Xem Nhiều 6/2023 #️ Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Báo Chí # Top 14 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Báo Chí # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Báo Chí mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cục Báo chí là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, bao gồm: báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, bản tin thông tấn, bản tin, đặc san.

Cục Báo chí có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định số 1288/QĐ-BTTTT ngày 4/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử.

Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử.

Thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng quyết định cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo đối với các đối tượng hoạt động báo chí trong lĩnh vực báo in, báo điện tử thuộc các cơ quan báo in, báo điện tử, thông tấn, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí.

Tham mưu giúp Bộ trưởng có ý kiến về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử; quản lý hệ thống lưu chiểu báo in quốc gia, thực hiện và quản lý việc lưu chiểu điện tử đối với báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc tổ chức thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Tham gia xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh chuyên ngành và định mức kinh tế – kỹ thuật, cơ chế, chính sách về giá, khung giá đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.

Phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật; chủ trì xây dựng quy chế tổ chức hội thi, liên hoan, giải thưởng đối với báo in, báo điện tử và tổ chức thực hiện theo phân công của Bộ trưởng.

Phối hợp tổ chức giao ban báo chí; tổ chức thông tin cho các cơ quan báo chí, quản lý thông tin của các cơ quan báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Đề xuất, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách đặt hàng, hỗ trợ cước vận chuyển đối với báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối với các hội, hiệp hội trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Đề xuất và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.

Tổ chức thực hiện cải cách hành chính của Cục theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ; hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại Cục.

Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí từ các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục.

Quản lý tài chính, tài sản, các nguồn lực khác được giao và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức và biên chế:

Cục Báo chí có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.

Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

– Phòng Báo chí Trung ương,

– Phòng Báo chí địa phương,

– Phòng Thanh tra, pháp chế,

– Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ và Hợp tác quốc tế.

b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

– Trung tâm Lưu chiểu điện tử và hỗ trợ báo chí.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.

Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.

Tải về Quyết định số 1288/QĐ-BTTTT

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Tổng Cục Thuế

Theo đó, Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước (thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế có nhiệm vụ quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế; bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;…

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương gồm: Vụ Chính sách; Vụ pháp chế; Vụ Dự toán thu thuế; Vụ Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế; Vụ Kê khai và Kế toán thuế; Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Vụ Thanh tra – Kiểm tra thuế; Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn; Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Kiểm tra nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ – Quản trị; Văn phòng; Cục Công nghệ Thông tin; Trường Nghiệp vụ Thuế; Tạp chí Thuế.

Về cơ quan Thuế ở địa phương, Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh (Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế; Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 4 Phó Tổng cục trưởng theo quy định. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

Về Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn, Cơ Cấu Tổ Chức Của Tạp Chí Tổ Chức Nhà Nước

Ngày đăng: 28/08/2013 01:36

bộ nội vụ

Số: 818 /QĐ-BNV

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2012

– Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

– Căn cứ vào Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

– Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Tổ chức nhà nước,

1. Tạp chí Tổ chức nhà nước gồm Tạp chí Tổ chức nhà nước in ( báo giấy) và Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử ( báo mạng); là cơ quan báo chí của Bộ Nội vụ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tổ chức nhà nước theo quy định của Luật Báo chí và Bộ trưởng Bộ Nội vụ; là diễn đàn khoa học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, lý luận, nghiệp vụ về tổ chức, hoạt động của nền hành chính nhà nước.

2. Tạp chí Tổ chức nhà nước là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà nước.

3. Tạp chí Tổ chức nhà nước có trụ sở chính đặt tại Hà Nội; có đại diện tại các địa phương theo quy định của Luật Báo chí và Bộ Nội vụ.

1. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển của Tạp chí và tổ chức thực hiện sau khi được Bộ trưởng phê duyệt.

2. Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành tạp chí theo giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông, theo quy định của Bộ Nội vụ và Luật Báo chí.

3. Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành các chuyên đề, đặc san phục vụ yêu cầu công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ; làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tài liệu, thông tin, sách nghiệp vụ phục vụ công tác tổ chức nhà nước theo quy định của Luật Báo chí và Bộ Nội vụ.

4. Tham gia, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc các sự kiện lớn của ngành và của Bộ Nội vụ.

5. Thực hiện và tham gia nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ công tác của Bộ Nội vụ.

6. Xây dựng và sử dụng đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên trong phạm vi cả nước để thực hiện nhiệm vụ của Tạp chí theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Nội vụ.

7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ Nội vụ.

8. Tạp chí Tổ chức nhà nước được quyền:

a) Tham dự các hội nghị của Bộ Nội vụ, của các đơn vị thuộc Bộ; được lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ cung cấp thông tin, tài liệu về các lĩnh vực đơn vị phụ trách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí;

b) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí;

c) Dự các hội nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về lĩnh vực công tác tổ chức nhà nước để thu thập thông tin phục vụ công tác tuyên truyền của Tạp chí;

d) Được đề nghị các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp thông tin, tình hình công tác để thực hiện nhiệm vụ công tác của Tạp chí;

9. Quan hệ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động của Bộ, phục vụ công tác tuyên truyền của Tạp chí.

10. Ký kết các hợp đồng thông tin, tuyên truyền, xây dựng chuyên đề với các bộ, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

11. Thực hiện quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, quản lý tài chính, tài sản của Tạp chí theo quy định của Nhà nước và Bộ Nội vụ.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động:

1. Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước gồm:

a) Phòng Biên tập;

b) Phòng Thư ký tòa soạn;

c) Phòng Trị sự – Tổng hợp;

đ) Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử.

2. Tạp chí Tổ chức nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng do Tổng Biên tập phụ trách, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ về mọi hoạt động của Tạp chí. Tổng Biên tập Tạp chí do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tạp chí. Giúp việc Tổng Biên tập có các Phó Tổng Biên tập do Tổng Biên tập và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm. Cán bộ, công chức, viên chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước được xếp và bổ nhiệm vào ngạch, bậc chuyên môn theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Biên chế của Tạp chí Tổ chức nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Báo chí và do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.

Tạp chí Tổ chức nhà nước được sử dụng lao động hợp đồng của đơn vị sự nghiệp theo quy định của Nhà nước và Bộ Nội vụ.

4. Hội đồng biên tập là tổ chức tư vấn giúp Tổng Biên tập về định hướng nội dung khoa học, nâng cao chất lượng Tạp chí gồm một số cán bộ khoa học, cán bộ quản lý kiêm chức trong và ngoài cơ quan. Hội đồng biên tập do Tổng Biên tập thành lập.

5. Tạp chí Tổ chức nhà nước được Bộ Nội vụ cấp kinh phí hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Báo chí và các nguồn khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Nội vụ.

6. Tạp chí Tổ chức nhà nước được áp dụng cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định của Chính phủ.

7. Tổng Biên tập có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Tạp chí theo đúng quy định của pháp luật, Quy chế làm việc và các quy định khác của Bộ Nội vụ.

1.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Bãi bỏ Quyết định số 1738/2008/QĐ-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước.

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Chính Quyền Địa Phương

Quy định về chức năng và nhiệm vụ của Chính quyền địa phương

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013

Luật tổ chức chính quyền địa phương 2016 số 77/2015/QH13 Một số điểm nổi bật của Luật tổ chức chính quyền địa phương

Theo đó, tại Hiến pháp năm 2013, các quy định về chính quyền địa phương được quy định tại Chương IX, gồm 7 điều, từ Điều 110 đến Điều 116, được xây dựng trên cơ sở đổi tên Chương IX (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) của Hiến pháp năm 1992. So với các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các quy định này vừa có tính kế thừa, vừa có sự bổ sung, phát triển với một số quy định mở đường cho sự cải cách tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND).

Hiến pháp năm 2013 quy định một cách tổng quát về đơn vị hành chính, về nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, còn những vấn đề cụ thể về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ do luật định.

Những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản, quan trọng gồm:

– Về đơn vị hành chính: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng thời bổ sung quy định về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110).

– Về tổ chức chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 2013 quy định khái quát theo hướng: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định” (Điều 111). Việc tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cụ thể ở từng đơn vị hành chính sẽ được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng thí điểm một số nội dung về tổ chức chính quyền đô thị và kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và các nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.

– Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 2013 quy định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó (Điều 112).

– Về địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương (Điều 113). Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên (Điều 114). Hiến pháp cũng sắp xếp lại và làm rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong tình hình mới (Điều 113, Điều 114).

1. Về sửa đổi tên Chương IX thành “Chính quyền địa phương”

Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi tên gọi của Chương IX từ “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”. Việc sửa đổi tên gọi của Chương này không chỉ thuần túy là sự sửa đổi về câu chữ, mà hơn hết đã thể hiện được tính thống nhất của chính quyền địa phương và sự kết nối chặt chẽ của hai cơ quan tổ chức thực thi quyền quyền lực nhà nước ở địa phương. Bởi vì, mặc dù HĐND và UBND là hai cơ quan có vị trí và chức năng khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính, có mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức và trong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thực tế cho thấy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một cấp chính quyền địa phương chủ yếu dựa vào việc phát huy mang tính tổng hợp hiệu lực hoạt động của cả hai cơ quan trong một thể thống nhất. Bởi vậy, việc đổi tên gọi của Chương này là một bước thay đổi nhận thức về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong Hiến pháp, thể hiện rõ tính thống nhất, thông suốt của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến chính quyền địa phương trong một nhà nước đơn nhất.

Việc sửa đổi tên gọi của Chương cũng đã đặt ra yêu cầu phải có đổi mới thực sự về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng:

(i) Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa HĐND và UBND. Trong đó, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi đơn vị hành chính – lãnh thổ, thực hiện chức năng của mình trên cơ sở Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đóng vai trò chủ yếu trong việc tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

(ii) Phân cấp, phân quyền rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, bảo đảm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.

(iii) Khẳng định rõ nét hơn vị trí của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính thống nhất, thông suốt của một Nhà nước đơn nhất, trong đó, giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa chính quyền địa phương với các cơ quan hành chính cấp trên và giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.

2. Sửa đổi, bổ sung quy định về các đơn vị hành chính

Phân chia đơn vị hành chính là một trong những nội dung quan trọng của chính quyền địa phương, là cơ sở để thiết lập tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý trên đơn vị hành chính đó. Kế thừa phần lớn các quy định của Điều 118 Hiến pháp năm 1992 và nhằm bảo đảm sự ổn định của hệ thống các đơn vị hành chính đã được phân chia và hình thành trong thời gian qua, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định các đơn vị hành chính của nước ta được phân định như sau:

“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.”

Bên cạnh đó, quy định tại Điều 110 Hiến pháp năm 2013 có một số bổ sung để mở đường cho việc thiết lập, hình thành một số đơn vị hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa ngày càng gia tăng cao độ như hiện nay, cụ thể:

Thứ nhất, Điều 110 đã bổ sung quy định “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã trong thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng khả năng dự báo và tính ổn định của Hiến pháp trong việc đáp ứng nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Quy định này mặc dù chưa định tên, loại hình của đơn vị hành chính được bổ sung, nhưng cho thấy Hiến pháp năm 2013 để mở cho việc thành lập đơn vị hành chính mới trong thành phố trực thuộc Trung ương, chẳng hạn, “thành phố” trong “thành phố trực thuộc Trung ương” như đề xuất của thành phố Hồ Chí Minh trong Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Việc bổ sung quy định này là trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Chính phủ, của các đại biểu Quốc hội, nhất là các đại biểu của thành phố Hồ Chí Minh và trên cơ sở các đề án thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, bổ sung quy định “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. Quy định này trên thực tế không phải là nội dung mới hoàn toàn, vì tại khoản 8 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 quy định về thẩm quyền của Quốc hội đã quy định rõ thẩm quyền của Quốc hội trong việc thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, nhưng tại quy định về đơn vị hành chính tại Điều 118 Hiến pháp năm 1992 không quy định về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Do đó, việc bổ sung quy định này tại Điều 110 Hiến pháp năm 2013 là cần thiết để bảo đảm tính tổng thể của các đơn vị hành chính của nước ta, đáp ứng nhu cầu thiết lập các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đang đặt ra ở một số địa phương (như huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang và huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh…). Quy định này được bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức (nhất là ý kiến đề xuất của Chính phủ) và các địa phương.

Thứ ba, Điều 110 bổ sung quy định “việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. Việc bổ sung quy định này cùng với việc điều chỉnh thẩm quyền của Chính phủ trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh lên thành thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mục đích của việc bổ sung quy định này là nhằm thiết lập các tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chặt chẽ để bảo đảm tính ổn định các đơn vị hành chính, tránh tình trạng “nhập – tách” có phần dễ dãi, thiếu căn cứ, tiêu chí minh bạch, công khai, đặc biệt là thiếu sự tham gia ý kiến có tính quyết định của nhân dân như thực tế vừa qua ở nước ta. Hiện nay, Dự án Luật tổ chức quyền địa phương đang được khẩn trương xây dựng, trong đó quy định rõ trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thủ tục lấy ý kiến nhân dân địa phương.

3. Thiết lập các nguyên tắc về mô hình tổ chức chính quyền địa phương có sự đổi mới phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo

Để thực hiện một bước đổi mới mô hình tổ chức của chính quyền địa phương các cấp, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 26/2008/QH12 về việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau một năm thực hiện Nghị quyết quan trọng này, Nhà nước ta đã tiến hành sơ kết thấy rõ những mặt thành công và những điểm còn hạn chế. Trên cơ sở đó, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ đạo: “Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường”. Đồng thời, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đại hội Đảng XI cũng có chủ trương: “Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp”.

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, đa số ý kiến thống nhất với nhau ở hai vấn đề mang tính nguyên tắc là đã có đơn vị hành chính thì phải có chính quyền; chính quyền phải bao gồm HĐND và UBND, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra. Vì vậy, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định”.

Điều 111 của Hiến pháp năm 2013 có sự xuất hiện khái niệm mới “cấp chính quyền địa phương”. Khái niệm này cho phép phân biệt rõ giữa cách phân chia đơn vị hành chính để quản lý với mô hình tổ chức chính quyền ở từng đơn vị hành chính. Ở tất cả các đơn vị hành chính phải có chính quyền địa phương nhưng không phải một đơn vị hành chính là một cấp chính quyền. Cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Ở đâu được coi là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm HĐND và UBND, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra; còn ở đâu không được coi là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn. Như vậy, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra quy định mới “cấp chính quyền địa phương” gồm có HĐND và UBND và cấp chính quyền được xác định ở những đơn vị hành chính nào sẽ do luật định, phù hợp với “đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”.

Bạn đang xem bài viết Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Báo Chí trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!