Cập nhật thông tin chi tiết về Xanh Hơn, Sạch Hơn Để Phát Triển Bền Vững mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các khu công nghiệp đang có xu hướng ưu tiên thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, không thâm dụng tài nguyên. Ảnh: Lê Tiên
(BĐT) – Sau 30 năm xây dựng và phát triển khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và nước ngoài, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng xanh, bền vững.
Tập trung phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao
Ông Bùi Minh Hồng, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 là 18 KCN với quy mô 5.228 ha, diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch là 3.332 ha. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN được quan tâm đầu tư và ngày càng hoàn thiện, hiện đã có 9 KCN với tổng diện tích 1.842,62 ha.
Thời gian qua, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của Tỉnh triển khai tốt công tác quy hoạch, thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, tập trung phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao. Trong quá trình thẩm định, cấp phép cho các dự án đầu tư, Vĩnh Phúc luôn ưu tiên thu hút các dự án sản xuất (hoặc gia công) thuộc các lĩnh vực/ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, không thâm dụng tài nguyên (nước, lao động, đất đai). Tiêu biểu trong nhóm này là các dự án đầu tư vào KCN Thăng Long Vĩnh Phúc, thuộc các lĩnh vực như: cơ khí, linh kiện ô tô, linh kiện điện tử…
Trên cơ sở đó, Ban đề ra các tiêu chí cụ thể để đạt mục tiêu thu hút đầu tư xanh gắn với tăng trưởng bền vững, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc thẩm tra trong quá trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đối với việc thu hút FDI là các dự án quy mô nhỏ, siêu nhỏ phải đảm bảo điều kiện nâng cấp công nghệ và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
Ông Bùi Hoàng Mai, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển các KCN, đến nay, Bắc Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 16 KCN với tổng diện tích 6.397,68 ha; 10 KCN đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy của các doanh nghiệp đã hoạt động hiện đạt 61,69%.
Các KCN Bắc Ninh đã khẳng định vị trí, thương hiệu thông qua thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, có nhiều dự án của các nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Samsung, Canon, Foxconn, Sumitomo…
Việc áp dụng KCN sinh thái là một trong những giải pháp để hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Do đó, trong thời gian qua, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh đã thực hiện rất nhiều giải pháp. Đầu tiên là thực hiện tốt công tác quy hoạch các phân khu chức năng. Thứ hai, trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải đầu tư các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
Ban kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư vào các KCN chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải; các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; không điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký đầu tư cho các cơ sở không xây dựng công trình bảo vệ môi trường, không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
Các KCN Bắc Ninh cũng đang từng bước triển khai, sao cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững thông qua việc quản lý năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng, giảm chi phí sản xuất… Tuy nhiên, để phát triển mô hình này, rất cần một hệ thống chính sách cụ thể, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện.
Tập trung thu hút dự án thương mại, dịch vụ và du lịch quy mô lớn
Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
Ban Quản lý KKT Vân Phong là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KKT Vân Phong và các KCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Trong năm 2019, Ban thu hút 6 dự án vào KKT Vân Phong và KCN Suối Dầu với tổng vốn đăng ký 400 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm 337,6 tỷ đồng.
Ban đang tích cực triển khai các thủ tục để thu hút và lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và một số khu đô thị tại các phân khu chức năng của KKT Vân Phong. Trong đó, tập trung thu hút đầu tư các dự án phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch cao cấp có quy mô lớn trên cơ sở phù hợp quy hoạch được phê duyệt và chủ trương cho phép thực hiện của Tỉnh ủy (Khu phi thuế quan, Khu đô thị Tuần Lễ – Hòn Ngang…)…
Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc với tiêu chí “3 cao, 3 thấp”
Ông Trần Đắc Trung, Phó Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Tính đến nay, Khu công nghệ cao (KCNC) Hòa Lạc đã thu hút được 92 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng gần 90.000 tỷ đồng. Trong đó, 51 dự án đã và đang đi vào hoạt động. Đáng chú ý, có nhiều dự án tiêu biểu, có sức lan tỏa, dẫn dắt về công nghệ cả trong và ngoài nước như: Nidec (Nhật Bản), Hanwha Aerospace (Hàn Quốc), Nissan Techno (Nhật Bản), DT&C (Hàn Quốc)…; Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT, Công ty FPT, Tập đoàn Vingroup…
Nằm trong vùng lõi của Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lấy khoa học, công nghệ, đào tạo, nghiên cứu công nghệ cao làm động lực phát triển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tiệm cận với xu hướng phát triển KCN, khu khoa học, KCNC xanh, sinh thái của Việt Nam và thế giới, Ban Quản lý KCNC Hòa Lạc đặt tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao với định hướng “3 cao, 3 thấp”. Trong đó, “3 cao” là công nghệ cao, vốn đầu tư cao và mang lại giá trị gia tăng cao; “3 thấp” là ảnh hưởng đến môi trường thấp, nhu cầu sử dụng lao động thấp và nhu cầu sử dụng năng lượng, tài nguyên thấp.
Thứ hai là ưu tiên lựa chọn dự án đầu tư tạo chuỗi liên kết các trường đại học, viện nghiên cứu – triển khai và doanh nghiệp. Mục tiêu hướng đến việc hình thành một số ngành công nghệ mũi nhọn để từ đó thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất; phát triển nguồn nhân lực cao, công nghệ mới, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo.
Để thu hút được những dự án đầu tư theo những tiêu chí trên và tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong thời gian tới, Ban Quản lý KCNC Hòa Lạc sẽ tiếp tục tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kết nối đồng bộ trong và ngoài Khu, tiếp tục kiến nghị những vấn đề còn tồn tại để tháo gỡ về cơ chế chính sách, hướng tới tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất trong thu hút và triển khai các dự án đầu tư…
Kiên quyết từ chối dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Ông Cao Thanh Thương, Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Bình Định
Trong thời gian qua, Bình Định định hướng tập trung thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, các dự án hạ tầng, đặc biệt là các dự án du lịch, dịch vụ nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, nhất là trên địa bàn KKT Nhơn Hội. Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KKT và các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, Tỉnh vẫn giữ vững định hướng trong việc lựa chọn thu hút dự án đầu tư có chất lượng, nhất là đảm bảo tiêu chí xanh, hàm lượng công nghệ cao nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Theo định hướng đó, Tỉnh chú trọng kêu gọi đầu tư theo hướng có lựa chọn các tập đoàn, các nhà đầu tư có thương hiệu, có kinh nghiệm và năng lực tài chính đến từ các quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, sở hữu công nghệ cao. Kiên quyết từ chối thu hút đầu tư hoặc mở rộng quy mô sản xuất đối với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Lựa chọn những dự án sử dụng ít đất, ít lao động, hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục đẩy nhanh đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng KCN Becamex Bình Định với quy mô 1.000 ha, đảm bảo mặt bằng sạch, các dịch vụ logistics tạo thuận lợi thu hút đầu tư.
Tỉnh cũng giám sát chặt chẽ đảm bảo các quy định về môi trường, về đầu tư công nghệ và các yếu tố về phát triển bền vững trong quá trình thực hiện dự án, gắn với tổ chức đánh giá và trao Danh hiệu Doanh nghiệp xanh cho các dự án đầu tư trong KKT, KCN trên địa bàn Tỉnh.
Nói không với những dự án tỷ USD vì không phù hợp
Ông Nguyễn Anh Triết, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Toàn Tỉnh hiện có khoảng 441 dự án sản xuất công nghiệp đang hoạt động trong các KCN, trong đó có 23 dự án hoạt động về lĩnh vực công nghiệp chất lượng cao. Đặc biệt, giai đoạn 2016 – 2020, KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, sử dụng công nghệ hiện đại là Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của Tập đoàn Hyosung; Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy kính nổi siêu trắng; Nhà máy Giấy Marubeni.
Từ tháng 9/2014, Tỉnh đã định hướng thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư, như: khuyến khích thu hút đầu tư gắn với quy hoạch và chủ trương chuyển dịch, tái cơ cấu kinh tế; tập trung vào các tập đoàn kinh tế lớn, có công nghệ hiện đại, bảo đảm tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường; ưu tiên thu hút một số ngành có lợi thế của Tỉnh.
Tỉnh đang quan tâm đến chất lượng của từng dự án đầu tư, nên việc đưa ra chỉ tiêu trên là đã cân nhắc kỹ. Có những dự án cả tỷ USD nhưng không phù hợp với môi trường đầu tư của Tỉnh nên phải từ chối.
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch, ưu tiên sản xuất sạch hơn
Ông Nguyễn Tiến Trị, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
KKT Đông Nam Nghệ An được thành lập vào năm 2007, đến nay có tổng diện tích 20.776,47 ha, bao gồm các KCN: Hoàng Mai, Đông Hồi; KCN, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An. Ngoài KKT Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An còn có 6 KCN với tổng diện tích 1.660 ha. Tính đến tháng 7/2020, tỉnh Nghệ An đã quy hoạch chi tiết 10 KCN, với diện tích 5.850 ha.
Thời gian qua, xã hội hóa phát triển kết cấu hạ tầng KKT, KCN đang là bước đột phá của Tỉnh, hiện đã thu hút thành công 3 dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN với diện tích 1.537 ha (KCN, đô thị dịch vụ VSIP Nghệ An; KCN WHA Industrial Zone 1 Nghệ An; KCN Hoàng Mai I); đầu tư và đưa vào khai thác 5 bến tổng hợp tại cảng Cửa Lò cho tàu đến 30.000 tấn; 2 bến chuyên dùng xi măng cho tàu đến 70.000 tấn và bến xăng dầu cho tàu 49.000 tấn…
Với xu hướng phát triển KCN xanh, KCN sinh thái gắn với phát triển bền vững, Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An đã đưa ra các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn.
Về giải pháp dài hạn, Ban sẽ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An, trong đó tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch những khu chức năng khó triển khai, hoặc bị tác động bởi dân cư hiện hữu, tăng diện tích đất KCN, cùng với bố trí hài hòa, hợp lý khu đô thị, khu du lịch ven biển đảm bảo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Từng bước định hướng phát triển, cơ cấu lại để hình thành ít nhất 1 KCN sinh thái, theo tiêu chí hoạt động sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh trong công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội. Trước mắt, ưu tiên trong lĩnh vực xử lý rác thải gắn với tái tạo năng lượng, sản xuất phân bón hữu cơ, chế biến thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng không nung.
Còn về giải pháp ngắn hạn, Ban sẽ phối hợp với các nhà đầu tư phát triển hạ tầng VSIP, WHA, Hoàng Thịnh Đạt ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, khuyến khích dự án có công nghệ sử dụng vật liệu tái chế, tái sử dụng năng lượng, chất thải, nước thải công nghiệp và dự án có tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu…
Hơn 20 Năm Phát Triển Vững Mạnh
Z7_JA5I1C82K8T9D0AEM0KGON3077
1. Ưu đãi mở mới thẻ tín dụng VIB
A3-1.4
A4 2.0 TFSI
Audi
Audi
Audi A3 1.4
BMW
Biếu phí, điều kiện vay sửa chữa nhà
Biếu phí, điều kiện xe cũ
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Cashback
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Family Link
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Financial Free
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Happy Drive
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Online Plus
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Online Plus 2in1
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Premier Boundless
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Rewards Unlimited
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Travel Élite
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB TrueCard
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Zero Interest Rate
Biểu phí và Điều khoản điều kiện dịch vụ IB
Biểu phí và Điều khoản điều kiện dịch vụ MyVIB
Biểu phí và Điều khoản điều kiện dịch vụ SMS Banking
Biểu phí và Điều khoản điều kiện dịch vụ Tài khoản thanh toán Digi
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB Classic
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB Online Plus 2in1
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB Platinum
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB Values
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB iCard
Biểu phí và điều kiện hồ sơ nhận lương không qua VIB
Biểu phí và điều kiện hồ sơ nhận lương qua VIB
Biểu phí và điều kiện thẻ trả trước VIB
Biểu phí, Biểu mẫuvà Điều khoản điều kiện dịch vụ Tài khoản thanh toán
Biểu phí, điều kiện vay mua nhà
Biểu phí, điều kiện xe mới
Bảo hiểm
Bảo hiểm du lịch toàn cầu
Bảo hiểm sức khỏe VIB Care
Bảo hiểm sức khỏe VIB Care
Bảo hiểm thẻ tín dụng
Về chúng tôi
Đăng nhập ngân hàng điện tử
Tìm kiếm
ATM và chi nhánh
1800 8180 Đăng nhập
Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững
BHG – Sự tăng nhanh cả về lượng khách du lịch (DL) mỗi năm, nguồn thu từ DL, sự phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ… Những năm qua đã khẳng định DL Hà Giang đang có sức hút diệu kỳ; đặc biệt vào các thời điểm “vàng” như Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Chợ tình Khâu Vai, mùa lúa chín Hoàng Su Phì… Nhưng để ngành “Công nghiệp không khói” vượt qua giai đoạn phát triển “nóng”, từng bước khẳng định vai trò “mũi nhọn” của mình trong phát triển kinh tế của địa phương thì cần nhiều giải pháp đồng bộ.
Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp, kỳ vĩ, lại là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhiều truyền thuyết mang đậm sự huyền bí, nhiều di tích văn hóa tâm linh…, nên DL tỉnh nhà có tiềm năng lớn để phát triển ở tất cả các loại hình, như: DL khám phá, tham quan, nghiên cứu, hoạt động khoa học, giáo dục tại Công viên Địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn; DL trải nghiệm, sinh thái tại các làng văn hóa cộng đồng; DL văn hóa tâm linh, về nguồn với hệ thống di tích văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc; DL thương mại tại cửa khẩu biên giới và hệ thống chợ phiên; DL vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh; DL nông nghiệp gắn với lợi thế cảnh quan đặc thù và phương thức canh tác độc đáo trên Cao nguyên đá.
Đông đảo khách du lịch đến Hà Giang trong mùa hoa Tam giác mạch. Ảnh: TƯ LIỆU
Bạn Nguyễn Hà Linh, đến từ Đà Nẵng cho biết: “Điều đặc biệt khi lên Hà Giang là được khám phá, trải nghiệm tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc, nhưng tôi hơi hụt hẫng vì các làng văn hóa DL chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm để cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của người dân; chúng tôi đến chủ yếu chỉ tham quan, chụp ảnh xong ra về”.
Bên cạnh đó, một số lễ hội độc đáo, như: Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Đua cá (Yên Minh), Lễ Quýnh Héng của người Dao xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì); Lễ Cấp sắc; Lễ cúng Tổ tiên dân tộc Lô Lô…, dường như chỉ mới tái hiện, giới thiệu, quảng bá chứ chưa quan tâm nhiều đến phát triển và bảo tồn một cách bền vững trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai không chọn lọc và tốc độ thương mại hóa ngày càng cao hiện nay.
Để phát triển DL chuyên nghiệp và bền vững, cần lắm những giải pháp đồng bộ, thiết thực và nói đi đôi với hành động, như: Tập trung đầu tư phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc; xây dựng các làng văn hóa DL có chất lượng, phát triển các làng nghề; đầu tư tôn tạo nâng cấp các điểm DL tâm linh có giá trị; xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DL; cải cách hành chính thu hút đầu tư, tăng cường quảng bá DL.
Nghiêm cấm mọi hoạt động DL làm ảnh hưởng xấu tới môi trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân về DL bền vững, hạn chế những việc làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học như chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã; xử lý nghiêm hiện tượng “chặt chém”, lừa gạt du khách; có biện pháp bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của du khách khi tham gia khám phá các tour DL mạo hiểm; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý DL; thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATTP; tạo mối liên kết vùng và tích cực thu hút đầu tư; đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng cộng đồng làm DL để mỗi người dân đều trở thành một hướng dẫn viên DL và nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính sản phẩm DL họ tạo ra.
AN GIANG
Tìm Giải Pháp Để Phát Triển Nhanh Và Bền Vững
Diễn đàn doanh nghiệp VBF 2019:
Chủ động thu hút đầu tư nước ngoài
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) là một cơ chế đối thoại liên tục và chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hóa môi trường đầu tư, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.
Năm nay, 107 vấn đề được lựa chọn gồm cả những vấn đề mới phát sinh trong năm và không ít vấn đề được nhắc lại từ các VBF trước.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, bất chấp những biến động với nhiều khó khăn, thách thức của năm 2019, nhưng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Điều này có phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ tương lai, dự án xanh, quản trị hiện đại, hàm lượng giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, các bộ, ngành mong muốn lắng nghe những đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh các nhà đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia đang cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư.
“Những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp sẽ giúp Chính phủ hoàn thiện hơn vai trò “kiến tạo” của mình đồng thời cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Chính sách cần ổn định hơn
Cũng tại VBF lần này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, thời gian qua, Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ qua những tuyên ngôn như “Chính phủ hành động, kiến tạo” hay “lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ” mà đã trở thành các hành động cụ thể trong các chính sách kinh tế được ban hành và thực thi thời gian qua.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cho rằng, các cơ quan nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc đơn giản hoá các thủ tục hậu đăng ký doanh nghiệp… Biện pháp đơn giản hoá phù hợp nhất vẫn là liên thông hoặc kết hợp các thủ tục hành chính để các doanh nghiệp có thể làm nhiều thủ tục cùng một lúc. Ngoài ra, có thể bãi bỏ một số thủ tục không cần thiết như lệ phí môn bài, con dấu doanh nghiệp.
Về kiểm soát tham nhũng và giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, ông Lộc cho rằng cần tiếp tục chú trọng giải quyết cấn đề tham nhũng vặt khi làm thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra.
Chủ tịch VCCI cũng đề xuất, nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng cần được cải thiện trong tiếp cận đất đai bằng cách hiện thực hoá chủ trương đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sử dụng đất trong Luật Đầu tư. Công tác đấu thầu, đấu giá để phân bổ các nguồn lực như tài nguyên, hợp đồng, cơ hội kinh doanh cần được mở rộng hoặc tiếp tục được thực hiện một cách minh bạch hơn.
Cũng nêu kiến nghị lên Chính phủ, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng, xây dựng một khung pháp lý công bằng, minh bạch, ổn định và hiệu quả mà trong đó coi trọng sự đổi mới sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thu hút, duy trì và phát triển thương mại và đầu tư chất lượng cao.
Ngoài ra, bà Amanda Rasmussen đề xuất, chính sách thuế cần ổn định và công bằng hơn, đẩy mạnh hiện đại hóa hải quan, loại bỏ rào cản kỹ thuật thương mại, cấp quyền sử dụng đất nhanh và minh bạch…
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, để tăng cường thu hút các cơ sở sản xuất ở nước ngoài và tạo nên những bước phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất, cần khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng sẽ có nhiều thách thức trong mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Do đó, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ tiếp tục tiếp thu để hoàn chỉnh các quy định pháp luật, cải thiện thủ tục hành chính, thuận lợi hoá quan hệ đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho huy động các nguồn đầu tư cho phát triển. Tạo hạ tầng đồng bộ, nâng cao sức cạnh tranh, chú trọng phát triển giáo dục và khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng sẽ triển khai các chủ trương tạo điều kiện cho doanh nghiệp các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển. Thực hiện Nghị quyết về định hướng phát triển thể chế cho đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Coi môi trường pháp lý, hạ tầng và nhân lực là ba nhân tố cho đầu tư phát triển.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị các nhà đầu tư nước ngoài chủ động kết nối doanh nghiệp trong nước để chỉ dẫn doanh nghiệp trong nước phát triển công nghiệp phụ trợ, gắn kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để các doanh nghiệp này có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cùng với doanh nghiệp FDI.
Bạn đang xem bài viết Xanh Hơn, Sạch Hơn Để Phát Triển Bền Vững trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!