếu khách hàng trả bằng đồng nội tệ Bolivar, giá hàng hóa sẽ cao hơn nhiều.
Ở thủ đô Caracas, nơi tình trạng khan hiếm thực phẩm và mất điện không nghiêm trọng như ở các thành phố khác của Venezuela, nhiều cửa hiệu mới mọc lên bán mọi loại hàng hóa, từ những hộp ngũ cốc Cheerios với giá 15 USD hay nước đóng chai với giá 3 USD.
Đây thực sự là một tin tốt đối với những người Venezuela có USD, bởi cho tới gần đây, việc giao dịch USD là phi pháp ở nước này nếu không có sự cho phép của cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, việc nới kiểm soát tỷ giá hối đoái cũng làm lộ ra mặt tối của mức lương tối thiểu ở Venezuela, hiện chỉ tương đương chưa đầy 2 USD/tháng. Đại bộ phận người Venezuela vẫn phụ thuộc vào đồng Bolivar, nên tình trạng khan hiếm tiền mặt khiến họ không thể dễ dàng mua các loại hàng hóa thiết yếu. Sử dụng thẻ tín dụng cũng là việc khó, bởi hạn mức chi tiêu thẻ tín dụng hàng tháng ở Venezuela là dưới 1 USD.
“Nếu chúng ta không điều chỉnh, người dân phải gánh chịu, cách mạng phải gánh chịu”, Tổng thống Maduro phát biểu trên truyền hình quốc gia.
Việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát kinh tế là phản ứng của Caracas trước tình trạng nền kinh tế “tuột dốc không phanh” và các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến Venezuela mất dần khả năng nhập khẩu hàng hóa.
Ông Maduro luôn nói rằng việc Venezuela rơi vào khủng hoảng kinh tế là do sự phá hoại của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Giới chuyên gia kinh tế lại cho rằng các chính sách kinh tế sai lầm của Chính phủ Venezuela như kiểm soát giá cả và tăng lương liên tục mới chính là nguyên nhân của tình trạng này.
Kiểm soát giá cả mọi thứ từ bột ngô cho tới phụ tùng ô tô và đồ chơi trẻ em vốn là một trụ cột chính sách kinh tế thời Tổng thống Maduro và người tiền nhệm Hugo Chavez.
Riêng trong năm 2018, ông Maduro tăng lương tối thiểu 6 lần, trong đó có một đợt tăng lương gấp 60 lần kết hợp đổi tiền bằng cách xóa bớt 5 số 0 trên đồng Bolivar.
Để chi trả cho việc tăng lương, ông Maduro cho in đồng Bolivar ồ ạt. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Venezuela, số lượng tiền Bolivar trong nền kinh tế nước này tăng với tốc độ trung bình 15% mỗi tuần trong nửa cuối của năm 2018.
Năm nay, ông Maduro mới tăng lương một lần và tốc độ tăng cung tiền hàng tuần giảm còn bình quân 8% mỗi tuần.
Tuy nhiên, các đồng minh của ông Maduro từ cấp trung ương tới địa phương cho biết sự điều chỉnh chính sách kinh tế hiện nay là nhằm giải quyết tình trạng thiếu thực phẩm, nước sạch và mất điện. Họ cho biết, khi tình hình ổn định, các biện pháp kiểm soát có thể được thiết lập trở lại.
“Tôi nghĩ chúng tôi phải đạt tới một mức độ ổn định đã, rồi sau đó chúng tôi có thể nhất trí về giá cả”, ông Willy Casanova, thị trưởng Maracaibo, thành phố lớn thứ nhì Venezuela, cho hay. “Hiện tại, tôi không cho rằng kiểm soát giá cả là việc làm phù hợp”.
Bạn đang xem bài viết Venezuela “Oằn Mình” Trong Lạm Phát trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!